Đề cương vi sinh vật - phần 5
lượt xem 6
download
Khả năng gây bệnh cho người: Trực khuẩn mủ xanh có ở mọi nơi trong các bệnh viện. Chúng là loại VK gây bệnh có điều kiện như khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, bị bệnh ác tính hoặc mạn tính, khi dùng Corticoid lâu dài, việc sử dụng kháng sinh tuỳ tiện, việc sử dụng các dụng cụ thăm khám hoặc các vết bỏng, các vết thương hở.... Tại chỗ, trực khuẩn gây viêm mủ ( mủ cso màu xanh). Khi có điều kiện thuận lợi, chúng gây bệnh toàn thân như nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương vi sinh vật - phần 5
- Đề cương vi sinh vật - phần 5 Câu 29/ Trình bày khả năng gây bệnh của trực khuẩn mủ xanh? N êu nguyên tắc phòng bệnh? • Khả năng gây bệnh cho người: Trực khuẩn mủ xanh có ở mọi nơi trong các bệnh viện. Chúng là loại VK gây bệnh có điều kiện như khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, bị bệnh ác tính hoặc mạn tính, khi dùng Corticoid lâu dài, việc sử dụng kháng sinh tuỳ tiện, việc sử dụng các dụng cụ thăm khám hoặc các vết bỏng, các vết thương hở.... Tại chỗ, trực khuẩn gây viêm mủ ( mủ cso màu xanh). Khi có điều kiện thuận lợi, chúng gây bệnh toàn thân như nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm màng não, viêm tuỷ xương,... • Gây bệnh thực nghiệm:
- Súc vật cảm nhiễm là chuột lang, tiêm vào màng bụng chuột 0,1 – 0,5ml canh khuẩn, khoảng 50% chuột chết sau vài giờ, những con chuột sống dần dần đ ược hình thành những ổ mủ. • Nguyên tắc phòng bệnh: Giữ gìn vệ sinh chung, tránh lây chéo trong bệnh viện, triệt dể thực hiện các quy tắc khử khuẩn, vô khuẩn. Nếu có dịch xảy ra phải khẩn tr ương điều tra và xử lý dịch. Câu 30/ Trình bày khả năng gây bệnh của trực khuẩn lao? Nêu các biện pháp phòng bệnh? • Gây bệnh cho người: Trực khuẩn lao thường xâm nhập vào cơ thể theo đường hô hấp gây nên lao phổi ( lao phổi chiếm 90% tổng số các bệnh lao). Ngoài ra, cso thể xâm nhập bằng đường tiêu hoá gây lao dạ dày, lao ruột hoặc đường da, giác mạc, sinh dục,... Trực khuẩn lao theo đuờng máu và bạch huyết đến tất cả các cơ quan và gây lao ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể như màng não, lao hạch, lao thận, lao màng bụng, lao xương, lao khớp,... Về cơ chế bệnh sinh hiện nay chưa rõ hoàn toàn vì chưa xác định được yếu tố độc lực trực khuẩn lao, nhưng có lẽ nó là tập hợp của nhiều yếu tố, trong đó lớp sáp ở vách tế bào trực khuẩn có ý nghĩa rất quan trọng. Kháng thể gần như không có vai trò bảo vệ trong bệnh lao.
- • Gây bệnh thực nghiệm: Chuột lang là súc vật thường được dùng nhất để gây bệnh thực nghiệm. Ngoài ra thỏ, khỉ cũng cảm nhiễm đối với trực khuẩn lao. • Phòng bệnh: Phòng bệnh đặc hiệu nhất là tiêm Vacxin BCG. Vacxin này hiện nay đang đựoc dùng ở rất nhiều nước cho trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Câu 31/ Trình bày khả năng gây bệnh của Virus cúm? Nêu nguyên tắc phòng bệnh? • Khả năng gây bệnh: Virus cúm xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh bằng đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh ngắn, từ 48h đến 4 ngày. Đối tượng cảm thụ tất cả mọi người nếu chưa có miễn dịch. Bệnh dễ tạo thành dịch lớn hoặc nhỏ và diễn biến dịch nhanh chóng. Sau khi khỏi bệnh, miễn dịch hok vững bền. • Nguyên tắc phòng bệnh: - Phòng không đặc hiệu: Cách ly bệnh nhân, nhỏ thuốc sát khuẩn đường mũi họng, sát khuẩn đồ dùng dụng cụ của bệnh nhân.
- - Phòng đặc hiệu: + Vacxin chết: Nuôi Virus cúm trong trứng gà ấp rồi diệt virus bằng β Propiolacton, nhiệt độ và Focmol. hiệu quả miễn dịch chưa cao. + Vacxin sống giảm độc lực: Vacxin này co hiệu quả, nhưng vận chuyển và sử dụng khó. Hiệu quả miễn dịch thường tồn tại 8-10 tháng. Câu 32/ Trình bày khả năng gây bệnh của Virus sởi? Nêu nguyên tắc phòng bệnh? • Khả năng gây bệnh: Bệnh sởi là 1 bệnh phát ban truyền nhiễm và gây dịch do virus sởi gây nên. - Virus sởi xâm nhiễm vào đường hô hấp trên hoặc có thể vào mắt và nhân lên ở các tế bào biểu mô và mô bạch huyết kế cận. Sự nhân lên của virus ở đường hô hấp và ở kết mạc gây nên những triệu chứng như: sổ mũi, ho khan, đau đầu, viêm kết mạc, sốt và dấu hiệu Koplick ở niêm mạc miệng. Nhiễm virus máu xảy ra ở cuối thời kỳ ủ bệnh làm cho virus phân tán sâu rộng hơn nữa vào mô bạch huyết và làm phát ban ngoài da. Virus sởi cũng nhân lên và phá huỷ đại thực bàolympho bào gây nên suy giảm miễn dịch nhất là miễn dịch qua trung gian tế bào và quá mẫn muộn. Sự suy giảm miễn dịch ở trẻ em mặc bệnh sởi có vai trò quan trọng trong cơ chế nhiễm lao hoặc các vi khuẩn khác sau sởi(lao sơ nhiễm, viêm phế qunả phổi sau sởi,....)
- * Nguyên tắc phòng bệnh: - Cách ly bệnh nhân sởi cho đến khi khỏi bệnh. - Đối với các trẻ em có tiếp xúc với bệnh nhân sởi thì nên dùng huyết thanh của người đã mắc bệnh sởi có chứa lượng lớn gamma Globulin đặc hiệu chống sởi để có thể ngăn ngừa không cho bệnh xuất hiện hay ít nhất có thể làm cho sự tiến triển của bệnh nhẹ đi rất nhiều. - Phòng bệnh đặc hiệu bằng vacxin: là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất. Có hai loại vacxin: + Vacxin chết: hiện nay không dùng vì phải tiêm nhiều lần, gây miễn dịch yếu và hay gây hiện tượng quá mẫn cảm khi tiêm nhắc lại. + Vacxin sống giảm độc lực: Vacxin đựoc tiêm 1 mũi x 0,5ml dứoi da phía ngoài cách tay. Hiệu lực của Vacxin đến 95%. Câu 33/ Trình bày khả năng gây bệnh của Virus quai bị? Nêu nguyên tắc phòng bệnh? Virus xâm nhập qua đường hô hấp, trong thời kỳ ủ bệnh 12 -25 ngày Virus có thể nhân lên trong đường hô hấp trên và các hạch ở cổ, từ đó virus được phân tán theo dòng máu đi đến các cơ quan khác, kể cả màng não, tinh hoan, tuỵ, buồng trứng, gan thận, ....
- Biểu hiện LS: + Viêm tuyến nước bọt: bệnh nhân thấy đau vùng mang tai, khó há miệng, sốt cao, kém ăn và kèm theo nhức đầu. Sưng tuyến nước bọt thường 1 bên, sau 1-2 ngày thì sưng nốt phía bên kia. Tuỳ theo mức độ sưng mà có thể thấy biến đổi khuôn mặt. + Viêm tinh hoàn: thường gặp ở thanh thiếu niên, xuất hiện sau sưng tuyến nước bọt 7-10 ngày. bệnh nhân thấy sốt cao và rét run và thấy đau ở tinh hoàn, đau tăng khi vận động. Khám thì thấy da bìu đỏ, sờ tinh hoàn thấy đau và to hơn bình thừong. + Viêm buồng trứng: chuẩn đoán rất khó và dễ nhầm với viêm ruột thừa. Bệnh nhân thường thấy sốt và đau 1 bên hoặc 2 bên hố chậu. Ngoài ra, Virus quai bị còn gây viêm tuỵ cấp, viêm màng não,... nhưng các thể này ít gặp. • Nguyên tắc phòng bệnh: Phòng bệnh hôk đặc hiệu với tránh tiếp xúc và cách ly bệnh nhân là rất khó khăn. Do vaỵa trong vụ dịch thường thụ động bằng cách tiêm Globulin kháng quai bị hco trẻ em, tuy nhiên tác dụng phòng bệnh này chỉ tồn tại ngắn.
- Phòng bệnh đặc hiệu bằng cách dùng Vacxin sống rất hiệu quả. Các Vacxin náy có tác dụng bảo vệ tối thiểu là 8 năm và thường tiêm chủng cho trẻ sau 1 tuổi, khi mà kháng thể do mẹ truyền đã hết hiệu lực. Câu 34/ Trình bày khả năng gây bệnh của Virus Dengue? Nêu nguyên tắc phòng bệnh không đăc hiệu? • Khả năng gây bệnh: Ngoài khả năng gây bệnh cho người, Virus Dengue có thể gây bệnh cho khỉ và chuột nhắt trắng mới đẻ. Ở người Virus Dengue thường ủ bệnh 4-6 ngày (ít nhất là 3 ngày và nhiều nhất là 10 ngày) sau khi bị muỗi truyền ( Muỗi Aedes). Thời kỳ khởi phát thướng cấp tính và chuyển sang toàn phát với 1 trong 2 thể: + Dengue xuất huyết không có sốc + Dengue xuất huyết có sốc: • Nguyên tắc phòng bệnh không đặc hiệu: - Hạn chế và tiêu diệt vectơ truyền bệnh, bao gồm các nội dung sau: + Khơi thông cống rãnh, các bể nước – chum vại phải có nắp đậy và phát quang bụi rậm để muỗi không còn nơi đẻ trứng, trú ẩn.
- + Phun thuốc diệt muỗi. - Hạn chế và tránh muỗi đốt: đó là khi đi ngủ thì nên mắc màn. Những nơi có nhiều muỗi có thể tẩm màn bằng permethrin 0,2g/m2
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
18 p | 2054 | 267
-
NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
9 p | 520 | 182
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH HỌC (Kỳ 3)
5 p | 434 | 164
-
ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH HỌC (Kỳ 4)
5 p | 314 | 128
-
Bài giảng Y học cổ truyền: Các vị thuốc cổ truyền điều trị 8 bệnh chứng - ThS.Ngô Thị Hạnh
102 p | 190 | 44
-
Kiểm tra 10 phút môn Vi Sinh
5 p | 201 | 44
-
Chương 1 ĐỐI TƯỢNG VÀ LƯỢC SỬ NGÀNH VI SINH VẬT HỌC
12 p | 89 | 8
-
5 siêu thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho trẻ
2 p | 141 | 7
-
ĐỂ CƯƠNG VI SINH VẬT – Phần 1
10 p | 116 | 7
-
Đề cương vi sinh vật - phần 4
11 p | 101 | 6
-
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc FASIGYNE PFIZER
9 p | 94 | 6
-
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc KLACID ABBOTT
8 p | 100 | 5
-
Đề cương vi sinh vật - phần 6
11 p | 74 | 5
-
Có nên dùng coenzym Q10 để tăng cường sức khỏe?
5 p | 125 | 5
-
Đề cương vi sinh vật - phần 3
7 p | 102 | 3
-
Đề cương học phần Module thần kinh (Mã học phần: NER221)
12 p | 7 | 3
-
Bài giảng môn Kháng sinh
16 p | 107 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn