intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vệ sinh lao động nông nghiệp

Chia sẻ: Thị Huyền | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

76
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vấn đề lao động nông nghiệp và việc chăm sóc y tế cho nông dân là vấn đề được quan tâm không những của Nhà nước ta mà còn là vấn đề được quan tâm của thế giới. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo tài liệu "Vệ sinh lao động nông nghiệp".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vệ sinh lao động nông nghiệp

  1. VỆ SINH LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Vấn đề lao động nông nghiệp và việc chăm sóc y tế cho nông dân là vấn đề được uan tâm không những của Nhà nước ta mà còn là vấn đề được quan tâm của thế giới. Hội nghị quốc về Y học lao động quốc tế lần thứ 26 tại Stochkhom Thụy Điển và tới đây Hội nghị lao động quốc tế lần thứ 27 dự kiến ở Singapore (1999) đã chỉ ra các ưu tiên khu vực. Ưu tiên cho những khu vực Đông bắc Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản (các nước phát triển) là những vấn đề về vệ sinh lao động tin học, vấn đề nhà cao tầng ở Nhật dự kiến xây nhà 500 tầng, nếu hình thành thì đây sẽ là ngôi nhà cao nhất thế giới tính đến nay. Còn ở 9 nước Tây Thái Bình Dương (trong đó có nước ta, và mọt số khu vực khác của các nước đang phát triển sự ưu tiên dành cho 2 vấn đề: lao động công nghiệp nhỏ và lao động nông nghiệp, nhất là lao động nông nghiệp với hóa chất bảo vệ thực vật. 1. MỞ ĐẦU 1.1 Định nghĩa Vệ sinh lao động nông nghiệp là một môn chuyên ngành của vệ sinh lao động, nó nghiên cứu ảnh hưởng của những tác hại nghề nghiệp trong môi trươngf lao động và quá trình sản xuất tác động đến sức khỏe nông dân để đề ra các biện pháp phòng chống các tác hại nghề nghiệp đó. 1.2 Phân loại Cách phân loại trước đây thường phân theo cách “hướng đích” tức là hướng vào các sản phẩm, vào các kết quả mà có, do đó bằng cách chia này sẽ bao gồm rất nhiều loại, không kể hết được, mà thực ra vẫn còn thiếu. Ví dụ: Vệ sinh lao động ngư nghiệp, vệ sinh lao động lâm nghiệp… Ngày nay, với cách phân loại “hướng hoạt động” đã bao quát được tất cả các loại một cách khái quát và đầy đủ. 1.2.1 Vệ sinh lao động ngành trồng trọt Vệ sinh lao động chăm sóc sức khỏe cho những nông dân làm nghề “trồng trọt” ở đây, bao hàm: cây lương thực (như lúa, ngô, khoai, sắn,…) cây thực phẩm (rau, đậu, lạc, vừng…) cây ăn quả (chủ yếu nói đến các loại quả có giá trị kinh tế cao, thu ngoiaj tệ nhiều), cây công nghiệp (cao su, chè, cà phê, bông, đay…) và cây thuốc (các loại thuốc truyền thống để chữa bệnh), ngày nay ở nước ta trước sự đổi mới, một số vùng chuyên canh trước đây trồng lúa, rau, nay theo nhu cầu của mức sống cao hơn, theo nhu cầu thị trường đã chuyển sang trồng hoa và cây cảnh, các loại cây cung cấp cho thị trường đô thị và vệ sinh lao động cũng cần quan tâm đến loại cây trồng này. 1.2.2 Vệ sinh lao động ngành chăn nuôi Chăm sóc sức khỏe cho những người lao động chăn nuôi: Đại gia súc (trâu, bò, ngựa…) gia súc (lợn, dê, thỏ…) gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) thủy sản (cá, tôm…) mà trước đây xếp vào loa động ngư nghiệp.
  2. 1.2.3 Vệ sinh lao động sơ chế nông phẩm Khác với các ngành khác, một số sản phẩm của lao động nông nghiệp phải được “chế biến sản phẩm bước đầu” nhằm mục tiêu vận chuyển với khối lượng lớn hơn và chủ yếu là bảo quản tránh hư hỏng (do đặc điểm của nông phẩm – trình bày trong phần 3), như còn làm trong ngành dâu tằm tơ, thuốc lá, một số quả hoặc một số loại gia cầm. 1.3 Đặc điểm của lao động nông nghiệp 1.3.1 Sản phẩm mang tính tươi sống Nếu sản phẩm của lao động khác không bị phá hủy mau chóng bởi thời gian như các sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp, mỹ nghệ… có thể để hàng thành hàng năm, nhưng sản phẩm của lao động nông nghiệp sẽ theo rất ngắn thời gian mất hết giá trị, đó là do tính “tươi sống” của sản phẩm. 1.3.2 Sản phẩm mang tính khu vực Đặc điểm này cũng rất khác với các ngành khác. Hầu như chúng ta có thể xây dựng một số ngày máy, xí nghiệp sản xuất một sản phẩm công nghệ nào đó ở bất cứ đâu (trừ những ngành đặc biệt), sản phẩm ra như nhau, nhưng ở lao động nông nghiệp thì lại amng tính “khu nào – trồng gì”, “khu nào – nuôi gì”. Vì những nông phẩm nổi tiếng luôn gắn với một địa danh nhất đinih, chẳng hạn cà phê, chè, lúa, nho, cam, nhãn v.v… nếu mang cây của vùng đó sang vùng khác trồng chúng ta không thu được sản phẩm như khi trồng ở khu vực đó. 1.3.3 Sản phẩm mang tính phân tán Tất cả các nông phẩm, tất nhiên, đều được sản xuất từ nông thôn, nhưng chủ yếu tiêu thụ lại ở thành thị. Nói cách khác, từ một đô thị chúng ta có thể có rất nhiều nông phẩm của các vùng khác nhau nhưng tại một vùng chuyên canh nào thì người dân ở đó chỉ sử dụng chủ yếu là những nông phẩm vụn đó. Nói sản phẩm mang tính phân tán cũng có nghĩa là phải quan tâm tới vận chuyển chứ không thể “co cục” sản xuất lại được. 1.4 Một số điển hình của lao động nông nghiệp nước ta 1.4.1 Nước ta là một nước nông nghiệp Trước thời kỳ đổi mới, nước ta 90% là lao động nông nghiệp. Sau những năm mở cửa, ngày nay ta nói tới lao động nông nghiệp chiếm 71% tỷ trọng nền kinh tế quốc dân, tất nhiên, một số đất trồng đã dược sử dụng để làm các khu công nghiệp, đất trồng đã trở thành công sở, đã trở thành khu dân cư, đô thị hóa, nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, thực chất đất rừng của ta vẫn hầu như còn nguyên. Tỷ lệ từ 71% so với 90% chủ yếu là do việc ra đời của hàng loạt các ngành nghề mới như du lịch, khách sạn, nhà hàng, thương mại v.v… Cần thay đổi tỷ trọng của cơ chế kinh thế quốc dân.
  3. 1.4.2 Nước ta là nước mà lao động nông nghiệp từ lao động thủ công đi lên Đến nay chúng ta đã có những bước tiến dài trong việc hiện đại hóa nền nông nghiệp, nhưng tỷ trọng của việc cơ giới hóa vẫn còn rất thấp. Trước thời đại mới chúng ta nói 1,5%, ngày nay 7%. Dù vậy thì vẫn còn quá thấp. Một số nước lên đến 40-60% cơ giới hóa nông nghiệp. 1.4.3 Nước ta lao động nông nghiệp với lao động nữ chiếm phần lớn Lao động cơ giới ít, tất nhiên làm việc chân tay phải nhiều, và đương nhiên là nặng nhọc, và còn nhiều yếu tố khác nữa, nhưng lao động nữ lại chiếm phần lớn: 70%, một số quan sát và thống kê cho thấy tỷ lệ đó còn cao hơn. 1.4.4 Nước ta lao động nong nghiệp chịu tác hại của thiên tai và di hại của chiến Tranh Hạn hán, úng lụt, bão hoặc có những mùa lạnh làm chết cả lúa mạ đông của một số vùng, thiên tai luôn đe dọa mùa màng của chúng ta. Chiến tranh đã qua, địch họa trực tiếp không có nữa nhưng di hại của chiến tranh vẫn còn và sẽ còn dài. Đó không phải chỉ là số bom mìn còn sót lại của chiến tranh, đó không chỉ là những khu đất bạc màu của chất độc hóa học chiến tranh mà còn là cả một cơ chế, một nếp nghĩ của thời chiến còn di hại trong nghề nông vố đã là một nghề đi lên từ tản mạn, lạc hậu và thủ công. 2. CÁC TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP TRONG LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG 2.1 Vi khí hậu xấu Một môi trường lao động của lao động nông nghiệp chủ yếu ở ngoài trời, do đó sự tác động của vi khí hậu xấu là rất rõ rệt. 2.1.1 Mùa hè Lao động chịu một môi trường vi khí hậu nóng. Trước hết là do mặt trời nhất là giữa trưa với đủ các loại tia bức xạ khác nhau, điểm đầu tiên là nhiệt độ cao, ở một số nơi do ngoài trời vào lúc giữa trưa, lúc nắng nhất, nhiệt độ lên đến 45-50oC. Kèm theo nhiệt độ không khí tăng là cường độ bức xạ lớn, Mặt khác độ ẩm không khí lên cao, do nước ta là nước nhiệt đới, nóng ẩm, địa hình lại nhiều sông, hồ, ao, kênh rạch sự bay hơi nước rất lớn, Mùa hè lại là mùa bão, càng có điều kiện làm tăng độ ẩm của không khí (80-100%). Riêng ở một vùng lại có “gió nóng” (gió lào) càng làm tăng môi trường vi khí hậu nóng. Kết hợp với thời gian làm việc déo dài của vụ mùa (tháng 5) và điều kiện phòng hộ lúa (sẽ trình bày trong phần II.6), sự tác đọng tới sức khỏe nông dân rất đáng kể: mệt mọi,
  4. tích nhiệt, mất mồ hôi 1 lượng lớn. Da rát, đỏ rộp, bong da… và có thể gây nên say nóng hoặc say nắng. + Say nóng: còn gọi là hiện tượng quá nhiệt. Nạn nhân lúc đầu cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, ù tai, chóng mặt rồi đi đến mê man. Thân nhiệt tăng cao: 39,5-41oC, mồ hôi lúc đầu (khi thân nhiệt chưa tăng cao) toát ra, những khi thân nhiệt đã tăng cao thì lại ít hoặc không. Xét nghiệm: Chlorua trong máu bình thường và Chlorua trong nước tiểu bình thường (hoặc thay đổi không đáng kể). Như vậy mệt mỏi lâu nhất của nạn nhân say nóng trên đồng ruộng là ở sự tăng cao của thân nhiệt và sự sơ cứu ban đầu là tạo điều kiện thăng bàng thân nhiệt. Có rất nhiều biện pháp khác nhau, nhưng trên nguyên tắc trên vận dụng mềm dẻo, tùy điều kiện cụ thể của cộng đồng. Nếu ở ngay ngoài đồng ruộng, chưa thể đưa về trạm y tế xã được, thì phải đưa ngay nạn nhân vào nơi thoáng mát, ví dụ: bóng cây, lều ngoài ruộng… rồi nới bớt các áo quần, thấm nước đắt khăn ướt lên trán và các bộ phận khác… Tóm lại: phải tạo mọi điều kiện để hạ thân nhiệt cho nạn nhân trong bước sơ cứu ban đầu, tiếp theo là các bước như trong xử trí say nong nói chung (xem kỹ trong phần V: khí hậu trong sản xuất). + Say nắng: (còn gọi là hiện tượng co giật do nhiệt) Lúc đầu cũng với cảm giác mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng kèm theo mỏi cơ, đau cơ, nạn nhân cuối cùng đi đến mê man. Thân nhiệt lúc đầu có tăng, nhưng ở giai đoạn cuối lại hầu như không tăng hoặc tăng ít, ngược lại mồ hôi lại vã ra như tắm (lúc đầu thì không hoặc ít, tay chân có co giật nhẹ). Xét nghiệm: có biểu hiện rối loạn chất điện giải: thay đổi Chlorua huyết và Chlorua niệu. Mất mồ hôi kèm theo mất nước do đó lúc đầu Cholorua huyết giảm, nhưng sau đó do mất nhiều mồ hôi “máu cô không bù” lượng Chlorua niệu do hiện tượng cô đặc nước tiểu nên tăng. Say nắng nguy hiểm hơn say nóng nhiều song rất may là lại ít gặp hơn say nóng; lý do có lẽ do tập quán “ăn mặn” của bà con, lượng muối ăn đưa vào trong các bữa ăn (qua các món như: dưa muối, cà muối, thường có quanh năm, nhất là trong màu hè). Vấn đề sơ cứu ban đầu đối với say nắng ngoài việc đưa ngay vào nơi thoáng mát, nới rộng quần áo, còn có việc rất quan trọng, đó là: tạo điều kiện thăng bằng điện giải. Nguyên tắc rất đơn giản này nhưng đôi khi rất khó thực hiện vì khó có thể khả thi trong điều kiện thực địa tại đồng ruộng: ngay cả tại trạm y tế xã, việc truyền dung dịch mặn đăng trương (NaCl 9‰) cũng không phải lúc nào cũng thực hiện được. Điều quan trọn hơn đó là dự phòng.  Biện pháp phòng chống tác hại của vi khí hậu nóng trong lao động nông nghiệp: - Tổ chức lao động tốt, nên nghỉ vào những lúc nóng nhất, nắng nhất. - Cung cấp đủ nước cho nông dân, nước chè nóng. Nước hoa quả và nhiệt độ 20 oC càng tốt. Trước đây, người ta khuyến cáo việc đưa muối vào nước uống, với lý do để bù lại lượng nước mất đó, lonwgj nước ăn (NaCl) đưa vào khoảng 1-2g/l (1-2‰), tuy nhiên như trước đó trình bày, những thói quen “ăn mặc”, chỉ một vài quả cà muối là quá thừa, việc đưa muối vào nước uống là không cần thiết hơn nữa, lại làm mất sự dễ chịu của vị
  5. muối (nước uống ngay, khó uống, do đó uống ít), với nước muối hơi mặn đôi lúc lại làm người nông dân có cảm giác khát thêm. - Trang bị phòng hộ cá nhân chống nóng: mũ nón, quần áo… đầy đủ và có nguyên tắc, nên rộng, vải sợi bông và không dùng màu xám tối vì màu sáng phát xạ tia bức xạ tốt, chất liệu vải làm dễ dàng bay hơi nước hơn. Tuy nhiên điều này còn mang tính lý thuyết nhưng trên thực tế lao động nông nghiệp sử dụng màu sáng lại dễ bẩn do bùn đất, do vậy áp dụng hài hòa và phù hợp với cộng đồng là rất cần thiết - Tổ chức sơ cấp cứu tốt khi xảy ra say nóng, say nắng. 2.1.2 Mùa đông Lao động nông nghiệp mùa đông với nhiệt độ thấp (tất nhiên là thấp so với vùng nhiệt đới của ta), nhiệt độ đo được của không khí nơi làm việc khoảng vài độ C (5-8oC). Độ ẩm vẫn cao, đó vẫn do những yếu tố: Khí hậu nhiệt đới, ao hồ sông ngòi nhiều, nước ruộng bố hơi lên lại còn do có “mưa phùn” (ở phía Bắc). Thêm nữa vì gió, chúng ta có “gió lạnh” (gió mùa Đông Bắc) đã tạo nên một môi trường vi khí hậu lạnh. Thêm vào bởi thời gian làm việc lâu, điều kiện phòng hộ lao động kém, ngâm người ở trong nước lạnh mùa đông đến sức khỏe nông dân đã rõ. Lúc đầu là một cảm giác lạnh, lạnh buốt nhất là ở phần lộ ra ngoài không được quần áo che phủ: mặt mũi, ngón tay, ngón chân (tận cùng chi). Sau đó là hiện tượng “nhiễm lạnh”. Nhiễm lạnh xảy ra, người nông dân trên cơ thể bị hiện tượng co mạch, mạch co mạnh và nhất là các mao mạch có thắt gây khó khăn cho dinh dưỡng tổ chức da, làm da khô, nứt nẻ. Gây tổn thương cho thần kinh vận mạch da: lúc đầu cảm giác đau nhẹ, da trắng bệch và nhợt nhạt, sau dần dần tím lại, buốt và ngứa có nổi mẩn đỏ li ti. Cảm giác tê cóng lạnh buốt và mẩn ngứa (“cước”) có thể hồi phục hoàn toàn nếu ở nước nhiễm lạnh nhẹ và vừa. Nếu nặng sẽ gây mất cảm giác do tổn thương không những tổ chức da mô còn cả ở tổ chức dưới da, dễ bị nhiễm lạnh nhẹ và vừa. Nếu nặng sẽ gây mất cảm giác do tổn thương không những tổ chức da mô còn cả ở tổ chức dưới da, dễ bị nhiễm khuẩn,k do đó gây viêm da. Nhiễm lạnh nặng còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể dễ gây nhiễm khuẩn ở một số đường khác, như đường hô hấp.  Biện pháp phòng chống tác hại của vi khí hậu lạnh trong lao động nông nghiệp. - Cần có chế độ lao động và nghỉ ngơi thích hợp. - Trang bị phòng hộ cá nhân đầy đủ và thích hợp: quần áo phải ấm thoáng và không thấm nước, dùng ủng cao su trong một số trượng hợp có thể… và người ta cũng khuyên nông dân cuối ngày làm việc nên ngâm chân tay vào nước nóng để phòng chống những tác động trên da nói riêng và trên cơ thể nói chung. 2.2 Gánh nặng lao động thể lực lớn Do tỷ lệ cơ giới hóa thấp, lao động nông nghiệp chủ yếu là lao động chân tay, tạo ra
  6. gánh nặng lao động thể lức lớn. Thể hiện bởi 3 vấn đề: 2.2.1 Sự gắng sức Lao động càng thủ công, sực gắng sức càng lớn. Hơn nữa quãng đường từ nhà đến vị trí lao động thường là xa và đi bộ. Một số thống kê cho thấy quãng đường đi làm đồng đến 1000 – 5000m. Những thao tác lao động thường là những lao động nặng với tiêu hao năng lượng lớn hơn lao động khác. Ví dụ thao tác gánh, cày bừa, gặt đập từ 4 – 8 Kcal/phút (lao động thường là 2 – 1,5 Kcal/phút). Và người ta cũng xác định được nếu cùng một quãng đường, gánh 50kg tiêu hao trung bình 7Kcal/phút, nhưng nếu vận chuyển bằng phương tiện (xe, máy móc vận chuyển) thì chỉ mất 1 Kcal/phút. 2.2.2 Tư thế lao động xấu Tư thế lao động xấu làm tăng gánh nặng lao động thể lực. Trong lao động nông nghiệp, có rất nhiều tư thế lao động xấu: cày bừa, cấy gặt… khom cúi (30 – 90o) và vặn mình. Lại có một số tư thế lao động đứng lâu tư thế bó buộc (ví dụ: tát nước) vận cơ chiếm ưu thế chóng mệt. 2.2.3 Chế độ lao động và nghỉ ngơi không thích hợp Do đặc điểm của lao động nông nghiệp mang tính thời vụ. Vào lúc mùa vụ, thời gian lao động trong ngày lên đến 12-15h/ngày dễ gây hiện tượng mệt mỏi, thậm chí quá mệt. Việc tổ chức lao động khoa học đối với lao động nông nghiệp chưa có là bao và đặc biệt là trong ngày mùa. Hơn nữa chế độ nghỉ ngơi (rất quan trọng đối vớ sự chống mệt hồi phục sức khỏe) và chế độ ăn uống chưa tốt: một phần do mức thu nhập thấp; một phần do tập quán ăn uống chưa đúng (lễ tết, giỗ chạp linh đình, nhưng rất đạm bạc trong thường ngày, để cả ngày mùa) và việc chưa hiểu biết đầy đủ vì việc dinh dưỡng hợp lý giữa các thành phần trong bữa, các bữa trong ngày, nhất là ngày mùa…  Biện pháp phòng chống: Lý tưởng nhất là nâng cao tỷ trọng cơ giới hóa, càng cơ giới hóa nhiều càng giảm bớt gánh nặng lao động thẻ lực. Tự động hóa càng tốt. Cố nhiên trong hoàn cảnh hiện tại chưa thể cơ giới hóa tự động ngay được, chúng ta cần cố gắng cải tiến công cụ lao động nếu có thể được cho phù hợp cả về kích thước, hình dáng và trọng lượng, hợp lý hóa các thao tác tránh sự mệt mỏi đến sớm và tránh quá mệt. Và một điều quan trọng là cải tiến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe sau ngày lao động nặng nhọc đặc biệt là trong ngày mùa.  Chú ý: Ngoài gánh nặng lao động thể lực, nông dân còn phải chịu một gánh nặng tinh thần (các ngành khác cũng có nhưng ở lao động nông nghiệp trầm trọng hơn); đó là: giá nông phẩm thấp, chăm sóc ý tế, giáo dục, văn hóa kém thua vùng đô thị, phân phối ruộng nương, phân phối thành phẩm nhiều chỗ còn chưa công bằng và một số tiêu cực xã hội khác. Về vấn đề này cần nghiên cứu cho đầy đủ hơn. Đến nay chưa có một báo cáo hay một nghiên cứu đầy đủ nào về vấn đề này. 2.3 Bụi trong lao động nông nghiệp
  7. Dù lao động thủ công hay lao động cơ giới thì bụi vẫn có và ở những mức độ khác nhau: Khi cấy gặt bụi ít hơn, khi đập phơi, cào sàng nồng độ bụi rất cao. Thành phần các bụi, ở đây bụi hữu cơ chiếm đại bộ phận (bụi lúa, bông, gai, bụi lông gia súc, gia cầm). Bụi hữu cơ của lao động nông nghiệp có đặc điểm là kích thước lớn, gọi là “sợi bụi”, kích thước từ vài chục Micromet đến vài trăm Micromet (µm). Do kích thước như vậy, bụi nông nghiệp thường được giữ ở đường hô hấp trên, gây xung huyết, phù nề niêm mạc mũi và cuối cùng là teo niêm mạc mũi. Bụi cộng với niêm dịch tạo thành vẩy cứng làm giảm khứu giác và nếu nặng hơn có thể gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Do tính chất của bụi hữu cơ nông nghiệp, nó còn có thể gây viêm mũi dị ứng, gây “cơn sốt ngũ cốc” (cơn sốt ngày thứ hai). Trên da, bụi bít các tuyến mồ hôi gây cảm giác khó chịu và ở mức độ cao, gây cản trở điều hòa thân nhiệt. Bụi nhiều trên da cùng với mồ hôi cọ sát kích thích gây ngứa ngáy, lở loét và tạo điều kiện cho viêm da do nhiễm khuẩn cơ hội. Từ máy cày, bụi có thể vào mắt gây sang chấn giác mạc, viêm màng tiếp hợp, thậm chí rối loạn thị giác. 2.4 Nhiễm khuẩn nông nghiệp Lao động nông nghiệp có thể bị nhiễm khuẩn dễ dàng hơn các loại lao động khác. Có 2 con đường nhiễm khuẩn mà người nông dân mắc. 2.4.1 Do chăn nuôi không hợp vệ sinh: Hàng loạt các bệnh nhiễm khuẩn ngay từ vật sang người có thể mắc, nhưng đáng chú ý là một số bệnh như: Bệnh Than, Brucellose, Leptospirose, Tularemie… 2.4.2 Do tập quán sử dụng phân bón không hợp vệ sinh: Phân gia súc, phân người (phân chuồng, phân bắc) và cả nước tiểu nữa được sử dụng là nguồn bón tới cho cây trồng mà không tôn trọng, bất chấp cả mọi qui tắc vệ sinh: Quản lý phân sai qui cách, ủ phân không đúng kỹ thuật vệ sinh, tiếp xúc với phân và nước tiểu tùy tiện (tưới nước tiểu, hót, bón, gánh phân dùng phân bắc…) kết quả là có thể gây nhiễm trực tiếp nhiều ký sinh trùng (trứng giun) hơn các vi khuẩn đường ruột gây bệnh sang người. Một số bác cáo cho thấy ở cả 100% mẫu rau sống có nhiều các loại vi khuẩn chỉ điểm: Aerobic, Cl.Welchii, Coliform, E.Coli.  Biện pháp phòng chống lây nhiễm khuẩn trong nông nghiệp Về mặt kỹ thuật thì không dùng phân người bón ruộng, bón rau nữa là tốt nhất, song điều này không có tính khả thi bởi người dân dã có một tập quán lâu đời, khó có thể thay đổi được; hơn nữa, các loại phân vô cơ (phân đạm, lân, kali) vừa đắt, vừa có những mặt mà theo truyền thống sử dụng chưa phát huy hết được. Do đó việc dùng phân hữu cơ vẫn còn được dùng, chúng ta khuyến cáo: phải tôn trọng nội qui vệ sinh sử dụng an toàn với phân (tập trung phân, xử lý phân, ủ phân đúng qui cách…) Đối với chăn nuôi: Cần giữ vệ sinh chuồng trại cho tốt. Tiêm phòng cho vật nuôi và xử lý đúng nội qui an toàn vệ sinh đối với từng loại sinh vật mang bệnh.
  8. 2.5 Tai nạn lao động trong lao động nông nghiệp Do lao động thủ công, lao động thô sơ chiếm tỷ lệ lớn, do không có nội qui vệ sinh an toàn hoặc có cũng không được biết đến hoặc biết đến cũng không tôn trọng nên việc xảy ra tai nạn lao động trong lao động nông nghiệp là phổ biến. Một số nguyên nhân chính như sau (và thường xảy ra trong ngày mùa): - Tai nạn lao động do dụng cụ cầm tay: 25,8% (Cuốc, thuổng, xẻng, liềm, hái…) - Tai nạn lao động do phương tiện vận chuyển 13,5% (xe, gánh, vác, đội…) - Tai nạn lao động do các công cụ lao động lớn 8,9% (cày, bừa…) - Tai nạn lao động do máy móc nông nghiệp 5,1% (máy kéo, máy cày, máy tuốt lúa…) - Tai nạn lao động do các nguyên nhân khác 46,7% (xụt đất, đổ cây, trâu bò húc…) Vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp đã đưa đến không chỉ sử dụng trong sinh hoạt mà còn trong lao động, đưa máy móc sử dung để tăng năng xuất và giảm nhẹ gánh nặng lao động thể lực. Tuy nhiên lại xảy ra một số tai nạn lao động đi kèm theo: - Tai nạn do điện giật (Dây hở, dây trần, cầu dao hở, sử dụng điện không đúng nôi qui). - Tai nạn do thóc bắn vào mắt (Sử dụng máy tuốt lúa không che chắn, không phòng hộ cá nhân). - Tai nạn mất ngón, mất bàn tay (Máy cưa, máy bào). Mặc dù vậy, ngoài tính phổ biến của tai nạn lao động, còn có một đặc điểm nữa cũng xuất phát từ việc lao động với công cụ thô sơ thủ công mà ra, đó là tính chất của tai nạn lao động thường chỉ là nhẹ hoặc vừa , những tai nạn lao động nặng chiếm tỷ lệ rất thấp, điều này cũng khác biệt với tai nạn lao động của các ngành khác, chẳng hạn lao động công nghiệp; không mắc hoặc hiếm mắc, những khi đã mắc thì nặng nề, di chứng lâu dài, di chứng suốt đời hoặc tử vong. Tính chất và mức độ của tai nạn lao động trong lao động nông nghiệp thống kê được như sau: Vết thương nhẹ, xây xát nông 88,7% Vết thương vừa, xây xát sâu 6,0%
  9. Gẫy xương 3,0% Vết thương ở mắt 1,8% Vết thương ở phủ tạng rỗng 0,5% Mặc dù vậy, tai nạn lao động trong nông nghiệp vẫn là một vấn đề sức khỏe dáng quan tâm vì điện được sử dụng, máy móc đưa vào nhiều dần, vì tính phổ biến của tai nạn, cần phải được phòng chống tốt.  Biện pháp phòng chống tai nạn lao động trong lao động nông nghiệp. - Tuyên truyền giáo dục vệ sinh, tuyên truyền giáo dục sức khỏe và an toàn lao động cần làm tốt để người dân có ý thức tốt và tự biết lo biết phòng chống là cách tốt nhất. - Khi đã xảy ra tai nạn lao động thì tổ chức cấp cứu tốt. 2.6 Vấn đề sơ cứu lao động bát hợp lý Cơ cấu lao động bất hợp lý của lao động nông nghiệp thể hiện ở 3 mặt: Tuổi, giới và học tập nghiệp vụ. Khác với lao động công nghiệp, muốn làm bao giờ cũng phải có một độ tuổi nhất định, ví dụ: 18 tuổi. Và phải nghỉ và được nghỉ đúng chế độ, ví dụ 60 với nam và 55 với nữ. Ở một số ngành nặng nhọc thì 55 với nam và 50 với nữ. Ở một số ngành nghề mà lao động nặng nhọc cộng với độc hại thì ngưỡng tuổi nghỉ hưu còn thấp nữa. Ngày lao động và giờ lao động cũng vậy. Tuần làm 6 ngày. Dần dần chúng ta sẽ áp dụng (dựa trên cơ sở khoa học lao động) tuần là 5 ngày. Ngày làm việc 8 giờ và lao động nặng nhọc, độc hại thì 7 giờ hoặc thấp hơn. Ở lao động nông nghiệp tuổi dưới 18 vừa lao động như một lao động chính và không biết đến tuổi nghỉ hưu. Không quan tâm đến ngày làm việc trong tuần và giờ làm việc trong ngày (một phần cũng do đặc điểm mùa vụ) nhưng chủ yếu ở đây có vấn đề về tuổi và lao động, thực chất đó là vấn đề vệ sinh lao động lứa tuổi chưa được tôn trọng: vệ sinh lao động thiếu niên, vệ sinh lao động người có tuổi chưa được chú ý. Vấn đề thứ hai là giới lao động. Như các thống kê cho biết: ở nước ta 70% lao động nông nghiệp là nữ, mà lao động nữ cũng đã có những qui định riêng đối với vệ sinh lao động phụ nữ, vì ở hầu hết các chỉ tiêu hoạt động cơ bản phụ nữ đều thua kém nam giới; Lực bóp cơ tay, lực kéo cơ chân, sức nhanh, sức mạnh, độ dẻo dai, các cấu trúc cơ thể phụ nữ đều yếu tố và nhỏ hơn nam giới: xương, cơ, khớp đến các phủ tạng. Da mỏng hơn và lớp mỡ dưới da dày hơn (nhiễm độc dễ hơn và tích lũy chất độc dễ hơn). Thần kinh tâm lý cũng nhạy cảm hơn, dễ xúc động hơn. Hơn thế nữa người phụ nữ lại có một số giai đoạn sinh lý đặc biệt đòi hỏi phải có sự tôn trọng nếu không dễ để lại di chứng nếu lao động nặng nhọc độc hại, đó là: có kinh, có thai, nuôi con nhỏ, cho con bú. Sự khác biệt về nhiều chỉ tiêu sinh lsy trong những giai đoạn đặc biệt đó so với giai đoạn khác đòi
  10. hỏi phải có chế độ lao động phù hợp và nghỉ ngơi hợp lý. Ở đây vấn đề vệ sinh lao động phụ nữ được chú ý một cách thỏa đáng. Vấn đề truyền nghề một cách hết sức kinh nghiệm chủ nghĩa, việc tổ chức học tập nghiệp vụ hầu như không có, khác hẳn với lao động công nghiệp; phải được học nghề, ít nhất cũng hàng tháng, hàng năm và còn phải thử việc, chưa kể một số nghề “không được làm”, chống chỉ định”, còn ở lao động nông nghiệp thì không có vấn đề này. Không khám tuyển, không khám định kỳ và không tổ chức học tập nghiệp vụ.  Biện pháp khắc phục - Thực hiện vấn đề vệ sinh lao động lứa tuổi, qui định tuổi lao động, nhất là đối với trẻ nhỏ để đảm bảo sự phát triển cơ thể được bình thường, nếu phải làm quá nặng và quá sớm, cơ thể không phát triển bình thường. - Thực hiện tốt vệ sinh lao động phụ nữ. Lao động phù hợp với phụ nữ và phù hợp với từng giai đoạn sinh lsy đặc thù (khi có thai, khi nuôi con nhỏ…). - Đối với một số tác hại nghề nghiệp, nhất thiết phải được học tập, phải được truyền thông đầy đủ, nhất là ở phần tiếp sau đây. 2.7 Vấn đề sử dụng hóa chất trong lao động nông nghiệp Ngày nay, không những ở trong nước mà cả trên thế giới việc sử dụng hóa chất trong lao động nông nghiệp là phổ biến và tăng trưởng mạnh mẽ. Thông thường hóa chất được sử dụng trong nông nghiệp. 2.7.1 Phân vô cơ: Phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp. 2.7.2 Hóa chát bảo vệ thực vật: Ngày nay được định nghĩa rất rộng rãi bao gồm cả các loại hóa chất trừ sâu, trừ bệnh cho cây trồng, ngâm giống, phòng bệnh cho hạt, hóa chất diệt cỏ, và hóa chất kích thích, điều hòa tăng trưởng. Việc phân tích tác hại của những hóa chất bảo vệ thực vật và những biện pháp phòng chống sẽ trình bày ở một bài riêng (xem bài nhiễm HCBVTV sử dụng trong lao động nông nghiệp và biện pháp phòng chống).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2