VẾT THƯƠNG, VẾT BỎNG BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC QUÂN SỰ
lượt xem 10
download
Trong chiến tranh hiện đại khi sử dụng vũ khí hoá học, có thể gặp các tổn thương hỗn hợp. - Vết thương, vết bỏng bị nhiễm chất độc. - Vết thương, vết bỏng mà cả các vùng da lành và cơ quan hô hấp… đều bị nhiễm chất độc. - Vết thương, vết bỏng không bị nhiễm chất độc, nhưng các bộ phận khác bị nhiễm chất độc. - Chấn thương kín với nhiễm chất độc. Những vết thương, vết bỏng có thể bị nhiễm độc do các mảnh của vũ khí hoá học (lựu đạn, mìn, bom hoá học, vv…) và các...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: VẾT THƯƠNG, VẾT BỎNG BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC QUÂN SỰ
- VẾT THƯƠNG, VẾT BỎNG BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC QUÂN SỰ I. ĐẠI CƯƠNG Trong chiến tranh hiện đại khi sử dụng vũ khí hoá học, có thể gặp các tổn th ương hỗn hợp. - Vết thương, vết bỏng bị nhiễm chất độc. - Vết thương, vết bỏng mà cả các vùng da lành và cơ quan hô hấp… đều bị nhiễm chất độc. - Vết thương, vết bỏng không bị nhiễm chất độc, nhưng các bộ phận khác bị nhiễm chất độc. - Chấn thương kín với nhiễm chất độc.
- Những vết thương, vết bỏng có thể bị nhiễm độc do các mảnh của vũ khí hoá học (lựu đạn, mìn, bom hoá học, vv…) và các mảnh quần áo rách, đất bị thấm chất độc rơi vào. Các chất độc còn có thể thấm qua băng gây nhiễm độc. Tất cả các vết thương, vết bỏng trong khu vực ô nhiễm do chất độc đều có khả năng bị nhiễm độc. Chất độc quân sự có hại nhóm chính: 1. Nhóm các chất độc gây chết người gồm có: - Chất độc đối với thần kinh: Sarin, Tabun, Soman, chất V. - Chất độc gây toàn thân: axit hydroxyanic, xianogen clorit. - Chất độc gây loét da, niêm mạc: iperit, lewizit. - Chất độc gây ngạt thở: photgen, diphotgen. 2. Nhóm các chất độc chỉ ảnh hưởng tạm thời đến sức khoẻ gồm: - Chất gây chảy nước mắt: CS, CN. - Chất gây nôn mửa: adamsit. - Chất độc gây rối loạn tinh thần: BZ
- Khi bị tổn thương hỗn hợp, tình trạng chung của cơ thể (tính phản ứng, khả năng phục hồi, bù trừ...) bị thay đổi, do đó quá trình diễn biến của vết thương, vết bỏng, của cơ thể nhiễm độc cũng thay đổi. Tình trạng vết thương, vết bỏng và diễn biến của vết thương, vết bỏng tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại chất độc. Vì thế chúng ta cần biết đặc điểm, diễn biến và cách xử trí kỳ đấu các vết thương, vết bỏng bị nhiễm chất độc quân sự. II. DIỄN BIẾN CỦA VẾT THƯƠNG, VẾT BỎNG BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC QUÂN SỰ: Trong chiến tranh, khi kẻ địch dùng chất độc quân sự thì chất độc có thể rơi hoặc bắn vào các vết thương, vết bỏng. Từ đó có 2 loại diễn biến: 1. Chất độc ngấm qua vết thương, vết bỏng và vào cơ thể: - ở vết thương: Do da không còn nguyên vẹn để ngăn cản và làm chậm quá trình hấp thụ của chất độc, nên các chất này lan nhanh vào các tổ chức ở sâu, rồi ngấm vào cơ thể bằng các mao mạch. Chất gây độc đối với thần kinh được hấp thụ nhanh nhất, chỉ sau 30 đến 40 phút kể từ khi nhiễm vào vết thương, chất độc đã ngấm hết. Lúc đó tại vết thương, vết
- bỏng không còn thấy chất độc nữa. Chỉ có thể tìm thấy được một số vết tích của chất độc ở dịch tiết của vết thương và vết bỏng. Chất độc gây loét da, niêm mạc thì sau 3 giờ là ngấm hết và không thể tìm thấy chúng ở dạng tự do nữa. Quá trình hấp thụ sẽ càng nhanh khi chất độc càng dễ hoà tan trong các dung môi béo (mỡ, dầu). Vết thương là một cửa ngõ đã mở sẵn, nên chỉ cần một lượng chất độc rất ít cũng gây nhiễm độc nặng, thậm chí có thể gây tử vong. - ở vết bỏng: Với vết bỏng nông thì chất độc ngấm vào cơ thể nhanh hơn so với da và niêm mạc lành. ở vết bỏng sâu: Vì có đám da bị hoại tử, nên chất độc ngấm chậm hơn. 2. Chất độc quân sự khi nhiễm vào vết thương, vết bỏng sẽ làm cho các quá trình diễn biến tại chỗ nặng và phức tạp hơn: - Đối với vết thương, vết bỏng thì trạng thái viêm nề thường phát triển rõ rệt từ giờ thứ 6 kể từ khi bị thương. Nếu bị chất độc quân sự nhiễm vào vết thương, vết bỏng thì trạng thái viêm nề kể trên sẽ xuất hiện sớm hơn (tuỳ loại chất độc) ; với chất gây loét da, niêm mạc (leuwisit) thì chỉ 10 - 20 phút sau là đã làm viêm đỏ chung
- quanh vết thương và phù tấy rõ rệt. Đối với chất iperit thì viêm nề xuất hiện trong 2 - 3 giờ đầu sau khi bị thương. - Tại vết thương, vết bỏng bị nhiễm chất độc quân sự thấy có nhiều tổ chức hoại tử và còn thấy các đám hoại tử thứ phát (xuất hiện muộn hơn). Quá trình rụng các tổ chức hoại tử này rất chậm chạp so với các vết thương hoặc vết bỏng đơn thuần. - Thường gặp các biến chứng như nhiễm khuẩn mủ, nhiễm khuẩn kỵ khí, viêm mủ khớp,viêm xương và chảy máu thứ phát. Sức sống của tổ chức vùng bị thương, bọ bỏng khi nhiễm chất độc quân sự giảm sút r õ rệt. Tổ chức hạt phát triển xấu và kém, làm kéo dài quá trình liền sẹo của vết thương, vết bỏng. Đối với các khoang tự nhiên của cơ thể, khi bị chất độc quân sự (loại gây loét) nhiễm vào vết thương, vết bỏng, sẽ bị hoại tử thứ phát các màng bao phủ (màng bụng, màng phổi, màng não, màng tim, màng bao khớp) làm cho thương tổn không xuyên thấu trở thành thương tổn xuyên thấu (các màng bao phủ kể trên bị thủng) và gây ra viêm mạc bụng, viêm màng phổi, viêm màng não, viêm màng tim, viêm khớp. III. CHẨN ĐOÁN VẾT THƯƠNG - VẾT BỎNG BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC QUÂN SỰ: Chẩn đoán vết thương, vết bỏng dựa vào tính chất và triệu chứng sau: 1. Tính chất:
- Những triệu chứng của vết thương, vết bỏng bị nhiễm chất độc quân sự có những tính chất sau đây: - Tính chất nhiều người cùngbị thương ở một khu vực hoặc ở cùng một trận địa, có cùng những triệu chứng bệnh lý toàn thân giống nhau (đặc hiệu cho từng loại chất độc quân sự). - Các triệu chứng tại chỗ của vết thương, vết bỏng có những đặc điểm khác thường như cảm giác đau, có mùi đặc biệt, có viêm nề sớm và tính chất của dịch máu ở vết thương, vết bỏng. Tính chất của tổ chức hoại tử ở vết thương, vết bỏng. - Còn lại vết tích của chất độc quân sự ở quần áo, trang bị, da, ni êm mạc lành hoặc tại vết thương, vết bỏng. - Xét nghiệm các chất dịch ở vết thương, vết bỏng tìm thấy các chất độc quân sự. Thường dùng bông hoặc gạc cầu quệt vào dịch tiết của vết thương, vết bỏng rồi đem xét nghiệm. Xác định được chất độc nào nhiễm vào vết thương, vết bỏng là rất quan trọng, giúp cho việc cứu chữa hợp lý, kịp thời và có hiệu quả trên các tuyến quân y. Khi chẩn đoán cần chú ý: - Nơi và thời gian bị thương.
- - Những kết quả của trinh sát hoá học như vị trí, thời gian và tính chất của chất độc được sử dụng. 2. Triệu chứng: Những thương binh đưa từ nơi nhiễm chất độc đều có những dấu hiệu chủ quan, triệu chứng khách quan như nhau. - Từ vết thương, vết bỏng có mùi riêng biệt bốc lên (của Yperit, levisit, diphotgen vv...) mùi này có thể tồn tại ở vết thương, vết bỏng tới 24h. - Các mô ở vết thương, vết bỏng có những biến đổi đặc biệt trong trường hợp nhiễm các chất độc gây loét da, vết thương, vết bỏng chảy máu nhiều...vv. - Quanh vết thương, vết bỏng nổi lên các nốt phồng và viêm da. - Có những triệu chứng nhiễm độc toàn thân, tuỳ theo nhiễm chất độc loại nào. - Xét nghiệm tìm chất độc ở vết thương, vết bỏng, nhất là trong những giờ đầu sau khi bị nhiễm (chú ý: chất độc lân hữu cơ, xét nghiệm máu thấy hoạt tính men cholinesteraza giảm). - X quang nhiều khi giúp chẩn đoán vết th ương nhiễm chất độc có tính chất cản quang như Levisit, photpho trắng.
- - Có thể phát hiện thấy Levisit ở vết th ương trong vòng 5 giờ sau khi bị nhiễm, ở phim Xquang trên màn huỳnh quang, levisit nổi lên thành một bóng mờ rõ nét, có thể nhầm với một vật lạ nào đó. Có thể phát hiện thất photpho trắng trong vòng 24 giờ và hơn nữa. Dùng Xquang muộn hơn có thể xác định tính chất và vị trí các tổn thương phần mềm và xương do tác động của các chất độc. Nhờ vậy việc can thiệp ngoại khoa sau này được dễ dàng hơn. IV. XỬ TRÍ VẾT THƯƠNG, VẾT BỎNG BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC QUÂN SỰ: 1. Nguyên tắc: - Khi bị thương, bị bỏng cần bằng bó ngay. Băng phải kín, ép vừa chặt để có tác dụng cầm máu, đủ che phủ để bảo vệ vết th ương, vết bỏng. Tại khu vực khả nghi là kẻ địch sử dụng vũ khí hoá học thì dùng giấy hoặc vải không thấm n ước hoặc nylon, quấn che trên lớp gạc, băng để ngăn cho vết th ương, vết bỏng không bị chất độc ngấm vào. - Khi tiến hành tiêu độc các vùng da lân cận có bị chất độc quân sự rơi vào thì không được cởi băng, mà che phủ chung quanh vùng bị thương bằng nylon hoặc vải nhựa không thấm nước.
- - Nếu xác định là có chất độc quân sự gây chất người nhiễm vào vết thương, vết bỏng thì phải tiến hành tiêu độc ngay, tiêu độc càng sớm càng tốt phải coi đây là một tình trạng cấp cứu. Tốt nhất là đổ ngay vào vùng vết thương, vết bỏng bị nhiễm chất độc quân sự nước xà phòng 4%, nước vôi 5%, dung dịch amoniác 12% - 15%, dung dịch Nabicacbonat 3% hoặc dung dịch Cloramin 2%. Các loại n ày là những dung dịch kiềm có PH từ 9 - 10, có tác dụng thuỷ phân nhanh chóng chất độc quân sự. Sau đó có thể dùng các dung dịch thuốc tím 0,1% - 0,5% để làm ô xy hoá các chất độc. - Thời gian tốt và nhanh là tiến hành tiêu độc ngay trong 5 phút đầu tiên kể từ khi bị thương, không nên để chậm quá 20 phút, vì đến lúc đó mới tiến hành tiêu độc tại vết thương, vết bỏng bị nhiễm độc quân sự thì hiệu quả sẽ rất kém hoặc không còn tác dụng. - Tuỳ theo loại chất độc quân sự mà dùng các thuốc đặc hiệu để điều trị trạng thái nhiễm độc toàn thân. - Vận chuyển người có vết thương, vết bỏng bị nhiễm chất độc quân sự về các cơ sở điều trị ở tuyến sau càng nhanh càng tốt. - Đối với các chất độc gây tử vong thì cần xử lý sớm ở các buồng băng riêng, có dụng cụ riêng, có người phục vụ riêng. 2. Xử trí cụ thể đối với từng loại chất độc quân sự:
- - Chất Yperit: Rửa da ở xung quanh vết thương, vết bỏng bằng dung dịch Cloramin 10% rồi dùng cồn 700 để lau vết thương, vết bỏng. Đối với vết thương, vết bỏng bị nhiễm độc thì rửa bằng dung dịch Cloramin 2% rồi bằng dung dịch thuốc tím 0,5% hoặc bằng thuốc tiêu độc M13. Băng vết thương, vết bỏng bằng gạc ướt có tẩm Nabicarbonat 2%. - Chất Leuwizit: Rửa da ở xung quanh vết thương, vết bỏng bằng dung dịch thuốc tím 0,5% rồi lau bằng cồn i ốt 5%. Đối với vết thương vết bỏng thì dùng dung dịch thuốc tím 1%, hoặc các thuốc tiêu độc M13, M5, BAL. - Chất gây độc thần kinh (Sarin, tabun…) Rửa da ở xung quanh vết thương, vết bỏng bằng nước xà phòng 4% hoặc bằng dung dịch Amoniac 15%. Đối với vết thương, vết bỏng thì dung dịch Nabicacbonat 2% hoặc dung dịch nước vôi 5%. Đối với vết thương ở mắt thì dùng dung dịch atropin 1% để nhỏ. 3. Chỉ định mổ và một số quy định: Mổ càng sớm càng tốt (nếu không có phản ứng chỉ định). Dùng các đường rạch da ngoài vùng có chất độc. Cắt lọc da ở mép vết thương bị nhiễm chất độc. Thay dao
- kéo đã dùng, cắt lọc tổ chức dưới da một cách kỹ càng. Mở rộng cân cắt lọc cơ xử trí xương gãy và tạng bị thương tổn. Trong quá trình mổ phải rửa vết thương nhiều lần bằng các dung dịch tiêu độc kể trên. Thay dụng cụ và vải gạc khi mổ xong ở vùng bị nhiễm chất độc quân sự. Cố gắng lấy hết dị vật, cầm máu kỹ, dẫn lưu tốt và để hở miệng vết thương. Không được khâu kín ngay kỳ đầu, không được dùng bột để bó kín lên vết thương và chu vi chi thể trong những ngày đầu. Nếu người bị thương đã có các biểu hiện nhiễm độc do chất gây độc thần kinh, đang có triệu chứng phù phổi cấp do chất độc, đang bị ngạt thở, bị suy tuần ho àn, suy hô hấp và bị sốc thì chỉ được mổ khi có chỉ định tối khẩn cấp. 4. Xử trí theo tuyến: Để cứu chữa người bị thương đồng thời bị nhiễm chất độc quân sự, cần phải tiến hành một loạt biện pháp ngay tại nơi bị nhiễm độc (ngoài mặt trận) và trên các tuyến vận chuyển. Tự cứu chữa và cứu chữa cho nhau có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng. 4.1. Tuyến cấp cứu đầu trên và bổ xung cấp cứu (tuyến quân y đại đội, tiểu đoàn, tuyến y tế xã, cụm liên xã): Đây là tuyến sơ cứu tại trận địa, tại nơi bị thương.
- - Đeo mặt nạ (nếu bị thương vào đầu, đeo mặt nạ trùm qua băng) - Cầm máu tạm thời. - Cho dùng thuốc tiêu độc, chống độc. - Làm hô hấp nhân tạo. - Tẩy độc sơ bộ (sử dụng bao phòng hoá cá nhân hoặc thuốc trong túi phòng hoá chung). - Băng bó, bảo vệ vết thương. - Đưa thương binh ra khỏi vùng ô nhiễm. 4.2. Tuyến cứu chữa tối khẩn cấp (tuyến quân y trung đoàn, lữ đoàn, tuyến y tế huyện, đội phẫu thuật lưu động): Đây là tuyến cứu chữa ngoại khoa đầu tiên. - Làm công tác phân loại, chọn lọc, ghi thương phiếu (chú ý dấu hiệu bị nhiễm chất độc quân sự). - Phát hiện những người bị nhiễm chất độc quân sự, đặc biệt chú ý các chất độc quân sự gây chất người.
- - Xử lý tiêu độc bộ phận: rửa các phần da hở của cơ thể bằng các dung dịch tiêu độc, rửa mắt, gắp bỏ các dị vật và mảnh quần áo trên da. Cho người bị thương súc miệng. - Xử lý tiêu độc vết thương, vết bỏng. - Dùng thuốc chữa trạng thái nhiễm độc toàn thân. Đối với chất gây độc thần kinh: Dùng Atropin, Magie Sunfat, bacbamyl, pralidoxin, 2 - PAM, Contration, TMB4. Đối với chất Lewizit: Dùng BAL (dimercaprol), unitiol. Đối với chất iperit: Truyền dung dịch Nabicacbonat. Đối với chất độc toàn thân: Cho thở hít amyl nitrit, tiêm dung dịch Na hyposunfit 25%. Đối với chất độc gây ngạt thở (photgen, diphotgen) dùng cocticoit - Xử trí tối khẩn cấp theo chỉ định của từng loại vết thương. - Phòng và chống sốc. - Dùng kháng sinh.
- - Chuyển người bị thương theo thứ tự ưu tiên đối với vết thương, vết bỏng bị nhiễm các chất độc quân sự. 4.3. Tuyến cứu chữa khẩn cấp và cơ bản (tuyến quân y sư đoàn, các đội điều trị, tuyến y tế cụm liên huyện, bệnh viện tiền phương của tỉnh): Tuyến này cứu chữa ngoại khoa cơ bản. - Khám, phân loại, chọn lọc những người bị nhiễm chất độc quân sự, rồi chuyển vào khu tiêu độc toàn bộ. - Tại khu tiêu độc toàn bộ: thay quần áo, tắm rửa bằng n ước xà phòng (che vết thương, vết bỏng bằng vải không thấm nước hoặc nylon) rửa mắt, mặc quần áo sạch và cho người bị thương súc miệng. - Xử trí ngoại ngoại khoa các vết thương, vết bỏng bị nhiễm chất độc quân sự, khi mổ hoặc thay băng các vết thương còn có chất độc quân sự thì các thầy thuốc và nhân viên phải đi găng tay cao su và cứ 20 - 30 phút phải ngâm lại găng tay vào dung dịch tiêu độc. - Điều trị trạng thái nhiễm độc toàn thân. - Điều trị sốc chấn thương, sốc bỏng. - Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn vết thương, vết bỏng.
- 4.4. Tuyến cứu chữa chuyên khoa (tuyến bệnh viện dã chiến tiến phương, bệnh viện chuyên khoa, tuyến bệnh viện hậu phương từng khu vực, bệnh viện tuyến cuối). Tuyến này thực hiện cứu chữa chuyên khoa và điều trị di chứng. - Thương binh bị nhiễm chất độc quân sự sau khi được cứu chữa khẩn cấp và cơ bản, từng theo tính chất vết thương, vết bỏng, chấn thương…vv được chuyển về tuyến này điều trị tiếp. - Cần chú ý tới diễn biến đặc biệt của vết thương có kèm theo nhiễm độc toàn thân ở mức độ khác nhau. - Cần kết hợp điều trị ngoại khoa với điều trị nhiễm độc ngay từ đầu. - ở tuyến có nhiệm vụ cứu chữa khẩn cấp và cơ bản cũng như ở tuyến có nhiệm vụ cứu chữa chuyên khoa cần phải có sự phối hợp điều trị của các bác sỹ nội khoa với các bác sỹ ngoại khoa./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cách xử trí vết thương bị nhiễm trùng
5 p | 1019 | 85
-
Chữa Vết Chích, Vết Cắn Của Côn Trùng
5 p | 108 | 15
-
Sơ cứu nhanh khi bị bỏng
5 p | 101 | 7
-
Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp (Subacute infective endocarditis) (Kỳ 2)
8 p | 104 | 7
-
Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị bỏng
4 p | 77 | 7
-
LOÉT NIÊM MẠC
7 p | 124 | 6
-
Những nguy cơ đến từ bếp
7 p | 80 | 6
-
Đề cương vi sinh vật - phần 5
8 p | 82 | 6
-
Vô Tình bị Nhiễm HIV
8 p | 80 | 5
-
Bỏng Pô Xe Và Cách Xử Lý
3 p | 111 | 4
-
Lưu ý khi dùng kẽm oxyd bôi ngoài da
4 p | 57 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn