intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Về ngôi Chùa Phật giáo ở Nhật Bản

Chia sẻ: Hồ Khải Kỳ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

89
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Về ngôi Chùa Phật giáo ở Nhật Bản trình bày khái lược về sự phát triển của ngôi chùa Phật giáo tại Nhật Bản trên các nội dung như: tên gọi, đặc điểm kiến trúc chung, vai trò của chùa qua các thời kỳ lịch sử, từ đó liên hệ đến sự phát triển chung của Phật giáo Nhật Bản,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Về ngôi Chùa Phật giáo ở Nhật Bản

Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2015<br /> <br /> 74<br /> NGUYỄN CÔNG LÝ*<br /> NGUYỄN XUÂN QUỲNH**<br /> <br /> VỀ NGÔI CHÙA PHẬT GIÁO Ở NHẬT BẢN<br /> Tóm tắt: Bài viết trình bày khái lược về sự phát triển của ngôi<br /> chùa Phật giáo tại Nhật Bản trên các nội dung như: tên gọi, đặc<br /> điểm kiến trúc chung, vai trò của chùa qua các thời kỳ lịch sử, từ<br /> đó liên hệ đến sự phát triển chung của Phật giáo Nhật Bản. Tất cả<br /> khẳng định tính thế tục, linh hoạt của Phật giáo ở đây. Điều này có<br /> được là do quan niệm hiện thế của văn hóa Nhật Bản đã có tác<br /> động, chi phối các phương diện đời sống, trong đó có văn hóa tinh<br /> thần nói chung và Phật giáo nói riêng.<br /> Từ khóa: Chùa, kiến trúc, Nhật Bản, tôn giáo.<br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Phật giáo du nhập vào Nhật Bản qua bán đảo Triều Tiên vào khoảng<br /> thế kỷ VI. Từ đó đến nay, đời sống tôn giáo Nhật Bản đã có nhiều chuyển<br /> biến, cùng với Thần đạo (Shinto), tôn giáo bản địa của Nhật Bản thì Phật<br /> giáo được xem như tôn giáo chính thức, thậm chí có giai đoạn còn được<br /> xem như là quốc giáo. Có thể nói, Phật giáo hiện diện trong hầu hết<br /> những lĩnh vực tinh thần từ quan điểm, tư tưởng… cho đến các quan<br /> niệm mỹ học. Cũng như những quốc gia khác có sự hiện diện của Phật<br /> giáo, tại Nhật Bản cũng đã hình thành nền nghệ thuật Phật giáo, trong đó<br /> tiêu biểu là kiến trúc các ngôi chùa. Bài viết này nhằm giới thiệu một<br /> cách khái lược về đặc điểm, sự phát triển của ngôi chùa ở Nhật Bản.<br /> 2. Các đặc điểm chùa Phật giáo ở Nhật Bản<br /> 2.1. Về tên gọi<br /> Trước hết, chùa Phật giáo ở Nhật Bản được phân biệt rõ ràng với Thần<br /> xã, Thần đạo qua tên gọi. Các ngôi chùa được gọi là “Tự” ( , đọc là<br /> tera, dera, hay ji) hoặc là “Viện” ( , đọc là in). Giữa “Tự” và “Viện” có<br /> <br /> 院<br /> <br /> *<br /> <br /> 寺<br /> <br /> Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học<br /> Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.<br /> **<br /> Học viên Cao học ngành Châu Á học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân<br /> văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.<br /> <br /> Nguyễn Công Lý, Nguyễn Xuân Quỳnh. Về ngôi chùa Phật giáo...<br /> <br /> 75<br /> <br /> một vài sự khác biệt. Chẳng hạn, đa phần các chùa được gọi là “Tự” phải<br /> là nơi có thờ tượng Phật, ảnh Phật, có các nhà sư sinh sống, học tập và<br /> nghiên cứu Phật giáo. Đây là nơi có mối liên hệ và quan hệ rộng rãi với<br /> Phật tử thông qua các hoạt động Phật pháp, giáo hóa độ sinh, truyền thừa<br /> giáo lý nhà Phật. Trong khi đó,“Viện” thường là những ngôi chùa nhỏ<br /> phụ thuộc vào phức hợp lớn hơn, tức Viện chỉ là một phần xây dựng nhỏ<br /> với vai trò riêng, nằm trong tổng thể của công trình lớn.<br /> Ngoài ra, cũng có những ngôi chùa có nhiều hơn một tên gọi, thường<br /> là những tên gọi không chính thức, gắn liền với các đặc điểm hoặc sự<br /> kiện nhất định nào đó, ví dụ như Onjou-ji (<br /> Viên Thành Tự) là<br /> một ngôi chùa ở gần khu vực hồ Biwa, còn được biết với tên gọi là Miidera (<br /> Tam Tỉnh Tự) vì gắn liền với sự kiện ba vị Thiên hoàng:<br /> Tenji (<br /> Thiên Trí Thiên Hoàng), Temmu (<br /> Thiên Vũ<br /> <br /> 園城寺<br /> <br /> 三井寺<br /> 天智天皇<br /> <br /> 天武天皇<br /> <br /> 持統天皇<br /> <br /> Trì Thống Thiên Hoàng) sau khi sinh được<br /> Thiên Hoàng), Jito (<br /> tắm lần đầu bằng nước giếng Akaiya của chùa; hoặc như chùa Saiho-ji<br /> (<br /> Tây Phương Tự) ở Kyoto còn có tên là Koke-dera (<br /> Đài<br /> Tự), nghĩa là Chùa Rêu vì ngôi chùa nổi tiếng với khu vườn luôn có rêu<br /> xanh bao phủ…<br /> <br /> 西方寺<br /> <br /> 苔寺<br /> <br /> Nói một cách chung nhất, tên gọi của chùa Phật giáo tại Nhật Bản là<br /> sự kết hợp tên ngôi chùa jigou (<br /> tự hiệu) và một trong hai hoặc cả<br /> hai sangou (<br /> sơn hiệu) và ingou (<br /> viện hiệu). Trong đó: Sangou<br /> là hình thức đặt tên theo tên ngọn núi mà ngôi chùa được xây dựng tại đó.<br /> Hình thức này được cho là truyền từ Trung Quốc đến Nhật Bản cùng với<br /> Phật giáo Thiền tông. Xuất phát từ thời nhà Tùy và nhà Đường khi Phật<br /> giáo phát triển mạnh và việc xây dựng chùa nở rộ đến mức các ngôi chùa<br /> cùng tên được xây dựng ở những nơi khác nhau. Vì vậy, để phân biệt,<br /> người ta gọi tên chùa kèm theo tên ngọn núi. Có ý kiến cho rằng, trước<br /> khi hình thức đặt tên này được truyền đến Nhật Bản thì các nhà sư như<br /> Saichou (<br /> Tối Trừng) và Kuukai (<br /> Không Hải) chủ trương phải<br /> có sự liên kết giữa con người với tự nhiên để tiếp nhận sức mạnh, cụ thể<br /> như đặt tên những ngôi chùa theo tên các ngọn núi linh thiêng… Cho<br /> nên, sau khi Phật giáo từ Trung Quốc được Nhật Bản tiếp nhận thì hình<br /> thức đặt tên sơn hiệu này lại càng được phát triển mạnh mẽ, phù hợp với<br /> quan niệm sùng bái tự nhiên của con người ở đây. Chẳng hạn, có thể kể<br /> đến các chùa được đặt tên theo sơn hiệu như: Hiei-zan Enryaku-ji<br /> <br /> 山号<br /> <br /> 最澄<br /> <br /> 寺号<br /> <br /> 院号<br /> <br /> 空海<br /> <br /> Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2015<br /> <br /> 76<br /> <br /> 比叡山延暦寺 Tỷ Duệ Sơn Đình Lịch Tự), Kakuo-zan Nittai-ji (覚王山<br /> 日泰寺 Giác Vương Sơn Nhật Thái Tự)…<br /> <br /> (<br /> <br /> Kế đến là Viện hiệu. Cách đặt tên này liên quan chặt chẽ đến các sự<br /> kiện lịch sử ở Nhật Bản. Ban đầu, “viện” dùng để gọi nơi mà các Thiên<br /> hoàng sau khi nhường ngôi sẽ đến sống ở đó. Dần dần cách gọi này được<br /> giới quý tộc và võ sĩ sử dụng để chỉ những công trình kiến trúc thuộc về<br /> mình. Đến thời Edo, người ta có thể mua được Viện hiệu bằng tiền.<br /> Chính quyền Mạc phủ đã ra lệnh cấm việc này nhưng không thành công.<br /> Đến cuối thời Minh Trị, Viện hiệu tiếp tục được dùng bởi những đại phú<br /> hào và các chính trị gia. Chính vì vậy, theo thời gian, việc các quý tộc<br /> quan lại đại thần cho xây chùa trở nên phổ biến thì cách gọi này được<br /> dùng để chỉ những ngôi chùa do quý tộc hoặc tướng quân cho xây dựng,<br /> Tinh Dã<br /> ví dụ, Seiya-san Muryoushu-ji Kita-in (<br /> Sơn Vô Lượng Thọ Tự Hỷ Đa Viện), Sanzen-in (<br /> Tam Thiên<br /> Cao Đức Viện)…<br /> Viện), Koutoku-in (<br /> <br /> 高徳院<br /> <br /> 星野山無量壽寺喜多院<br /> 三千院<br /> <br /> 寺号<br /> <br /> 寺暗号<br /> <br /> Quan trọng là cách gọi jigou (<br /> tự hiệu hoặc<br /> tự âm hiệu).<br /> Đây là cách gọi phổ biến nhất trong các loại tên gọi của chùa ở Nhật<br /> Bản. Hầu hết các tên chùa Nhật Bản đều được đi kèm theo chữ “tự”, với<br /> hai âm đọc, âm đọc mô phỏng âm Hán là ji và âm đọc theo tiếng Nhật<br /> là tera và dera, trong đó dera là cách đọc biến âm từ tera. Trong khi<br /> Sơn hiệu và Viện hiệu là bộ phận phụ thêm thì Tự hiệu là tên chính<br /> thức, luôn phải có của các ngôi chùa. Có ý kiến cho rằng, nếu tên ngôi<br /> chùa được đọc theo âm On trong tiếng Nhật thì “tự” sẽ được phát âm là<br /> Pháp Long Tự), Kinkaku-ji (<br /> Kim<br /> ji, ví dụ Houryu-ji (<br /> Các Tự), còn nếu tên ngôi chùa đọc theo âm Kun thì “tự” sẽ được phát<br /> âm là tera hay dera, như trường hợp Kiyomizu-dera (<br /> Thanh<br /> Thủy Tự)…<br /> <br /> 法隆寺<br /> <br /> 金閣寺<br /> 清水寺<br /> <br /> 2.2. Về kiến trúc<br /> Các ngôi chùa Nhật Bản mang đặc điểm kiến trúc độc đáo, hình thành<br /> thông qua những ảnh hưởng kiến trúc Phật giáo từ bán đảo Triều Tiên và<br /> Trung Quốc lục địa, trải qua thời gian có sự tiếp biến để tạo nên dấu ấn<br /> riêng. Khoảng thế kỷ VI đến thế kỷ VII, có nhiều người dân từ bán đảo<br /> Triều Tiên đến Nhật Bản tránh cuộc nội chiến giữa ba vương quốc ở bán<br /> đảo Triều Tiên, trong số đó có nhiều học giả, nghệ nhân, kiến trúc sư…<br /> Những người này đóng vai trò lớn trong việc định hình kiến trúc Phật<br /> <br /> Nguyễn Công Lý, Nguyễn Xuân Quỳnh. Về ngôi chùa Phật giáo...<br /> <br /> 77<br /> <br /> giáo Nhật Bản vào buổi đầu. Rất nhiều ngôi chùa đầu tiên ở Nhật Bản do<br /> những kíp thợ người Triều Tiên xây dựng như Horyu-ji (<br /> Pháp<br /> Tứ Thiên Vương Tự)… Sau đó, đến<br /> Long Tự), Shitennou-ji (<br /> khoảng thế kỷ VIII, những ảnh hưởng của Triều Tiên trong kiến trúc Phật<br /> giáo Nhật Bản dần dần bị thay thế bởi ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc<br /> thời nhà Đường.<br /> <br /> 四天王寺<br /> <br /> 法隆寺<br /> <br /> Đặc điểm thường thấy ở kiến trúc chùa Nhật Bản là một tập hợp, gồm<br /> bảy bộ phận chính là: tháp (tou ). Đây là sự cải biến thành hình tháp<br /> nhọn từ nguyên mẫu Stupa của kiến trúc Phật giáo Ấn Độ; sảnh chính<br /> (kondou<br /> kim đường) là nơi đặt các tượng Phật; sảnh thuyết pháp<br /> giảng đường) là nơi rộng nhất trong chùa, được các nhà sư<br /> (koudou<br /> dùng để học tập, giảng thuyết và thực hiện các nghi lễ tôn giáo; tháp<br /> chuông (shourou<br /> chung lâu); phòng lưu trữ kinh (kyouzou<br /> kinh tàng); khu nhà ở (soubou<br /> tăng phòng) và nhà ăn (jikidou<br /> thực đường).<br /> <br /> 塔<br /> <br /> 金堂<br /> 講堂<br /> <br /> 鐘樓<br /> <br /> 僧房<br /> <br /> 經蔵<br /> 食堂<br /> <br /> Chùa ở Nhật Bản là một phương diện của nghệ thuật kiến trúc Nhật<br /> Bản nói chung. Do vậy, trước hết cần phải phù hợp với đặc điểm khí<br /> hậu, phong tục, văn hóa… của Nhật Bản. Về vật liệu xây dựng, để phù<br /> hợp với khí hậu mùa hè kéo dài và nóng ẩm ở Nhật Bản nên đa phần<br /> các công trình được làm bằng gỗ, bởi đây là loại vật liệu mát vào mùa<br /> hè, ấm vào mùa đông, hơn nữa lại còn khá linh hoạt trong điều kiện đất<br /> nước này hay xảy ra động đất, điển hình là Pháp Long Tự (Horyu-ji),<br /> một công trình được công nhận là công trình bằng gỗ cổ nhất trên thế<br /> giới. Đồng thời, cách thiết kế bên trong công trình cũng phải đảm bảo<br /> luôn thoáng mát. Nhìn các chùa Nhật Bản, có thể thấy phần mái chùa<br /> khá to, được uốn cong nhẹ nhàng, với độ rộng lớn, che phủ các hành<br /> lang bao quanh phần nhà của chùa. Phần bên trong thường được phân<br /> chia bằng các cánh cửa giấy shouji có thể tháo rời và di chuyển để điều<br /> chỉnh độ rộng của không gian căn phòng tùy vào mục đích sử dụng.<br /> Điều này cho thấy tính linh hoạt, thích ứng cao của đặc điểm văn hóa<br /> Nhật Bản trong kiến trúc Phật giáo.<br /> Có ý kiến cho rằng, tuy các kiến trúc Phật giáo có ảnh hưởng lớn đến<br /> các kiến trúc Thần đạo nhưng theo chúng tôi, chính mối liên hệ sâu sắc<br /> giữa Phật giáo và Thần đạo khiến cho hai hình thức kiến trúc này có<br /> nhiều nét tương đồng. Trong một số Thần xã ở Nhật Bản, có khu vực<br /> <br /> Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2015<br /> <br /> 78<br /> <br /> dành riêng để thờ Phật và có một số chùa còn thờ cả các kami của Thần<br /> đạo. Hoặc chẳng hạn như các cánh cổng torii (<br /> điểu cư) là biểu<br /> tượng của Thần xã, lại được đưa vào khu vực của chùa Phật giáo như ở<br /> Shitennou-ji (<br /> Tứ Thiên Vương Tự) tại Osaka; hay lối vào Thần<br /> xã có khi được đánh dấu bởi roumon (<br /> lâu môn) - một loại cổng có<br /> nguồn gốc từ kiến trúc Phật giáo… Sự giao thoa và ảnh hưởng giữa Phật<br /> giáo và Thần đạo là do tính dung hợp của Thần đạo với Tam giáo nói<br /> chung và với Phật giáo nói riêng. Sự dung hợp này không chỉ thể hiện<br /> qua các thuyết như “Thần Phật tập hợp” (Shinbutsu shuugou<br /> ),<br /> ) mà còn có những kiến trúc<br /> “Bản địa thùy tích” (Honji suijaku<br /> <br /> 鳥居<br /> <br /> 四天王寺<br /> <br /> 樓門<br /> <br /> 神佛 習合<br /> 本地垂跡<br /> kết hợp giữa Phật giáo và Thần đạo được gọi là jinguu-ji (神宮寺 Thần<br /> Cung Tự) hoặc miya-dera (宮寺 Cung Tự). Có thể thấy, Phật giáo ở Nhật<br /> Bản đã phát triển theo những nét rất riêng, thể hiện rõ tính thế tục, phù<br /> hợp với các quan niệm, tư tưởng của người Nhật, bộc lộ bản sắc văn hóa<br /> Nhật.<br /> 3. Kiến trúc chùa Phật giáo ở Nhật Bản qua các thời kỳ<br /> <br /> Nhìn chung, kiến trúc Phật giáo Nhật Bản được hình thành và tồn tại<br /> là nhờ người Nhật biết học tập, tiếp thu và chịu ảnh hưởng văn hóa kiến<br /> trúc từ bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc, rồi tiếp biến, sáng tạo, ít nhiều<br /> được bản địa hóa, để mang bản sắc Nhật rõ nét.<br /> Những ngôi chùa được xây dựng đầu tiên ở Nhật Bản, theo các nhà<br /> nghiên cứu là vào thời kỳ Asuka và Nara với việc Nhà nước cho xây<br /> dựng Shitennou-ji (Tứ Thiên Vương Tự) và Asuka-dera (<br /> Phi<br /> Điểu Tự)… với kỹ thuật Beakje (bán đảo Triều Tiên). Tuy nhiên, do<br /> quan niệm thờ kami có từ trước đó mà việc xây chùa giai đoạn này còn<br /> hạn chế. Các ngôi chùa được thiết kế theo kiểu mẫu gồm cổng chính<br /> quay về phía Nam, bên trong là khu vực chính được bao quanh bởi các<br /> dãy hành lang có mái che gọi là kairou (<br /> hồi lang), từ cổng chính<br /> dẫn vào khu vực bên trong thông với nhau qua cổng phụ ở giữa gọi là<br /> chuumon (<br /> trung môn). Do ảnh hưởng thuật phong thủy của Trung<br /> Quốc mà những ngôi chùa thời kỳ này còn được xây dựng tại những nơi<br /> có thế đất hài hòa, thể hiện thông qua sự kết hợp của những yếu tố tự<br /> nhiên xung quanh như cây cối, núi đồi, ao hồ… Không chỉ vậy, các ngôi<br /> chùa còn phản ánh tinh thần mong muốn hòa hợp với tự nhiên của người<br /> Nhật, thông qua việc sử dụng các vật liệu và phối cảnh với không gian<br /> <br /> 飛鳥寺<br /> <br /> 回廊<br /> <br /> 中門<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2