intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Về một cách dạy - học Giáo dục học có hiệu quả

Chia sẻ: Khải Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

52
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực trạng dạy - học môn Giáo dục học trong nhà trường sư phạm hiện nay nói chung còn nhiều yếu kém về tất cả các mặt từ nội dung, đến phương pháp cũng như hình thức tổ chức. Dạy - học Giáo dục học chủ yếu vẫn được diễn ra theo lối truyền thống, truyền thụ thụ động, một chiều, thầy giảng/đọc, trò ghi chép. Để biết rõ hơn về nội dung, mời các bạn cùng xem và tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Về một cách dạy - học Giáo dục học có hiệu quả

VỀ MỘT CÁCH DẠY - HỌC GIÁO DỤC HỌC CÓ HIỆU QUẢ Nguyễn Thị Phương Hoa Trường Đại học Ngoại ngữ- ĐHQG Hà Nội 1. Đặt vấn đề 1.1 “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và định hướng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học” là yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước (Nghị quyết TƯ II, khóa 8). 1.2 Các bộ môn thuộc Khoa học giáo dục nói chung, Giáo dục học (GDH) nói riêng, giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nền tảng văn hóa sư phạm (SP) cho sinh viên (SV) SP. Để đạt được một trình độ văn hóa SP cần thiết, trên cơ sở tinh thông kiến thức chuyên ngành, người SV SP phải có những kiến thức cơ bản về nghề sư phạm, rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo của nghề SP. 1.3 Thực trạng dạy-học môn GDH trong nhà trường SP hiện nay nói chung còn nhiều yếu kém về tất cả các mặt từ nội dung, đến phương pháp cũng như hình thức tổ chức. Dạy-học GDH chủ yếu vẫn được diễn ra theo lối truyền thống, truyền thụ thụ động, một chiều, thầy giảng/đọc, trò ghi chép. 2. Những cơ sở định hướng cho việc cải tiến cách dạy-học nói chung, dạy học môn GDH nói riêng 2.1 Quá trình dạy học ở đại học, về bản chất, là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của sinh viên (SV), được thực hiện dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên (GV). Bởi thế, phương pháp dạy-học ở đại học phải xích gần với phương pháp nghiên cứu khoa học. Ở các nước có nền giáo dục đại học tiên tiến, thông thường, tỉ lệ thời gian giảng dạy trên lớp của GV và tự làm việc/tự nghiên cứu của SV là 1:3. 2.2 Kết quả nghiên cứu của các nhà Tâm lí học (Paulik 1988) cho thấy: chúng ta lưu giữ được trong trí nhớ 10% những gì thu được qua kênh Nghe, 20% qua kênh Nhìn, 30% qua kênh Nghe kết hợp với kênh Nhìn, 70% qua Tự trình bày và 90% qua Tự hoạt động. Do đó, trong quá trình dạy- học việc để cho SV tự nghiên cứu về một chủ đề nào đó và luân phiên lên thuyết trình chính là một hướng cách tân hiệu quả, có cơ sở khoa học. 2.3 Về mặt triết học, phương pháp thường hay được xem như là con đường, cách thức, phương thức tiến hành một hoặc một loại hoạt động nào đó để đạt được những mục đích nhất định. Phương pháp là hình thức tự vận động bên trong của nội dung, nó gắn liền với hoạt động của con người để nhằm mục đích thực hiện thành công những mục đích, nhiệm vụ đã đề ra. Nói đến phương pháp cũng có nghĩa là phải nói đến nội dung và hình thức tổ chức hoạt động. Không có phương pháp nào nằm ngoài nội dung, phương pháp là sự vận hành của nội dung. Nội dung và phương pháp đều được thực hiện thông qua một hình thức tổ chức thực tế, xác định (1). GS Hoàng Tụy hoàn toàn đúng khi cho rằng “không thể có sự đổi mới phương pháp trên cơ sở nội dung lạc hậu”. (2) 2.4 Môn GDH là môn dạy nghề, bởi thế, việc chú trọng rèn kĩ năng nghề là cần thiết. Việc dạy lí thuyết bao giờ cũng phải đi kèm với dạy kĩ năng thực hành nghề: kĩ năng giáo dục và kĩ năng dạy học. 3. Một hướng canh tân cách dạy-học Giáo dục học có hiệu quả: dạy-học dưới hình thức các chuyên đề nghiên cứu 1 3.1 Thế nào là dạy học theo chuyên đề? Dạy học theo chuyên đề (hay dưới hình thức các chuyên đề) là một phương pháp hay một kiểu dạy học, trong đó người GV hướng dẫn học sinh cùng hay tự tổ chức quá trình học tập bộ môn thông qua việc nghiên cứu các vấn đề/chủ đề thuộc phạm vi chuyên môn sâu nào đó của môn học.(3) Thông thường, một chuyên đề dạy học là một vấn đề (nghiên cứu, học tập) mang tính “hoàn chỉnh” (chỉnh thể) và “chuyên sâu” về một phạm vi nội dung nhất định nào đó. Do tính chất chuyên biệt của chuyên đề mà các nhiệm vụ đặt ra hay các phương pháp đưa ra lời giải thường mang tính độc đáo, gợi ra những tiềm năng cho tính sáng tạo, không tuân theo một khuôn mẫu có sẵn, và qua đó kích thích hứng thú học tập ở SV. Các bài giảng thường có nội dung được trình bày theo một khuôn mẫu cố định, còn nội dung các chuyên đề thường được trình bày theo cấu trúc động, không rập khuôn máy móc và mang tính mở. Thông thường, nội dung các chuyên đề chỉ mang tính định hướng cho người học, góp phần tạo cho họ thói quen tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo. 3.2 Vai trò của việc giảng dạy theo chuyên đề đối với việc nâng cao chất lượng học tập của SV nói riêng, chất lượng đào tạo nói chung Với cách hiểu như trên về khái niệm cũng như đặc điểm của “chuyên đề dạy học”, và quan niệm về “PPDH theo/dưới hình thức các chuyên đề”, có thể nói, việc áp dụng PPDH dưới hình thức các chuyên đề có vai trò tích cực trong việc nâng cao chất lượng học tập nói riêng, chất lượng đào tạo nói chung, thể hiện ở việc: - Tạo điều kiện giúp SV có thể tìm hiểu chuyên sâu về một nội dung/vấn đề khoa học thuộc một phạm vi chuyên môn nhất định. - Giúp hình thành ở SV năng lực học tập mang tính chất nghiên cứu. Đặc biệt là đối với các chuyên đề do SV tự chuẩn bị và trình bày, quá trình chuẩn bị một chuyên đề cũng gần giống như một quá trình nghiên cứu khoa học. Họ (cá nhân/nhóm) phải nỗ lực hoạt động, từ việc tìm kiếm và lựa chọn các tài liệu tham khảo, thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, internet,… đến việc tổ chức/viết một bài báo cáo chuyên đề, sau đó là thiết kế các slides để lên trình bày, tranh luận và bảo vệ các luận điểm khoa học. - Tạo điều kiện hình thành và phát triển ở SV tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong quá trình học tập, từ khâu chuẩn bị cho đến khi lên trình bày, tranh luận và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân. - Tạo khả năng hình thành năng lực hợp tác trong làm việc giữa các thành viên trong mỗi nhóm, thậm chí là giữa các nhóm với nhau trong quá trình chuẩn bị chuyên đề. Dạy học theo chuyên đề là một cách thức dạy - học có hiệu quả cao, được sử dụng khá rộng rãi ở bậc đào tạo đại học và sau đại học ở các nước có nền giáo dục tiên tiến. Một mặt, nó gây hứng thú học tập cho người học. Mặt khác, nó giúp cho sinh viên có điều kiện rèn luyện khả năng học tập mang tính chất tự nghiên cứu, bước đầu hình thành năng lực (phương pháp) chủ động tìm tòi các tri thức khoa học hiện đại, thông qua đó có điều kiện mở rộng và đào sâu kiến thức. 3.3 Những nguyên tắc lựa chọn và xây dựng các chuyên đề GDH  Đảm bảo tính hệ thống  Hệ thống các chuyên đề phải phản ánh đầy đủ tất cả các nội dung của chương trình bộ môn GDH đã được Bộ GD-ĐT qui định; 2  Các chuyên đề phải được kết cấu, trình bày theo trật tự từ những chuyên đề mang tính chất lí thuyết nền tảng đến những chuyên đề mang tính chuyên khảo (tham khảo chuyên sâu về một chủ đề giáo dục, dạy học nào đó);  Trong mỗi một chuyên đề cũng phải đảm bảo tính hệ thống, tức đi tuần tự từ việc tìm hiểu những tri thức chung, nền tảng rồi mới đến những tri thức chuyên sâu, cụ thể hoặc mang tính ứng dụng. Ví dụ như ở môn Giáo dục học I có chuyên đề “Các xu thế phát triển giáo dục trong thế kỉ 21”. Chuyên đề này đề cập trước hết đến 7 xu thế chính trong phát triển giáo dục trên thế giới trong thế kỉ 21, sau đó mới đến sự thể hiện của các xu thế phát triển này ở Việt Nam. Hoặc như ở môn Giáo dục học II có chuyên đề “Các phương pháp dạy-học hiện đại với việc phát huy tính tích cực của HS”. Chuyên đề này đề cập đến một số PPDH hiện đại: PPDH nêu vấn đề (problem based learning), PPDH theo tình huống (case study), PPDH hợp tác (cooperativ learning), PPDH theo kiểu Project (project based learning), PPDH thông qua thực hành dạy (learning by teaching). Tuy nhiên, mỗi chuyên đề trước hết phải đề cập đến cơ sở lí luận của từng PPDH như: lịch sử ra đời và phát triển, khái niệm, đặc điểm, ưu nhược điểm, cách thức tiến hành, dụng vào DH ngoại ngữ ở nhà trường phổ thông.  Đảm bảo tính khoa học, hiện đại Nội dung các chuyên đề một mặt phải phản ánh được nội dung khoa học cơ bản, mặt khác phải tiếp cận được những vấn đề mới, hiện đại của KHGD. Thật kì lạ là trong khi chúng ta cứ hô hào cải tiến nâng cao chất lượng quá trình dạy-học, nhưng trong nội dung chương trình phần Lí luận dạy học trong sách GDH đại cương II, giáo trình chính thống dùng cho các trường ĐH và CĐSP, lại không hề đả động gì đến các PPDH hiện đại. Bởi thế, khi xây dựng nội dung học phần này, chúng tôi đã đưa vào chuyên đề “Các phương pháp dạy-học hiện đại với việc phát huy tính tích cực của HS” như đã nói ở trên.  Có tính hấp dẫn Muốn có sức hấp dẫn, trên cơ sở đó mà kích thích được hứng thú, tính tích cực học tập của SV, các chuyên đề được chọn đưa vào giảng dạy, nghiên cứu phải đề cập đến những nội dung GD, DH mới, mang tính thời sự và tính thực tiễn cao.  Tính cấu trúc của mỗi chuyên đề Mỗi chuyên đề phải tuân theo một cấu trúc nhất định để giúp cho người học có thể tự mình nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. 3.4 Các chuyên đề GDH Đối với môn GDH đại cương I, trên cơ sở cấu tạo, sắp xếp lại các nội dung có trong giáo trình cho hợp lí và logic hơn cùng với mở rộng, đào sâu, cập nhật thêm nhiều tri thức mới, hiện đại về GD trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, từ 4 chương trong giáo trình, chúng tôi sắp xếp lại, bổ sung thêm kiến thức và xây dựng thành 3 chuyên đề. Ngoài ra, còn xây dựng thêm 2 chuyên đề. Cụ thể, 5 chuyên đề sau đã được đưa vào giảng dạy cho SV năm thứ 2: - Những vấn đề chung của GDH; - Mục đích, mục tiêu GD Việt Nam, chiến lược phát triển GD của Việt Nam và các nhiệm vụ GD của nhà trường phổ thông Việt Nam; - Các con đường hình thành và phát triển nhân cách học sinh; - Lịch sử phát triển các tư tưởng GD; - Các xu thế phát triển GD trong thế kỉ 21 (trên thế giới và ở Việt Nam). Đối với môn GDH đại cương II (cho SV năm thứ 3), ngoài những phần lí thuyết chung theo qui định của chương trình, chúng tôi đã bổ sung, xây dựng thành các chuyên đề như sau: - Những vấn đề cơ bản của Lí luận dạy học; 3 - Các xu thế dạy học hiện đại với việc phát huy tính tích cực của HS và sự vận dụng vào trong DH ngoại ngữ ở nhà trường phổ thông; - Những vấn đề cơ bản của Lí luận giáo dục. 3.5 Xây dựng qui trình tổ chức giảng dạy các chuyên đề Có hai loại chuyên đề: do GV trình bày và do SV trình bày. Tỉ lệ giữa tổng số thời lượng dành cho các chuyên đề do GV trình bày và dành cho các SV trình bày là 1/3. Dưới đây là qui trình 3 giai đoạn áp dụng cho các chuyên đề do SV chuẩn bị và thuyết trình. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ: 1. GV công bố các chuyên đề, các nhóm đăng kí 2. GV hướng dẫn chuẩn bị chuyên đề 3. Phân chia nhiệm vụ trong từng nhóm 4. Từng nhóm chuẩn bị (có sự hướng dẫn của GV). GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN: GIAI ĐOẠN TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ: 5. Các nhóm luân phiên trình bày 6. Thảo luận giữa các nhóm. 7. GV hệ thống hóa, tổng kết, đánh giá. 4. Một số kết quả áp dụng cách dạy-học theo chuyên đề ở môn GDH tại Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội 4.1 Ý kiến đánh giá của SV về chất lượng nội dung các chuyên đề GDH đại cương I (của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng)  Tuyệt đại đa số (98,5%) SV lớp thực nghiệm (TN) đánh giá những giờ giảng chuyên đề có nội dung rộng, phong phú từ mức “khá” trở lên, trong khi tỉ lệ đó ở lớp đối chứng (ĐC) chỉ là 48,5 (trong đó chỉ 0,5% ở mức “rất tốt”, 14% ở mức “tốt”), như thế cũng nghĩa là có đến 51,5% đánh giá từ mức “trung bình” trở xuống.  95% SV lớp ĐC đánh giá độ cập nhật nhiều thông tin mới, hiện đại ở những giờ giảng chuyên đề từ mức “khá” trở lên (thậm chí, trong số đó có đến 31% đánh giá ở mức “rất tốt”, 47,5% ở mức “tốt”) trở lên trong khi tỉ lệ đó ở SV nhóm ĐC chỉ là 28%, tức phải có đến 72% SV nhóm ĐC đánh giá tiêu chí này từ mức “trung bình” trở xuống (thậm chí có đến 22% trong số đó đánh giá ở mức “yếu”).  Về tính thực tiễn của nghề nghiệp, tỉ lệ đánh giá từ mức “khá” trở lên ở hai nhóm TN và ĐC là 92% và 65%. Đây cũng là một sự chênh lệch rất đáng kể. % TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG NỘI DUNG GIẢNG DẠY MÔN GDH I 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 43.4 36.6 28.128.2 22.4 TN ĐC 15 10.4 Rất tốt 7.3 5.4 2.5 0.7 Tốt Khá TB Yếu 0 Rất yếu 4 4.2 Ý kiến đánh giá của SV về khả năng rèn luyện các kĩ năng và PP học tập thông qua học tập môn GDH (của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng)  94% SV lớp TN cho rằng cách học mới này giúp họ phát triển khả năng tự học và học tập mang tính chất nghiên cứu (35,5% chọn “rất tốt”, 39,5% mức “tốt”, 19% mức “khá”). Trong khi đó hầu hết SV lớp ĐC (70%) chọn từ mức “trung bình” trở xuống (trong đó có 20% chọn “yếu” và 11% chọn “rất yếu”)  Cách học mới này đòi hỏi SV phải đọc nhiều tài liệu, tìm kiếm, lựa chọn thông tin trên internet, xử lí, bố cục thông tin để xây dựng được một bài tập chuyên đề. Đánh giá rất cao vai trò của cách dạy-học mới này trong việc hình thành những kĩ năng trên, 14% SV lớp TN chọn “rất tốt”, 39,5% chọn “tốt”, 35% chọn “khá”. Ngược lại, với cách dạy truyền thống, ở nhóm ĐC, có đến 72% SV đánh giá từ mức “trung bình” trở xuống, trong số đó có đến 33 % chọn mức “yếu” và “rất yếu”.  Kĩ năng làm việc, hợp tác theo nhóm trong kiểu dạy-học mới này cũng được SV nhóm TN đánh giá rất cao. 92% trong số họ lựa chọn từ mức “khá” trở lên, trong số đó có 21,5% chọn mức “rất tốt”, 38% mức “tốt”. Trong khi đó tỉ lệ này ở các SV nhóm ĐC là 17%, trong đó mức “rất tốt” chiếm chỉ 1%, “tốt” 4%, 69% đánh giá từ mức “trung bình” trở xuống.  Ngoài ra, cách học cải tiến như trên cũng giúp SV học được cách trình bày một vấn đề trước tập thể (ý kiến của 100% SV TN), cách tranh luận, đưa ra quan điểm và bảo vệ ý kiến (ý kiến của 94% SV TN). Đây là lợi điểm rất lớn của những giờ thuyết trình do SV trình bày. TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA SV VỀ KHẢ NĂNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VÀ PP HỌC TẬP THÔNG QUA HỌC MÔN GDH I % 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 40.2 37.2 25.2 24.2 21.8 TN 17 Đối chứng 11.2 1 Rất tốt 7.3 4.2 0 Tốt Khá TB Yếu 0 Rất yếu 4.3 Ý kiến đánh giá của SV về khả năng phát huy tính tích cực học tập thông qua học các chuyên đề GDH I Theo ý kiến tự đánh giá của nhóm TN, có 43,5% SV đánh giá thái độ tham gia tích cực của họ vào thảo luận trên lớp ở mức “khá”, 31,5% chọn mức “tốt” và 11% chọn mức “rất tốt”. Như vậy, theo như nhận định của các SV nhóm TN, có đến 86% SV đã tham gia tích cực vào quá trình thảo luận chuyên đề. Có thể nói, với cách học mới mẻ này, SV đã được “học 3 lần”: học lần thứ nhất - học trong quá trình chuẩn bị để viết chuyên đề; học lần thứ hai - học trong quá trình chuẩn bị để lên trình bày (để có thể trình bày tốt một vấn đề cho người khác hiểu, người ta cũng phải học rất nhiều); học lần thứ ba - học thông qua tranh luận với người khác. 5

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1