intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vì sao chị em hay nổi cáu trước ngày ấy

Chia sẻ: Heo Meo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

86
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Cứ gần ‘ngày ấy’ là mình như biến thành người khác, dễ cáu kỉnh và bi quan vô cùng. Những lần vợ chồng cãi nhau hay mâu thuẫn với mẹ chồng đều rơi vào dip đó cả", chị Hiền, Thanh Xuân, Hà Nội tâm sự. Mới cuối tháng trước, chị Hiền cũng vừa gây "chiến tranh" Ảnh: inmagine.com trong nhà chỉ vì đột nhiên rơi vào trạng thái rất bức bối. Đi làm về, thấy người mệt nhoài, nhìn mẹ chồng chơi với con, nhà cửa thì bừa bãi, chị rất bực bội nên mặt mũi nhăn nhó. Thấy chị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vì sao chị em hay nổi cáu trước ngày ấy

  1. Vì sao chị em hay nổi cáu trước ngày ấy "Cứ gần ‘ngày ấy’ là mình như biến thành người khác, dễ cáu kỉnh và bi quan vô cùng. Những lần vợ chồng cãi nhau hay mâu thuẫn với mẹ chồng đều rơi vào dip đó cả", chị Hiền, Thanh Xuân, Hà Nội tâm sự. Mới cuối tháng trước, chị Hiền cũng vừa gây "chiến tranh" trong nhà chỉ vì đột nhiên rơi Ảnh: inmagine.com vào trạng thái rất bức bối. Đi làm về, thấy người mệt nhoài, nhìn mẹ chồng chơi với con,
  2. nhà cửa thì bừa bãi, chị rất bực bội nên mặt mũi nhăn nhó. Thấy chị chẳng nói chẳng rằng tỏ ra khó chịu, bà nội lại nghĩ con dâu bất mãn nên làm mặt giận luôn. Chị cho biết, những thay đổi về mặt tâm lý trước những "ngày ấy" ảnh hưởng rất nhiều đến các mối quan hệ cũng như công việc của chị. "Mình chẳng hăng hái làm việc gì, hay hằn học với mọi người và nhìn mọi thứ theo hướng tiêu cực", chị Hiền bày tỏ. Còn Hải Xuân, cô sinh viên năm thứ hai Đại học Hà Nội cũng rơi vào tình trạng trên. "Cứ vào những ngày ấy thể nào em cũng giận nhau với người yêu, có khi chả vì nguyên cớ gì cả. Có lần bọn em còn suýt chia tay vì anh ấy bảo không thể chịu nổi em cứ ‘trở chứng’ thường xuyên như thế", Xuân kể. Bình thường, Xuân là cô gái rất dịu hiền, biết điều. Vì thế, người yêu cô cảm thấy khó hiểu khi thấy bạn gái mình thỉnh thoảng lại thay đổi hoàn toàn, hay trách móc, giận dỗi, động cái là khóc lóc. Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trung tâm phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng cho biết, những trường hợp trên đều
  3. bị chứng căng thẳng trước kỳ kinh hay còn gọi là rối loạn tiền kinh nguyệt. Đây là một hiện tượng phổ biến ở hầu hết phụ nữ, chỉ có mức độ biểu hiện khác nhau. Về thể chất, có người thấy căng ngực, đau đầu vú, tức bụng dưới, nhức đầu, mỏi rã rời chân tay… Về tâm lý, một số chị em tự dưng dễ nổi cáu, trạng thái tình cảm thay đổi thất thường, hay sốt ruột, nôn nóng, có người còn trở nên suy nghĩ tiêu cực, nhìn nhận mọi việc nặng nề hơn bình thường.. Những triệu chứng này thường diễn ra khoảng 1-2 tuần cuối của chu kỳ kinh và mất sau khi có kinh hoặc kéo dài đến hết ngày có kinh. Ở những phụ nữ yếu đuối, nhạy cảm, các biểu hiện thường trầm trọng hơn những người mạnh mẽ, tự tin. Bác sĩ Dung cho biết, đây là một hiện tượng bình thường, theo quy luật tự nhiên, mà "thủ phạm" là sự thay đổi nội tiết tố là "thủ phạm". Chất nội tiết tố estrogen và progesteron có sự thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Sau khi trứng rụng, progesteron (có tác dụng trấn tĩnh đối với
  4. hệ thần kinh trung ương) bị thiếu hụt nên gây ra hội chứng căng thẳng. Thường vào ngày thứ 14 (nếu tính chu kỳ 28 ngày) sẽ là ngày rụng trứng, các bộ phận như noãn, niêm mạc, tử cung đều căng phồng, sẵn sàng chuẩn bị cho việc thụ thai. Tuy nhiên, nếu trứng rụng mà không được thụ thai, người phụ nữ sẽ cảm giác khó chịu như quả bóng quá căng, cần xẹp hơi. Ngoài ra, cảm giác đau tức này gây áp lực ngược lại vào mạch máu, có khi còn làm người ta đau đầu. Bác sĩ Dung cho rằng, cách tốt nhất để khắc phục những ngày khó chịu này là người phụ nữ phải tự tìm hiểu bản thân, biết được đây là một hiện tượng bình thường để chủ động xử lý. Tập Yoga, ngồi thiền để tĩnh tâm là một cách rất hay giúp bạn vượt qua cảm giác nặng nề, khó chịu. Ngoài ra, thực hiện một chế độ ăn uống đúng cách cũng có hiệu quả. Bạn nên uống nhiều nước để nội tiết được giải phóng nhanh hơn. Chị em cũng nhớ tranh thủ nghỉ ngơi mọi lúc có thể được, cố gắng thư giãn, thả lỏng bản thân và ngủ đủ.
  5. Nên tăng cường ăn thịt, trứng, sữa, nội tạng động vật, hoa quả tươi như chuối, cam, quýt (đều là những thực phẩm giàu canxi, magiê, mănggan và kali). Tuyệt đối tránh để bị táo bón vì như vậy càng tích chữ chất độc trong cơ thể và làm bạn khó chịu hơn. Ngoài ra, bạn nên tránh các thức ăn mặn vì muối bắt cơ thể trữ nước. Các chất kích thích như rượu, bia, cà phê hay những đồ ăn nhiều đường, đồ uống ngọt sẽ không tốt cho bạn trong thời gian này. Một số tài liệu cho rằng phụ nữ có thể dùng một số loại thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Paradol, cao ích mấu… hoặc dùng thuốc tránh thai để ngăn ngừa các rối loạn trước kỳ kinh. Tuy nhiên, theo bác sĩ Dung bởi đây là một hiện tượng bình thường theo quy luật nên tốt nhất không nên sử dụng thuốc mà bản thân chị em phải cố gắng tự kiểm soát. Tâm trạng của phụ nữ theo chu kỳ kinh nguyệt: Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người khác nhau. Trung bình là 28 ngày, sẽ xuất hiện 3 – 5 ngày "đèn đỏ".
  6. - Tuần thứ nhất: Là thời gian chị em bị hành kinh. Đa số đều cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong 2-3 ngày đầu và tâm lý bình ổn hơn vào những ngày cuối của tuần. - Tuần thứ 2: Hoóc môn estrogen phát triển mạnh, cơ thể phụ nữ thường cảm thấy khỏe hơn. Ham muốn gần gũi tăng dần, chị em thường trở nên nhạy cảm với những va chạm cơ thể. - Tuần thứ ba: Cơ thể phụ nữ phát triển bình thường và cân bằng trở lại. Tâm sinh lý của bạn bình thường, có dấu hiệu suy giảm ham muốn. Có người bắt đầu thấy cảm giác mệt mỏi từ những ngày cuối tuần này. - Tuần thứ tư: Đa phần phụ nữ đột nhiên thấy khó chịu trong người, tính khí thay đổi, nhũ hoa căng, đau nhức, sinh lực trong người giảm xuống, họ trở nên cáu gắt và không muốn gần chồng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2