Chương III - 1. Phương hướng bảo đảm sự tiếp biến...<br />
<br />
Chương III<br />
<br />
P H Ư Ơ N G H Ư Ớ N G C ơ BẢN XÁY D ự N G N H À N Ư Ớ C<br />
PHÁP Q U Y Ể N T R O N G BỐI C Ả N H VĂN H O Á<br />
TRUYỀN T H Ô N G VIỆT N A M<br />
<br />
I. PHƯƠNG HƯỚNG ĐẢM BẢO sự TIẾP BIẾN NHÀ Nước PHẢP<br />
QUYẾN TRONG Bốt CẢNH VÁN HOÁ TRUYÉN THỐNG VIỆT NAM<br />
<br />
1. Chuyển tải tinh thẩn Tổ quốc luận vào xã hội hiện đại<br />
<br />
Do đặc điểm của vàn hoá Việt Nam, chúng ta không thể<br />
ứng dụng y nguyên quan niệm của phương Tây về quyến<br />
<br />
con ngưòi với tư cách là quyền cá nhân vào Việt Nam trong<br />
tiên trình xây dựng Nhà nước pháp quyền. Theo quá trình<br />
tất yếu của sự phát triển dân chủ, chúng ta đương nhiên<br />
thừa nhận các quyền cá nhân, nhưng với phương thức<br />
khác. Trong khí quvển văn hoá của xã hội ta, sự khang<br />
định “phẩm giá cá nhản" và nhửng cải “riêng” của cá nhân<br />
<br />
phải gắn liên vối sự “chung". “Hoà nhi bất đồng” đó là con<br />
đường khẳng định phẩm giá cá nhản ở một xã hội còn mang<br />
nặng truyền thống văn hoá phương Đông(1). Các quyền<br />
'n Hoàng Ngọc Hiến: Cộng sinh văn hoá và giao lưu văn hoá Đồng Tây.<br />
Việt Nam học, tập II. Nxb Thế giới, Hà Nội, 2000, tr.82.<br />
131<br />
<br />
Xây dựng Nhà nước pháp quyến trong bối cảnh văn hoá...<br />
<br />
tự do, độc lập dân tộc là điều kiện cho các quyền của cá<br />
<br />
nhân. Quyển dân tộc là quyền con người - quyên tập thể,<br />
cho nên việc ghi nhận cũng như việc tạo lập những cơ chê<br />
bảo vệ quyền con ngưòi phải tôn trọng nguyên tắc thònẹ<br />
<br />
nhất giữa quyền cá nhân và lợi ích cộng đồng. Quyển của<br />
cộng đồng dân tộc được đảm bảo bằng nghĩa vụ của cá nhản<br />
đổi vối cộng đồng dân tộc. Lốì sống trọng nghĩa vụ tạo nên<br />
<br />
sức mạnh của người Việt. Nhà nước pháp quyền Việt Nam<br />
hiện nay cần phải quan tâm đến việc khai thác thế mạnh<br />
<br />
của lối sông này để đảm bảo quyền của cộng đồng dân tộc quyền của con người.<br />
<br />
Vấn đề đặt ra là cần phải có những cơ chế để chuyển tái<br />
những ưu điểm của lối sốhg trọng nghĩa vụ trong xã hội<br />
hiện đại. Nếu tinh thần Tổ quốc luận được phát huy bầng<br />
những cơ chế hợp lý trong thòi buổi hiện nay để mọi người<br />
đều làm việc, cốhg hiến hết mình cho sự phồn vinh của Tô<br />
<br />
quốíc thì sẽ rất ích nước, lợi dân. Phải chăng tinh thần yêu<br />
nước chỉ được phát huy trong thời buổi triến tranh trước<br />
đây? Nếu sức mạnh của tinh thần yêu nước được phát huy<br />
trong thòi buổi kinh tê thị trường hiện nay cũng giống như<br />
trong thời kỳ chiến tranh trước đây thì nền kinh tê Việt<br />
<br />
Nam sẽ có một nội lực đặc thù để phát triển. Trách nhiệm<br />
của Nhà nước là phải tạo ra những cơ chê chuyển tải tinh<br />
<br />
thần vì Tổ quốc, tinh thần yêu nước của những người chiên<br />
sỹ thành tinh thần vì Tổ quôc, tinh thần yêu nưóc của mọi<br />
người trong xã hội hiện nay.<br />
132<br />
<br />
Chươn g III - 1. Phương hướng báo đảm sự tiếp biến...<br />
<br />
Trong truyền thông, tinh thần yêu nước sẽ quật khởi<br />
khi nước nhà bị xâm lảng. Trước sự lâm nguy của Tổ quốc<br />
<br />
thì tinlh thần Tô quốc luận được phát huy cao độ. Như vậy,<br />
cơ sỏ của tinh thần yêu nước, tinh thần vì Tổ quốc là ý thức<br />
về sự nguy nan của đất nước. Cơ chê để phát huy tinh thần<br />
Tô quốc luận là khơi dậy ý thức vê sự hưng vong của Tô<br />
quôc. Muốn yêu nưốc thì phải có tinh thần canh tân đất<br />
<br />
nước. Và một tinh thần canh tân đất nước chỉ có được khi<br />
người tta nhận thức được những bất cập của đất nưốc. Việt<br />
<br />
Nam lả một nước đang phát triển, đang trong thời kỳ quá<br />
độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhìn ra thê giới, không thể không<br />
<br />
thừa n hận nước ta còn nhiều yếu kém. Muốn khơi dậy tinh<br />
thần vi Tổ quốc phải chính thức, thẳng thắn và công khai<br />
vạch r;a những hạn chế, nhược điểm của mình. Tinh thần<br />
<br />
yêu nước, vì Tổ quôc sẽ được khơi dậy và được chuyển tải<br />
thành những thành quả, những sản phẩm hiện thực, góp<br />
phán đưa đất nước tiến lên nếu những yếu kém của chúng<br />
<br />
ta đượtc chính thức chỉ ra.<br />
Đê’ phát huy tinh thần yêu nước hiện nay, Nhà nước<br />
cũng cần phải quan tâm đến việc giáo dục truyền thống yêu<br />
<br />
nước c)ho tất cả mọi người. Một cách hữu hiệu là giáo dục<br />
bằng nihững trang sứ hào hùng của dân tộc. Ngoài ra, tôn<br />
vinh tr ước cộng đồng những tấm gương yêu nưóc và thực sự<br />
có những đóng góp thiết thực cho công cuộc đổi mới hiện<br />
<br />
nay cững là một cách hiệu quả đê phát huy tinh thần Tổ<br />
quôc luận.<br />
133<br />
<br />
Xây dụng Nhà nước pháp quyển trong bối cảnh vãn hoá...<br />
2.<br />
<br />
Khai thác sức mạnh cúa chê độ tập quyến và kiẽm<br />
<br />
soát quyển lực trong chế độ tập quyển<br />
<br />
Chê độ tập quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay là sự tiêp<br />
nối khuynh hướng tập quyền của văn hoá chính trị truyền<br />
<br />
thống Việt Nam. Chế độ tập quyền có những ưu thế và cả<br />
nhược thế.<br />
<br />
Tập quyền có khả năng huy động được sức mạnh tống<br />
lực để quản trị quốc gia, nhất là để giải quyết những vấn<br />
đề hệ trọng của dân tộc đòi hỏi sự điều hành tập trung bằng<br />
một hệ thông công lực đủ mạnh: ví dụ như vấn đề trị thuỷ<br />
và tự vệ chống xâm làng trong lịch sử. Tiếp biến Nhà nước<br />
<br />
pháp quyền trong bổi cảnh văn hoá Việt Nam, chúng ta cần<br />
phải có cờ chê phát huy ưu thế của chê độ tập quyền là tạo<br />
ra sức mạnh tổng lực.<br />
<br />
Thời nay hơn bất cứ thời nào khác trong lịch sử, sự<br />
thông minh từng cá nhân chỉ phát huy được thông qua sự<br />
thông minh hệ thông của cả cộng đồng. Sự thông minh hệ<br />
<br />
thống đó, giáo sư Hoàng Tụy gọi là “phần mềm hệ thông đế<br />
vận hành một xã hội, một cộng đồng, đó mới thực sự là<br />
nguồn công năng (synergy) tạo ra sức mạnh to lón nhất”1".<br />
Đe phát huy được công năng của tập thê cộng đồng cần tiếp<br />
<br />
tục dân chủ hoá sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội. cần<br />
thiết lập những cơ chê để nhân dân tham gia vào<br />
111 Hoàng Tụy: Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, phút huy tri tuệ toàn<br />
dân, trọng dụng nhàn tài đê xây dựng đất nước. In trong “Một góc<br />
nhìn của trí thức”, t ậ p l ? In lần thứ hai. Nxb Trẻ và Tạp chí Tia sáng.<br />
2003. tr.17.<br />
<br />
134<br />
<br />
Chương III - 1. Phương hướng bảo đảm sự tiếp biến...<br />
<br />
quy trình thiết kê chính sách. Trí tuệ của nhân dân là<br />
nguồn sức mạnh của nhà nưỏc. Nhà nưóc cần khai thác<br />
nguồn tiềm năng trong dân chúng. Một đạo luật dân<br />
nguyện là cần thiết đê huy động tổng lực sức mạnh trong<br />
nhân dân.<br />
Sức mạnh của chê độ tập quyền phụ thuộc vào thiết chế<br />
được coi là điểm quy tụ của quyền lực. Nếu như trong các<br />
chế độ tập quyền truyền thông, thiết chế đó là vua, thì<br />
trong chế độ tập quyển xã hội chủ nghĩa hiện nay thiết chế<br />
đó là Quôc hội. Nếu như trong các chế độ tập quyền truyền<br />
thống, sự thông minh của hệ thống cộng đồng được phát<br />
huy qua sự thông minh của một ông vua thì trong chê độ<br />
tập quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay sự thông minh của cả<br />
cộng đồng cần phải được phát huy bởi một Quốc hội. Để huy<br />
động tổng lực của cả xã hội, Việt Nam cần một Quốc hội<br />
huy động được trí tuệ của toàn dân để ban hành được<br />
những đạo luật thông minh. Một cách đơn giản, có thể hiểu<br />
một đạo luật tốt là một đạo luật phản ánh trí tuệ của cả<br />
cộng đồng, và đạo luật đó phải ích nước lợi dân. Những đạo<br />
luật này phải chuyên tải được ý chí và lý trí của dân chúng.<br />
Muốn vậy, Quốc hội phải lắng nghe tiếng nói của dân. Quôc<br />
hội phải thực hiện dân chủ theo lời dạy giản dị nhưng sâu<br />
sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được ghi trong hồi ký “Nhớ<br />
lại một thời” của Tô" Hữu: “Dân chủ thật ra có nghĩa là: Để<br />
cho dân được mở miệng”