YOMEDIA
ADSENSE
VẺ ĐẸP CỦA ĐẠI TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT
425
lượt xem 41
download
lượt xem 41
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
“Từ xưng hô “không phải là cách tiếp cận cấu trúc luận ngôn ngữ đơn thuần.Trong Tiếng Việt từ xưng hô rất đa dạng và phong phú về chủng loại,linh hoạt và giàu màu sắc biêu cảm trong sử dụng.Và đây là bài nghiên cứu về phân tích cách dịch đại từ nhân xưng của hai dịnh giả Bùi Giáng và Nguyễn Thành Long về tác phẩm “Le Petit Prince” của nhà văn Antoine de Saint-Éxupéry.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: VẺ ĐẸP CỦA ĐẠI TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 VẺ ĐẸP CỦA ĐẠI TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT PHÂN TÍCH CÁNH DỊCH ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG HAI BẢN DỊCH CỦA NGUYỄN THÀNH LONG VÀ BÙI GIÁNG VỀ TÁC PHẨM “LE PETIT PRINCE” ANALYSIS OF THE WAY TO TRANSLATE PERSONAL PRONOUNS IN “LE PETIT PRINCE” INTO TO VIETNAMESE IN THE TWO TRANSLATION OF NGUYEN THANH LONG AND BUI GIÁNG SVTH:NGUYỄN THỊ TÂM Lớp: 05CNP03,Trường Đại Học Ngoại Ngữ GVHD:LÊ VIẾT DŨNG Khoa Tiếng Pháp,Trường Đại Học Ngữ TÓM TẮT: “Từ xưng hô “không phải là cách tiếp cận cấu trúc luận ngôn ngữ đơn thuần. Trong Tiếng Việt từ xưng hô rất đa dạng và phong phú về chủng loại,linh hoạt và giàu màu sắc biêu cảm trong sử dụng.Và đây là bài nghiên cứu về phân tích cách dịch đại từ nhân xưng của hai dịnh giả Bùi Giáng và Nguyễn Thành Long về tác phẩm “Le Petit Princ e” của nhà văn Antoine de Saint- Éxupéry. SUMMARY: “Personal pronoun” is not the product of pure structural linguistic approach.In Vietnamise,personal pronoun are diverse in category,flexible and colourful in use.Hence,this research is aimed at analyzing how personal pronouns in the work “Le Petit Prince” are transferred into Vietnamise by two translators Nguyen Thanh Long and Bui Giang. 1. Nội dung 1.1. Lí do chọn đề tài. So với các lớp từ vựng khác,lớp từ vựng trong vốn từ vựng của ngôn ngữ tuy không nhiều về số lượng nhưng lại có giá trị sử dụng rất lớn,được sử thường xuyên trong giao tiếp.Có thể nói có giao tiếp ngôn ngữ là có xưng gọi. Đại từ nhân xưng là một trong những yếu tố tạo ra nét phong phú của ngôn từ Việt.Nó thể hiện mối quan hệ thứ bậc,thái độ và tì nh cảm giữa những người đối thoại. Đa dạng là thế nhưng đó lại là những khó khăn đối với dịch giả trong cách lựa chọn đại từ nhân xưng tương ứng nhất là trong việc dịch những tác phẩm văn học từ tiếng Pháp sang tiếng Việt.Nhưng cũng chính điều này đem lại nhiều lí thú cho người đọc khi hiểu được chức năng của đại từ nhân xưng trong tiếng Pháp và những từ ngữ tương ứng ở tiếng Việt. Đó cũng là lí do tôi muốn đi tìm hiểu sâu hơn về sự đa dạng của đại từ nhân xưng trong tiếng Việt qua hai ngôi:> trong tiếng Pháp với việc phân tích hai bản dịch của Nguyễn Thành Long và Bùi Giáng về tác phẩm “Le Petit Prince”(Antoine de Saint- Éxupéry) 1.2. Khách thể-đối tượng nghiên cứu: 1.2.1.Khách thể nghiên cứu: Phân tích cách dùng đại từ nhân xưng cụ thể là cách dịch đại từ nhân xưng trong tác phẩm “Le Petit Prince”tương ứng sang tiếng Việt qua hai bản dịch của Nguyễn Thành Long và Bùi Giáng. 1.2.2. Đối tượng nghiên cứu: Hai bản dịch của Nguyễn Thành Long và Bùi Giáng 386
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lý luận: Từ lâu đời người Việt mình đã có truyền thống về lễ phép,lịch sự trong cách xưng hô.Thực tế giao tiếp hàng ngày cách xưng hô cho chúng ta biết biết về mối quan hệ về thứ bậc,thái độ và tình cảm của những người đối thoại.Quả thực trên thực tế cách xưng hô của người Việt cũng như cách dùng đại từ nhân xưng rất phong phú, đa dạng và có nhiều đặc biệt khác biệt so với cách xưng hô của người Pháp.Ví như hai người chưa hề quen biết nhau gặp nhau lần đầu,người Pháp họ sẽ xưng hô với nhău bằng với , nhưng đối với người việt lại điểm khác biệt đó là cũng trong tình huống này người Việt sẽ phải dựa vào tuổi tác địa vị xã hội để chon cách xưng hô thích hợp.Chẳng hạn gặp người lớn tuổi hơn thì có thể gọi là : ông, bác,cô,chú.anh chị.Người nhỏ tuổi hơn là:em,cháu,con. Bằng tuổi thì có thể xưng hô là:bạn, cậu. Một đặc điểm rất nổi bật,đáng chú ý đó là trong cách xưng hô của tiếng Việt ở mỗi vùng,mỗi địa phương,mỗi thời khắc lịch sử có một số lượng từ khác nhău.Chẳng hạn trong tiếng Việt từ “em”còn có các từ khác như “ nàng,nường,thiếp”. 2.2. Giới thiệu về tác phẩm “Le Petit Prince”(Antoine de Saint-Éxupéry): Le “Le Petit Prince” của nhà văn Pháp Saint-Exupéry),viết năm 1943,do chính ông vẽ minh hoạ,câu chuyện nói đến một cậu bé tên là “Le Petit Prince”. Đây thực sự là một tác phẩm giàu tính nhân đạo,mãi mãi là một kiệt tác của thế giơí được trẻ em ưa thích vì hấp dẫn và chất thơ ca tươi mới,là một nguồn suy ngẫm cho người lớn với những biểu tương mà nó dựng lên. 2.3.Một vài đặc điểm của đại từ nhân xưng trong tiếng Pháp và tiếng Việt: 2.3.1Đại từ nhân xưng trong tiếng Pháp: Trong tiếng Pháp đại từ nhân xưng được chia làm ba loại:les pronoms personnels sujets du verbe, les pronoms personnels compléments d’objets du verbe et les pronoms personnels accentues. Ở tiếng Pháp đại từ nhân xưng không có một số lớn như trong tiếng Việt. 2.3.2Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt: Trong tiếng Việt đại từ nhân xưng có thể chia làm ba loại hình như sau: -Đại từ nhân xưng thứ bậc cao:ngài,cụ... -Đại từ nhân xưng thứ bậc hạ thấp:hắn, nó ,thằng ,y -Đại từ nhân xưng thứ bậc trung dung: ông ,bà,chú bác Và nó thường phụ thuộc vào những mối quan hệ khác nhău đó là:mối quan hệ gia đình(intimité)(cu, ông,bà,chú,thím.cô,anh,chị), mối quan hệ xã hội (superieurs)( inferieurs)(chủ tỉch,hiệu trưởng.thầy giáo). Trong tiếng Việt đại từ nhân xưng rất phong phú có cả một kho, một mỏ đại từ nhân xưng. Vì thế, cách dùng đại từ nhân xưng trong tiếng Việt rất đa dạng, cho chúng ta biết mối quan hệ thứ bậc, thái độ và tình cảm của những người giao tiếp với nhau. 2.3. Phân tích các dịch đại từ nhân xưng trong hai bản dịch của Nguyễn Thành Long và Bùi Giáng về tác phẩm “ le Petit Prince”. Trong tiếng Pháp chỉ tồn tại hai đại từ nhân xưng: Je/ tu cho ngôi thứ nhất Je/vous cho ngôi thứ hai số nhiều 387
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 Thế nhưng chuyển sang tiếng Việt thì lại biến đổi theo mối quan hệ gia đình và xã hội. Nó biểu đạt thứ bậc, tình cảm và thái độ của người giao tiếp. Chúng ta sẽ đi vào cụ thể trong một số câu trích dẫn từ tác phẩm “ le Petit Prince” và cách dịch sang tiếng Việt của hai dịch giả Nguyễn Thành Long và Bùi Giáng. 2.3.1. trong câu: “ Quand je réussis enfin à parler, je lui dis” : - Mais- qu’est- ce que tu fais là?” ở đây Bùi Giáng dịch là >, còn Nguyễn Thành Long dịch là > đây là cuộc trò chuyện giữa người phi công và “ le Petit Prince”, cả hai cách dịch đều cho ta thấy đây là cách xưng hô giữa hai người chưa quen biết nhau, giữa một người lớn tuổi và một người nhỏ tuổi hơn. “ Tôi- chú bé” có cường độ mạnh hơn “ tôi- em”.Một cặp xưng hô đối xứng đều mang một ý nghĩa xưng hô khác nhău.Nó có thể mang nhiều ý nghĩa xưng hô thuộc nhiều mẫu xưng hô khác nhău.ví dụ: “tôi” chỉ được xưng,”em” chỉ được gọi. 2.3.2. trong câu: “S’il vous plaît... dessine- moi un mouton” Trong tình huống này Nguyễn Thành Long và Bùi Giáng đều dịch “Vous” là “ông”. Thể hiện thái độ xa cách nhưng có sự tôn trọng, lịch sự. Ví dụ tiếng Viêt nói: “Tôi muốn ông đi khỏi đây. “ông” đước sử dụng trong hết các loại hình ngôn ngữ Việt Nam. 2.3.3.
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 hiện người được gọi là người có địa vị trong xã hội. Cách xưng hô này cho t a thấy được mối quan hệ thứ bậc giữa “ le Petit Prince” với vị vua, người có uy quyền. Ở đây dùng từ “ngài” thích hợp hơn từ “anh”. 2.3.7. -> trong câu: “Je ne tolène pas l’indiscipline”. Trong trường hợp này cả hai dịch giả Bùi Giáng và Nguyễn Thành Long đều dịch “Je” là “trẫm”. Cho ta thấy đây là cuộc nói chuyện giữa vị Vua và “ le Petit Prince”. Từ “trẫm” cũng được sử dụng ở Việt Nam thời xưa ( thời phong kiến) và bây giờ cũng không còn dùng nữa.Ngày xưa Vua thường hay nói: “Trẫm ra lệnh cho khanh xuất binh” để thự hiện uy quyền của mình . 2.3.8. > trong câu : “...A! Je me réveille à peine” “Je” trong câu này Bùi Giáng dịch là “thiếp”, còn Nguyễn Thành Long lại dịch là “em”. Qua cách dịch này cho ta thấy được tình yêu của Hoàng Tử bé dành cho Bông hoa. Từ “thiếp” có nghĩa khí mạnh hơn từ “em”, diễn tả sự nũng nịu. Bây giờ từ “thiếp “ không còn dùng nữa thay thế bằng từ “em” nhưng trong câu văn này từ “thiếp” phù hợp hơn .”thiếp là cách xưng của phụ nữ thời xưa.ví dụ “Thiếp xin đi cùng chàng”. 2.3.9. trong câu : “Tu es une drôle de bête” “Tu” ở đây Nguyễn Thành Long dịch là “đằng ấy” với từ này câu văn có vẻ mềm mại, từ này hay đựoc thanh niên bây giờ sử dụng trong cách xưng hô với bạn bè. Chúng ta thường hay bắt gặp từ này nhiều nhất là trong các trường cấp 3 ở Hà Nội khi học sinh xưng hô với nhau.Vi dụ lứa tuổi học trò xưng hô với nhău là“Đằng ấy cười thật đẹp” hay “Đằng ấy nhà ở đâu”Còn Bùi Giáng dịch là “ngươi” có sự phân biệt địa vị giữa hai người đối thoại có vẻ thiếu đi chút tôn trọng không coi chú Rắn là bạn. 2.3.10. trong câu : “Je puis t’emporter plus loin” Từ “Je- tu” trong câu này được Bùi Giáng chuyển sang tiếng Việt là “ta- chú”, còn Nguyễn Thành Long lại dịch là “tớ- cậu”, điều này cho ta thấy ngôn ngữ Việt rất phong phú cùng một cặp từ ở tiếng Pháp khi chuyển sang tiếng Việt có nhiều cách lựa chọn khác nhau. Cách dịch “ta- chú” là mối quan hệ khoảng cách, còn “tớ- cậu “ thì thuộc mối quan hệ thân thuộc, bạn bè cùng trang lứa. Trong ngữ cảnh này, hai cách dịch đều phù hợp với câu văn vì mỗi cái tạo ra nét đặc trưng riêng. 2.3.11. > trong câu: “ ...Je t’ordonne de t’interroger” “Je- tu” đ ược Bùi Giáng dịch là “trẫm- ngươi”, còn Nguyễn Thành Long dịch là “ta- ngươi”. Cả hai cách dịch đều phù hợp vì qua hai cách dịch chúng ta đều có thể thấy được mối quan hệ của vị Vua và “ le Petit Prince”, nhưng từ “trẫm- ngươi” thể hiện vị thế rõ ràng hơn “ta- ngươi”và từ “trẫm- ngươi” được sử dụng trong cách xưng hô của Vua chúa ngày xưa,bây giò không còn dùng nữa còn “ta- ngươi” bây giờ cũng có thể sử dụng được. 5.Kết luận 389
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 Thực tế trong cuộc sống cũng như trong văn chương,dịch thuật đại từ nhân xưng luôn chiếm một ưu thế ,thể hiện phép lịch sự,mối quan hệ thứ bậc,thái độ và tình cảm giữa những người đối thoại.Qua việc việc phân tích đại từ nhân xưng trong hai bản dịch của Nguyễn Thành Long và Bùi Giáng về tác phẩm “Le Petit Prince”của nhà văn “Antoine de -Saint Exupery”cho thấy một bức tranh đa dạng và không thuần nhất các đơn vị xưng hô của Việt Ngữ từ đó có thể xem xét tiếng Việt trong hai phạm vi “ -Xưng gọi trong quan hệ thân thuộc. -Xưng gọi trong quan hệ xã hội. Và điều này muốn nói rằng có rất nhiều từ xưng hô trong tiếng Việt đó là cả một kho,một mỏ mà cách lựa chọn đại từ nhân xưng phụ thuộc vào ngữ cảnh văn hóa,vị thế xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hội ngôn ngữ Việt Nam, 1993, Việt Nam những vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa, Hà Nội. [1] Ngôn ngữ học Việt Nam, 1999, Ngữ học trẻ’99, Nhà xuất bản Nghệ An. [2] Bùi Giáng, “Hoàng tử bé”, Nhà xuất bản văn nghệ. [3] Nguyễn Thành Long, “Chú bé Hoàng tử”, Nhà xuất bản Văn nghệ TP Hồ Chí Minh. [4] Antoine de Saint-Exupery, “Le Petit Prince”, Nhà xuất bản Folio Junior. [5] [6] http://www.vietnet.no 390
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn