intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vì sao doanh nghiệp bị Phá sản?

Chia sẻ: Phiyen_1 Phiyen_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

162
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều doanh nghiệp đã được đầu tư khá kỷ lưỡng, họ có bằng cấp, có kinh nghiệm và có khả năng cạnh tranh trên thương trường, nhưng con số doanh nghiệp bị phá sản ngày càng lớn.Việt Nam có câu “không ai giàu 3 họ, không ai khó ba đời”, đời thứ nhất: xây dựng, đời thứ 2: duy trì, đời thứ 3: phung phí và cuối cùng đời thứ 4: trắng tay, các nước khác trên thế giới cũng đều như vậy, “quy luật 4 đời” như 1 định mệnh ám ảnh các doanh nhân, gần đây tạp chí...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vì sao doanh nghiệp bị Phá sản?

  1. Vì sao doanh nghiệp bị Phá sản? Nhiều doanh nghiệp đã được đầu tư khá kỷ lưỡng, họ có bằng cấp, có kinh nghiệm và có khả năng cạnh tranh trên thương trường, nhưng con số doanh nghiệp bị phá sản ngày càng lớn. Việt Nam có câu “không ai giàu 3 họ, không ai khó ba đời”, đời thứ nhất: xây dựng, đời thứ 2: duy trì, đời thứ 3: phung phí và cuối cùng đời thứ 4: trắng tay, các nước khác trên thế giới cũng đều như vậy, “quy luật 4 đời” như 1 định mệnh ám ảnh các doanh nhân, gần đây tạp chí L’Expansion đã “phá vỡ” quy luật trên bằng cách nghiên cứu 20 doanh nhân nổi tiếng giàu có lâu đời và hiện nay vẫn còn tiếp tục thịnh vượng qua nhiều thế hệ. Từ đó họ đúc kết ra 9 nguyên nhân tránh được “vết xe đổ” theo “quy luật 4 đời”; đó là: 1. Địa điểm không phù hợp với mặt hàng kinh doanh, nhất là khu vực đặt cơ sở không thuận tiện giao thông, không gần nơi tiêu thụ, không gần bến bãi, không gần nguồn cung cấp vật tư thiết bị, nhất là địa điểm bị xáo trộn làm mất đi cơ hội kinh doanh. 2. Sử dụng vốn bất hợp lý như xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị không phù hợp với kế hoạch, dẫn đến dư thừa hoặc mua sắm thiết bị lạc hậu, không sử dụng hết công suất... 3. Doanh thu thấp, chính yếu tố này đã tạo nên sự chán nản trong kinh doanh, làm người lao động bi quan, nội bộ bị rối loạn mất đoàn kết, cạnh tranh kém
  2. (một quy luật linh hoạt, thiếu năng nổ trong việc khai thác thị trường tiêu thụ trong kinh doanh cần phải được chú ý đó là: khi doanh thu thấp, người ta lại coi trọng lãi cao để bù đắp chi phí, khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh khốn đốn vì không bán được hàng, ngược lại khi doanh thu cao doanh nhân thường tính lợi nhuận thấp để bán ra với khối lượng lớn hơn, từ đó thị phần ngày càng mở rộng). 4. Thiếu vốn, công thức “T-H-T” là quy luật muôn đời của doanh nghiệp, thiếu vốn thường là nguyên nhân tạo ra cho doanh nhân sự đắn đo suy nghĩ và phải bỏ lỡ nhiều thương vụ tốt, thiếu vốn thường dẫn đến thanh toán không kịp thời, không đúng hạn làm suy giảm uy tín và vòng quay vốn ngày càng nhỏ dần. 5. Thiếu kinh nghiệm quản lý: đây là nguyên nhân chủ yếu, bắt nguồn từ sự ỷ lại, lo ăn chơi không chịu nghiên cứu học tập hoặc thờ ơ trong việc cất nhắc người lãnh đạo doanh nghiệp không có kinh nghiệm quản lý, không hiểu biết thương trường, hậu quả tất yếu là không trụ vững trong thời gian điều hành quản lý, hoặc chệch hướng kinh doanh, lao vào những doanh vụ vượt quá khả năng của mình, điều chắc chắn thất bại sẽ xảy ra. 6. Thiếu ý chí cạnh tranh, giai đoạn ban đầu còn ở thế độc quyền DN thường chủ quan, nhưng quy luật của thương trường là khi kinh doanh thành công tức khắc sẽ có nhiều người nhảy vào cùng kinh doanh, sự cạnh tranh bắt đầu xuất hiện, nếu chủ quan không điều chỉnh giá bán phù hợp, xem nhẹ việc cải tiến chất lượng, mẫu mã, bao bì và dịch vụ hậu mãi điều đó có nghĩa bạn đã và đang đồng hành cùng thất bại.
  3. 7. Bị chiếm dụng vốn, đặc biệt trong quá trình liên doanh liên kết với các đơn vị khác mà gặp phải những doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, không hoàn trả nổi, lãi chồng lên vốn ngày càng lớn, nếu vốn đó vay của ngân hàng thì sự nguy hại càng cao. (Do vậy, cần cân nhắc kỹ khi góp vốn, bán hàng trả góp hoặc bán chịu...cách tốt nhất nên có sự bảo lãnh của ngân hàng khi giao dịch các nội dung trên). 8. Chi phí cho chủ doanh nghiệp: Đa phần chưa một chủ DN nào biết lập kế hoạch chi tiêu cho riêng mình mà chỉ chú trọng đến các khoản chi phí chung của doanh nghiệp, nhưng nếu thử làm một bài toán cộng, chúng ta sẽ giật mình khi các khoản chi tiêu cho chủ doanh nghiệp vượt quá mức cần thiết, thậm chí còn cao hơn khoản lãi hằng năm trong bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 9. Không tôn trọng khách hàng: phải xem họ là thượng đế, nếu không thượng đế sẽ giã từ chúng ta ngay, không có sự quảng cáo nào hữu hiệu bằng chính sự giới thiệu của khách hàng, ngoài ra còn phải tôn trọng người môi giới, người cung cấp vật tư hàng hóa và nhân viên c ủa chúng ta, tất cả họ đều là ân nhân, vì thế hãy bắt chước các doanh nghiệp Mỹ đính ngay lên tường một quyết định: Điều 1: khách hàng luôn luôn đúng. Điều 2: nếu khách hàng sai hãy xem lại điều 1.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1