Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
VỀ THUẬT TOÁN CHẾ ÁP NHIỄU TÍCH CỰC<br />
TRONG RA ĐA BIỂN<br />
Lê Ngọc Uyên*, Trần Văn Hùng, Nguyễn Văn Hạnh, Trần Thị Trâm<br />
Tóm tắt: Ngày nay có nhiều phương pháp bảo vệ chống lại sự can thiệp của<br />
nhiễu vào hệ thống ra đa. Trong bài bài báo này, chúng tôi trình bày thuật toán<br />
chống nhiễu tích cực trong các đài ra đa, được bố trí trên các đảo ở biển, có thể<br />
đưa vào ứng dụng trong thực tế. Thuật toán này dựa trên cơ sở đánh giá các tham<br />
số nhiễu tích cực và lựa chọn phương pháp thích hợp nhất để bảo vệ đài ra đa trong<br />
một tình huống cụ thể. Nó đã được đề cập đến cả hai vấn đề đặc tính lý thuyết và<br />
đặc biệt là việc thực hiện thực tế của thuật toán này. Công cụ quan trọng để hiệu<br />
chỉnh thuật toán là sơ đồ của giá thử chương trình phần mềm – phần cứng, cũng<br />
như kết quả của thuật toán chống nhiễu nhận được từ đó.<br />
Từ khóa: Nhiễu thụ động, Nhiễu tích cực, Thuật toán chống nhiễu, Đài ra đa.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Các ra đa trên bờ biển hoặc trên đảo cần được xem xét ảnh hưởng tác động của<br />
các nhiễu thụ động và nhiễu tích cực, đồng thời với ảnh hưởng của tạp. Các nhiễu<br />
thụ động được thiết lập bởi các phản xạ tự nhiên, các bề mặt phía dưới (mặt nước<br />
biển) và các đối tượng của đường bờ biển. Các nhiễu tích cực được tạo ra bởi các<br />
thiết bị vô tuyến, các đài ra đa. Các đài, trạm gây nhiễu có thể thu được các tín hiệu<br />
phát xạ (TPX) tấn công ra đa và tạo ra nhiễu trên cơ sở các tham số của tín hiệu<br />
phát xạ: phát xạ theo hướng tấn công ra đa được sao bản bởi TPX, điều chế biên<br />
độ, pha, tần số, thời gian trễ, .v.v..[1].<br />
Do thực tế, các loại nhiễu làm giảm đáng kể hiệu quả của các ra đa, do đó cần<br />
phải trang bị phương tiện để chống lại sự can thiệp của nhiễu vô tuyến. Các<br />
phương pháp bảo vệ chống nhiễu tích cực bằng cách này hay cách khác dựa trên<br />
thực tế càng nhiều càng tốt "mang đến" các tham số làm việc của đài ra đa và<br />
nhiễu: theo tần số làm việc, phân cực, thời gian, không gian. Trong trường hợp này<br />
trước tiên cần phải phát hiện sự hiện diện của nhiễu tích cực.<br />
Trong khuôn khổ cấu trúc điển hình của bộ xử lý dữ liệu trong đài ra đa [2],<br />
được thực hiện trong các bước xử lý sơ cấp và thứ cấp (xử lý tín hiệu và dữ liệu) từ<br />
việc bảo vệ sự can thiệp của nhiễu tích cực chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cả hai<br />
bước xử lý trên. Ngoài ra, các bộ xử lý dữ liệu (xử lý thứ cấp) phải thực hiện hợp<br />
lý chuyển các phương án khác nhau cho việc bảo vệ chống sự can thiệp của nhiễu,<br />
trong trường hợp không đưa ra một kết quả tích cực. Điều này dẫn đến việc sử<br />
dụng các thuật toán tổng hợp thực hiện các nhiệm vụ sau đây:<br />
1. Phát hiện sự tác động của nhiễu tích cực;<br />
2. Xác định các tham số của nhiễu, nếu có;<br />
3. Lựa chọn phương pháp bảo vệ.<br />
Sau đây sẽ trình bày một cách có hệ thống về thực tế của phương pháp chống<br />
nhiễu tích cực, cũng như cấu trúc của thuật toán, dựa trên các phương pháp này.<br />
<br />
<br />
<br />
148 L.N. Uyên, T.V. Hùng, …, “Về thuật toán chế áp nhiễu tích cực trong ra đa biển.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỐNG NHIỄU TÍCH CỰC<br />
2.1. Sử dụng các anten bù trừ<br />
Phương pháp này cho phép bảo vệ từ sự can thiệp của nhiễu tích cực, các hướng<br />
mà không trùng với hướng của mục tiêu, đó là, tạo bởi bức xạ đến giản đồ hướng<br />
của mạng anten thu (búp sóng bên) liền kề với búp sóng chính. Trong mạng anten<br />
thu được sử dụng cùng với mô hình bức xạ anten bù trừ, giản đồ hướng được “phủ<br />
lên” giản đồ cơ bản trong vùng ngoài búp sóng chính. Ý tưởng của phương pháp<br />
này là do sự tương quan hệ số r giữa các kênh chính và kênh bù trừ thực hiện trừ<br />
tín hiệu của kênh bù trừ từ các tín hiệu kênh chính.<br />
Hệ số tương quan tại mỗi thời điểm được định nghĩa:<br />
=<br />
(1)<br />
Khi đó:<br />
= [( − [ ]) ( − [ ])];<br />
= [( − [ ]) ]; (2)<br />
= { , }.<br />
Ở đây: – tín hiệu nhận ở kênh chính; – tín hiệu nhận ở kênh bù<br />
Tín hiệu sau khi xử lý bù tại mỗi thời điểm:<br />
= − . (3)<br />
Trong quá trình xử lý thứ cấp theo độ dài thực hiện L trong giả thiết ergodic của<br />
tín hiệu và nhiễu (nếu khoảng thời gian trung bình là đủ ngắn) đầu ra tín hiệu ⌈ ⌉<br />
tại thời điểm n được tính theo công thức tương tự, trong đó thay thế các giá trị thực<br />
sự của tính chất xác suất các tín hiệu và nhiễu, vì thế giá trị chọn chúng sẽ là:<br />
∗ ( [ ]− )( [ ] − );<br />
= ∑<br />
∗<br />
∗<br />
= ∗ ∗ ;<br />
= ∑ ⌈ ⌉; (4)<br />
( ∗) ∑ ( [ ] − );<br />
=<br />
= { , };<br />
[ ] = [ ] − ∗ . [ ].<br />
<br />
Hiệu quả triệt nhiễu tích cực tốt nhất sẽ quan sát được khi đưa búp sóng bên đầu<br />
tiên nhất có giá trị lớn nhất vào đúng vị trí của nhiễu tích cực.<br />
Phương pháp bù được thể hiện ở hình 1 [3].<br />
2.2. Sử dụng "số không" của giản đồ hướng<br />
Cách tiếp cận này có nghĩa là vị trí góc của nhiễu tích cực đã biết và hầu như<br />
không thay đổi trong một thời gian ngắn. Đối với việc xác định vị trí góc có thể<br />
được định kỳ dừng lại để thăm dò, chỉ lấy tín hiệu nhiễu. Sau khi xác định vị trí<br />
góc cần thiết phải "xoay" mạng anten thu theo cách như vậy mà một trong những<br />
"số không" của giản đồ anten đến hướng của nhiễu tích cực. Với phương pháp này,<br />
các tín hiệu từ mục tiêu không nhất thiết phải luôn luôn rơi vào búp sóng chính lớn<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 149<br />
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
nhất của giản đồ hướng mạng anten thu, nhưng nhiễu tích cực sẽ bị chế áp rõ rệt.<br />
Khi mục tiêu rơi vào đỉnh của búp sóng chính thì hiệu quả của chế áp nhiễu tích<br />
cực là tối đa. Kết quả của phương pháp này thể hiện trong hình 2 [4].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Xuất hiện sự bù khi Hình 2. Sử dụng số không của<br />
sử dụng anten bù. giản đồ hướng.<br />
2.3. Phương pháp phân cực<br />
Còn một phương pháp chống nhiễu tích cực dựa trên việc sử dụng phân cực đối<br />
với sự chiếu xạ mục tiêu. Hệ thống này phải được xem xét trên hai kênh phát xạ và<br />
thu - với phân cực ngang và phân cực đứng. Đơn cử, cho tín hiệu nhiễu tích cực là<br />
phân cực tròn, còn mục tiêu được chiếu xạ bằng tín hiệu với phân cực đứng. Khi đó,<br />
tín hiệu nhiễu sẽ đi vào hai kênh thu, còn tín hiệu từ mục tiêu chỉ vào kênh duy nhất<br />
với phân cực đứng. Trong trường hợp này, các kênh với phân cực đứng có thể được<br />
sử dụng như là bù và khi đó quy trình triệt nhiễu tương tự như đã trình bày ở trên.<br />
3. THUẬT TOÁN CHỐNG NHIỄU TÍCH CỰC<br />
3.1. Cấu trúc của hệ thống ra đa trên biển<br />
Sau đây ta xem xét ứng dụng cụ thể của việc chống nhiễu tích cực trong ra đa<br />
chủ động với mạng anten mạng pha thụ động. Cấu trúc chung của khối xử lý dữ<br />
liệu được hiển thị trong hình 3.<br />
Cấu trúc này là điển hình của ra đa trên biển. Các bộ xử lý tín hiệu có thể thực<br />
hiện quét điện tử bằng cách thay đổi các hệ số pha khi xử lý một tín hiệu phát xạ. Tại<br />
đầu vào của bộ xử lý thứ cấp (xử lý cấp 2) có các thông tin nhận dạng về cự ly và vị<br />
trí góc của mục tiêu trong không gian, cũng như các dữ liệu xử lý thông tin ra đa.<br />
Phần mềm thiết bị xử lý thứ cấp có chức năng chế áp nhiễu tích cực. Thường thì<br />
phần mềm đó được thực hiện như một bộ mô đun trong khuôn khổ thực hiện các<br />
dòng tính toán song song (được thể hiện ở hình 3). Các dữ liệu ban đầu để thực<br />
hiện thuật toán chế áp nhiễu là việc thực hiện xử lý dữ liệu sơ bộ từ đầu ra của bộ<br />
xử lý tín hiệu. Điều quan tâm chính trong trường hợp này là dạng mục tiêu, cũng<br />
như các thông tin liên quan đến chúng về độ lớn của mô đun tín hiệu và nhiễu<br />
trong kênh chính và kênh bù.<br />
<br />
<br />
150 L.N. Uyên, T.V. Hùng, …, “Về thuật toán chế áp nhiễu tích cực trong ra đa biển.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ cấu trúc của đài ra đa biển.<br />
3.2. Thuật toán ở dạng máy tự động hữu hạn<br />
Thuật toán chế áp nhiễu tích cực trong bối cảnh các ứng dụng của nó ở hệ thống<br />
đã trình bày ở trên có thể được biểu diễn ở dạng máy tự động hữu hạn (hình 4).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Thuật toán chống nhiễu tích cực.<br />
Thời gian lưu trú tối thiểu trong mỗi trạng thái ∆ được xác định bởi chu kỳ<br />
chạy thuật toán trong xử lý thứ cấp thiết bị phần mềm. Điều kiện chuyển đổi từ<br />
một trạng thái sang trang thái ghi nhận dưới dạng mũi tên. Trạng thái máy tự<br />
động hữu hạn được xem xét dưới đây.<br />
Kiểm tra nhiễu - Trong trạng thái hiện tại tạo ra sự so sánh mô đun các tín hiệu<br />
nhận được (không bao gồm các mục tiêu đáp ứng) với ngưỡng mà phụ thuộc vào<br />
tạp nội tại của mạng thu và quyết định về việc có hay không có nhiễu tích cực<br />
trong vùng quan sát của đài ra đa.<br />
Hiệu chỉnh tần số - Trong trạng thái hiện tại sẽ thực hiện hiệu chỉnh tần số cho<br />
đến khi không có nhiễu tích cực hoặc sẽ chạy ra khỏi các tần số điều hành cho<br />
phép. Tần số được thay đổi theo một "lộ trình" định trước.<br />
Phương pháp bù - Một số phương pháp dựa trên cơ sở xác định vị trí góc của<br />
nhiễu tích cực. Đây là phương pháp bù với sự thay đổi hướng búp sóng chính của<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 151<br />
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
giản đồ định hướng đến vị trí bù nhiễu tích cực tốt nhất, hoặc phương pháp phân<br />
cực hoạt động tốt nhất.<br />
3.3. Phát hiện nhiễu tích cực và đánh giá các vị trí góc của nó<br />
Các bước kiểm tra nhiễu bao gồm:<br />
1. Thực hiện bằng cách quét điện tử trong không gian, nơi có thể có nhiễu tích<br />
cực, bằng cách đặt ra các tia ở dạng "hình quạt" (cùng một lúc hoặc một vài tia bức<br />
xạ) với từng bước nhỏ dọc theo góc thẳng đứng và nằm ngang ( 1º). Xác định<br />
hướng với mô đun tối đa nhiễu tích cực Mcm (Mcm, Mkm- Mô đun tín hiệu và nhiễu<br />
tích cực tương ứng trong các kênh bù và kênh chính). Quan trọng hơn, nhiễu có thể<br />
có hoặc không có trong một hướng nhất định.<br />
2. Trong hướng được xác định bởi giai đoạn trước, thực hiện một quy trình phát<br />
hiện nhiễu tích cực. Nó bao gồm việc so sánh các tính toán trong bộ xử lý tín hiệu<br />
của hệ số ∗ với 0, cũng như kiểm tra các điều kiện Mcm > Mkm. Nếu ∗ là khác 0<br />
và điều kiện được đáp ứng, sự hiện diện của nhiễu tích cực được xác nhận, nếu<br />
không có thể kết luận rằng nó ở hình quạt.<br />
3. Sau khi xác nhận sự hiện diện của nhiễu tích cực, ta hiệu chỉnh chính xác vị<br />
trí góc của nó bằng cách di chuyển con trượt trung bình.<br />
4. GIÁ THỬ NGHIỆM<br />
Để giải quyết thuật toán chế áp nhiễu tích cực, ta chuẩn bị bộ thử nghiệm được<br />
lắp ráp như hình 5.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Cấu trúc giá thử nghiệm.<br />
Trong đó, bao gồm các vị trí anten, mạng anten thu, anten phát, nguồn tín hiệu,<br />
mục tiêu giả, máy phát tín hiệu nhiễu tích cực, bộ xử lý tín hiệu và điều khiển máy<br />
tính với các chương trình công nghệ. Các giá thử nghiệm tương tự được sử dụng<br />
rộng rãi khi hiệu chỉnh các hệ thống ra đa hiện đại nhờ các ưu điểm sau:<br />
1. Có khả năng hiệu chỉnh của các thiết bị riêng độc lập và phần mềm của chúng;<br />
2. Có khả năng làm việc với sự thay thế một số mô đun của mô phỏng phần mềm<br />
hệ thống.<br />
<br />
<br />
152 L.N. Uyên, T.V. Hùng, …, “Về thuật toán chế áp nhiễu tích cực trong ra đa biển.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Giá thử này đã được thử nghiệm có độ tin cậy cao đối với các thuật toán bù và<br />
phân cực để chế áp nhiễu tích cực [5].<br />
Trong mạng anten thu ngoài kênh chính còn có kênh bù. Bộ xử lý tín hiệu sử<br />
dụng các thuật toán được mô tả trong phần 2.1. Các kết quả xử lý tín hiệu nhận<br />
được khi khóa và mở các thuật toán bù chế áp nhiễu tích cực (xử lý sơ cấp) thể<br />
hiện trên hình 6. Mục tiêu nằm ở phần tử thứ 53 của cự ly.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Kết quả sử dụng phương pháp bù.<br />
Có thể dùng biện pháp sau để chế áp nhiễu - Sử dụng các dạng khác nhau của<br />
phân cực. Trong thí nghiệm, tín hiệu nhiễu có phân cực đứng, còn mục tiêu được<br />
chiếu xạ với tín hiệu phân cực ngang. Các kết quả xử lý tín hiệu nhận được khi<br />
khóa và mở thuật toán phân cực chế áp nhiễu tích cực (xử lý sơ cấp) thể hiện trên<br />
hình 7.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Kết quả ứng dụng thuật toán phân cực chế áp nhiễu tích cực.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Ra đa, 08 - 2016 153<br />
Kỹ thuật siêu cao tần & Ra đa<br />
<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Bài báo này trình bày một cách nhìn tổng quan về các phương pháp chế áp<br />
nhiễu tích cực được sử dụng trong thực tế và chỉ ra sự cần thiết ứng dụng một thuật<br />
toán tích hợp để thực hiện việc áp dụng các phương pháp, tùy thuộc vào bản chất<br />
của đối tượng gây nhiễu ra đa.<br />
Các mô tả của thuật toán được phát triển để chế áp nhiễu cho ra đa trên biển, trong<br />
đó hiện đã được thực hiện trong phần mềm của hệ thống thực và đã được thử nghiệm.<br />
Trong thiết kế và hiệu chỉnh thuật toán được sử dụng giá thử nghiệm, đơn giản<br />
hóa đáng kể quá trình. Bài báo này cung cấp một sơ đồ của giá thử nghiệm và kết<br />
quả việc sử dụng các giai đoạn khác nhau của thuật toán tích hợp chế áp nhiễu.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Ширман Я. Д. “Теоретические основы радиолокации”. – М.:Советское<br />
радио, 1970, - 560 с.<br />
[2]. Фарина А., Студер Ф. “Цифровая обработка радиолокационной<br />
информации”. Сопро-вождение целей. – М.: Радио и связь, 1993, – 320с.<br />
[3]. Канащенков А.И., Меркулов В.И. “Защита радиолокационных систем<br />
от помех”. – М.: Радиотехника, 2003, – 414с.<br />
[4]. Ратынский М.В. “Адаптация и сверхразрешение в антенных решетках”.<br />
– М.: Радио и связь, 2003, – 200 с.<br />
[5].Смит С. “Цифровая обработка сигналов. Практическое руководство для<br />
инженеров и научных работников”. – М.: Додэка-ХХI, 2012, – 720с.<br />
ABSTRACT<br />
PROTECTION ALGORITHM FROM ACTIVE INTERFERENCE<br />
IN THE MARINE RADAR<br />
Today there are many methods of protection against interference in radar<br />
technology. The article focuses on the protection against jamming in the radar<br />
on a movable base (namely, a sea-based). A complex algorithm of protection<br />
against jamming, implemented in practice is presented. This algorithm is<br />
based on an assessment of the active noise parameters and choosing the most<br />
appropriate method of protection in a particular situation. It affects both<br />
theoretical issues and particularly the practical implementation of this<br />
algorithm. As an important tool for debugging algorithm is a diagram of<br />
hardware and software of the stand, as well as the results of the algorithm for<br />
noise protection.<br />
Keywords: Passive noise, Positive noise, Anti-jamming algorithm, Radar.<br />
<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 06 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 26 tháng 07 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 01 tháng 08 năm 2016<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Ra đa/ Viện Khoa học và Công Nghệ Quân sự/ Bộ Quốc phòng.<br />
*<br />
Email của tác giả liên hệ: uyenvrd2006@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
154 L.N. Uyên, T.V. Hùng, …, “Về thuật toán chế áp nhiễu tích cực trong ra đa biển.”<br />