intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Về khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng quan điểm Mác-xít ở đô thị miền Nam 1954-1975

Chia sẻ: Lulu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

104
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tác phẩm gây ấn tượng nhất của Nguyễn Trọng Văn trong đời sống lý luận phê bình văn nghệ ở đô thị miền Nam lúc bấy giờ là tác phẩm Phạm Duy đã chết như thế nào?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Về khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng quan điểm Mác-xít ở đô thị miền Nam 1954-1975

  1. Về khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng quan điểm Mác-xít ở đô thị miền Nam 1954-1975 Tác phẩm gây ấn tượng nhất của Nguyễn Trọng Văn trong đời sống lý luận phê bình văn nghệ ở đô thị miền Nam lúc bấy giờ là tác phẩm Phạm Duy đã chết như thế nào? Tác phẩm này là câu trả lời, một sự đối thoại với tác phẩm Phạm Duy còn đó nỗi buồn của Tạ
  2. Tỵ, xung quanh cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phạm Duy, một nhạc sĩ mà tác phẩm của ông có ảnh hưởng khá lớn trong đời sống văn nghệ ở đô thị miền Nam lúc bấy giờ. Cho nên, không có gì ngạc nhiên, khi Văn học, một tạp chí phê bình, sáng tác, văn học ở miền Nam đã dành hẳn số 102 (ra ngày 1/3/1970) làm số chuyên đề về Phạm Duy với sự góp mặt của các cây bút như Vũ Bằng, Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung, Tam Ích, Thượng Sỹ, Thích Mãn Giác... Chính vì lẽ đó, dẫu tác phẩm Phạm Duy đã chết như thế nào? của Nguyễn Trọng Văn chủ yếu phê bình hành trình sáng tác âm nhạc của Phạm Duy, không phải là tác phẩm phê bình về văn học. Song những vấn đề tác giả bàn đến trong tác phẩm lại là những vấn đề thiết thực đối với tình hình văn nghệ lúc bấy giờ như lời tự thuật của tác giả trước khi vào đề: "Bàn về Phạm Duy là điều khó khăn và tế nhị. Đề tài tuy có tính chất văn nghệ nhưng không tránh khỏi phải nói tới những khía cạnh chính trị, lịch sử (kháng chiến, ngoại bang, dân tộc, người Mỹ...) do đó rất dễ bị chụp mũ"(21). Không những thế, đây là tác phẩm có ảnh hưởng trong đời sống văn nghệ ở đô thị miền Nam 1954-1975 của khuynh hướng phê bình văn học theo quan điểm Mác-xít. Vì vậy, chúng tôi xem tác phẩm này như một tiếng nói phê bình của bộ phận văn nghệ yêu nước và cách mạng ở miền Nam 54-75, bởi tính chiến đấu mạnh mẽ của nó trong việc đấu tranh chống những sản phẩm ngụy nghệ thuật, ngụy dân tộc, đi ngược lại truyền thống bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do và thống nhất tổ quốc. Và như quan niệm của Nguyễn Trọng Văn về "sự chết" của Phạm Duy mà tác giả đã nói rõ trong tác phẩm: "Chữ chết có thể làm nhiều người khó chịu cho rằng tôi muốn nguyền rủa, trù ếm Phạm Duy. Chúng tôi không có ý đó và chúng tôi cũng không tin rằng chỉ đọc kinh là có hòa bình, chỉ nguyền rủa là có thể làm chết một người được. Chết đây hiểu là xa lìa, phản bội lý tưởng, lẽ sống cao cả của mình, của dân tộc, cách mạng, kháng chiến chống ngoại xâm, tình yêu quê hương, gắn bó với những đau khổ của dân tộc và tìm cách thanh toán những đau khổ đó, tranh đấu cho nhân phẩm, tự do, chủ quyền hòa bình. Chết cũng hiểu là sống như người mộng du, thoát ly khỏi thực tại, vùng vẫy trong bế tắc, kiệt lực, ảo tưởng, giả hình..."(22). Việc vạch rõ con người văn nghệ Phạm Duy trong đời sống văn nghệ miền Nam lúc bấy giờ, theo Nguyễn Trọng Văn là "việc làm cần thiết để xác định chân đứng của Phạm Duy cũng như của những lực lượng yêu nước và tiến bộ khác trong cuộc chiến tranh không có bài hát này"(23). Bởi lẽ, tuy Phạm Duy là một nghệ sĩ có tài nhưng ông đã quay lưng lại với cuộc đấu tranh giành độc
  3. lập tự do của dân tộc nên ông không còn là người nghệ sĩ của dân tộc. Và đây cũng là một minh chứng để người đọc khỏi mơ hồ giữa văn nghệ sĩ chân chính yêu nước, yêu dân tộc và những người ngụy tín, ngụy tạo về tình tự dân tộc, về tình yêu đất nước và cũng là một tiếng nói sắc bén khẳng định lập trường dân tộc, yêu nước và cách mạng của bộ phận lý luận - phê bình văn học này ở đô thị miền Nam. Ngoài tác phẩm Phạm Duy đã chết như thế nào, Nguyễn Trọng Văn còn có một số bài phê bình khác như: Trần Thiện Đạo có tinh thần nhị nguyên trong nhận định văn học hay không (Nghiên cứu văn học 7-8-1968). Ở bài viết này, tác giả đã tranh luận với Trần Thiện Đạo về những ý kiến phê bình cuốn Mấy vấn đề văn nghệ của Lữ Phương trong đó Trần Thiện Đạo cho rằng Lữ Phương có tinh thần nhị nguyên trong nhận định văn học. Trên cơ sở phân tích những vấn đề Trần Thiện Đạo nêu ra khi phê bình Lữ Phương, Nguyễn Trọng Văn kết luận "có thể nói theo một nghĩa nào đó, Lữ Phương chủ ý nhị nguyên, tàn bạo và dẫm chân một chỗ. Còn Trần Thiện Đạo có tinh thần nhị nguyên, thiếu mềm dẻo, giẫm chân tại chỗ mà không biết. Đó là mâu thuẫn và ảo tưởng"(24). Còn ở bài viết Nhà văn và nhà trí thức (Bách khoa thời đại số 239 /1966), Nguyễn Trọng Văn đã phân tích vai trò, trách nhiệm của nhà văn và nhà trí thức đối với vận mệnh dân tộc trong tình trạng đất nước bị ngoại bang xâm chiếm, nhân dân chịu lầm than đói khổ. Và, để nhà văn không còn ảo tưởng về mình trong bài viết Những ảo tưởng của người cầm bút (Nghiên cứu văn học số 5/1968), Nguyễn Trọng Văn đã thức tỉnh các nhà văn, bằng cách chỉ ra những ảo tưởng của nhà văn về ngay chính tên gọi nhà văn của mình, khi luôn nghĩ rằng mình là nhà văn lớn, là tác giả lớn, là bậc thức giả rồi chạy theo những sáng tạo văn học không giá trị hay hạ thấp giá trị của văn học hoặc ảnh hưởng những mặt tiêu cực trong triết học phương Tây và ngày càng xa rời dân tộc tính trong văn học. Từ đó ông kêu gọi nhà văn phải trở về với cội nguồn dân tộc vì đó mới chính là sự tồn sinh của mọi sáng tạo ở nhà văn. Nguyễn Trọng Văn đã phê bình công trình nghiên cứu của Đỗ Long Vân về truyện chưởng của Kim Dung. Trên cơ sở phân tích những ưu và nhược điểm của công trình này, mà theo tác giả phần lớn là ưu điểm, Nguyễn Trọng Văn đã kết luận "với một giọng văn khi rõ ràng bay bướm, khi khúc mắt chi li. Đỗ Long Vân đã đem lại cho chúng ta một cái nhìn mới về hiện tượng Kim Dung. Đặc biệt và tiến bộ ở chỗ ông đã trả hiện tượng văn chương trở lại
  4. toàn thể xã hội, kinh tế và chính trị của nó, nói cách khác ông đã móc nối lại tương quan văn chương và chính trị"(25). Có thể nói với tác phẩm Phạm Duy đã chết như thế nào? và một số bài viết vừa phân tích trên, cùng với Vũ Hạnh và Lữ Phương, Nguyễn Trọng Văn xứng đáng là một trong những cây bút chủ lực của đội ngũ lý luận - phê bình thuộc khuynh hướng lý luận - phê bình chịu ảnh hưởng Mác-xít ở đô thị miền Nam 1954-1975. Ngoài những gương mặt tiêu biểu vừa nêu trên, trong khuynh hướng lý luận - phê bình ảnh hưởng Mác-xít còn có một số các tác giả: Lê Nguyên Trung, Nguyễn Khắc Vỹ, Vân Trang, Cô Thanh Ngôn, Nguyễn Nguyên... họ là những cây bút đã góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát huy văn nghệ dân tộc chống lại văn hóa lai căng đồi bại của ngoại bang. Trong tình hình xã hội miền Nam lúc bấy giờ, những bài phê bình của họ thật sự là những vũ khí sắc bén, đấu tranh chống lại văn hóa nô dịch của chủ nghĩa thực dân mới đang lũng đoạn xã hội và thế hệ trẻ miền Nam. Đó cũng chính là ý thức trách nhiệm đã được các nhà lý luận phê bình thuộc khuynh hướng Mác-xít xác định. Vì nói như Nguyễn Nguyên: "Bảo tồn và phát huy văn nghệ dân tộc là con đường đầy chông gai thử thách nhưng là con đường duy nhất đưa văn nghệ nước nhà ra khỏi thảm trạng bế tắc, suy đồi, hướng đến tương lai cao đẹp. Và đó chính là trách nhiệm của tất cả chúng ta"(26). 3. Lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam là nền lý luận - phê bình đa phức. Trên cơ sở của bối cảnh xã hội luôn biến động, việc hình thành các khuynh hướng phê bình khác nhau cũng là điều bình thường. Sự khác nhau ấy xét trong lĩnh vực lý luận - phê bình là cần thiết. Vì chính sự khác biệt này tạo nên sức sống cho cơ thể lý luận - phê bình. Xét khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng quan điểm Mác-xít trong bối cảnh của lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam với nhiều trường phái khác biệt, mới thấy hết vai trò, vị trí và những đóng góp mang tính cách mạng của nó. Thật vậy, tuy chỉ là một trong nhiều khuynh hướng phê bình ở đô thị miền Nam, hoạt động trong hoàn cảnh vừa bí mật, vừa công khai, nhưng khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng quan điểm Mác-xít đã thật sự trở thành lực lượng đối trọng với các khuynh hướng phê bình khác ở đô thị miền Nam. Sự thể hiện rõ nhất của việc đối trọng này chính là ở ý thức hệ. Nếu các khuynh hướng phê bình khác được xây dựng trên cơ sở của những quan
  5. điểm tư tưởng duy tâm siêu hình thì khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng quan điểm Mác-xít được xây dựng trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chính vì vậy, đóng góp đầu tiên và quan trọng của khuynh hướng phê bình này là trên cơ sở ứng dụng mỹ học Mác-xít vào phê bình văn học đã truyền bá quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng một cách công khai, hợp pháp, tạo một hệ qui chiếu mới trong phê bình văn học ở đô thị miền Nam. Trần Hữu Tá khi đánh giá về những tác phẩm lý luận - phê bình văn học của bộ phận yêu nước ở miền Nam 54-75 cho rằng "lần đầu tiên giữa Sài Gòn tạm chiếm, các khái niệm chính yếu của văn học được tác giả trình bày một cách rành rẽ, giàu sức thuyết phục theo quan điểm duy vật biện chứng"(27). Một đóng góp khác cũng không kém phần quan trọng của khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng quan điểm Mác-xít là việc đấu tranh trực diện chống âm mưu nô dịch và đồng hóa về mặt văn hóa văn nghệ của chủ nghĩa thực dân mới, nhằm bảo vệ nền văn hóa dân tộc. Không những thế, để thức tỉnh lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc trong nhân dân, nhất là tầng lớp thanh niên trí thức ở đô thị miền Nam, nhiều tác phẩm lý luận - phê bình thuộc khuynh hướng này đã phê phán nghiêm khắc các khuynh hướng văn học phi nhân bản, phản dân tộc, đồi trụy lai căng, vong bản, phê phán bọn con buôn văn nghệ để góp phần làm trong sạch và lành mạnh hóa đời sống văn học ở đô thị miền Nam. Là một bộ phận của dòng văn học yêu nước, cách mạng, khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng quan điểm Mác-xít đã cho thấy sự trưởng thành của dòng văn học yêu nước và cách mạng. Đồng thời, nó cũng góp phần định hướng cho sự phát triển của văn học dân tộc ở đô thị miền Nam, giúp cho các cây bút trẻ nhận thức đúng đắn hơn về sứ mệnh của người cầm bút trước tình hình phức tạp của văn nghệ ở đô thị miền Nam, như Thạch Phương nhận xét: "Sự ra đời của đội ngũ lý luận - phê bình ít nhiều tiến bộ đã thổi vào trong sinh hoạt văn nghệ ở vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát một luồng gió mới, làm thay đổi không khí đấu tranh, phê bình vốn rất èo ọp và trì trệ ở đây, đồng thời cũng làm cho diện mạo của văn học tiến bộ và yêu nước có bề thế hơn"(28). Với những điều đã trình bày ở trên, khuynh hướng phê bình văn học chịu ảnh hưởng của mỹ học Mác-xít không những đã góp phần làm phong phú diện mạo của lý luận - phê bình văn học mà còn góp phần vào cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc trên mặt trận văn hóa tư tưởng ở đô thị
  6. miền Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, khuynh hướng phê bình văn học chịu ảnh hưởng quan điểm Mác-xít ở đô thị miền Nam cũng còn có một số điểm hạn chế. Do yêu cầu phục vụ kịp thời cho nhiệm vụ đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, một số công trình lý luận - phê bình của khuynh hướng phê bình Mác-xít chưa thật sự chú trọng về học thuật. Nhiều bài viết về lý luận văn học còn đơn giản, sơ lược, thiên về tính tư tưởng, chính trị hơn tính khoa học. Một số ý kiến phê bình các hiện tượng văn học còn thiếu khách quan, nhiều khi quá nghiêm khắc và cực đoan. Từ ngữ dùng trong một số bài viết còn thô thiển, mạnh mẽ quá mức cần thiết, nặng tính chiến đấu, nhẹ tính nghệ thuật, nên hạn chế sự tiếp nhận nơi người đọc. Có thể nhận thấy điều này khi đọc tác phẩmĐường lối văn nghệ dân tộc của Cô Thanh Ngôn (Nhóm Gió Đông xuất bản, 1967). Ở tác phẩm này, phần viết về các vấn đề: xây dựng điển hình văn nghệ dân tộc, vấn đề nội dung và hình thức, dân tộc sáng tạo và phê bình văn học... tác giả viết rất giản đơn nếu không muốn nói là sơ sài, lý giải vấn đề chưa đủ cơ sở khoa học. Đặc biệt, trong tác phẩm này, phần phê bình về FranÇoise Sagan có chỗ còn thiếu khách quan khi cho rằng đó là "một hình thức văn chương phản dân tộc", từ đó tác giả đưa ra một số nhận định khá cực đoan khi đánh giá tác phẩm của Sagan. Hay ở tác phẩm Mấy vấn đề văn nghệ của Lữ Phương có một số ý kiến đánh giá các hiện tượng văn học chưa thật công bằng, thiếu khách quan nếu không muốn nói là còn quá khắt khe. Chẳng hạn, khi đánh giá về văn nghệ tiền chiến trong đó có Tự lực văn đoàn, Lữ Phương cho rằng: "Văn nghệ của Tự lực văn đoàn xuất hiện trong một hoàn cảnh u ám ấy, chỉ có thể xem như dấu tích tinh thần một lớp người, chứ không thể làm đại biểu được cho 13 năm trời văn học được"(29). Và từ chỗ phê phán thái độ độc tôn đối với Tự lực văn đoàn, tác giả lại rất cực đoan khi quá đề cao giá trị của văn học hiện thực phê phán 1930-1945: "Thiết tưởng cái gì còn giá trị trong văn học tiền chiến mãi mãi sẽ là những tiếng nói bất bình tố cáo ấy chứ không phải là những tác phẩm ái tình tâm lý thoát ly như có nhiều phê phán vội vàng"(30). Hoặc Lữ Phương cũng rất cực đoan khi phê bình nhóm Xuân thu nhã tập, cho rằng:"người ta thật có lý gọi họ là những nhà thơ "hũ nút""(31). Xuất hiện trong bối cảnh xã hội miền Nam đầy biến động, là bộ phận không thể thiếu của dòng văn học yêu nước và cách mạng, khuynh hướng phê bình văn học chịu ảnh hưởng quan điểm Mác-xít, dù còn có những hạn chế nhưng luôn là vũ khí sắc bén góp phần đấu
  7. tranh chống văn học nô dịch của chủ nghĩa thực dân mới, bảo tồn và phát huy dân tộc tính của văn học nước nhà, khẳng định sự tồn tại và phát triển của bộ phận văn học yêu nước và cách mạng ở đô thị miền Nam. Nói như Trần Hữu Tá "Khuynh hướng văn học yêu nước ở các đô thị miền Nam sở dĩ phát triển ngày càng sâu rộng chính vì bộ phận lý luận - phê bình của nó đã có sự cố gắng vượt mình, nhất là trong giai đoạn sau (1964-1975) để gánh vác trách nhiệm và vai trò đại diện ý thức cho tiếng nói nghệ thuật mới mẻ, ngược dòng này"
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2