Trí thức Nho giáo với việc nho giáo hóa xã hội
lượt xem 25
download
Trải qua cả ngàn năm, theo chân các nhà cai trị để có mặt ở Việt Nam rồi trở thành một nền tảng tư tưởng của các triều đại phong kiến, Nho giáo khẳng định được địa vị của mình, và đi tới các vùng quê khắp nơi, để lại dấu ấn thông qua văn tự và các sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân nông thôn Việt Nam. Từ sự xâm nhập lúc ban đầu, Nho giáo đã được khúc xạ và được bảo lưu trong văn nghệ dân gian. Tham gia vào các sinh hoạt...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trí thức Nho giáo với việc nho giáo hóa xã hội
- Trí thức Nho giáo với việc nho giáo hóa xã hội Trải qua cả ngàn năm, theo chân các nhà cai trị để có mặt ở Việt Nam rồi trở thành một nền tảng tư tưởng của các triều đại phong kiến, Nho giáo khẳng định được địa vị của mình, và đi tới các vùng quê khắp nơi, để lại dấu ấn thông qua văn tự và các sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân nông thôn Việt Nam. Từ sự xâm nhập lúc ban đầu, Nho giáo đã được khúc xạ và được bảo lưu trong văn nghệ dân gian. Tham gia vào các sinh hoạt văn hóa dân gian, trí thức Nho giáo luôn gắn bó với các sinh hoạt làng xã, trong đó có việc soạn thảo thư tịch để phục vụ sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng. Đây có thể xem là một nét riêng của trí thức Nho giáo Việt Nam so với các nước trong khu vực Đông Á cùng chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Bài tham luận này dựa trên những tài liệu do các nhà Nho tham gia biên soạn, chỉnh lý đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, từ cách tiếp cận liên ngành tư liệu học và foklore, để điểm lại những cố gắng của trí thức Nho giáo trong quá trình Nho giáo hóa xã hội.
- Phổ biến truyền bá biên dịch kinh điển Nho giáo: Trong quá khứ đội ngũ các nhà trí thức đều đọc được chữ Hán Nôm. Các hình thức dịch Nôm như diễn âm, giải âm, diễn ca, diễn nghĩa các tác phẩm chữ Hán cũng chỉ nhằm chủ yếu cho 2 đối tượng là người còn đang đi học (học các tác phẩm kinh điển qua bản diễn Nôm) và tầng lớp bình dân (diễn Nôm các tích truyện, hoặc kinh Phật, diễn ca các bài thuốc). Kinh điển Nho gia cũng đã từng được chú ý dịch sang chữ Nôm - tiếng Việt. Hiện ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 25 tên tài liệu là bản dịch kinh điển sang quốc âm (chữ Nôm), dịch Nôm hầu hết Tứ thư, Ngũ kinh trong đó chủ yếu là Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Trung Dung(1). Riêng việc dịch Nôm Kinh Thi đã thấy có hai khuynh hướng là Thi học và Kinh học. Xu hướng Thi học đã tước bỏ những chú giải của Tống Nho, để trả lại vẻ đẹp ban đầu của Kinh Thi. “Các bản dịch Nôm khá đa dạng về thể loại (văn xuôi, thơ lục bát, thơ song thất lục bát, thơ đan xen không đều đặn giữa song thất với lục bát), và cũng đa dạng về hướng tiếp nhận, đan xen cả việc tiếp nhận theo hướng kinh học và văn học, trong đó các bản dịch xuôi có thiên hướng tiếp nhận kinh học hơn, còn với các bản dịch thơ, đặc trưng thể loại đã giúp cho dịch giả phần nào thoát khỏi sự chi phối của yêu cầu “kinh học hóa” để chuyển hướng dần sang cách tiếp nhận Kinh Thi với tư cách một tác phẩm văn học” (2). Việc phổ biến và truyền bá kinh điển Nho gia đến với xã hội còn được thể hiện ở những lời dẫn dụng Nho điển trong khi các nhà Nho soạn văn bia, câu đối, hoành phi cho các địa phương. Các sưu tập hoành phi, câu đối và văn bia mà
- chúng ta đã sưu tầm được đầy rẫy những chữ nghĩa rút ra từ kinh điển Nho gia. Đáng tiếc là cho đến hiện nay, chưa có khảo sát nào về vấn đề này, để từ đó có thể rút ra những kết luận bổ ích về sự xâm nhập của Nho điển trong làng xã cổ truyền Việt Nam. Tham gia vào tín ngưỡng dân gian Trí thức Nho giáo ở Việt Nam luôn sống giữa cộng đồng làng xã. Con đường vào đời của họ là dùi mài kinh sử, theo nghiệp bút nghiên, trải qua các kỳ thi, và “tiến vi quan, thoái vi s ư”. Nếu đỗ đạt, họ ra l àm quan theo sự điều động của nhà vua, nếu không đỗ đạt, họ suốt đời ở lại chốn hương thôn, trở thành những trí thức của làng quê. Họ trở thành thầy đồ dạy học, thầy lang bốc thuốc, họ như những lãnh tụ tinh thần của cộng đồng, trở thành chỗ dựa của xóm làng. Họ tham gia vào các sinh hoạt tín ngưỡng của dân làng bằng việc văn bản hóa các truyền thuyết, sự tích ở địa phương. Kết quả là cho đến nay, sưu tập về thần tích, sự tích, huyền tích dân gian, tín ngưỡng dân gian có thể coi là một sưu tập có trữ lượng rất lớn. Trong số đó sưu tập thần tích có quy mô nhất, ghi chép lai lịch, h ành trạng thần kỳ và công đức lớn lao của hàng nghìn vị thần linh, các vị thành hoàng được thờ ở khắp nơi, mang ký hiệu AE với 568 cuốn chép thần tích của các vị thần của 2821 làng xã (thôn, trang, ấp) thuộc 22 tỉnh từ Nghệ An trở ra Bắc. Tiến hành nghiên cứu văn bản học mảng thư tịch này, có thể bóc tách các lớp văn hóa được lưu lại. Trường hợp thần tích Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đồng Tử là những ví dụ(3). Đáng chú ý nhất l à chúng ta sẽ thấy được sự can thiệp
- của nhà Nho vào văn bản tín ngưỡng, cũng như áp đặt tư tưởng Nho giáo vào trong hệ thống bách thần; nói cách khác, người ta thấy được các thần linh được dân gian thờ cúng đã hiện lên như thế nào qua lăng kính nhà Nho(4). Ngoài thần tích trong kho AE, còn một sưu tập khác ghi lại các câu chuyện linh dị, các sự tích thần kỳ, thiêng liêng lưu truyền trong các làng quê Việt Nam. Các nhà nghiên cứu thường đưa các sưu tập này vào mục tiểu thuyết chữ Hán (Trần Nghĩa), văn xuôi tự sự (Nguyễn Đăng Na), truyện truyền kỳ (Nguyễn Huệ Chi) (5). Các khảo cứu về văn bản học của Nguyễn Văn Hoài (đối với Nam thiên trân di tập và Công dư tiệp ký)(6), Nguyễn Thị Oanh (đối với Lĩnh Nam chích quái) (7), Đào Phương Chi (đối với Việt điện u linh)(8) cho thấy trong suốt nhiều thế kỷ, các nhà Nho đã dành cho các tác phẩm này sự quan tâm đặc biệt, thể hiện ở việc sao chép, thêm bớt, bình luận, tăng bổ, chú giải… theo những quan điểm riêng của mình, mà kết quả là làm cho chúng trở nên rất phức tạp về văn bản học, biến những tác phẩm từ loại hình văn học chức năng sang loại văn học hình tượng và ngược lại. Thần sắc (kho AD) với 411 cuốn là các bản sách chép các sắc phong của triều đình phong cho các vị thần thành hoàng qua các thời kỳ lịch sử. Tài liệu này nói lên sự đánh giá của nhà nước phong kiến đối với các vị thần trong cả nước qua
- từng thời kỳ, từng triều đại cũng nh ư hệ thống thần linh phong phú và phức tạp của thần điện Việt Nam. Khổng Tử không nói đến “quái, lực, loạn, thần”, không tin quỷ thần, hoặc đối với thần linh thì “kính nhi viễn chi”. Nhưng ở Việt Nam, thần quyền có một vị trí quan trọng trong đời sống quá khứ. Các triều đại phong kiến Việt Nam đều rất coi trọng đến việc tế lễ, thờ phụng các vị thần, đời nào cũng có ban tặng sắc phong cho các vị thần, đưa vào điển lễ. Vương quyền và thần quyền đi song song với nhau trong tâm thức dân gian. Các cuộc tế lễ ở đình làng luôn có sự tham gia của các nhà Nho ở hầu hết các nghi thức: soạn văn tế, soạn bài hát thờ, soạn tục lệ thờ cúng, sưu tầm chỉnh lý thần tích. Ghi lại sinh hoạt làng xã: Cho đến nay, những Cổ chỉ, Xã chí, Tục lệ, Hương ước, Địa chí địa phương có thể xem là những sưu tập tư liệu hết sức đặc sắc mà các nhà Nho đã ghi lại và đang trở thành nơi lưu giữ những ký ức về mọi mặt đời sống quá khứ. Kho Cổ chỉ ký hiệu AH, có 21 cuốn, bao gồm nhiều loại hình tư liệu khác nhau, trong đó có cả các gia phả, thần tích, ngọc phả...Sưu tập cổ chỉ được tập hợp theo từng xã, có ghi tên, chức tước và chữ ký của người thừa lệnh sao chép, nhận thực. Có những bản còn ghi rõ nơi tàng trữ và đóng dấu của địa phương ở phần cuối văn bản. Sưu tập này được sưu tầm được tại một số xã thuộc 5 tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Sơn Tây, Lạng Sơn, Phúc Yên.
- Xã chí có ký hiệu kho AJ, gồm 107 cuốn s ưu tập các bản điều tra về địa chí một số thôn xã thuộc 27 tỉnh, từ Khánh Hòa trở ra Bắc, do các nhà Nho thực hiện theo yêu cầu của Viện Viễn Đông bác cổ Pháp tại Hà Nội. Tục lệ có ký hiệu kho AF, gồm 732 cuốn, ghi chép về tục lệ, khoán ước của 74 huyện, phủ, châu, thuộc 18 tỉnh từ Nghệ An trở ra Bắc. Các bản tục lệ cũng được đóng theo từng xã, thôn; trang đầu hoặc trang cuối văn bản thường ghi năm tháng lập hoặc sao chép tục lệ, nhiều bản còn ghi được đầy đủ cả tên người lập khoán lệ, tên những người ký tên xác nhận (9). Biên soạn địa chí là một việc rất được các nhà Nho quan tâm. Địa chí hiện thống kê được khoảng 113 cuốn. Nghiên cứu địa chí ngoài việc quan tâm đến bản thân cuốn địa chí, còn góp phần nghiên cứu về sự đánh giá và hiểu biết, cũng như sự gắn bó, tâm trạng và cảm quan của người viết đối với vùng đất mà họ quan tâm biên chép. Các ghi chép của Dương Văn An, Lê Quý Đôn, Trịnh Hoài Đức, Bùi Dương Lịch, Vũ Phạm Khải, Phan Huy Chú…đã thể hiện rất rõ điều này. Cuốn địa chí xưa nhất là Dư địa chí của Nguyễn Trãi được viết trong niềm tự hào về non sông gấm vóc Đại Việt có chủ quyền, có văn hiến, có nhân dân anh h ùng và sáng tạo. Ngoài những sưu tập kể trên, hiện ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm cũng còn có nhiều thác bản văn bia khoán ước, điều lệ được sưu tầm từ nhiều địa phương trong nước. Trong đó, đặc biệt phải kể đến các văn bia có nội dung khuyến học, khuyến
- tài. Thống kê cho biết có đến 780 văn bia thuộc loại khuyến học được tìm thấy trong kho thác bản của Viện Nghiên cứu Hán Nôm (10). Làng xã cổ truyền rất coi trọng người có học hành và người đỗ đạt. Hệ thống khoa cử để cho tất cả mọi người trong xã hội, bất kể sang hèn, giàu nghèo đều có cơ hội thể hiện tài năng và trình độ học vấn là một trong những lý do để các làng xã coi trọng việc học hành. Và hình ảnh “võng anh đi trước võng nàng đi sau” luôn là giấc mơ cao sang của các thôn nữ, vợ của các khóa sinh. “Một người làm quan cả họ được nhờ” cũng là kỳ vọng của các dòng họ đối với con đường nghiên bút của các sĩ tử trong họ. Những người đi thi, đều có khát vọng được ghi tên tuổi, quê quán trên bảng vàng bia đá, lưu mãi tiếng thơm, đều có khát vọng cống hiến cho triều đình và đất nước. Dưới sự sắp đặt của những người có chữ hoặc đã đỗ đạt trong làng, một số thiết chế văn hóa đã được thiết lập như các văn chỉ được xây dựng để thờ Đức Khổng Tử và các vị tiên hiền, tiên nho trong làng; ruộng học điền được lập; các hương ước có thêm phần khuyến học, miễn lính, miễn phu cho các khóa sinh; v.v. Đặc biệt nhất phải kể đến các hội Tư văn ở các làng xã, được xem là một tổ chức bao gồm những người có học trong làng. Đây là mảng tài liệu tổng hợp về mọi mặt đời sống nông thôn Việt Nam trong lịch sử như phong tục, tập quán, lề thói, thổ ngơi, diên cách, di tích, lễ hội của các làng quê.
- Xây dựng gia đình truyền thống: Ý thức về dòng họ đi liền với việc xây dựng và duy trì nền nếp gia phong rất được các nhà Nho quan tâm. Với quan niệm “Quốc hữu sử, Gia hữu phả” th ường là câu mở đầu của các gia phả, các nhà Nho đã biên soạn những bộ gia phả cho dòng họ mình và thậm chí còn viết gia phả cho các dòng họ khác. Gia phả không chỉ cho biết việc của một dòng họ, quá trình thiên di phát tán, phát triển của một dòng họ mà còn cho chúng ta biết về sự hình thành một vùng đất, những cư dân đầu tiên đến sinh cơ lập nghiệp, và sự đóng góp của các dòng họ cụ thể đối với một làng quê, một vùng đất cụ thể...Nhiều gia phả dòng họ lớn đã ghi được nhiều sự kiện mà chính sử đã không thể ghi chi tiết, từ đó đã bổ sung cho chính sử. Thống kê cho biết Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 264 cuốn gia phả (11). Về tài liệu gia huấn hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thống kê được 51 tên sách (12). Gia huấn góp phần xây dựng tiêu chuẩn, lối sống cho mọi người theo đạo đức Nho giáo. Nói đến gia huấn, người ta vẫn nghĩ đến một cuốn sách giấy dó, trên viết chữ Hán Nôm, ít người biết gia huấn còn được khắc trên đá. Chọn hình thức lưu giữ trên bia đá, hẳn các nhà Nho mong muốn những lời giáo huấn này sẽ lưu truyền mãi mãi và vững bền như cùng các giá trị truyền thống của các bản gia huấn. Đó là những quyển sách đá ghi những lời vàng ngọc của tổ tiên truyền dạy lại cho con cháu. Chúng tôi đã tìm được một số gia huấn được khắc trên bia đá, trong đó có một số văn bia tiêu biểu cho loại này như sau:
- Văn bia Tích thiện gia huấn bi ký (13) do Tiến sĩ Nguyễn Nghiễm soạn năm 1765, khi ông đang giữ chức Binh bộ thị lang, hiện còn tại miếu làng Tiên Điền, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Văn bia ghi lại lời dạy của ông đối với con cháu trong gia tộc, khuyên giữ gìn gia phong, tu dưỡng đạo đức, dốc sức làm việc thiện để vun trồng cội phúc, làm gương cho hậu thế. Văn bia Tân san gia huấn bi (14)tại nhà thờ họ Nguyễn ở xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc khắc bài văn bia do Phạm Vĩ Khiêm soạn năm 1767, khắc rõ 10 điều gia huấn, khuyên con cháu: Giữ lòng ngay thẳng, chăm chỉ học hành, hiếu thuận nhân từ, ăn ở kính nhường, vợ chồng hòa thuận, cung kính đôn hậu, bạn bè tin cậy, hòa mục với láng giềng, phụng dưỡng cha mẹ, chăm chỉ nghề nghiệp. Nhà thờ họ Vũ, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên có tấm bia Miễn tử tôn cần học thi (16), tạc năm 1660, khắc bài thơ Đường luật và đôi câu đối khuyên con cháu cần cù học hành giữ nghiệp tổ tiên cày bừa trên ruộng sách, sau này được hiển vinh nơi khoa giáp rồi ra giúp vua giúp nước. Nhà thờ họ Vũ, xã Mộ Trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, có tấm bia Tu cấu đường châm (16) do Tiến sĩ Vũ Đăng Long soạn năm 1675, khắc bài châm nói về việc tu dưỡng lòng trung tín, dốc sức học hành. Một võ quan cao cấp dưới triều Lê Cảnh Hưng là Nguyễn Sỹ Trung vào năm 1766 cũng tự tay soạn văn bia Từ huấn bảo minh (17) khắc một bài văn vần 50 câu căn dặn con cháu phải giữ gìn đạo đức, cần kiệm, trung hiếu, không rượu chè bê
- tha, không làm điều phi nghĩa, để giữ lấy truyền thống của tổ tiên, đặt tại nhà thờ họ Nguyễn của mình ở xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đặc biệt nhất, phải kể đến bia Vũ Vu thiển thuyết khắc hẳn cả một cuốn sách của Ninh Ngạn (1715 - 1781) được con trai là Ninh Tốn dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 42 (1781), hiện đặt tại nhà thờ họ Ninh ở xã Yên Mỹ, huyện Tam Điệp tỉnh Ninh Bình. Văn bia gồm 2 phần. Phần 1 là lời dẫn ghi lại sự nghiệp của Ninh Ngạn và tác phẩm của ông. Phần 2 khắc toàn văn bộ sách gồm 2 quyển thượng, hạ, gồm 45 chương sách. Trong đó có các chương 1 và 2 bàn về chữ hiếu, cách đánh giá về hiếu và bất hiếu; chương 3 bàn về quan hệ giữa nuôi và dạy con cái trong gia đình; chương 6 và 7 bàn về quan hệ vợ chồng; chương 8 và 9 bàn về Nhân và Tín; chương 10 bàn về đạo làm người; chương 12 bàn về ba loại “tâm bệnh” là giầu, sang và thọ; chương 13 bàn về việc phải coi điều thiện làm thầy, thấy ai có điều thiện, dù là kẻ dưới đều nên coi là thầy mà học; chương 29 và 30 bàn về việc làm điều tốt không cốt ở tiếng khen, đánh giá người phải xét ở lời nói và việc làm; chương 31 và 32 bàn về việc lập đức, lập thân và lập danh; chương 33 và 34 chuyên bàn về những điều cần tránh như rượu chè, cờ bạc, sắc dục, lười biếng, nói năng khinh xuất; chương 39 và 40 bàn về sống - chết, vinh - nhục ở đời (18). Sưu tập văn học dân gian và sáng tác thơ ca Nhà Nho Việt Nam sống giữa làng xã, tham gia vào các sinh hoạt làng xã. Không chỉ soạn thảo các văn bản ghi chép về phong tục tập quán hay phục vụ nhu
- cầu tín ngưỡng của cộng đồng, hoặc sưu tầm, ghi chép lại các câu chuyện thần kỳ linh dị trong dân gian mà còn sưu tập thơ ca dân gian. Một trong những kết quả đó là kho tàng truyện thơ Nôm. Kho tàng truyện thơ Nôm có một khối lượng tác phẩm đáng kể với 106 tên tác phẩm truyện Nôm và 47 tác phẩm truyện thơ của các dân tộc ít người, được viết bằng chữ Nôm của dân tộc họ (19). Truyện thơ Nôm khuyết danh do các nhà Nho hoặc ghi lại được, hoặc sáng tác dựa trên các tích truyện lưu truyền trong dân gian, và có mục đích là dành cho đông đảo công chúng rộng rãi ở tầng lớp bình dân (có người gọi mảng văn học này là truyện Nôm bình dân). Theo các soạn giả của bộ sách Kho tàng ca dao người Việt thì chúng ta có 12 sưu tập ca dao được ghi chép bằng chữ Nôm (20). Đó là các tập Nam phong giải trào, Thanh Hóa quan phong, Nam giao cổ kim lý hạng ca dao chú giải, Đại Nam quốc túy, Quốc phong thi tập hợp thái, Việt Nam phong sử, Nam âm sự loại, Nam phong nữ ngạn thi, Khẩu sử ký, An Nam phong thổ thoại, Phỏng Thi kinh Quốc phong, Lý hạng ca dao. Các sưu tập ca dao này cũng đã được sử dụng trong quá trình tuyển chọn đưa vào bộ sách. Gần đây, Nguyễn Thúy Loan cho biết có 7 cuốn sách Hán Nôm s ưu tập tục ngữ của người Việt (21) và giới thiệu trong tập sách Tục ngữ trong sách Hán Nôm (22). Những sưu tập này đều do các nhà Nho thực hiện. Ngoài ca dao, tục ngữ chúng ta còn thấy có các sưu tập thơ ca dân gian. Đáng chú ý về mảng này là các tác phẩm thơ văn giáng bút, theo thống kê của
- Nguyễn Xuân Diện riêng ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã có 254 cuốn sách, trong đó có 226 bản là bản in(23). Các tập thơ văn này được sưu tập từ 98 Thiện đàn nằm ở hầu hết các tỉnh ở châu thổ Bắc bộ. Nghi lễ giáng bút là một hoạt động mang đậm tín ngưỡng dân gian dưới ảnh hưởng của Đạo giáo. Nhưng nội dung thơ văn giáng bút cũng chính là nội dung, mục đích hoạt động của các thi ện đàn lại do các nhà nho chủ trương. Đó là một chương trình tuyên truyền rộng khắp suốt thời gian nửa cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX tập trung vào hai vấn đề: Kêu gọi lòng yêu nước thương nòi và Chấn hưng văn hóa dân tộc. - Kêu gọi lòng yêu nước thương nòi: Giáng bút lời các vị anh hùng liệt nữ của dân tộc như: Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Hai Bà Trưng, Bà Triệu...; Giáng bút lời các vị thần tiên trong thần điện Việt Nam như: Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Liễu Hạnh Công chúa, Từ Đạo Hạnh...; Giáng bút lời các tiên nho, các nhà văn hóa như: Tô Hiến Thành, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan...Thơ văn giáng bút còn nhắc nhớ, thúc giục lòng yêu nước, thương yêu giống nòi, thấy được nỗi nhục của dân mất nước. - Chấn hưng văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống mới: Đề cao việc nâng cao dân trí; Bài bác hủ tục; Đề cao phụ nữ (giáng bút lời Thánh Mẫu cho phụ nữ); Khuyên sống lương thiện, thương yêu đùm bọc nhau; In ấn kinh sách về tôn giáo, lịch sử, văn học, ngôn ngữ.
- Thơ ca giáng bút chủ yếu viết bằng chữ Nôm rất thuận lợi cho việc truyền miệng và không gặp trở ngại về mặt văn tự đối với người bình dân không biết chữ . Một giá trị rất đặc biệt của thơ văn giáng bút cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, là dưới ảnh hưởng của các phong trào yêu nước, nó đã làm phát khởi những biểu tượng mới trong văn hóa Việt Nam. Đó là những biểu tượng về Quốc Hồn, Quốc Túy, Quốc Dân, Nòi Giống, Yêu Nước Thương Nòi, Giống Lạc Hồng, Con Rồng Cháu Tiên được nhắc đến rất nhiều, rất khẩn thiết và nhằm đến đối tượng là các tầng lớp nhân dân lao động. Một mảng nữa, nằm ở gạch nối giữa văn học và sử học là các bộ sử ca, diễn ca lịch sử bằng chữ Nôm, theo thể thơ lục bát như: Thiên Nam ngữ lục, Việt sử diễn âm, Đại Nam quốc sử diễn ca,...Là các tác phẩm sử học, nhưng các tác phẩm này lại chứa đựng ít nhiều cảm quan, tâm thức dân gian trong việc xây dựng các hình tượng anh hùng dân tộc. Hình ảnh Bà Triệu vú dài ba thước chẳng hạn, đấy là một hình ảnh phóng đại của lối nói dân gian. Đấy là chưa kể đến cách sử dụng ngôn từ, hình ảnh, lối nói ví von của dân gian trong miêu tả, xây dựng nhân vật. Sáng tác và sưu tầm nghệ thuật sân khấu, ca nhạc dân gian: Sân khấu dân gian:
- Hai loại hình ca vũ để lại nhiều văn bản thư tịch nhất là tuồng và ca trù. Điều này hoàn toàn không khó hiểu, vì đây là hai loại hình ca vũ nhạc gắn liền với sinh hoạt của cung đình và trí thức. Tuồng luôn đề cao tư tưởng quân quốc, kịch bản đa số bắt nguồn từ các tích truyện của Trung Hoa. Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện có 23 pho tuồng, và 49 pho tuồng là các bản photocopy do thư viện Hoàng gia Anh trao tặng (24. Tác giả Phan Ngọc cho biết, khi ông cùng với ông Lê Ngọc Cầu viết quyển Nội dung xã hội và mỹ học Tuồng đồ thì đã có trong tay trên 100 vở tuồng đã phiên chuyển quốc ngữ (25). Về chèo, hiện chúng ta có 7 kịch bản chèo cổ (Hà Ô Lôi, Nhị Độ Mai, Kiều, Hoa Vân, Lưu Bình - Dương Lễ, Trương Viên...). Việc trình diễn các tích chèo được diễn ra tại làng (địa điểm là giữa đình - một nơi công cộng), trong hội làng (thời điểm có đông nhất các th ành viên, thành phần tham dự: chức sắc, quan viên, dân làng). Các kịch bản chèo Nôm còn lại đến nay cho thấy các nhà nho đã trực tiếp văn bản hóa các tích chèo, góp phần gìn giữ di sản sân khấu dân gian. Ca nhạc dân gian: Vốn ca nhạc dân tộc được ghi chép rất tản mạn, có thể hình dung như chúng ta đang có các sổ tay của những người yêu nghệ thuật ca hát. Ca trù tạp lục (VHv.2940) có chép các bản đàn Giao duyên, Cổ bản, Nam bằng, Kim tiền, Nam ai, Nam thương, Tứ đại cảnh...Ca trù thể cách (AB.160) có chép ca từ của một số làn điệu Hát lý, Hát bội, Hát sắc bùa. Đại Nam quốc âm ca khúc (AB.146) có ca từ
- các điệu Nam bằng, Nam ai, Tứ đại cảnh; các bản đàn Kê Khang, Tư Mã Phượng Cầu, Tam Thiên tụng, Phú lục (26). Về Ca trù hiện chúng ta có 49 cuốn sách, 70 văn bia có liên quan đến ca trù (27). Nguồn tài liệu này đóng một vị trí đặc biệt và vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu về ca trù một bộ môn nghệ thuật kết hợp giữa thơ - nhạc - vũ đạo vốn có mặt trong hầu hết sinh hoạt văn hóa tinh thần của ng ưòi Việt qua nửa thiên niên kỷ. Ca trù được ghi chép khá đầy đủ và toàn diện trước hết là vì ca trù gắn liền với sinh hoạt của giới nho sĩ có học vấn nhất định. Các tư liệu thư tịch và bi ký này đã cho phép khẳng định một số vấn đề sau: lịch sử và sự phát triển của bộ môn nghệ thuật ca trù trong không gian trình diễn nghệ thuật riêng của nó; về sinh hoạt và tổ chức giáo phường ca trù; về các làn điệu ca trù, đặc biệt là thể thơ hát nói. Các văn bản Hán Nôm về ca trù ghi rõ lề lối hát ca trù tại các đình làng, ca quán, tại buổi lễ tế tổ, hoặc tại tư gia, thậm chí là quy cách và nội dung các vòng thi ca trù. Nhờ những ghi chép của các nhà nho xưa mà chúng ta biết họ đã quan tâm đến nghệ thuật ca trù như thế nào, và để nghiên cứu về lịch sử và nghệ thuật ca trù. Kết luận 1. Nghiên cứu về Nho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo tại Việt Nam ngoài các các vấn đề mang tính chính thống nh ư quá trình truyền bá kinh điển; ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn học, sử học, giáo dục và khoa cử, đạo đức và luật pháp, chính trị v.v. thì một vấn đề không kém phần quan trọng đó là nghiên cứu
- ảnh hưởng và tác động của Nho giáo, Nho học đối với văn hóa dân gian. Với thao tác tiếp cận liên ngành, đa ngành những dấu ấn hay biểu t ượng cũng như sự khúc xạ của Nho giáo trong những tầng sâu của văn hóa dân gian sẽ đ ược phát hiện và bổ sung cho những hiểu biết về một xã hội Việt Nam đã được đặt dưới ảnh hưởng của Nho giáo như thế nào. 2. Trí thức Nho giáo Việt Nam đã tham gia soạn thảo thư tịch để phục vụ sinh hoạt của đời sống xã hội vào sinh hoạt của cộng đồng làng xã và để lại một khối lượng thư tịch lớn. Những thư tịch này cho thấy trí thức Nho giáo đã tích cực xây dựng một xã hội theo Nho giáo, từ cấp trung ương đến cấp địa phương, tới đơn vị nhỏ nhất là làng xã. 3. Việc tham gia vào sinh hoạt làng xã đã góp phần vào việc Nho giáo hóa xã hội Việt Nam dưới thời quân chủ. Quyết tâm ấy thể hiện không chỉ ở việc ra sức truyền bá kinh điển Nho gia mà họ còn trực tiếp tham gia vào mọi mặt của đời sống văn hóa, tín ngưỡng của làng xã; xây dựng gia đình theo truyền thống Nho giáo; ghi lại sáng tác dân gian và tự sáng tác các tác phẩm mang đậm chất foklore. 4. Để có một cái nhìn toàn diện, đầy đủ về vai trò của trí thức Nho giáo trong việc Nho giáo hóa xã hội từ góc nhìn foklore còn cần bổ sung bằng các cứ liệu của các ngành nhỏ của văn hóa dân gian nh ư: Lễ hội, Tín ngưỡng, Phong tục, Nghệ thuật tạo hình (mỹ thuật, kiến trúc và điêu khắc dân gian), Nghệ thuật biểu diễn (âm nhạc, múa, trò diễn). Bài này chỉ giới hạn khảo sát về những nỗ lực của trí
- thức Nho giáo để Nho giáo hóa xã hội nhìn từ góc nhìn liên ngành tư liệu học - folklore. CHÚ THÍCH 1. Xem thêm bài Tổng quan tài liệu Nho giáo và Nho học ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm (khảo sát và đánh giá về trữ lượng và giá trị của Nguyễn Xuân Diện, tạp chí Hán Nôm số 1- 2005. 2. Nguyễn Tuấn Cường Tiếp nhận Kinh Thi tại Việt Nam thời Trung đại - Từ góc nhìn phiên dịch Hán Nôm. Bài tham gia Hội thảo quốc tế tại Viện Văn học. 3.3 Xem bài của Nguyễn Xuân Diện trong kỷ yếu hội thảo khoa học Sơn Tinh và vùng văn hóa cổ Ba Vì. Sở VHTT Hà Tây, 1997; và bài c ủa Đỗ Lan Phương trên tạp chí Văn hóa dân gian số 1 năm 2004. 4. Xem thêm bài của Trần Ngọc Vương trong kỷ yếu hội thảo khoa học Sơn Tinh và vùng văn hóa cổ Ba Vì. Sở VHTT Hà Tây, 1997 5. Xem: Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam gồm 4 tập (Trần Nghĩa chủ biên). Nxb. Thế Giới, Hà Nội 1997. Văn Xuôi tự sự Việt Nam. Truyện truyền kỳ Việt Nam. Nguyễn Huệ Chi chủ biên. Nxb. Giáo dục, Hà Nội 1999; Nguyễn Đăng Na chủ biên. Nxb. Giáo Dục. Hà Nội 2001. 6. Nguyễn Văn Hoài: Sơ bộ đối chiếu những mục truyện tương đồng giữa Nam Thiên Trân Di Tập và Công Dư Tiệp Ký Tiền Biên. Luận văn Thạc sĩ đã bảo vệ thành công năm 1998. Bản lưu tại Thư viện Hán Nôm, ký hiệu La.89.
- 7. Nguyễn Thị Oanh: Nghiên cứu văn bản Lĩnh Nam Chích Quái. Luận án Tiến sĩ đã bảo vệ thành công năm 2005. 8. Đào Phương Chi: Nghiên cứu văn bản Việt Điện U Linh và quá trình dịch chuyển của văn bản. Luận án Tiến sĩ đã bảo vệ thành công năm 2007. Bản lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. 9. Xem bài của Đinh Khắc Thuân trong Nho giáo ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế. Nxb. KHXH. Hà Nội, 2006. 10. Nguyễn Hữu Mùi: Nghiên cứu Văn bia khuyến học Việt Nam (Từ thế kỷ XV đến những năm đầu thế kỷ XX). Luận án Tiến sĩ đã bảo vệ thành công năm 2006. Bản lưu tại Thư viện Hán Nôm. 11. Nguyễn Thị Oanh, bài tham gia Hội thảo khoa học Quốc tế về Gia phả tại Thư viện Thượng Hải, ngày 7 đến 12 tháng 5 năm 2000. 12. Nho giáo ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế. Nxb. KHXH. Hà Nội, 2006. Trang 226 và 154. 13. Bia có ký hiệu số M.96, thư viện Hán Nôm. 14. Bia có ký hiệu số 14534, thư viện Hán Nôm. 15. Bia có ký hiệu số 4914, thư viện Hán Nôm 16. Bia có ký hiệu số 19828 - 29, thư viện Hán Nôm. 17. Bia có ký hiệu số 3375, thư viện Hán Nôm.
- 18. Xem bài của Hoàng Lê Hai tấm bia về Ninh Ngạn và cuốn Vũ Vu thiển thuyết của ông. Tạp chí Hán Nôm số 1 năm 1986. tr. 62-64. 19. Kiều Thu Hoạch: Truyện Nôm, nguồn gốc và bản chất thể loại. Nxb. KHXH. Hà Nội, 1993. 20. Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật đồng chủ biên: Kho tàng Ca dao người Việt. Nxb Văn hoá Thông tin. Hà Nội, 1995. 21. Bảy cuốn sách đó là: Nam quốc phương ngôn tục ngữ bị lục, Nhân sự thường đàm ngạn ngữ tập, Phương ngôn tục ngữ, Tục ngạn tập biên, Đại Nam quốc túy, Khẩu sử ký, Nam âm sự loại. Trong đó có 5 cuốn lưu tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. 22. Tục ngữ trong sách Hán Nôm. Nguyễn Thúy Loan. Nxb. Văn học. Hà Nội, 2007. 589 tr. 23. Nguyễn Xuân Diện: Văn thơ Nôm giáng bút với việc kêu gọi lòng yêu nước và chấn hưng văn hóa dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. In trong sách Nghiên cứu Chữ Nôm. Nxb. KHXH. Hà Nội, 2006. 24. Nguyễn Thị Trang: Phông sách tuồng Nôm trong kho sách Hán Nôm. In trong Thông báo Hán Nôm học năm 1995. Nxb. KHXH. Hà Nội, 1996. Trang 408 - 413. 25. Phan Ngọc: Bản sắc văn hoá Việt Nam. Nxb Văn hoá Thông tin, H, 1998, tr. 305.
- 26. Nguyễn Xuân Diện: Tư liệu Hán Nôm về ca trù, trữ lượng và giá trị. Tạp chí Hán Nôm số 1- 1999, tr.18. 27. Nguyễn Xuân Diện: Nguồn tư liệu Hán Nôm với việc nghiên cứu ca trù. Luận án Tiến sĩ Ngữ văn đã bảo vệ thành công năm 2007. Bản lưu tại thư viện Hán Nôm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu. Ba tập. Gs. Trần Nghĩa và Gs. Francois Gros đồng chủ biên. Nxb. Khoa học xã hội. Hà Nội, 1993. 2. Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu. Bổ Di. Tập Thượng và Hạ. Trần Nghĩa chủ biên. Nxb. Khoa học xã hội. Hà Nội, 2002. 3. Văn khắc Hán Nôm Việt Nam. Nguyễn Quang Hồng chủ biên. Nxb. Khoa học xã hội. Hà Nội, 1993. 4. Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 - 1919. Ngô Đức Thọ chủ biên. Nxb. Văn học. Hà Nội, 1993. 5. 50 năm Sưu tầm Nghiên cứu Phổ biến Văn hóa - Văn nghệ dân gian. Nhiều tác giả. Hội Văn Nghệ Dân gian Việt Nam. Nxb. Khoa học xã hội. Hà Nội, 1997. 6. Một thế kỷ sưu tầm nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam. Nhiều tác giả. Hội Văn Nghệ Dân gian Việt Nam. Nxb. Văn hóa - Thông tin. Hà Nội, 2001.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
bản sắc văn hóa việt nam: phần 2 (tái bản năm 2010)
417 p | 99 | 24
-
Thực trạng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn tại một số trường mầm non quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 171 | 17
-
Đạo Mẫu Ở Việt Nam - Ngô Đức Thịnh Phần 6
17 p | 100 | 16
-
Tư tưởng trọng Nho giáo của Hồ Quý Ly và Nguyễn Trãi
7 p | 80 | 10
-
Tư tưởng giáo dục của Nho giáo nguyên thủy và ý nghĩa của nó đối với giáo dục công dân hiện nay
9 p | 70 | 10
-
Thực trạng việc thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm rèn luyện trí nhớ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động làm quen với truyện kể
8 p | 142 | 6
-
Vài nét về các bảo tàng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Hội An
6 p | 106 | 6
-
Trương Vĩnh Ký – “thầy nho” của Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
15 p | 19 | 5
-
Một số yếu tố tác động đến định hướng giá trị nhân cách nghề nghiệp của sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Hồng Đức
3 p | 86 | 4
-
Một số biện pháp nâng cao lợi ích xem phim hoạt hình cho trẻ mầm non
7 p | 40 | 4
-
Quản lí đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
4 p | 4 | 4
-
Tư tưởng trọng Nho giáo của Hồ Quý Ly và Nguyễn Trãi - Đào Vũ Vũ
7 p | 63 | 3
-
Tác động của thử nghiệm Chương trình Đàn cá đối với sự phát triển năng lực kĩ thuật số của trẻ mẫu giáo 4 tuổi, 5 tuổi tại Trường Mầm non Thực hành Hoa Hồng, thành phố Hà Nội
7 p | 23 | 3
-
Vai trò của triết học đối với việc nâng cao tư duy lý luận cho học viên cao học
5 p | 9 | 3
-
Ý thức chính trị và ý nghĩa của nó trong việc rèn luyện của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
9 p | 82 | 2
-
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về giảng dạy và học tập lí luận trong việc nâng cao chất lượng dạy học các môn Khoa học xã hội và nhân văn ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay
5 p | 49 | 2
-
Vài suy nghĩ về giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay
7 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn