intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vật liệu tái chế và các ứng dụng trong thiết kế nội thất ngày nay

Chia sẻ: Ngũ Nguyệt Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

52
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của bài viết trình bày việc sử dụng vật liệu tái chế mang lại không hề thua kém những vật liệu thông thường, kể cả về công năng hay thẩm mỹ tạo hình, chúng đã góp phần tạo nên không gian sống tiện nghi, góp phần tiết kiệm năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng, tạo ra môi trường sống chất lượng cao và nâng cao sức khỏe người sử dụng. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vật liệu tái chế và các ứng dụng trong thiết kế nội thất ngày nay

  1. VẬT LIỆU TÁI CHẾ VÀ CÁC ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT NGÀY NAY Đỗ Thị Thu Hằng, hưu Ngọc Thảo, Hà Hoàng Anh Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: CN. Đặng Nguyễn Thị Hồng Tuyết, TS. KTS. Trần Trung Hiếu TÓM TẮT Trong thời đại công nghiệp phát triển, nhu cầu nhà ở và nơi làm việc lành mạnh, thân thiện với môi trường tăng cao, phong trào sống xanh đang được lan tỏa một cách tích cực và đặc biệt là trong các lĩnh vực xây dựng, kiến trúc và nội thất. Những năm trở lại đây, việc sử dụng đồ nội thất tái chế, thân thiện với môi trường được hưởng ứng mạnh mẽ. Hiệu quả mà vật liệu tái chế mang lại không hề thua kém những vật liệu thông thường, kể cả về công năng hay thẩm mỹ tạo hình, chúng đã góp phần tạo nên không gian sống tiện nghi, góp phần tiết kiệm năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng, tạo ra môi trường sống chất lượng cao và nâng cao sức khỏe người sử dụng. Từ khóa: Môi trường, nội thất, tái chế, vật liệu, xã hội. 1 MỞ ĐẦU Sự phát triển đô thị và sản xuất công nghiệp vượt quá ngưỡng cân bằng và thiếu kiểm soát, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chính vì thế, nhu cầu sử dụng những nguồn vật liệu bền vững và thân thiện với môi trường là vô cùng cần thiết. Việc sử dụng các vật liệu tái chế trong kiến trúc cũng như trong nội thất có thể giúp cho nhà đầu tư tiết kiệm chi phí từ khâu khai thác vật liệu mới, chi phí trong quá trình sản xuất, mà hơn hết là sử dụng vật liệu tái chế sẽ làm giảm những tác động, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Không gian nội thất làm từ vật liệu tái chế sẽ khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên vì sự tiện ích và độc đáo dù cho không gian ấy được làm từ những vật liệu tưởng chừng có thể bỏ đi. 2 NỘI DUNG 2.1 Tìm hiểu về vật liệu tái chế 2.1.1 Khái niệm tái chế và vật liệu tái chế Tái chế được hiểu là quá trình rác thải hoặc vật liệu không cần thiết được tạo thành vật liệu mới, sản phẩm mới với khả năng ứng dụng đem lại lợi ích cho con người. Đây là một giải pháp thay thế cho việc thải rác thông thường, nó có thể giúp tiết kiệm vật liệu cũng như giảm việc phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Tái chế mang lại nhiều hiệu quả tích cực, chúng làm giảm việc sử dụng nguồn nguyên liệu tươi (nguyên liệu chưa qua chế biến), giảm tiêu tốn năng lượng, phát thải khí độc ra môi trường. 732
  2. 2.1.2 Vật liệu tái chế trong nội thất Những món đồ nội thất cũ không mấy khi sử dụng đến hoặc đã bị hỏng bộ phận nào đó có thể được tái chế để dùng cho mục đích khác, vừa có thể làm đẹp cho không gian vừa tiết kiệm được chi phí. Có rất nhiều vật liệu được tái chế dùng trong công trình nội thất, tùy vào mục đích sử dụng và cả sức sáng tạo của nhà thiết kế như gạch xơ mướp dùng để ốp lát… Hình 1: Gạch làm từ sơ mướp 2.1.3 Phân loại vật liệu tái chế Vật liệu sắt thép: Là loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất, chiếm số lượng lớn, nên cũng được bán hàng năm ra thị trường lượng hàng phế thải lớn nhất. Sau khi nhận được chúng, các công ty mua phế liệu sắt thép đem đi bán lại cho các nhà thầu hoặc công ty có nhu cầu mua hàng xài, còn lại thì đem phân loại, nấu, ép cục, đúc thành phôi... để bán. Vật liệu inox: Inox 304, 201, 430, 510… dùng để nấu ra tái chế thành các sản phẩm phục vụ sinh hoạt như nồi, kệ inox, chậu, các loại inox phế liệu… Vật liệu đồng: Vật liệu đồng cũng là 1 loại vật liệu có thể tái chế, chúng sẽ được đem về phân loại, đồng vụn và đồng cục thì đem đi tái chế luôn, đồng dây điện thì tách vỏ, lấy ruột, đồng thanh cũng được đem nấu thành phôi lỏng rồi đúc cục và bán cho các công ty sản xuất hàng hoặc xuất khẩu. Vật liệu nhựa: Các loại chai lọ được sử dụng hàng ngày, hàng giờ trên thế giới của chúng ta, và mất cả mấy thập kỷ kể chúng có thể tiêu hủy trong tự nhiên. Nên sẽ rất tốt nếu như chúng ta giao chúng cho các cơ quan môi trường có chức năng phân loại, xử lý và có thể tái chế chúng. Tại các công ty thu mua phế liệu nhựa trên cả nước nhận mua giá cao tận nơi. Vật liệu giấy: Giấy vụn văn phòng, các loại sách báo, bìa các-tông, sẽ chiếm rất nhiều diện tích. Nhưng thực ra chính là một trong những vật liệu có thể tái chế dễ dàng. Hãy nhớ rằng ép phẳng tất cả bìa các-tông trước khi người thu gom các loại đồ tái chế thu đi. Vật liệu nhôm: Rất nhiều thương hiệu lớn giờ đây đồng ý nhận lại nhôm thanh, nhôm cửa, nhôm xingfa, nhôm kính, nhôm đà và tái chế cho bạn, vì vậy lời khuyên của chúng tôi là cũng nên kiểm tra chương trình tái chế sản phẩm cũ của các công ty. 733
  3. Nhựa: Kim loại, thuỷ tinh, gỗ… và hầu hết các loại nhựa phế liệu là những vật liệu có thể tái chế. Trước khi có ý bỏ đi bất kỳ món đồ cũ nào, hãy kiểm tra một lần nữa xem chúng có được làm bằng những vật liệu nói trên hay không? Nếu đúng, hãy bán chúng cho các công ty thu mua phế liệu để nhận lại một khoản tiền cũng như góp phần bảo vệ môi trường. Vật liệu vải: Nhà may, xưởng sản xuất quần áo, khu công nghiệp, khu chế xuất ba lô, túi xách... hàng phế thải trong may mặc hoặc tồn kho có thể liên hệ các công ty thu mua vải, chuyên mua nguyên phụ liệu may phế liệu để bán, chuyển cho bạn bè, cho đồng nghiệp hay người thân hoặc mang đến quyên tặng cho các cửa hàng từ thiện các loại quần áo cũ và đã qua sử dụng. Vật liệu bo mạch điện tử: Rất nhiều phế liệu điện tử được các tập đoàn lớn trên thế giới như LG, Sam Sung, khu chế xuất, khu sản xuất thải ra hoặc các thiết bị điện tử hư hỏng, tủ lạnh, sấy tóc, máy giặt chúng ta cũng có thể bán nó. Vật liệu hợp kim: Đây là kim loại phức tạp, có thành phần khó tái chế, nên mức giá phế liệu trên thị trường hiện nay khá cao, hiện nay sau tái chế chúng được dùng làm các vật liệu rất quan trọng trong ngành hàng không, máy bay, vũ tụ, chế tạo inox, viễn thông, quân đội.. Các loại bao bì thực phẩm: Rất nhiều thực phẩm và các loại đồ uống được đóng gói bằng vật liệu tái chế được. Tất cả vỏ hộp sữa bằng các-tông, hộp nước ép, vỏ đựng giày dép, thức ăn nhanh, và hộp pizza là những sản phẩm, vật liệu có thể tái chế có thể được bỏ vào thùng rác để tái chế. Lần nữa hãy nhớ rằng, luôn tìm biểu tượng tái chế toàn cầu trên bao bì sản phẩm vì việc này sẽ giúp bạn nhận diện xem vật liệu đó có thể tái chế được hay không? Đồ nội thất: Rất nhiều đồ nội thất được thải ra, Hiện nay có một số trang web công khai cho phép bạn mua bán đồ nội thất với cộng đồng. Một số cửa hàng làm từ thiện cũng nhận đồ nội thất bỏ đi. 2.2 Ứng dụng vật liệu tái chế trong thiết kế nội thất Làm đồ trang trí: Dù được làm từ vật liệu tái chế nhưng những món đồ trang trí này lại đem đến hiệu quả ngoài mong đợi, không hề thua kém những vật liệu thông thường. Làm đồ dùng nội thất: Tùy vào hình dạng và tính chất riêng của mỗi vật liệu tái chế mà có thể tạo ra các đồ dùng khác nhau như bàn, ghế, tủ, giường, kệ,… Hình 2: Khung ảnh làm từ gỗ thừa 734
  4. Hình 3: Tranh treo tường trong phòng ngủ Hình 4: Đèn trang trí từ chai sành Hình 5: Ghế làm từ lốp xe Hình 6: Bộ bàn ghế làm từ ván đóng hàng Xu hướng sử dụng đồ nội thất từ vật liệu tái chế: Những nội thất được tạo ra từ vật liệu tái chế là một trong những nội thất độc đáo và đang được quan tâm của giới trẻ, bởi đây là một cách để có thể hạn chế những rác thải ra ngoài môi trường. Có thể tái chế rác thải nhựa thành những đồ nội thất với họa tiết in 3D. Đồ nội thất được làm chủ yếu từ nguồn nhựa PP và PE thường được dùng trong sản xuất bao bì thực phẩm) được quyên góp cho phòng thí nghiệm. Các chất thải được phân loại, rửa sạch và cắt nhỏ trước khi nấu chảy và trộn màu để tạo ra một vật liệu có thể in được. Đồ nội thất cũng có thể được làm từ nhựa PET và PS. Các loại vật liệu xây dựng như nhựa, thủy tinh, cao su, nệm, ngói… đều có tiềm năng sử dụng lại dưới dạng rác thải công nghiệp. Sử dụng vật liệu tái chế trong các thiết kế nội thất được xem là xu hướng mới trong ngành thiết kế, do nhu cầu về bảo vệ môi trường trở thành ưu tiên hàng đầu của xã hội, nên các thiết kế và kiến trúc công trình cũng có xu thế đi theo hướng ‚bền vững‛. Phần lớn các loại vật liệu xây dựng được sản xuất hiện nay đều có lựa chọn tái chế, như bê tông, kim loại, kính, gạch và nhựa đều có thể được sản xuất dưới dạng vật liệu đã qua sử dụng, quá trình tái chế giúp cắt giảm đến 90% chất thải và năng lượng cần thiết cho sản xuất. Phương pháp sử dụng vật liệu tái chế đã trở nên phổ biến đối với kiến trúc bền vững và kiến trúc đương thời, nhiều công trình đã được nhà thiết kế thực nghiệm với loại vật liệu tái chế. Vật liệu tái chế đang dần trở thành lựa 735
  5. chọn hoàn hảo đối với nội thất, không chỉ bởi sự thân thiện với môi trường mà còn bởi cá tính và nét thẩm mỹ độc đáo. Tái chế là vấn đề quan trọng cần được chú ý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đó là lý do tại sao việc sử dụng vật liệu tái chế trong nội thất tại các nhà hàng và các không gian thương mại luôn đem lại nguồn cảm hứng cho mọi người. Bên cạnh đó nhiều quán café đã chuyển qua dùng các loại vật liệu để bảo vệ môi trường, thậm chí cũng tái chế đồ dùng cũ tạo thành một không gian café sáng tạo. Hình 7: Gỗ tái chế được sử dụng để ốp sàn và tường 2.3 Ứng dụng trong các công trình tiêu biểu Nhà hàng Pizzikotto ở Italy: Nhà hàng được thiết kế bởi Andrea Langhi. Từ những vật liệu tái chế như tấm kim loại màu, thanh gỗ đóng hàng, vỏ bình nước, dây thừng… và nhà vệ sinh được làm từ chiếc container. Andrea Langhi đã tạo nên một nhà hàng pizza độc đáo, thân thiện với môi trường và đầy màu sắc vui nhộn. Hình 8: Nhà vệ sinh làm từ chiếc contaier 736
  6. Shop quần áo Levi Strauss ở New Zealand: Cửa hàng được thiết kế bởi RCG với yêu cầu đặt ra là sử dụng chi phí thấp nhất mà vẫn kết hợp được những nét cổ điển. Các kiến trúc sư đã quyết định sử dụng những vật liệu gỗ tươi, đồ cũ và những tấm pallet cho cửa hàng này. Cửa hàng Rolerebel ở Tây Ban Nha: Được thiết kế bởi Dom Arquytectura & Studio Asa. Những đôi giày ở đây được trưng bày trên những tấm ván cũ, tạo nên một không gian ấm áp. Những vật liệu tái chế được sử dụng cho dự án này gồm dây thừng, bánh xe và những miếng sắt hình chữ U. Hình 9: Nhà hàng Pizzikotto Hình 10: Shop quần áo Levistrauss Hình 11: Cửa hàng Rolerebel 2.4 Ưu điểm và nhược điểm của vật liệu tái chế Ưu điểm: Tái chế vật liệu giúp bảo tồn và bảo vệ môi trường, làm giảm tiêu thụ năng lượng, làm giảm chất thải trong bãi rác, truyền bá nhận thức về môi trường, tiết kiệm tiền và nhiên liệu. Nhược điểm: Một số vật liệu khi tái chế sẽ có chất độc hại được thải ra gây nguy hiểm cho người tái chế, vì vậy người làm công việc này phải được trang bị đồ bảo hộ an toàn. Nhiều khi chính việc tái chế cũng gây hao tốn nhiên liệu và nguy hại cho môi trường, các phương pháp tái chế ngày một nâng cao để khắc phục nhược điểm này. Các sản phẩm làm từ vật liệu tái chế có chất lượng kém hơn vật liệu gốc. 3 KẾT LUẬN Hiện nay, các hình ảnh sinh vật biển đang bị rác thải đầu độc, các bãi biển xinh đẹp bị vùi lấp bởi hàng nghìn tấn rác,... đang được chia sẻ rộng rãi, nhờ vậy ý thức của mọi người được nâng cao 737
  7. hơn. Là những sinh viên ngành Thiết kế Nội thất mong muốn có thể lan tỏa cho mọi người cảm hứng từ nội thất làm từ vật liệu tái chế. Thiết kế và sử dụng đồ dùng nội thất làm từ vật liệu tái chế đang là xu hướng được nhiều người nhắm đến, áp dụng lên nhiều loại công trình khác nhau từ nhà ở đến các công trình công cộng, cùng vật liệu tái chế góp sức một phần để bảo vệ môi trường sống cũng như bảo vệ trái đất. Bên cạnh việc đẩy mạnh sử dụng các vật liệu tái chế, cần tích cực tìm hiểu, khắc phục những nhược điểm của bản thân vật liệu tái chế và quá trình tái chế chúng, nhằm đảm bảo an toàn, mang đến lợi ích cao nhất cho người sử dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Otjela Lubonja and Albina Dervishi (2019). Use of Recyclable Materials in the Interior Design, http://journals.euser.org/files/articles/ejes_v5_i2_19/Lubonja.pdf [2] Duc Anh (2018). Giải pháp sử dụng vật liệu tái chế, https://kienviet.net/2018/07/27/16-thiet- ke-mat-dung-su-dung-vat-lieu-tai-che/ [3] Quỳnh Trang (2014). Vật liệu tái chế - Xu hướng hiện nay, https://moitruong.com.vn/phat- trien-ben-vung/vat-lieu-tai-che-xu-huong-moi-hien-nay [4] Simona Ganea (2013). How Commercial Spaces Use Recycled Materials In Beautiful Designs, https://www.homedit.com/how-commercial-spaces-use-recycled-materials-in-beautiful- designs/ 738
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2