intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vi khuẩn trong toilet: Ẩn họa của gia đình

Chia sẻ: Peheo Lovely | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

45
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vẻ bề ngoài sáng bóng của toilet ẩn chứa đằng sau nó những hiểm họa khó lường mà nhiều gia đình chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ. Đây chính là chỗ nương náu của hàng triệu triệu vi khuẩn thuộc hàng chục chủng loại khác nhau, gây nên các căn bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa và hàng loạt dịch bệnh nguy hiểm khác cho cả người lớn và trẻ em Vi khuẩn toilet:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vi khuẩn trong toilet: Ẩn họa của gia đình

  1. Vi khuẩn trong toilet: Ẩn họa của gia đình Vẻ bề ngoài sáng bóng của toilet ẩn chứa đằng sau nó những hiểm họa khó lường mà nhiều gia đình chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ. Đây chính là chỗ nương náu của hàng triệu triệu vi khuẩn thuộc hàng chục chủng loại khác nhau, gây nên các căn bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa và hàng loạt dịch bệnh nguy hiểm khác cho cả người lớn và trẻ em Vi khuẩn toilet: “Mi là ai?” Khó mà thống kê hết các loại vi khuẩn hiện diện trong toilet! Đã từ lâu, các chuyên gia về nhiễm khuẩn luôn khuyến cáo, toilet là nơi phát sinh vi khuẩn nhanh và nhiều nhất trong nhà. Những loại vi khuẩn này gây rất nhiều tác hại cho sức khỏe con người. Ngoài một số gây bệnh tiêu chảy, chủ yếu là các vi khuẩn E.coli, Rotavirus; một số khác gây kiết lị như các vi khuẩn Shigella; vi khuẩn Campylabacter Jejuni gây loét dạ dày; ký sinh trùng Amibe hay các vi khuẩn Salmonell là thủ phạm gây ra bệnh sốt thương hàn…, người ta còn tìm thấy nhiều loại vi khuẩn gây ra hàng loạt bệnh nhiễm nguy hiểm như đậu mùa, lao, bạch hầu, ho gà, viêm phổi, cúm, sởi, quai bị, chứng khó thở ở trẻ em... Đây là các loại vi khuẩn có sức “công phá” ghê gớm nhất khi xâm nhập vào cơ thể con người.
  2. Khuẩn E.Coli, tác nhân gây bệnh tiêu chảy vẫn có thể tồn tại trong những toilet được cọ rửa thường xuyên bằng bột giặt Xuất hiện ít hơn, nhưng rất nguy hiểm vì khả năng lây nhiễm qua da là mầm bệnh Staphylococcus aureus. Loại vi khuẩn này sẽ nhiễm vào người qua vết trầy xước ở da, loét da hoặc bị bong tróc vảy do bị bệnh vảy nến... và gây bệnh nhiễm trùng máu. Các bác sĩ tại Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM cho rằng, trẻ em, đối tượng có hệ thống miễn dịch còn kém, rất dễ nhiễm bệnh hoặc khi nhiễm sẽ dễ bị nặng. Thực tế đã có rất nhiều ca tử vong của trẻ em liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu hóa, thương hàn hay tay chân miệng. Cần nhận thức đúng với vi khuẩn toilet Thực tế, không phải phụ huynh có con nhỏ nào cũng biết được tác hại của vi khuẩn từ bồn cầu và cách vệ sinh đúng cách. Rất nhiều phụ nữ cho rằng, vệ sinh bồn cầu chỉ cần bằng bột giặt là đủ. Như chị Lan, có con trai 3 tuổi, nhà ở Q.7, TP.HCM luôn tự hào rằng
  3. nhà vệ sinh thường xuyên được lau chùi sạch bóng với bột giặt và nước. Còn cô Sáu Thương, chủ tạp hóa tại Q.Thủ Đức, TP.HCM thì hoàn toàn bất ngờ khi biết được tác hại của các loại vi khuẩn từ toilet. Cô trần tình: “Biết rằng có nhiều vi khuẩn từ nhà vệ sinh nhưng không ngờ tác hại lại nhiều đến thế. Tôi cần phải xem lại việc vệ sinh toilet nhà mình để tránh nhiễm khuẩn cho con”. Theo PGS-TS Đỗ Quang Huy, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng bồn cầu trắng sáng, xịt rửa bằng nước lã hằng ngày là có thể tẩy trôi tất cả các loại vi khuẩn. Xịt và rửa nước thông thường cho bồn cầu chỉ là cách đẩy trôi các chất thô trên bề mặt mà mắt thường có thể thấy được. Ngoài ra, bản thân nước dùng để xịt cũng chưa đảm bảo sạch vi khuẩn.“Nguồn nước lã có thể có vi khuẩn, nếu được lưu trữ trong két nước với các mảng bám, cặn bẩn… thì đó chính là môi trường phát triển của vi khuẩn. Trong khi đó, còn rất nhiều loại vi khuẩn bám dính vào bề mặt thành bồn cầu mà mắt thường không thể nhìn thấy được nên không thể chỉ xả nước là đủ sạch”, ông Huy cho biết. Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh, nếu không được vệ sinh đúng cách, dù nhìn rất sạch bóng, thì toilet vẫn còn hơn 189 loài vi khuẩn sinh sống. Do đó, ThS-BS Phạm Đức Phúc, phòng Nghiên cứu các nhiễm khuẩn đường ruột, Khoa Vi khuẩn (Viện Vệ sinh dịch tễ TW) khuyến cáo: “Cần vệ sinh nhà vệ sinh hằng ngày, nhất là bồn cầu. Sử dụng các chất tẩy rửa đặc dụng để làm sạch ít nhất một ngày hai lần vào sáng và chiều tối. Cách đánh: xịt nước chất rửa chuyên dụng lên mặt thành và sàn cầu, ngâm 5 phút, sau đó kỳ cọ và xả sạch. Ngoài ra, sau khi vệ sinh cần rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn, không sử dụng xà phòng giặt để rửa vì không đảm bảo độ diệt khuẩn”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2