intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đại cương về miễn dịch và ứng dụng trong y học

Chia sẻ: Xuan Giang | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:43

62
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết trình bày tổng quan về miễn dịch và ứng dụng trong y học. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung tài liệu này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đại cương về miễn dịch và ứng dụng trong y học

  1. Đại cương về Miễn  dịch  và Ứng dụng trong y học
  2. Nhiễm khuẩn  Trong cuộc sống hàng ngày con người  và vi sinh vật luôn luôn tiếp xúc với  nhau. Trong một hoàn cảnh nhất định, vi  sinh vật có thể xâm nhập vào cơ thể con  người tạo nên một phản ứng phức tạp  ta gọi chung là nhiễm khuẩn 
  3. 1. Nhiễm khuẩn Có 3 khả năng :   ­ Nhiễm khuẩn không có quá trình nhiễm  khuẩn  ­ Nhiễm khuẩn có quá trình nhiễm khuẩn ẩn  tính  ­ Nhiễm khuẩn có quá trình nhiễm khuẩn và  mắc bệnh 
  4. Có 3 khả năng nhiễm khuẩn 1.Nhiễm khuẩn không có quá trình nhiễm  khuẩn:  Vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể, vì lí do nào  đó không trực tiếp  kích thích được cơ quan  nhận cảm  nên không gây được rối loạn cơ  chế điều hoà thần kinh 
  5. Có 3 khả năng nhiễm khuẩn 2. Nhiễm khuẩn có quá trình nhiễm khuẩn ẩn  tính:  Vi sinh vật trực tiếp tác động đến cơ quan  nhận cảm, nhưng cơ thể có khả năng thích  ứng nên về mặt sinh học có những phản  ứng nội tại của quá trình nhiễm khuẩn,  nhưng về mặt lâm sàng không có biểu  hiện rõ ràng.
  6. Có 3 khả năng nhiễm khuẩn 3.Nhiễm khuẩn có quá trình nhiễm khuẩn và  mắc bệnh :  Cơ thể không có khả năng thích ứng, cơ chế điều  hoà thần kinh bị rối loạn gây nên những biểu hiện  lâm sàng nặng hay nhẹ của bệnh.  Về mặt dịch tễ, hai loại trên đặc biệt quan trọng  và nguy hiểm vì họ là những người lành mang sinh  vật gây bệnh mà không biết nên là nguồn reo rắc  mầm bệnh rộng rãi cho người xung quanh.
  7. Có  3 yếu tố ảnh hưởng đến quá  trình nhiễm khuẩn   + Vi sinh vật gây bệnh  + Tính chất phản ứng của cơ thể (đối  tượng cảm thụ )  + Yếu tố ngoại cảnh ( môi trường)
  8. 1.1 Vi sinh vật gây bệnh  Là yếu tố trực tiếp quan trọng, khả năng gây  bệnh của từng loại vi sinh vật tuỳ thuộc  vào :  Độc lực  Số lượng   Đường xâm nhập 
  9. Độc lực   Độc lực: Là sức gây bệnh.   Nhiều hay ít, nặng hay nhẹ là do  độc tố và một số chất khác do VK  sản sinh ra trong quá trình chuyển  hoá 
  10. Độc tố Độc tố : chia thành hai loại  Nội độc tố : là chất độc có trong tế bào VK không  khuếch tán ra ngoài môi trường. Chỉ khi vi sinh vật  chết, tế bào bị phá huỷ thì nội độc tố mới thoát ra  ngoài ( VK thương hàn, lỵ )  Ngoại độc tố được vi sinh vật tiết ra ngoài , nó có  chất sinh kháng mạnh làm cho cơ thể sinh kháng  độc tố ( antitoxin ). Người ta điều chế nó thành giải  độc tố làm vacxin để gây miễn dịch (vi khuẩn bạch  hầu, uốn ván ).
  11. Một số chất khác :  Là sản phẩm do vi khuẩn tiết ra, có khả năng  chống lại tác dụng bảo vệ của cơ thể, tạo  điều kiện cho vi sinh vật thâm nhập dễ dàng.  Ví dụ: vỏ, yếu tố khuếch tán, dung giải  fibrin làm đông huyết tương, tan máu .
  12. Số lượng mầm bệnh  Vi sinh vật khi vào cơ thể cần một  số lượng nhất định mới gây được  bệnh, bởi vì cơ thể có chức năng tự  bảo vệ đến một mức độ nhất định  nên nếu số lượng xâm nhập quá ít  thì bị cơ thể tiêu diệt mà không gây  được bệnh. 
  13. Đường xâm nhập   Có những vi sinh vật mặc dù có đủ số lượng và  độc lực nhưng khi xâm nhập vào cơ thể bằng con  đường không thích hợp thì vân không gây được  bệnh.  Ví dụ: muốn gây được bệnh, trực khuẩn thương  hàn phải được xâm nhập qua miệng, lậu cầu  khuẩn phải được xâm nhập qua đường sinh dục  hoặc niêm  mạc mắt.  Có những vi sinh vật tuy xâm nhập vào người  bằng con đường không thích hợp  vẫn gây được  bệnh nhưng đòi hỏi phải có số lượng cao hơn 
  14. 1.2 Tính chất phản ứng của cơ thể  Vi sinh vật có xâm nhập được vào cơ thể để  gây ra các biểu hiện bệnh lí hay không là tuỳ  thuộc vào các yếu tố:   Hàng rào bảo vệ của cơ thể ­ Da và niêm mạc: là hàng rào cơ học đầu tiên  chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật.  ­ Bạch cầu trung tính ­ Đại thực bào
  15.  Các yếu tố trên đây chỉ đủ để chống các vi  sinh vật có độc lực yếu. Cơ thể chỉ có thể  thắng được vi sinh vật có độc lực cao một  khi các cơ chế miễn dịch đặc hiệu được  hoạt hoá.  + Tuổi: có liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn Ví dụ: Trẻ dưới 6 tháng tuổi ít mắc bệnh  truyền nhiễm ( vì có kháng thể của mẹ  truyền qua rau thai ). 
  16.  +  Dinh dưỡng: Ăn uống thiếu thốn thì nguy  cơ mắc bệnh truyền nhiễm tăng lên. Thiếu  vitamin A: hay mắc bệnh ngoài da, thiếu  vitamin B: hay bị tê phù ...  +  Hoocmôn : Những hoocmôn như Adrenalin , ACTH sẽ  làm giảm phản ứng viêm của cơ thể, do đó  làm giảm sức đề kháng đối với bệnh, giảm  tác dụng thực bào và giảm khả năng sinh  kháng thể.
  17. 1.3 Yếu tố ngoại cảnh ( môi  trường)   ­ Môi trường tự nhiên :  Thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, địa dư ...  đều có ảnh hưởng đến quá trình phát sinh  bệnh truyền nhiễm . Ví dụ : Bệnh đường ruột thường phát sinh  vào mùa hè, bệnh hô hấp thường phát sinh  vào mùa đông, bệnh do côn trùng thường phát  sinh vào mùa côn trùng phát triển .
  18. Yếu tố ngoại cảnh ( môi  trường)  ­ Hoàn cảnh xã hội : Bệnh truyền nhiễm thường gặp nhiều ở  những nước đang phát triển hơn là ở các  nước phát triển,  Nơi mà hoàn cảnh sống các điều kiện  vệ sinh ăn ở thấp.
  19. 2. Truyền nhiễm   Nguồn gốc bệnh truyền nhiễm   Phương thức truyền nhiễm   Đặc điểm quá trình sinh bệnh   Các hình thức biểu hiện của bệnh truyền  nhiễm 
  20. 2.1 Nguồn gốc bệnh truyền  nhi Có thể chia thành 2 loại : ễ m  ­ Bên ngoài : Người truyền bệnh cho người. Cũng  có nhiều bệnh truyền nhiễm do động vật truyền  cho người. Ví dụ: dịch hạch  ( chuột ), bệnh dại  ( chó ), bệnh than ( trâu, bò ).  ­ Bên trong : Có một số vi khuẩn bình thường vẫn  sống ở da hoặc trong cơ thể người mà không gây  bệnh gì. Tuy nhiên lúc cơ thể suy yếu, sức đề  kháng sút kém thì chúng phát triển mạnh mẽ và  gây bệnh .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2