intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VẼ TRANG TRÍ TRÂU ĐỌI SƠN - NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI

Chia sẻ: Dfsfds Fsdfdsf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

76
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thật vinh dự cho những chú trâu, cho những người chủ trâu, và cho cả các họa sĩ vẽ trang trí lên những chú trâu này khi được tham gia vào Lễ Tịch điền đầu Xuân Nhâm Thìn năm nay nhằm vào sáng mùng 6 tháng Giêng (tức 28/1/2012). Sau Lễ phát lệnh xuống đồng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các vị lãnh đạo của tỉnh Hà Nam, của huyện Duy Tiên và đại diện người dân xã Đọi Sơn bước xuống mảnh ruộng Tịch Điền....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VẼ TRANG TRÍ TRÂU ĐỌI SƠN - NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI

  1. VẼ TRANG TRÍ TRÂU ĐỌI SƠN - NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
  2. Thật vinh dự cho những chú trâu, cho những người chủ trâu, và cho cả các họa sĩ vẽ trang trí lên những chú trâu này khi được tham gia vào Lễ Tịch điền đầu Xuân Nhâm Thìn năm nay nhằm vào sáng mùng 6 tháng Giêng (tức 28/1/2012). Sau Lễ phát lệnh xuống đồng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các vị lãnh đạo của tỉnh Hà Nam, của huyện Duy Tiên và đại diện người dân xã Đọi Sơn bước xuống mảnh ruộng Tịch Điền. Ai nấy đều vui mừng, hớn hở tay giữ cày điều khiển các chú trâu đen mượt mở những xá cày đầu xuân, làm tươi mới màu đất phù sa cổ. Theo các văn tự cổ, lễ Tịch Điền bắt nguồn từ thời Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) năm 987, cách nay chừng 1025 năm. Thủa ấy, mỗi độ xuân về, vua cùng văn võ bá quan về cánh đồng dưới chân núi Đọi, nay thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, làm lễ Tịch Điền. Sau ba đường cày của vua, các quan cũng lần lượt xuống ruộng cày một vài đường nhằm khích lệ nông dân chăm lo sản xuất, phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển lúa nước. Trong lễ Tịch điền đầu tiên ở Việt Nam diễn ra vào năm 987 ấy, khi cày ruộng vua Lê Đại Hành đã phát hiện được một hũ vàng. Năm sau (988), nhà vua cày ở thửa ruộng khác lại được một hũ bạc. Vì thế mà hai thửa ruộng này được đặt tên là “Kim ngân điền”. Thực ra, số vàng, bạc ấy là do vua cho người chôn sẵn, nhằm
  3. khích lệ nhân dân ham cày ruộng thì có ngày sẽ “bắt được vàng”. Ý nghĩa sâu xa hơn là siêng năng cày cấy là sẽ làm ra vàng bạc. Trở lại thời hiện đại, Xuân Nhâm Thìn năm nay, lễ hội Tịch điền được tổ chức lần thứ 4 với quy mô cấp tỉnh, diễn ra trong 3 ngày từ mùng 5 đến mùng 7 Tết Âm lịch. Trong nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội đặc sắc, phải kể tới Hội thi vẽ trang trí Trâu diễn ra trọn ngày mùng 6 Tết (28/1/2012). Đây là một trong những sự kiện độc đáo thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Từ mờ sáng, các chú trâu “nền” được ban tổ chức lễ hội chọn lựa từ các thôn xóm trong vùng, đã được các chủ trâu tập kết tại bãi gần sân khấu chính để sẵn sàng làm giá vẽ cho họa sĩ. Cũng có mặt từ rất sớm, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam và các vị lãnh đạo huyện Duy Tiên cùng các họa sĩ của tỉnh nhà chào đón các họa sĩ từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về giao lưu. Các họa sĩ tham gia đều được trân trọng trao cờ lưu niệm và bốc thăm mã số trâu của mình.
  4. Đúng 9h sáng, sau hồi trống khai hội của Chủ tịch UBND huyện Duy Tiên Nguyễn Đức Vượng, các họa sĩ tỏa về khu sân bãi nhận trâu và bắt đầu công việc với bút, màu.
  5. Các ý tưởng nghệ thuật tạo hình của các họa sĩ nhanh chóng được thể hiện cụ thể thành nét, thành chấm, thành hình, thành mảng miếng với đủ các sắc thái trên mình trâu đen mượt. Các họa sĩ chủ nhà Hà Nam có khuynh hướng trang trí các biểu tượng truyền thống như chim hạc, người bơi chải trên thuyền rồng, mây trời, núi đồi, hình xoáy âm dương, môtíp trang trí trống đồng, chữ Nho,... Trong khi đó, các họa sĩ từ thành phố Hồ Chí Minh vẽ lên mình trâu những mảng màu, mảng hình lớn mang tính khái quát, trừu tượng biểu hiện, màu sắc mạnh mẽ, đường nét thô đậm, khúc chiết mang tới cảm xúc vui tươi, sinh động của những lá cờ hội rực rỡ bay phấp phới. Với các họa sĩ từ thủ đô Hà Nội, hình nét, màu sắc thể hiện theo hướng khai thác triệt để yếu tố trang trí, đồ họa với hình sóng uốn lượn hay gấp khúc, hoa văn chạy xoáy ốc thuận và nghịch, các chấm, vạch liền mạch hay ngắt nhịp bám lượn duyên dáng theo khối hình cơ thể trâu. Các tác phẩm thể hiện hình tượng nghệ thuật một cách linh hoạt, biến tấu và vui mắt. Sau một ngày làm việc miệt mài của các họa sĩ, ba mươi chú trâu đen mượt qua tài nghệ của các họa sĩ đã “biến hình” thành 30 tác phẩm sống động, rực rỡ sắc màu với đề tài phong phú, ấn tượng. Các họa sĩ đã thực hiện rất tốt yêu cầu và mục đích do ban Tổ chức đề ra. Ban giám khảo đã gặp khá nhiều khó khăn trong việc xem xét, so sánh, cân nhắc kỹ lưỡng để tìm ra 1 giải Nhất, 2 giải Nhì và 3 giải Ba trong
  6. số 30 tác phẩm xuất sắc trên. Giải nhất thuộc về họa sĩ Phương Vũ Mạnh tới từ Hà Nội, cho tác phẩm trâu số 30 của anh. Hội thi vẽ trang trí trâu cùng hòa vào không khí lễ hội “Tịch Điền Đọi Sơn” đã làm nên nét văn hóa độc đáo, tiếp nối truyền thống mà vẫn mang hơi thở đương đại, cũng như góp phần khuyến khích, cổ vũ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của đất nước nói chung và của nhân dân tỉnh Hà Nam nói riêng. Lễ hội đã tôn vinh một vùng quê châu thổ với núi Đọi sông Châu ngàn năm văn hiến.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2