intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn mẫu lớp 11: Soạn bài "Một thời đại trong thi ca"

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

226
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Một thời đại trong thi ca” là bài tiêủ luận mở đầu cho cuốn thi nhân Việt Nam 1942, tổng kết một cách sâu sắc phong trào thơ mới. Phần cuối bài tiểu luận này tác gỉa khái quát tinh thần thơ mới qua nội dung chữ tôi. Mời các bạn học sinh tham khảo bài soạn văn trước khi học trên lớp để cảm nhận tác phẩm sâu sắc hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn mẫu lớp 11: Soạn bài "Một thời đại trong thi ca"

  1. Soạn bài "Một thời đại trong thi ca"
  2. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Hoài Thanh (1909-1982) - Tên khai sinh: Nguyễn Đức Nguyên - Quê: Nghi trung, Nghi Lộc, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo. - Tham gia các phong trào yêu nước ngay từ thời đi học. Năm 2000 được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật 2. Tác phẩm: + Văn chương và hành động (1936) + Thi nhân Việt Nam (1942) + Quyền sống của con người trong truyện Kiều của Nguyễn Du (1949) + Nói chuyện thơ kháng chiến (1950) + Phê bình và tiểu luận (ba tập: 1960, 1965, 1971) Hoài Thanh có biệt tài trong thẩm thơ, ông “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. Cách phê bình của ông nhẹ nhàng, tinh tế, tài hoa và luôn thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh!
  3. * Đoạn trích - Đoạn trích là phần cuối của tiểu luận “một thời đại trong thi ca” (Tiểu luận mở đầu cuốn “thi nhân Việt Nam”-Là công trình tổng kết có giá trị về phong trào thơ mới lãng mạn 1930-1945) - Văn bản nghị luận về một vấn đề văn học II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN 1. TINH THẦN THƠ MỚI + Ngày trước là chữ Ta + Bây giờ là chữ Tôi Chữ tôi ngày trước phải ẩn sau chữ ta, chữ tôi bây giờ theo ý nghĩa tuyệt đối + Cái Tôi bây giờ đáng thương tội nghiệp, nó không còn cốt cách hiên ngang, nó rên rỉ, khổ sở, thảm hại, đầy bi kịch. + Họ giải quyết bi kịch bằng cách gửi cả hồn mình vào tiếng Việt. Coi tiếng Việt là vong hồn của thế hệ đã q
  4. - Tác giả đặt ra nguyên tắc “Muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn phải sánh bài hay với bài hay” “Hôm nayđã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ. các thời đại vẫn phải liên tiếp cùng nhau và muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể” Luận điểm: “Tinh thần thơ mới là ở chữ tôi” Ba luận cứ: + Khác nhau giữa thơ cũ và thơ mới là ở chữ tôi và chữ ta + Cái tôi bây giờ đáng thương, tội nghiệp + Họ giải quyết bằng gửi hồn mình vào tiếng Việt *Cái tôi xuất hiện….mang theo quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân - Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân… -Chủ nghĩa Phi ngã trong văn chương trung đại Việt Nam (Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Công Trứ…)
  5. - Ý thức cá nhân trỗi dậy, làm nên cái tôi trong thơ mới! với chủ nghĩa tuyệt đối của nó. + Lúc đầu nó phải hứng bao nhiêu cái khó chịu của người đọc đương thời, thậm chí còn bị chỉ trích. + “Nhưng, ngày một ngày hai, nó mất dần cái bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta lại còn thấy nó đáng thương. mà thật nó tội nghiệp quá!” [ bốn câu văn ngắn, ba mươi hai âm tiết mà nói được bao điều về thơ mới] 2. CÁI TÔI BAN ĐẦU CỦA THƠ MỚI “Thấy nó đáng thương” “nó tội nghiệp” + Bởi nội dung của thơ mới: Bày tỏ nỗi niềm giao cảm với thiên nhiên, con người, với tình yêu và cả tôn giáo, cốt sao giãi bày được sự cô đơn, nỗi buồn của người cầm bút. +Tác giả cảm nhận “Tâm hồn của họ (các nhà thơ mới) chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi. Đừng tìm ở họ…..Nhưng ta trách gì Xuân Diệu!…chỉ nói cái khổ sở thảm hại của hết thảy chúng ta” *Bàn về thơ mới, tác giả liên hệ đến thời thế, tâm lí bạn đọc trẻ tuổi => quan điểm
  6. nghệ thuật đúng đắn của người bình thơ! + Nhận định có tính khái quát cao về sự bế tắc của cái tôi + Chỉ ra được phong cách riêng của từng nhà thơ một cách tinh tế. + Câu văn nghị luận giàu chất thơ, chất nhạc, cách viết mềm mại, uyển chuyển có tác dụng khêu gợi cảm xúc và hứng thú + Khi nói về từng nhà thơ: giọng điệu giãi bày, chia sẻ, tâm tình. “lấy hồn tôi để hiểu hồn người” Hoài Thanh chỉ rõ: “ta thiếu một điều: một lòng tin đầy đủ” đó là bi kịch: thiếu niềm tin vào cuộc đời, vào tương lai. “Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt”… nỗi buồn, nỗi đau của các nhà thơ mới có phần là nỗi đau, nỗi buồn của của người dân mất nước. +Tác giả phân tích: Lòng yêu nước của họ không phải nghiêng về phía đấu tranh, không gắn liền với lao động sản xuất. mà biểu hiện ở sự thiết tha với những giá trị văn hoá và nỗ lực sáng tạo những giá trị văn hoá. trước hết là ở tiếng Việt và thơ ca. Họ muốn tiếng nói của nòi giống đẹp hơn, giàu hơn. lòng yêu nước ấy đáng trân trọng.
  7. III.CỦNG CỐ LUYỆN TẬP Chú ý ba vấn đề : chủ đề đoạn trích (tinh thần thơ mới); Cách triển khai các ý làm rõ chủ đề; Văn phong của Hoài Thanh (ngôn ngữ giàu hình ảnh, ít dùng khái niệm, thuật ngữ khoa học mà chuyển khái niệm thành hình ảnh; Cách ngắt nhịp câu văn, tạo sự cân đối nhịp nhàng, tạo sức gợi…)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0