Hãy dạy trẻ có trái tim nhân ái !
lượt xem 9
download
Một phụ huynh tâm sự: "Khi đưa hai con tôi về quê thăm ông bà ngoại, gặp gì chúng cũng hỏi. Từ chuyện tại sao đến Tết ông ngoại lại gói bánh chưng, bánh tét? Vì sao phải đem bánh đi biếu cho mấy cụ già neo đơn?"... Thực tế, nhiều bậc phụ huynh đã quên việc truyền dạy và làm gương cho con trẻ. Trách nhiệm không chỉ nhà trường Câu chuyện trên có thể nói không hề cá biệt, khi trẻ em ngày nay thường không có cơ hội được học về ý nghĩa và trực tiếp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hãy dạy trẻ có trái tim nhân ái !
- Hãy dạy trẻ có trái tim nhân ái ! Một phụ huynh tâm sự: "Khi đưa hai con tôi về quê thăm ông bà ngoại, gặp gì chúng cũng hỏi. Từ chuyện tại sao đến Tết ông ngoại lại gói bánh chưng, bánh tét? Vì sao phải đem bánh đi biếu cho mấy cụ già neo đơn?"... Thực tế, nhiều bậc phụ huynh đã quên việc truyền dạy và làm gương cho con trẻ. Trách nhiệm không chỉ nhà trường Câu chuyện trên có thể nói không hề cá biệt, khi trẻ em ngày nay thường không có cơ hội được học về ý nghĩa và trực tiếp tham gia vào các hoạt động mang tính văn hóa truyền thống.
- Trong tâm lý của nhiều phụ huynh, dường như miễn sao đóng đủ học phí, lo đủ chuyện ăn chuyện mặc cho con là được rồi. Có quan tâm chăng là quan tâm kết quả học tập của trẻ ra sao. Nếu trẻ vẫn được lên lớp, kết quả học tập vẫn nằm ở loại khá trở lên là mừng. Còn chuyện kết quả hạnh kiểm thế nào hay thỉnh thoảng có nghe thầy cô mắng vốn cháu có gì chưa ngoan, hay gây gổ với bạn, thiếu trung thực, lười lao động gì gì đó thì là chuyện hậu xét, không quan trọng lắm (chuyện con nít ấy mà!), và nhà trường có trách nhiệm bảo ban cho cháu! Kinh nghiệm sau gần chục năm chủ nhiệm ở các lớp tiểu học, cô H. (một giáo viên của trường Tiểu học B.V.T, Q.Tân Bình) cho biết: "Nếu trong sổ liên lạc của các cháu bị một điểm kém môn Toán, Tiếng Việt, thế nào tôi cũng nhận được những cuộc điện thoại hỏi han từ phía phụ huynh. Nhưng nếu tôi có phê vào sổ liên lạc rằng cháu lười phát biểu, thụ động, không hòa đồng với bạn bè, có hành vi thiếu trung thực, lười lao động, không biết giữ vệ sinh trong lớp... thì rất hiếm khi phụ huynh chủ động quan tâm xem có chuyện gì xảy ra với cháu, cần phải phối hợp với nhà trường giáo dục cháu ra sao!".
- Một tỷ lệ không nhỏ phụ huynh vẫn chưa ý thức được rằng: Không phải chỉ có kiến thức sách vở mà chính việc giáo dục cho trẻ những giá trị căn bản trong cuộc sống như tình yêu lao động, tính trung thực, lòng hiếu thảo, tình nhân ái, biết hướng về cội nguồn mới là yếu tố quyết định để đứa trẻ trở thành một người tốt sau này. Và cũng có nhiều phụ huynh nhận thức sai lầm rằng, học giá trị cuộc sống cũng là học trên sách vở, do nhà trường dạy dỗ, rồi tự trẻ khi lớn lên sẽ biết cách ứng dụng. Hay như một số bậc cha mẹ khác khi được hỏi thì cho rằng, những hoạt động trong dịp lễ Tết, những phong tục tập quán, văn hóa truyền thống là chuyện của người lớn, trẻ con còn nhỏ quá, đâu đã biết gì và học được gì... Cha mẹ là tấm gương Một mẩu chuyện được xếp trong tập sách dành cho phụ huynh: Có người mẹ dẫn con đến quầy vé để mua vé trò chơi. Theo quy định, nếu trẻ từ 5 tuổi trở xuống thì được miễn vé, chỉ phải mua vé của người lớn thôi. Nhưng người mẹ bảo rằng con mình đã 5 tuổi rưỡi và đề nghị bán 1 vé người lớn, 1 vé trẻ em. Người bán vé ngạc nhiên: "Cháu bé
- trông nhỏ hơn tuổi. Nếu chị nói rằng cháu chưa tới 5 tuổi thì sẽ không ai nhận ra...". Và người mẹ mỉm cười: "Vâng, nhưng con tôi thì sẽ nhận ra và sẽ hiểu rằng tôi nói dối!". Câu chuyện rất ngắn nhưng đủ cho thấy sức ảnh hưởng đặc biệt của phụ huynh đến cách dạy dỗ trẻ nên người. Cha mẹ là tấm gương trực tiếp, gần gũi nhất để trẻ soi vào. Khi trẻ thấy cha mẹ hiếu kính với ông bà, có một món ngon cũng nhớ đến ông bà, trả lời ông bà dạ thưa lễ phép thì "tự nhiên" trẻ cũng dần biết hiếu thảo, kính trọng bố mẹ, ông bà như thế. Chị Khánh Mai (Q.Gò Vấp) bộc bạch: "Gia đình tôi thường duy trì một truyền thống từ khi các con tôi còn nhỏ là ngày mồng 1 và mồng 2 Tết luôn là ngày sum họp và đi chúc Tết các bậc ông bà hai bên nội ngoại. Rồi ngày mồng 3 sẽ là ngày để đi thăm thầy cô giáo của cả cha mẹ và con cái. Và cho đến bây giờ, khi các con tôi đã lớn, có gia đình riêng, thì tự động tụi nhỏ vẫn duy trì nền nếp này, cho dù có bận rộn cách mấy. Hoặc có những đứa ở xa, vì điều kiện công tác không về ăn Tết được, thì cũng luôn nhớ viết thư, gửi thiệp, hay điện thoại về thực hiện những lễ nghi này. Tôi
- nghĩ rằng, phần nhiều là do các con tôi thấy cha mẹ mình luôn gương mẫu thực hiện, qua đó hiểu được ý nghĩa sâu sắc và tầm quan trọng của những việc làm này như một cách thể hiện sự hiếu lễ với ông bà, cha mẹ, nên tiếp nối truyền thống ấy một cách rất tự nhiên". Không chỉ làm gương, để những giá trị căn bản thấm sâu vào trẻ, phụ huynh phải rất khéo léo trong việc giúp trẻ tiếp cận và tự mình trải nghiệm với tất cả những giá trị này. Có phụ huynh chọn cách tặng con những tập sách mang tính giáo dục cao như: Tâm hồn cao thượng, Những tấm lòng cao cả, những tập truyện cổ tích với các nhân vật chăm chỉ, cần cù, hiếu thảo, nhân hậu... Có phụ huynh trực tiếp đưa con cùng tham gia các chương trình từ thiện như: chăm sóc trẻ em mồ côi, người già neo đơn; góp tiền tiết kiệm giúp các gia đình kém may mắn. Có phụ huynh thì dành trọn những ngày cuối tuần để đưa con đi thăm sức khỏe ông bà nội ngoại để trẻ có dịp chăm sóc và thể hiện tình cảm yêu quý của mình. Hay đặc biệt là những dịp Tết, cha mẹ có thể khuyến khích con cùng tham gia vào những hoạt động của gia đình như: dọn dẹp vệ sinh, trang trí nhà cửa để đón Tết, sửa soạn bàn thờ, trưng bày mâm ngũ quả để cúng tổ tiên,
- hay đưa con đi chúc Tết họ hàng hai bên, giải thích về các mối quan hệ, thứ bậc trong gia đình để trẻ hiểu rõ về nguồn gốc, lai lịch của mình... Dạy trẻ - đặc biệt dạy trẻ những giá trị cuộc sống, để trẻ nên người - rõ ràng không thể là chuyện "khoán trắng" cho nhà trường. Bằng việc hướng dẫn trẻ tham gia vào những sinh hoạt ngay trong cuộc sống gia đình thường ngày, hay những hoạt động dịp lễ Tết, giải thích về ý nghĩa của từng hoạt động và những giá trị cuộc sống qua những hoạt động đó, trẻ sẽ học được rất nhiều điều để lớn khôn. "Đừng hy vọng trẻ biết rõ về phong tục, tập quán, văn hóa truyền thống hay những giá trị tốt đẹp của cuộc sống nếu phụ huynh thờ ơ với những giá trị này. Nuôi con đã khó, dạy con khó hơn. Và dạy con để trở thành một đứa con ngoan, một đứa trẻ sáng tạo, linh hoạt, thông minh, tự tin, hiểu biết sâu sắc về cuộc sống quanh mình, có một trái tim nhân ái với mọi người thì lại càng rất khó!"- nỗi băn khoăn ấy của một bà mẹ đã nói lên tầm quan trọng của việc dạy dỗ và uốn nắn những giá trị cuộc sống cho trẻ, đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các bậc phụ huynh.
- hà thơ Trần Đăng Khoa: "Mẹ và những bài học về giá trị cuộc sống" gày xưa, khi tôi còn là một cậu bé, những ngày giáp Tết rậm rịch lắm. Cả nhà chuẩn b dong, gạo nếp trước đó đến mấy ngày. Rồi gói bánh, luộc bánh, thức suốt đêm, chờ ăn iếng bánh chưng đầu tiên. Giây phút ấy sướng lắm. Người bận nhất nhà vào dịp Tết là ẹ tôi. Chiều 29 Tết, mẹ thường pha một thùng nước vôi, buộc ngọn chổi rơm gọn lại, i bảo tôi ra quét vào các gốc cây. Tôi rất ngạc nhiên. Mẹ tôi bảo: "Để sắm áo mới cho y cối. Ngày Tết, mình mặc áo mới, thì cây cối nó cũng được mặc áo mới chứ !". Thế l i ra vườn, lọ mọ quét nước vôi lên từng gốc cây. Sáng mồng 1 đúng là ngày đầu năm ới, nước vôi đã khô, cả khu vườn nhà tôi sáng rực lên, tưng bừng trong màu trắng đồn ục của cây cối. Trong con mắt tôi, cây cối trong vườn và những con vật nuôi trong nh ng có niềm vui, nỗi buồn như những con người. Tình cảm ấy, tôi tiếp nhận được từ m ếp nhận rất tự nhiên và nói ra trong những bài viết của mình cũng rất tự nhiên. úc ấy, tôi hoàn toàn không biết đó là thủ pháp nhân hóa ở trong nghệ thuật. Mẹ tôi cũn ông có ý định dạy tôi làm nghệ thuật. Vì bà chưa từng được cắp sách đến lớp ngày nà ãi đến sau này, tôi mới hiểu mẹ tôi. Đó là khi các anh chị tôi có con. Mẹ tôi dặn: "Phả y trẻ con yêu thiên nhiên, yêu cây cối và các con vật trong nhà. Một đứa trẻ bẻ ngọn y non mới trồng, bắn chết con chim đang bay, hay phang gẫy chân con gà, con chó th i sau này lớn lên, chúng nó cũng sẽ làm điều ác đối với con người...". Và cũng sau này i lớn lên, tôi hiểu thêm rằng, chính những gì mẹ làm đã nuôi dưỡng cho tôi tình yêu la ộng, sự đồng cảm, và lòng nhân ái.
- gày nay, trẻ em được quan tâm hơn, nhưng chủ yếu về vật chất, nhất là các em có đầy ủ điều kiện để học hành, vui chơi... Nhưng đôi lúc nhìn lại, các em vẫn có chỗ còn thiế trải nghiệm về những nỗi vất vả, lo toan kiếm sống hằng ngày của cha mẹ, thiếu thời an để phụ giúp cha mẹ bằng những công việc lao động vừa sức mình, và thiếu cả từ hững cử chỉ chăm sóc, thể hiện tình cảm yêu thương của mình đối với cha mẹ. Mối liê gia đình giữa cha mẹ và con cái dường như ngày càng mang nặng xu hướng một iều, nghĩa là chỉ có người lớn phải chăm sóc, yêu thương, lo lắng cho con trẻ. Vẫn biế c em có quyền được như vậy, và quy luật cuộc sống cũng là như vậy. Nhưng thử hỏi, u chúng ta không dạy bảo, nuôi dưỡng cho các em những đức tính căn bản như đức ếu thảo, tình yêu lao động, lòng nhân ái, tính thật thà và cả lòng biết ơn tổ tiên, nguồn i..., thì liệu sau này, các em có thể trở thành người tốt, tự mình làm chủ được cuộc sốn a mình, tạo dựng hạnh phúc cho chính mình, và rồi lại tiếp tục nuôi dạy con cái của úng thành người? gười lớn chúng ta cần phải là những tấm gương, thực hành và truyền dạy cho con trẻ hững giá trị cuộc sống mỗi ngày để trẻ trở thành những người tốt như ta hằng mong uốn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghệ thuật sống"Cho những trái tim tan vỡ "
4 p | 246 | 114
-
Những câu thần chú giúp tình yêu lâu bền
6 p | 269 | 36
-
Xếp trái tim bằng giấy
5 p | 191 | 22
-
Con gái khi yêu
4 p | 134 | 19
-
Những món quà tình yêu
6 p | 130 | 14
-
Dạy con thời hiện đại
6 p | 107 | 12
-
Để hấp dẫn hơn trong mắt chồng Tình yêu ngọt ngào đôi khi làm ta mù quáng.
4 p | 171 | 10
-
Những cách đơn giản giúp bé hết nhút nhát
4 p | 93 | 9
-
Dạy con theo tính khí
6 p | 56 | 8
-
Buôn chuyện có hại cho con gái
3 p | 89 | 7
-
Bí quyết "chăn" phi công trẻ
3 p | 110 | 6
-
5 bí quyết cho mối quan hệ hạnh phúc
7 p | 84 | 6
-
Mẹo hay để nhanh chóng làm lành với anh ấy
4 p | 72 | 5
-
Dạy trẻ thương yêu em
5 p | 97 | 5
-
Mẹo đơn giản giúp con không đái dầm ban đêm
4 p | 103 | 5
-
CƯ XỬ ĐÚNG CÁCH VỚI BẠN BÈ CỦA CON
5 p | 113 | 4
-
Con bạn có thể nào bị đồng tính hay không?
4 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn