intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vì một nền an sinh xã hội lành mạnh - thay đổi tập quán ăn uống của người Việt theo tinh thần Phật giáo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết chứng minh những sự thật hiển nhiên về tập quán ăn uống thiếu khoa học của người Việt như ăn nhiều, ăn no, ăn mặn, ăn nhiều thịt, uống nhiều rượu bia mà dùng ít rau quả. Từ đó đưa ra khuyến nghị lấy điểm tựa thuyết Duyên khởi và Ngũ giới để hướng con người theo tinh thần Phật giáo, thay đổi tập quán ăn uống theo tiêu chí khoa học, nhân văn góp phần thân thiện với môi trường để phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vì một nền an sinh xã hội lành mạnh - thay đổi tập quán ăn uống của người Việt theo tinh thần Phật giáo

  1. VÌ MỘT NỀN AN SINH XÃ HỘI LÀNH MẠNH - THAY ĐỔI TẬP QUÁN ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT THEO TINH THẦN PHẬT GIÁO PGS.TS. NGUYỄN THANH TÚ1* ThS. BÙI QUANG VINH2** ThS. PHẠM THÀNH LUÂN3*** Tóm tắt: Việt Nam và thế giới đang xảy ra tình trạng mất cân đối trong cơ cấu bữa ăn, ăn quá nhiều thịt, nhiều gạo mà ít rau quả. Đấy chính là một sự lãng phí lớn về protein và chất xơ cần thiết cho cơ thể người. Bài viết chứng minh những sự thật hiển nhiên về tập quán ăn uống thiếu khoa học của người Việt như ăn nhiều, ăn no, ăn mặn, ăn nhiều thịt, uống nhiều rượu bia mà dùng ít rau quả. Từ đó đưa ra khuyến nghị lấy điểm tựa thuyết Duyên khởi và Ngũ giới để hướng con người theo tinh thần Phật giáo, thay đổi tập quán ăn uống theo tiêu chí khoa học, nhân văn góp phần thân thiện với môi trường để phát triển bền vững. Từ khoá: Ăn uống, khoa học, nhân văn, Duyên khởi, Ngũ giới. Đặt vấn đề Dựa vào hiểu biết thực tế về bữa ăn của người Việt, về tình trạng thế giới đang đứng trước nguy cơ suy thoái môi sinh nghiêm trọng; lấy điểm tựa là những hiểu biết về tinh hoa tư tưởng Phật giáo (cụ thể là thuyết Duyên khởi và Ngũ giới), chúng tôi xin đặt vấn đề: Vì một nền an sinh xã hội lành mạnh - Thay đổi tập quán ăn uống của người Việt theo tinh thần Phật giáo. Bài viết tuân theo phương pháp thực chứng, bám sát vào thực tế ở Việt Nam cũng như thế giới, với những số liệu, dẫn chứng đã được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với sự phân tích, khảo cứu, khái quát để đưa ra các khuyến nghị phù hợp, mang tính khả thi. * Tạp chí Văn nghệ Quân đội. ** Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lào Cai. *** Trường Đại học Tây Bắc.
  2. 252 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 1. Việt Nam - những chuyện thường ngày Đây là thực đơn thông thường của một cỗ cưới (6 người) được tổ chức tại một nhà hàng có thể bắt gặp ở bất kỳ tỉnh đồng bằng Bắc Bộ nào: Súp gà nấm hương; 2. Nộm su hào bắp bò xá xíu; 3. Cua bể tươi nguyên con/ hoặc đĩa tôm rán tẩm bột; 4. Cá vược chiên hạt mắc ca/hoặc cá quả rán; 5. Gà ri quay mật ong; 6. Bò sốt tiêu chanh; Rau cải chip sốt và nấm hương tươi; 7. Ngô Mỹ chiên bơ; 8. Canh nấm thập cẩm; 9. Cơm tám; 10. Xôi vò gấc hạt sen; 12. Hoa quả tươi. Tổng chi phí là 1.600.000VNĐ (Giá thành tháng 10/2019). Nhà hàng lưu ý: đồ uống tính riêng. Một nghiên cứu sinh bộ môn Việt Nam học từ phương Tây tới trực tiếp “điền dã” phát biểu: Các ngài hiếu khách đến mức lãng phí quá. Và không khoa học vì thức ăn quá nhiều đạm. Người ăn sẽ khó ăn hết, nếu có ăn hết cũng khó tiêu hoá. Nếu tiêu hoá được cũng sẽ sinh bệnh… Sao không bớt đi một nửa thức ăn để lấy số tiền ấy (tức 800.000 VNĐ) tặng đôi bạn trẻ sẽ khó khăn trong thời gian đầu lập nghiệp? Đây là một quảng cáo về một mâm cỗ gia đình thông thường của một nhà hàng cũng bình dân: “Để giúp khách hàng có một mâm cỗ đầy đặn, đủ các món như gà, xôi, rượu, thịt... được nấu đúng chuẩn cho các ngày trọng đại hoặc đơn giản hơn là tiệc nhỏ tiếp đãi bạn bè mà không cần tự đi chợ, tự tay vào bếp chuẩn bị mất thời gian mà đôi khi các món lại không được như ý, Nhà hàng… cung cấp Dịch vụ nhận đặt từ 1 mâm trở lên, giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm về phần tiệc tùng, ăn uống và có nhiều thời gian để chu toàn hơn cho các công việc khác như cắm hoa, pha trà, đón tiếp bạn bè... Có các món: Vịt quay Bắc Kinh - Tôm chiên hoàng bào - Hải sản bỏ lò + bánh mì - Bò sốt tiêu đen - Nộm vịt - Rau cải sốt nấm - Xôi ruốc - Canh măng móng giò - Cơm tám. Tổng: 1.270.000 VNĐ (Giá thành tháng 10/2019). Nếu nghiên cứu sinh trên “điền dã” tại đây chắc cũng sẽ có cảm thán tương tự! Anh ta chắc chắn phải tìm hiểu tập quán ăn uống của người Việt, trong đó một mâm cỗ truyền thống ít nhất phải có bốn đĩa (thịt, cá, nem, chả) và bốn bát (canh, nấu) không kể những đĩa xôi và các bát nước chấm. Những gia đình khá giả còn có thể bày đến tám đĩa (thịt quay, thịt luộc, thịt kho, cá rán, nem, chả, giò…), tám bát (canh, nấu, ninh, hầm…). Mâm cỗ ba miền có khác nhau. Như mâm cỗ của miền Trung bao gồm món nguội như chả phụng, nem, tré..., dưa món (thay cho dưa hành của miền Bắc). Món nóng có nem lụi, bò nướng sả ớt... Món chính ăn kèm với cơm thì có món heo, gà quay, rán, bò nấu thưng, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim, hon… Và thường không thiếu món canh giò heo hầm, bánh tét. Mâm cỗ ở miền Nam
  3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 253 không thể thiếu nồi thịt kho tàu. Thịt phải là miếng ba rọi kho với trứng vịt và nước dừa xiêm. Nem bì, lòng heo khìa, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi gà xé phay trộn củ hành, củ kiệu chua, tôm khô kiệu chua cũng là những món ăn thường có. Nếu ngán những món quá nhiều thịt mỡ, người ta làm cá lóc nướng hay hấp, cuốn với bánh tráng… Nhưng ba miền đều có cái chung: quá nhiều thịt, ít rau và uống rượu/bia thì… xả láng. Nhiều thống kê cho thấy từ năm 2010 đến nay, Việt Nam luôn nằm trong top các nước có tỷ lệ tiêu thụ rượu bia cao nhất thế giới. Theo đó, nước ta đứng thứ 2 ở Đông Nam Á, đứng thứ 10 ở châu Á và đứng thứ 29 trên thế giới. Theo tổ chức phi chính phủ HealthBridge Việt Nam mỗi năm tiêu thụ khoảng 3 tỷ lít bia, 200 triệu lít rượu. Đáng lưu ý khi có đến 70% đàn ông Việt Nam uống rượu, bia và cứ trong 4 người thì có 1 người sử dụng rượu, bia ở mức độ có hại. Các buổi liên hoan cho đến các đám hiếu, hỷ và thậm chí trong cả các bữa cơm hàng ngày người ta vẫn uống bia rượu như một nhu cầu tất yếu. Với nhiều người mỗi tuần uống 2-3 lần, mỗi lần ba bốn chén rượu (khoảng 1/4 đến 1/5 lít). Trong khi đó phải mất 10kg gạo mới chiết xuất ra được 7- 8 lít rượu nguyên chất 40 - 45 độ. Hàng năm Việt Nam phải tốn hàng trăm tấn ngũ cốc cho việc nấu bia rượu. 2. Thế giới - những chuyện nóng bỏng Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết mỗi năm thế giới lãng phí 1,3 tỷ tấn thực phẩm (tức 1/3 sản lượng nông nghiệp toàn cầu). Lãng phí lại thường xảy ra ở các nước đang phát triển (có Việt Nam), là 630 triệu tấn/năm. Trong khi đó cứ 7 người thì 1 người bị đói. Khoảng 20.000 trẻ em chết đói mỗi ngày. Riêng nước Nepal, trong 2 ngày lễ hội tế thần của đạo Hindu có khoảng 250.000 con vật bị giết (6000 con trâu, khoảng 200.000 dê, còn lại là vịt, gà…) Tại Canada hàng năm có khoảng 300.000 hải cẩu con bị đâm chết. Khoảng 90% cá nhỏ trong đại dương bị đánh bắt để phục vụ chăn nuôi. Đến năm 2048 nghề đánh cá biển sẽ biến mất, vì hết cá… Cả nhân loại gần 10 tỷ người mỗi tuần giết chết khoảng 3 tỷ sinh linh. Mỗi năm loài người tiêu diệt khoảng 10.000 giống động thực vật…
  4. 254 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Cả nhân loại đang say sưa ăn thịt. Muốn ăn thì phải nuôi. Nuôi nhiều đến mức khí thải ngành chăn nuôi gia súc thải ra gấp 150 lần khí thải từ ngành vận tải. Người ta dành 1/3 lượng ngũ cốc của cả thế giới để làm thức ăn chăn nuôi. Vì để có 1kg thịt bò phải đổi 10 kg ngũ cốc; có 1 kg thịt heo đổi 4 - 5,5 kg ngũ cốc; có 1 kg gia cầm đổi 2 - 3 kg ngũ cốc. Thế là để tạo ra 1 kg thịt thì lãng phí tới 90% protein và gần 100% chất xơ (có trong ngũ cốc) cần cho cơ thể người. Lại nữa, để sản xuất ra 1 kg thịt bò người ta cần tới 50.000 lít nước. Để có 1 lít sữa (bò) cần đến 1.000 lít nước. Ngành chăn nuôi đang phá hoại nguồn tài nguyên nước. Giá mà nhân loại tiêu dùng ít thịt đi thì lượng người chết đói và nạn nghèo sẽ giảm, vì cứ giảm 10% lượng thịt thì sẽ nuôi sống được 100 triệu người. 3. Thói quen ăn uống của người Việt xưa và nay Người Việt có thói quen ăn nhiều, ăn đến mức không ăn được nữa. Nhân vật bà cụ trong Một bữa no của Nam Cao là rất tiêu biểu cho thói quen xấu này. Cả năm ăn đói, bữa ấy được ăn no, bà cụ quên hết cả xấu hổ mà ăn no… đến chết. Ngay thời bao cấp, nếu được đi ăn cỗ thì người lớn sẽ khuyên con trẻ bữa trước đó không ăn, vì còn “để bụng” đi ăn cỗ. Câu ca dao sau chứng minh sự ăn uống của người Việt chưa khoa học: “Ăn no rồi lại nằm khoèo/ Nghe tiếng trống chèo bế bụng đi xem”. Ăn nhiều, ăn no đã phản khoa học, ăn no xong lại nằm ngay, đi bộ ngay còn phản khoa học hơn nữa. Ngày xưa, vì đói nên người ta chỉ nghĩ đến ăn, nên xuất hiện chuyện nghịch lý là thi ăn. Thậm chí người ăn nhiều được phong Trạng - Trạng Ăn! Ngày nay đủ ăn, thừa ăn người ta lại quan tâm đến uống. Thậm chí vừa mới đây có cơ quan Nhà nước hẳn hoi tổ chức thi uống. Thời buổi ăn nhậu, tự nhiên làm lãnh đạo phải có “bản lĩnh uống” vì làm việc trên bàn nhậu, thậm chí vừa nhậu vừa ký. Ngày trước cũng có câu: “Cơm ba bát, áo ba manh/ Rét không sợ xanh, đói không sợ chết”. Ngày nay khoa học chứng minh ăn ba bát là nhiều. Hiện nay người Việt vẫn còn thói quen ăn nhiều cơm (chất bột đường), là nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân, rối loạn chuyển hoá, đái tháo đường… Người Việt có thói quen ăn mặn. Vì ngày xưa trời lạnh, lại đi làm ngoài đồng, nhất là đánh cá (phải lặn xuống nước) nên người ta phải uống nước mắm để làm ấm cơ thể. Ngày nay cũng vẫn ăn mặn. Mâm cơm nào cũng có ít nhất một bát nước mắm (nước chấm). Thường thì muối 1 kg cá lấy được 0,5 lít nước mắm ép, 0,5 lít nước mắm xả và nước mắm nấu. Khi muối cá thường pha chế theo tỷ lệ 10 cá/4 muối và phải trộn sao cho cho một lớp cá, một lớp muối đều nhau, sau 12 tháng
  5. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 255 mới tiến hành lọc mắm. Cứ một chum chứa 200 - 300 kg cá ướp muối cho khoảng 100 - 150 lít nước mắm. Đa số người dân đều ăn thừa muối từ 2 đến 3 lần so với nhu cầu khuyến nghị là 5 gam muối/ngày. Ăn thừa muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ung thư dạ dày, loãng xương, sỏi thận… Nhịp sống ngày một gấp gáp có nhiều các thực phẩm, món ăn chế biến sẵn với nhiều dầu, mỡ, đường, muối như khoai tây chiên, gà rán, pizza, sandwich… Các thực phẩm đóng gói như mì tôm, sup… thường phải mặn. Chúng ta vẫn thấy các vận động viên Việt Nam đi sang thi đấu nước ngoài thường mang theo mì tôm gói. Điều ấy chứng minh người Việt còn thích ăn mặn. Người Việt ăn rau ít. Số liệu từ các cuộc tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc của Viện Dinh dưỡng cho thấy: mức tiêu thụ rau và trái cây trung bình là khoảng 250 g/người/ngày (đạt 62,5% nhu cầu khuyến nghị). Có khoảng 80,4% số người trưởng thành ăn ít rau quả. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên ăn ít nhất 400gam rau, quả mỗi ngày, có tác dụng phòng chống các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng như các bệnh tim mạch, ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng. Theo Tổ chức Y tế thế giới ăn ít rau và trái cây được cho là nguyên nhân của 1,7 triêụ trường hợp tử vong, chiếm 2,8% tổng số trường hợp tử vong trên thế giới. Là nguyên nhân của 19% số ung thư dạ dày ruột, 31% các bệnh thiếu máu tim cục bộ và 11% số trường hợp đột quỵ. Người Việt ăn nhiều thịt, xưa cũng như nay. Hiếu khách là tập quán đáng trọng nhưng đón khách mà phải “Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi” thì thành “sáo”. Nghĩa là có khách thì nhất định phải có thịt (gỏi cũng làm từ thịt) để đãi. Nhà nghèo cũng cố có tý thịt để đãi. Thế là thành tập quán. Nên ngày nay người thành phố quen ăn thịt, có về quê thích miếng rau dưa “hương đồng gió nội” thì cũng được/bị đãi thịt. Theo một tài liệu của FAO (Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc) cho biết năm 2014, mức tiêu thụ thịt ở Việt Nam là 34,2 kg thịt/người, xếp vị trí thứ tư trong khu vực ASEAN. Tổng lượng thịt tiêu thụ (gồm thịt heo, gà, trâu, bò) năm 2012 là 4,27 triệu tấn, đến năm 2014 là gần 4,6 triệu tấn. Mức tăng trưởng trung bình về sản lượng thịt là 3,7%/năm. Theo một bài viết của tác giả Arve Hansen (Trung tâm Phát triển và Môi trường, Đại học Oslo, Na Uy), đăng trên tạp chí Diplomat hôm 20/6/2019 vừa qua thì chế độ ăn của người Việt Nam đang thay đổi. Họ ăn nhiều hơn trước với lượng thịt và sản phẩm
  6. 256 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... chế biến từ động vật nhiều hơn, thịt xuất hiện trong tất cả bữa ăn hàng ngày. Lượng thịt một người Việt Nam tiêu thụ trung bình hiện nay gấp 4 lần so với cách đây 30 năm. Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết trung bình mỗi năm (từ 2018), người tiêu dùng trong nước tiêu thụ khoảng 5,4 triệu tấn thịt các loại, trong đó, riêng khối lượng thịt lợn đã lên tới 3,8 triệu tấn (chiếm khoảng 70% tổng lượng thịt tiêu thụ của người Việt). Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho 7,2 triệu người, thị trường Hà Nội một ngày tiêu thụ khoảng 1.000 tấn thịt, 600 tấn cá. Như vậy, trung bình một ngày một người Hà Nội ăn 183gr thịt, 83gr cá. Theo số liệu khảo sát và ước tính của Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA), hiện nay Trung Quốc là nước đứng thứ nhất thế giới về tiêu thụ thịt chó với 20 triệu con mỗi năm, Việt Nam đứng thứ 2 với mức tiêu thụ 5 triệu con mỗi năm, ở Hàn Quốc là từ 2 - 3 triệu con. Trong khi đó y học hiện đại chứng minh ăn nhiều thịt khi tiêu hóa cơ thể sẽ tạo ra chất homocystein, làm cho thành mạch dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho cholesterol hình thành gây xơ mỡ động mạch. Lượng homocystein càng cao càng dễ bị bệnh mạch vành gây nhồi máu cơ tim và hẹp động mạch cảnh dễ gây thiếu máu não, hoặc tai biến mạch máu não. Hơn nữa, khi con vật bị giết, theo bản năng, trong đau đớn cơ thể nó tiết ra loại độc tố có chứa nhiều acid uric (thủ phạm đầu tiên của bệnh gout) và một số độc tố khác. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, các hình thái bệnh tật chuyển từ các bệnh nhiễm trùng là chủ yếu sang các bệnh không lây truyền là chính. 75% số trường hợp tử vong ở Việt Nam là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó đứng đầu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, loãng xương, gout… Các số liệu điều tra toàn quốc ở người trưởng thành cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp tăng gần gấp 2 lần sau 13 năm (từ 11,2% năm1992 lên 20,7% vào năm 2005); tỷ lệ thừa cân-béo phì tăng gấp 2 sau 5 năm (từ 3,5% năm 2000 lên 6,6% vào năm 2005); tỷ lệ đái tháo đường tăng gấp hơn 2 lần sau 10 năm (từ 2,7% năm 2002 lên 5,7% vào năm 2012). Ở các thành phố lớn, các tỷ lệ này còn cao hơn nhiều. Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý, chủ yếu do ăn quá nhiều đạm là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng các bệnh mạn tính không lây này. Người ta đua nhau, giúp nhau mở trang trại. Làm kinh tế là tốt nhưng phải tính hết đến các nguy cơ tiềm ẩn. Các năm 2014 - 2017, vì nhiều trang trại, tổng lượng đàn lợn toàn quốc tăng cao chưa từng có, Trung Quốc lại đóng cửa biên giới không mua, thế là thịt lợn rẻ như rau vẫn phải bán đổ bán tháo. Thịt rẻ người ta đua nhau
  7. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 257 mua ăn. Thế là cũng tự rước hoạ vào người. Đến năm 2018 dịch tả châu Phi hoành hành, lợn chết hàng loạt. Cuối năm 2019 thịt lợn tăng rất cao mà đàn lợn chưa thể tái nuôi. Tết (Canh Tý) vừa qua nhiều nơi xảy ra tình trạng thiếu thịt lợn… Con người cứ chạy theo sự thiếu bền vững. Phải tìm điểm tựa ở đâu? Ở ngay trong mình. Phật dạy: Phật tại tâm. Chúng ta phải thay đổi thói quen ăn uống. Đây là lời một nhà bác học nổi tiếng nhất thế kỷ XX - ông Albert Einstein: “Không có thứ gì mang lại lợi ích cho sức khỏe con người và làm tăng cơ hội sống còn trên thế gian này bằng phương pháp phát triển một chế độ ăn chay”. Dĩ nhiên chưa hẳn này đã đúng hoặc có thể đúng với người này mà chưa đúng với người khác nhưng là một tham khảo tốt. 4. Hướng tới một bữa ăn hợp lý Một bữa ăn cân đối, hợp lý cần có đủ 4 nhóm thực phẩm là nhóm bột đường (chủ yếu từ các loại ngũ cốc), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ...), nhóm chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật), nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả...). Một người trưởng thành cần chất sinh năng lượng là bột (chiếm 65 - 70%), đạm (12 - 14%) và chất béo (18 - 20%). Như vậy, thịt cá không cần nhiều, chất bột cũng đã đảm bảo. Cần hơn cả là vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả...) vì chúng cung cấp các yếu tố vi lượng cũng như các chất bảo vệ, giúp cơ thể phát triển, tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật ở mọi lứa tuổi. Các loại rau lá màu xanh sẫm và các loại rau và quả màu vàng, đỏ là nguồn cung cấp vitamin A giúp sáng mắt, cung cấp chất sắt giúp chống thiếu máu thiếu sắt, đặc biệt tốt cho trẻ em tăng trưởng và phát triển chiều cao. Rau, quả cung cấp các vitamin, chất khoáng và xơ và các chất chống oxy hóa nên có tác dụng nâng cao sức khỏe và phòng chống các bệnh mạn tính. Các loại đậu đỗ như đỗ tương, đỗ xanh, đỗ đen, đậu quả và vừng lạc là những thực phẩm có hàm lượng đạm thực vật cao (hoàn toàn có thể thay thịt, cá). Xin nhắc lại cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới: Nếu ăn quá nhiều thịt cá sẽ gây ra thừa năng lượng và thừa chất béo dẫn tới thừa cân, làm rối loạn mỡ máu, tăng mỡ máu, dễ có nguy cơ về tim mạch như xơ mỡ động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não và tăng huyết áp, ung thư dạ dày... Ăn nhiều cơm dễ dẫn đến mắc bệnh đái tháo đường. 5. Thay đổi tập quán ăn uống là góp phần thân thiện với môi trường để phát triển bền vững Khái niệm “Phát triển bền vững” trên thế giới hiện nay hầu như được thống nhất sử dụng từ Báo cáo Brundtland (Our Common Future) của Ủy ban Môi trường
  8. 258 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) công bố năm 1987: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường”. Với bất cứ nước/vùng lãnh thổ nào, bất kỳ tổ chức quốc tế nào, trong hoàn cảnh môi trường đang bị đe dọa nghiêm trọng cũng đều coi “phát triển bền vững” là mục đích. Xét về cấu trúc sinh học thì cơ thể người thích hợp với việc ăn rau quả hơn là ăn thịt cá. Cấu tạo của bộ tiêu hóa của người khác với sinh vật ăn thịt. Răng người cấu tạo để nghiền hạt, ruột người rất dài (gấp 6 lần chiều dài cơ thể) để phù hợp tiêu hoá chất xơ. Ở người, thức ăn tiêu hóa chậm nên cần có thời gian ở trong ruột lâu (18 đến 20 giờ) để được lên men lactic. Nếu ăn nhiều rau quả thì chỉ có sự lên men lactic, hầu như không chứa chất độc. Ngược lại ăn nhiều thịt cá sẽ tạo sự lên men thối rữa sản sinh nhiều chất độc hại. Đây là tiền đề cho các vi khuẩn có hại là tác nhân gây nhiều bệnh. Chúng ta không tuyệt đối việc ăn chay, nhưng rõ ràng ăn chay có nhiều lợi ích như có ít cholesterol, ít acid béo bão hòa, nhưng sản sinh nhiều flavonoid và caroten, nhiều vitamin E, C cần thiết cho cơ thể phòng chống được nhiều bệnh như: béo phì, bệnh tim mạch, đái tháo đường, sỏi mật, ung thư... Người ăn chay ít bị viêm ruột thừa, ít bị hội chứng đại tràng kích thích, trĩ và giãn tĩnh mạch chi... Như trên đã chứng minh giảm được lượng thịt cá trong khẩu phần bữa ăn thì góp phần không chỉ làm lành mạnh hoá môi trường tự nhiên mà còn làm lành mạnh hoá môi trường tinh thần. Ở Việt Nam có nhiều làng làm nghề mổ trâu, mổ lợn, mổ chó. Ai đã từng đến đó mới thấy sự ô nhiễm kinh khủng đến mức nào. Nước thải chảy ra các con ngòi quanh làng hôi hám nồng nặc. Hàng đống phân gia súc, hàng đống xương con vật trắng hếu tanh tưởi có ở khắp nơi… Nhưng chưa sợ bằng mùi tử khí rùng rợn bốc lên… Liệu cơ thể non nớt, tâm hồn trong trắng của trẻ em “như búp trên cành” có chịu nổi? Nhiều người phải bỏ làng ra đi… Nhiều người phát điên, kể cả người đồ tể. Có người nói do khủng hoảng tâm lý do chứng kiến nhiều sinh linh chết thảm. Người nói do quả báo… Chưa nói tới sự ô nhiễm môi trường từ các trang trại tư nhân, các gia đình nông dân… Giá người ta cân đối lại, dành quỹ đất trồng nhiều ngũ cốc, rau xanh hơn… thì chỉ số không khí sẽ tốt hơn rất nhiều, con người sẽ thanh thản, thư thái, thoải mái hơn nhiều…
  9. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 259 6. Lấy điểm tựa thuyết Duyên khởi và Ngũ giới để hướng con người tới thói quen ăn uống khoa học, nhân văn Phật giáo đi trước nhân loại 2.500.000 năm về tư tưởng bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. “Duyên khởi”, theo nghĩa từ nguyên (tiếng Pali: Paticca Samuppàda Dham-ma) là tuỳ thuộc các điều kiện, nương theo các duyên mà sinh. Hiểu rộng ra là các sự vật đều có mối liên hệ biện chứng, hữu cơ, phụ thuộc, cái này là kết quả hoặc nguyên nhân của cái kia. Đức Phật dạy: “Cái này có, cái kia có. Cái này sinh, cái kia sinh. Cái này không, cái kia không. Cái này diệt, cái kia diệt”1. Mọi sự vật hiện tượng bất thành, đổ vỡ thì nguyên nhân đầu tiên là do “Vô minh” tức không sáng suốt, không thấu hiểu quy luật, chẳng thấu cảm tình người, tình vật, tình nhân gian… Theo vậy thì mọi vấn đề đều có nguyên do của nó. Ví như các cụ ta dạy: “Bách bệnh tại khẩu” (Trăm bệnh đều do ăn uống không đúng mà ra). Ngày nay nhân loại kêu gọi bảo vệ môi trường, thực ra hàng ngàn năm trước Phật giáo đã làm điều này khi khuyên con người thực hành “Ngũ giới” (Năm điều cấm: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nghiện ngập). Ngày nay nhân loại thực hiện “khoan dung”, “hoà giải” chính là thực hành “Ngũ giới”. Phật giáo đã toả sáng tư tưởng vì con người, tôn trọng thiên nhiên, giữ gìn hoà bình trước thời đại cả mấy ngàn năm! Với người Việt Nam ta để hướng con người tới thói quen ăn uống khoa học, không lý thuyết nào hay hơn thuyết Duyên khởi và Ngũ giới. Tại sao lại như vậy? Bắt rễ ở mảnh đất văn hoá Việt, dung hoà với tính cách dân tộc và một số tôn giáo ngoại lai cũng như bản địa khác, Phật giáo ở Việt Nam mang tư tưởng nhập thế rất rõ nét: “Đạo pháp bất ly thế gian pháp”. Trong tín ngưỡng người Việt có hệ thống các đấng tối cao là Trời, Ngọc Hoàng, Thượng đế, Ông Xanh, Tiên, Bụt… thì ông Bụt bình dân và gần gũi với con người hơn cả, nhất là với những con người nghèo khổ, bất hạnh. Thẩm thấu rất sâu vào mỗi gia đình Việt để rồi Phật trở thành một thành viên, thành một con người vừa cụ thể, vừa trừu tượng, vừa gần gũi thân quen vừa thành kính thiêng liêng. Trên dưới hai ngàn năm đồng hành cùng dân tộc Phật giáo đã góp phần hình thành bản sắc Việt, đặc biệt là trong việc giáo dục đạo đức, hoàn thiện nhân cách đạo lý con người. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “… tôn chỉ, mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm”2. Người nhận xét rất tinh tế là Phật giáo và 1 Theo Thích Nhật Từ - Thích Đức Thiện (2019) - Phật giáo và Cách mạng công nghiệp 4.0, Nxb Hồng Đức, tr. 223. 2 Hồ Chí Minh toàn tập (2002), Nxb Chính trị quốc gia, tập 8, tr. 290.
  10. 260 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... dân tộc “như bóng với hình”1, về hình thức là hai (hình và bóng) nhưng về bản chất thì là một (bóng từ hình mà có). Tư tưởng triết học Phật giáo về giáo dục đã hoà nhập sâu vào văn hoá dân tộc, qua thời gian đã khẳng định đó là những yếu tố tích cực, tiến bộ, do vậy cần phát huy, kế thừa, phát triển và nâng cao các tinh hoa giá trị ấy để góp phần làm lành mạnh nền an sinh xã hội. Thuyết Duyên khởi cho rằng mọi hiện tượng đều có nhân duyên, con người với tự nhiên nhờ vào những điều kiện nhân duyên mà sinh khởi, tồn tại, biến hoá, phát triển, không sự vật nào tồn tại độc lập: Do cái này sinh mà cái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt. Thế nên Phật dạy: “Chư tăng trồng cây ăn quả, cây có hoa, cây có lá vì Tam bảo thì chỉ có phước mà không có tội”. Con người nuôi rồi giết gia súc mà ăn thịt cũng là một cách tự “diệt” mình. Con người cũng biết là ăn nhiều thịt thì có hại cho cơ thể nhưng sao lượng thịt vẫn tiêu thụ ngày càng cao? Vẫn theo lời dạy của Phật là “Tham, Sân, Si”. Vì còn tham sân si nên chưa đủ lòng trắc ẩn, chưa đủ sự mủi lòng trước các sinh linh bị giết hại, trước môi trường bị tàn phá, chưa đủ sự thấu cảm để có thái độ khoan hoà bác ái trước nỗi đau, sự mất mát của đồng loại. Muốn hạnh phúc, an lành, thư thái con người phải học theo tư tưởng nhà Phật, trau dồi Ngũ giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu bia (và sử dụng chất gây nghiện). Sát sinh là tội lớn nhất. Sa vào tình trạng nghiên ngập tất yếu sẽ là: kém thông minh, thiếu khả năng tập trung, điên loạn, dễ làm điều bất thiện… Trái đất này tồn tại hay không tồn tại phụ thuộc vào lòng yêu thương của con người. Con người hãy yêu chính bản thân mình bằng cách đưa lòng yêu thương vào bữa cơm gia đình, ít đi thịt cá, ít đi một chút gạo, thêm vào một chút rau xanh. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. 2. Phan Xuân Dũng (2018), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 3. Thích Nhất Hạnh (2017), Đạo Phật ngày nay, Nxb. Văn hoá dân tộc. 4. Thích Thông Lạc (2011), Những lời gốc Phật dạy (3 tập), Nxb. Tôn giáo. 1 Thượng toạ Thích Đức Nghiệp (1/1991), Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam. Nội san đặc biệt, Phân viện Nghiên cứu Phật học. Giáo hội Phật giáo Việt Nam và một đĩa trái cây. Bữa ăn sẽ đẹp mắt hơn, nhẹ nhàng hơn, con người sẽ ngủ ngon hơn bởi ít phải chịu tiêu hoá quá nhiều chất đạm, chất bột, chất béo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2