Vì sao lãnh đạo thất bại?
lượt xem 147
download
Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ của rất nhiều lãnh đạo trong hầu hết các lĩnh vực – kinh tế, chính trị, tôn giáo và thể thao. Ngày hôm trước họ còn đang ở trên đỉnh cao quyền lực, ngày hôm sau đỉnh cao quyền lực đã ở trên họ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vì sao lãnh đạo thất bại?
- Vì sao lãnh đạo thất bại? Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ của rất nhiều lãnh đạo trong hầu hết các lĩnh vực – kinh tế, chính trị, tôn giáo và thể thao. Ngày hôm trước họ còn đang ở trên đỉnh cao quyền lực, ngày hôm sau đỉnh cao quyền lực đã ở trên họ. Donald Trumph, ông trùm kinh doanh bất động sản của thế giới, đã từng bị phá sản. Richard Nixon, Tổng thống thứ 37 của Mỹ, đã phải kí đơn xin từ chức vì vụ bê bối Watergate. Jennifer Capriati, ngôi sao quần vợt đang lên, đã phải vào trại cai nghiện. Tất nhiên, chúng ta sẽ nghĩ rằng những thảm họa đó không bao giờ rơi vào chính bản thân chúng ta. Chúng ta làm việc chăm chỉ để đạt được vị trí lãnh đạo cho chúng ta như hiện nay – và chúng ta sẽ không từ bỏ nó vì bất cứ điều gì! Tin xấu là: khoảng cách giữa một nhà lãnh đạo được yêu quý và một kẻ thất bại đáng thất vọng là ngắn hơn chúng ta nghĩ. Ken Maupin là một nhà tâm lý trị liệu chuyên chữa bệnh cho những nhân vật quan trọng, bao gồm cả những nhà lãnh đạo trong kinh doanh, tôn giáo và thể thao. Ken đã nói về lý do vì sao họ thất bại. Và ông đã rút ra một số các cảnh báo sau. Cảnh báo số 1: Thay đổi tập trung Sự thay đổi này có thể xảy ra theo nhiều cách. Đơn giản là nhà lãnh đạo thường mất tập trung về cái gì là quan trọng nhất. Sự tập trung sắc bén đã từng giúp họ đạt tới vị trí đỉnh cao đã biến mất, và họ trở nên mất tập trung vì những cái bẫy của vị trí lãnh đạo như sự giàu có và những tiếng tăm. Lãnh đạo thường được phân biệt bởi khả năng "nghĩ lớn" của họ. Nhưng khi sự tập trung của họ thay đổi, đột nhiên họ bắt đầu nghĩ nhỏ. Họ quản lý trong phạm vi nhỏ, chú ý hơn đến chi tiết và bắt đầu quan tâm đến những việc không quan trọng. Tệ hơn, xu hướng này sẽ dẫn đến một thái độ hướng đến chủ nghĩa hòan hảo. Một sự trật đường ray lãnh đạo khó nhận biết hơn là sự ám ảnh "làm" hơn là "trở thành". Những gì tốt đẹp mà nhà lãnh đạo làm thường là kết quả của việc nhà lãnh đạo là ai. Những gì họ làm xuất hiện một cách tự nhiên từ tầm nhìn và cá tính bên trong con người họ. Một nhà lãnh đạo có thể trở thành quá định hướng hành động, và trong quá trình này, mất liên kết với sự phát triển bản thân có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Sự tập trung cơ bản của bạn vào lúc này là gì? Nếu bạn không thể viết được điều đó trên mặt sau của tấm danh thiếp kinh doanh của bạn, chắc chắn rằng bạn đang thiếu một sự rõ ràng trong khả năng lãnh đạo của mình. Hãy dành thời gian cần thiết để tập trung lại vào điều gì là quan trọng với bạn. Xa hơn, bạn sẽ miêu tả suy nghĩ của mình là cởi mở hay là bảo thủ? Tất nhiên là bạn luôn sẵn sàng làm bất cứ điều gì để hòan thiện công việc, nhưng đừng cố gắng làm những việc mà người khác có thể làm tốt như bạn. Nói tóm lại, hãy bảo đảm rằng bạn tập trung vào việc lãnh đạo chứ không phải làm việc. Cảnh báo số 2: Giao tiếp tồi
- Thiếu tập trung và hậu quả không định hướng của nó dẫn đến giao tiếp tồi. Những người đi theo sẽ không thể nào hiểu nổi ý định của một nhà lãnh đạo khi ngay chính bản thân họ cũng không hiểu họ đang muốn gì. Và khi các lãnh đạo không rõ ràng về mục đích của họ, họ thường che giấu sự bối rối và không chắc chắn của mình trong những cuộc giao tiếp mơ hồ. Đôi khi, nhà lãnh đạo rơi vào cái bẫy "sáng suốt". Nói cách khác, họ bắt đầu tin rằng những người đi theo nhiệt tình thật sự sẽ tự động cảm nhận được mục tiêu và sẽ tự động làm mà không cần phải chỉ dẫn. Sự hiểu lầm được các nhà lãnh đạo coi là thiếu nỗ lực (hay thiếu nhiệt tình) dựa theo vị trí người nghe, hơn là sự thiếu rõ ràng trong giao tiếp của chính họ. "Nói điều bạn muốn và muốn điều bạn nói" là một lời khuyên luôn đúng, nhưng đầu tiên cần phải biết được bạn muốn gì! Một mục đích rõ ràng là điểm khởi đầu cho mọi cuộc nói chuyện hiệu quả. Chỉ khi nào bạn hoàn toàn rõ ràng về việc bạn múốn làm gì thì bạn mới đạt được điều bạn muốn. Cảnh báo số 3: Không thích mạo hiểm Các nhà lãnh đạo trong hoàn cảnh nguy hiểm đều bị nỗi sợ thất bại lấn át mong muốn thành công. Những thành công trong quá khứ đã tạo ra áp lực cho họ: "Liệu tôi có giữ được những thành công mãi không?" "Tôi phải làm gì để tiếp tục thành công?" Thực tế là một nhà lãnh đạo càng thành công lâu dài thì cái giá phải trả cho thất bại mà họ nhận thức được càng lớn. Khi bị những nỗi lo sợ thất bại thôi thúc, các nhà lãnh đạo không còn khả năng dám chấp nhận mạo hiểm. Họ chỉ muốn làm những việc đã được thử nghiệm rồi – những cố gắng tìm tòi và khám phá, một thời từng là chìa khóa dẫn đến thành công của họ, đã tan biết và dần dần biến mất. Điều gì quan trọng hơn với bạn: sự cố gắng hay kết quả? Bạn có dám thử mạo hiểm không? Những lãnh đạo khôn ngoan không bao giờ mạo hiểm liều lĩnh, điều có thể dẫn đến phá hủy tòan bộ thành quả họ đạt được, nhưng họ cũng không bao giờ tê liệt vì sợ hãi. Nhịp điệu của nhà lãnh đạo thường là hai bước về trước và một bước về sau. Cảnh báo số 4: Suy đồi đạo đức Sự tín nhiệm của một nhà lãnh đạo là kết quả của hai khía cạnh: Việc mà họ làm (khả năng) và việc họ là ai (tính cách). Sự khác biệt giữa hai khía cạnh này sẽ dẫn đến vấn đề nguy hiểm. Nguyên tắc cao nhất của lãnh đạo là sự thống nhất. Khi thống nhất không còn là ưu tiên số một của một nhà lãnh đạo, khi đạo đức phải nhường chỗ cho lý trí như là sự cần thiết để có được "điều tốt đẹp hơn", khi những kết quả đạt được trở thành quan trọng hơn phương thức họ đạt được điều đó – đó là khi nhà lãnh đạo bước đến điểm lùi của đạo đức và sự thất bại. Các nhà lãnh đạo thường chỉ coi những người đi theo họ là những con tốt, một thứ phương tiện đơn thuần để họ đạt mục đích. Họ đã nhầm lẫn khái niệm về lãnh đạo. Họ đã đánh mất sự thông cảm. Họ đã không còn là những người "nhận thức" về người khác, mà trở thành những người "làm vừa lòng" người khác. Khả năng lãnh đạo của bạn cần phải liên tục được quan tâm đến, trong cả cuộc sống và công việc, một cách kĩ lưỡng. Những lĩnh vực này có xung đột với nhau, giữa việc bạn tin vào điều gì và việc bạn hành xử như thế nào không? Nhượng bộ có xuất hiện trong phương thức hành động
- của bạn không? Một cách tốt để phát hiện ra điều này, đó là hãy hỏi những người xung quanh bạn xem họ có cảm thấy bị lợi dụng hay khinh thường hay không. Cảnh báo số 5: Quản lý bản thân không tốt Không may là nếu một nhà lãnh đạo không tự chăm sóc bản thân thì sẽ không có ai làm việc đó. Trừ phi họ may mắn có được những người đi theo nhạy cảm hơn bình thường, còn lại ít người nhận ra được dấu hiệu mệt mỏi hay căng thẳng của nhà lãnh đạo. Lãnh đạo thường được coi là những siêu nhân, hoạt động không mệt mỏi. Lãnh đạo là một "nghề" kích thích hoạt động, nhưng cũng mang lại nhiều sự mệt mỏi. Những lãnh đạo thất bại trong việc quan tâm đến nhu cầu vật chất, tâm lý, tình cảm và tinh thần thường gặp phải những thất bại trong công việc. Hãy nghĩ rằng mỗi lĩnh vực đời sống của bạn có một mức độ. Kiểm tra chúng thường xuyên. Khi mức độ này đạt tới điểm "số 0", hãy dành thời gian làm mới lại chúng và bổ sung chúng. Tạm ngừng thời khóa biểu của bạn lại và chăm sóc bản thân mình. Một điều rất quan trọng cho khả năng lãnh đạo của bạn là bản phải tiếp tục lớn lên và phát triển, nhiệm vụ bạn chỉ có thể làm được khi năng lượng của bạn tràn đầy. Cảnh báo số 6: Mất đi tình yêu Dấu hiệu cảnh báo cuối cùng là việc các lãnh đạo mất đi con đường dẫn đến mối tình đầu và giấc mơ đầu tiên của họ. Một cách đầy mâu thuẫn, công việc khó khăn của nhà lãnh đạo nên được xem là tích cực và vui vẻ. Nhưng khi họ đã đánh mất giấc mơ và buộc mình phải chấp nhận trách nhiệm của một nhà lãnh đạo, họ sẽ thấy mình đang làm việc cho một thứ không mấy ý nghĩa với họ. Các nhà lãnh đạo phải luôn nhớ đến những gì họ yêu thích, cái gì đã làm động lực cho họ đầu tiên, để giữ được sự trọn vẹn của khả năng lãnh đạo. Để bảo đảm bạn luôn còn giữ được "mối tình đầu", hãy tự hỏi bản thân những câu sau: Tại sao đầu tiên tôi đã nghĩ đến lãnh đạo? Những lý do đó đã thay đổi chưa? Liệu tôi còn muốn tiếp tục lãnh đạo hay không? * Chú ý đến dấu hiệu Những cảnh báo trong cuộc đời – từ đèn giao thông cho tới nhãn thuốc – tồn tại để chúng ta được tốt hơn. Chúng bảo vệ chúng ta tránh khỏi các thảm họa, và chúng ta sẽ trở nên ngu ngốc nếu tảng lờ chúng. Khi bạn xem xét 6 dấu hiệu cảnh báo thất bại trong lãnh đạo, đừng sợ khi nhìn một cách trung thực vào bản thân. Nếu bất kì dấu hiệu nào đúng, hãy hành động ngay hôm nay! Tin tốt lành là: chú ý đến những dấu hiệu này và những cảnh báo của chúng, bạn có thể tránh được thảm họa và duy trì khả năng lãnh đạo tốt cho cả bản thân bạn và những người đi theo bạn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những phẩm chất làm nên nhà lãnh đạo (Phần 1)
4 p | 580 | 226
-
Thành công đến từ những trái tim nhiệt huyết!
5 p | 125 | 33
-
Những phẩm chất làm nên nhà lãnh đạo (Phần 1)
7 p | 170 | 31
-
Tại sao cần quản lý dựa trên sự cam kết?
5 p | 163 | 25
-
2 bài học quản lý lớn từ ngân hàng JPMorgan
4 p | 103 | 6
-
Lãnh đạo thất bại vì sao
4 p | 88 | 6
-
Làm sao để nhân viên nói thật với sếp?
4 p | 94 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn