VI KHUẨN ÁI KHÍ TRONG KHE MŨI GIỮA Ở NGƯỜI KHOẺ MẠNH
lượt xem 5
download
Mục tiêu: tìm sự hiện diện của vi khuẩn ái khí qua nghiên cứu trong 96 khe mũi giữa ở người khoẻ mạnh. Phương pháp: nghiên cứu tiền cứu. Đánh giá qua nội soi chất tiết khe mũi giữa ở người khoẻ mạnh. Kỹ thuật: nội soi khe mũi giữa, dùng que tăm bông nhỏ vô trùng quệt khe mũi giữa, sau đó đặt que tăm bông này vào môi trường chuyên chở Stewart. Tại phòng xét nghiệm, các mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy phân lập vi khuẩn ái khí và làm kháng sinh đồ. Kết quả: 96...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: VI KHUẨN ÁI KHÍ TRONG KHE MŨI GIỮA Ở NGƯỜI KHOẺ MẠNH
- VI KHUẨN ÁI KHÍ TRONG KHE MŨI GIỮA Ở NGƯỜI KHOẺ MẠNH TÓM TẮT Mục tiêu: tìm sự hiện diện của vi khuẩn ái khí qua nghiên cứu trong 96 khe mũi giữa ở người khoẻ mạnh. Phương pháp: nghiên cứu tiền cứu. Đánh giá qua nội soi chất tiết khe mũi giữa ở người khoẻ mạnh. Kỹ thuật: nội soi khe mũi giữa, dùng que tăm bông nhỏ vô trùng quệt khe mũi giữa, sau đó đặt que tăm bông này vào môi trường chuyên chở Stewart. Tại phòng xét nghiệm, các mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy phân lập vi khuẩn ái khí và làm kháng sinh đồ. Kết quả: 96 khe mũi giữa ở người khoẻ mạnh được nội soi lấy bệnh phẩm xét nghiệm tìm vi khuẩn ái khí. Tổng số vi khuẩn được phân lập là 81 (84,37%). Vi khuẩn được phân lập nhiều nhất là Staphylococcus aureus (33,33%), kế đến là Coagulase- Negative Staphylococcus (CNS) (29,16%).Vi khuẩn Gram âm cũng được phân lập trong 21,86% trường hợp. Có 15,625% trường hợp nuôi cấy vi khuẩn âm tính. Không có sự hiện diện
- của các vi khuẩn gây viêm đường hô hấp trên cấp tính thường gặp như: Streptococcus pneumonia, Hemophilus influenza, Moraxella catarrhalis… Không có sự khác biệt về vi khuẩn ái khí giữa 2 hốc mũi bên phải và bên trái (p > 0,01). Kết luận: khe mũi giữa ở người khoẻ mạnh không phải là hoàn toàn vô khuẩn. Sự hiện diện của những vi trùng thường trú ở khe mũi giữa không nói lên tình trạng bệnh mà phải cần thêm những dấu hiệu khác. Sự hiện diện của những vi khuẩn ái khí khác không phải là vi khuẩn thường trú có ý nghĩa bệnh lý. ABSTRACT AEROBIC MICROBIOLOGY IN MIDDLE MEATUS OF HEALTHY INDIVIDUALS Lam Huyen Tran, Vo Hieu Binh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 150 – 153 Objective: assessement of the presence of the aerobic bacteria in the 96 healthy middle meatus. Method: this was a prospective study which assessed endoscopically collected middle meatus secretions in healthy individuals. Technic: nasal endoscopy, middle meatus samples collected and send to the laboratory in Stewart transport medium for aerobic cultures.
- Results: a total of 81 microorganisms were isolated (84.37%). The most frequent micro-organisms were Staphylococcus aureus (33.33%), and then Coagulase Negative Staphylococcus (CNS) (29.16%). Gram negative micro- organisms were isolated in 21.86% of samples. Culture is negative in 15.625% cases. No presence of the URTI’s bacteria for examples: Streptococcus pneumonia, Hemophilus influenza, Moraxella catarrhalis…No statistic significative bacterial difference between two noses (p> 0.01). Conclusions: middle meatus in the healthy individuals are not total asepsis. The presence of saprophyte micoorganisms in the middle meatus does not means the pathologic situation. We need have some others difference signs or symptoms to distinguish an infection from a flora bacteria. The presence of the difference micro-organism means the pathologic situation. MỞ ĐẦU Khi chưa có ống nội soi, người ta khảo sát vi trùng trong xoang bằng cách chọc rửa xoang(Error! Reference source not found.). Vì vậy chỉ có thể khảo sát trong trường hợp viêm xoang hàm. Chọc rửa xoang hàm được coi là tiêu chuẩn vàng trong việc xác định tác nhân gây bệnh viêm mũi xoang. Tuy nhiên phương pháp này có những mặt hạn chế của nó như: chỉ có thể cung cấp dữ liệu về xoang hàm mà không cung cấp dữ liệu cho xoang sàng, xoang trán hay xoang bướm(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) .
- Chọc xoang là 1 thủ thuật xâm lấn và chỉ có thể thực hiện trên người bệnh nhân đang bị viêm xoang. Phương pháp chọc xoang không thể thực hiện trên người khoẻ mạnh bình thường. Các phương pháp lấy bệnh phẩm khác ít xâm lấn như lấy nước mũi hoặc dịch tiết vùng họng mũi thì không đáng tin cậy do tỷ lệ lây nhiễm các vi khuẩn thường trú rất cao(Error! Reference source not found.). Từ khi có ống nội soi ra đời, việc khảo sát hốc mũi và các xoang dễ dàng hơn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng ống nội soi hỗ trợ trong việc lấy bệnh phẩm chủ yếu là trong các trường hợp bệnh lý viêm xoang mạn, tuy nhiên việc giải thích kết quả còn gặp nhiều vướng mắc do vẫn còn nghi ngờ khe mũi giữa bình thường có vô khuẩn không ?(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) . Mục tiêu nghiên cứu Phân lập vi khuẩn ái khí trong khe mũi giữa ở ngưởi khoẻ mạnh Mục tiêu chuyên biệt: Xác định tỷ lệ hiện diện của vi khuẩn ái khí trong khe mũi giữa Định danh vi khuẩn Kháng sinh đồ của từng nhóm vi khuẩn ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu Tiến cứu cắt ngang mô tả hàng loạt ca Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn lựa >= 18 tuổi, đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu Khoẻ mạnh, không đang sử dụng kháng sinh hoặc bất kỳ thuốc nào (steroid, thuốc ung thư, thuốc xịt mũi hoặc cocain … trong vòng 21 ngày trước khi tham gia nghiên cứu). Không có tiền sử bệnh mũi xoang (viêm mũi dị ứng, viêm xoang, polyp mũi, rối loạn vận chuyển nhầy lông chuyển …) Không đang bị nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp. Tiêu chuẩn loại trừ Những người đang sử dụng kháng sinh, đang bị viêm nhiễm đường hô hấp cấp, hoặc có tiền sử viêm mũi xoang Cách thức tiến hành Nội soi mũi bằng ống soi quang học optic 0o của hãng Storz Dùng que tăm bông nhỏ vô trùng quệt khe mũi giữa từng bên. Nhúng que tăm bông này vào môi trường chuyên chở Stewart
- Chuyển ngay tăm bông này đến trung tâm xét nghiệm- bộ môn vi sinh ĐHYD (đạt tiêu chuẩn ISO 9001). Tại đây bệnh phẩm được đặt trong thạch máu, thạch sô cô la và thạch Mac Conkey để cấy vi khuẩn ái khí. Đọc kết quả sau khi ủ ở 370C trong 48 giờ. Nếu dương tính, tiếp tục nhuộm Gram để định danh vi khuẩn, và làm kháng sinh đồ. KẾT QUẢ Tổng số: 48 người khoẻ mạnh tình nguyện, nam 26 nữ 22 Tuổi trung bình: 25,9 ± 7,87 Nội soi mũi để lấy dịch khe mũi giữa bằng que tăm bông mảnh vô trùng. 96 khe mũi giữa được khảo sát. Kêt quả nuôi cấy vi khuẩn sau 48 giờ: Bảng 1: loại vi khuẩn phân lập được Tên vi khuẩn Số Tỷ lệ phần lượng trăm Staphylococcus 32 33,33% aureus
- Staphylococcus 28 29,16% coagulase negative Pseudomonas 11 11,45% aeruginosa Enterobacter +khác 10 10,41% Âm tính 15 15,625% Tổng số 96 100% Bảng 2: Số vi khuẩn phân lập của từng bên mũi: Tên vi khuẩn Khe mũi Khe mũi giữa bên giữa bên phải trái Staphylococcus 15 17 aureus (31,25%) (35,41%) Staphylococcus 15 13 (31,25%) (27,08%) coagulase negative
- Tên vi khuẩn Khe mũi Khe mũi giữa bên giữa bên phải trái Pseudomonas 4 (8,33%) 7 (14,58%) aeruginosa Enterobacter + 6 (12,5%) 4 (8.33%) khác (Acinobacter …) Âm tính 8 (16,66%) 7 (14,58%) Tổng số 48 (100%) 48 (100%) Phép kiểm chi bình phương cho thấy không có sự khác biệt giữa loại vi khuẩn hiện diện ở khe mũi giữa 2 bên (p>0,01) Bảng 4.3: kết quả kháng sinh đồ Tên vi Gentamicin Ciprofloxacine Levofloxacin Trim/ Sul khuẩn S I R S I R S R S I R Staphylococus 64,28% 14,28% 21,42% 78,57% 7,14% 14,28% 92,75% 7,14% 78,57% 21,42 coagulase
- negative(28) Staphylococus 93,75% 6,25% 81,25% 12,5% 6,25% 81,25% 18,75% 75% 25% aureus(32) Enterobacter+ 16,66% 83,33% 100% 100% 83,33% 16,66 khác(10) Pseudomonas 6,66% 93,33% 100% 100% 26,66% 33,33% 40% aeruginosa(11) S: sensitive (nhạy cảm), I: intermediate (trung gian), R: resistant: đề kháng
- BÀN LUẬN Tỷ lệ vi khuẩn hiện diện trong khe mũi giữa Tỷ lệ nuôi cấy dương tính là 84,375%, tỷ lệ nuôi cấy âm tính là 15,625% Những trường hợp nuôi cấy vi khuẩn âm tính có thể là: âm tính thực sự hoặc âm tính giả. Âm tính thực là thực sự không có vi khuẩn (vô khuẩn). Âm tính giả là có vi khuẩn nhưng phương pháp cấy ái khí không phát hiện được. Thí dụ vi khuẩn kỵ khí đòi hỏi phải có môi trường chuyên chở và môi trường nuôi cấy chuyên biệt hoặc vi khuẩn lao muốn phát hiện phải nhuộm đặc biệt kháng acid alcohol hoặc nuôi cấy trên môi trường đặc biệt và đọc kết quả phải đợi sau 1 tháng. Trong mẫu nghiên cứu này vì chúng tôi chỉ chọn những người tình nguyện khoẻ mạnh nên loại trừ khả năng âm tính do vi trùng lao. Âm tính của mẫu nghiên cứu hoặc vô khuẩn hoặc là nhiễm vi trùng kỵ khí. Loại vi khuẩn hiện diện trong khe mũi giữa Staphylococcus aureus là loại vi khuẩn thường trú chiếm tỷ lệ cao (33,33%). Đây cũng là loại vi khuẩn gây bệnh viêm mũi xoang. Do đó sự hiện diện của vi khuẩn này ở khe mũi giữa cần có thêm những yếu tố hỗ trợ khác như lượng bạch cầu trong dịch mũi khe giữa, các dấu hiệu lâm sàng, hình ảnh nội soi, CT scan trong trường hợp viêm xoang mạn tính. Bolger và cộng sự(Error! Reference
- source not found.) tìm thấy tỷ lệ này là 21%, Klossek và cộng sự(Error! Reference source not found.) tìm thấy tỷ lệ này là 19%. Elisabeth Araujo tìm thấy là 18%. Staphylococcus Coagulase Negative: được phân lập từ khe mũi giữa với tỷ lệ 29,16%. Klossek và cộng sự tìm thấy ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn, tỷ lệ vi khuẩn này là 24% và 46% ở nhóm chứng là người khoẻ mạnh(Error! Reference source not found.) . Các vi khuẩn Gram âm khác: cũng thường hiện diện trong khe mũi giữa. Tỷ lệ của chúng tôi là 21,86%, của tác giả Elizabeth là 18%(Error! Reference source not found.). Enterobacter: là loại vi khuẩn Gram âm có đặc tính cực kỳ thay đổi. Trong trường hợp viêm xoang mạn chúng thường phóng thích chất độc tế bào và men tiêu huỷ protein. Các vi sinh vật này thường được phân lập trong những trường hợp viêm xoang mắc phải do nhiễm trùng bệnh viện. Bảng 5.1: So sánh với nghiên cứu của tác giả khác Vi khuẩn ái Chúng Elisabeth khí Araujo (2007) tôi (2008)
- Khoẻ Viêm mạnh mũi xoang mạn Ái khí Ái khí 76% 81% Staphylococcus 29,16% 40% 23% coagulase negative Staphylococcus 33,33% 18% 31% aureus Streptococcus 0% 0 13% pneumonia Vi khuẩn Gram21,86% 18% 37% âm Sự khác biệt vi khuẩn giữa khe mũi giữa bên phải và bên trái Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ vi khuẩn và loại vi khuẩn được phân lập được giữa 2 bên hốc mũi phải và trái (p>0,01).
- Sự nhạy cảm kháng sinh của các vi khuẩn thường trú Nhóm tụ cầu vẫn còn nhạy cảm với kháng sinh như Gentamicine, Sul/ Trim (Bactrim), Nhóm trực trùng Gram âm có tỷ lệ đề kháng cao với Gentamicine (83,33%- 93.33%)và Sul/Trimethoprime (16,66%- 40%). Đặc biệt kháng sinh nhóm Ciprofloxacine và Levofloxacine có tỷ lệ nhạy cảm cao, có loại đạt tỷ lệ nhạy cảm là 100% (Pseudomonas và Enterobacter). Đây là đặc điểm có lợi, cần tránh sử dụng bừa bãi những loại kháng sinh này để tránh tình trạng kháng thuốc nếu như thuốc dùng không đúng chỉ định của nó. Kháng sinh đồ luôn là tài liệu quí giá giúp đánh giá được loại kháng sinh vi khuẩn còn nhạy cảm để có hướng điều chỉnh kháng sinh cho phù hợp. KẾT LUẬN Dùng que tăm bông nhỏ vô khuẩn có thể giúp lấy bệnh phẩm ở khe mũi giữa qua nội soi mà không cần phải chọc xoang. Kỹ thuật tương đối đơn giản, không xâm lấn, dễ thực hiện, ít tốn kém, không gây khó chịu nhiều cho bệnh nhân. Phương pháp này có thể thực hiện ngay tại phòng khám tai mũi họng. Trong trường hợp sinh lý bình thường khe mũi giữa vẫn có sự hiện diện của các vi khuẩn thường trú thường nhất là Staphylococcus aureus, Staphylococcus coagulase negative, … Đây cũng là những vi khuẩn thường gặp trong viêm mũi xoang mạn. Đặc biệt các vi khuẩn thường gặp trong viêm mũi xoang cấp như
- Hemophylus influenza, Streptococcus pneumonia, Morraxella catarrhalis…thì không thấy hiện diện trong khe mũi giữa ở người khoẻ mạnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn