intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vì sao mùi mồ hôi người hấp dẫn loài muỗi?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

68
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con người có mùi cơ thể rất dễ nhận biết bởi mùi này phát ra từ hầu hết các bộ phận trên cơ thể. Trong khi đó những loài vi sinh ký sinh trên cơ thể con người cũng đồng thời tiết ra những mùi khó chịu. Theo một bài viết được đăng trên tạp chí ‘Trends in Parasitology’, mùi cơ thể của con người hấp dẫn ít nhất hai loài muỗi. Ông Renate Smallegange, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Các vi sinh vật sống ký sinh trên da con người sử dụng các chất có trên da và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vì sao mùi mồ hôi người hấp dẫn loài muỗi?

  1. Vì sao mùi mồ hôi người hấp dẫn loài muỗi? Con người có mùi cơ thể rất dễ nhận biết bởi mùi này phát ra từ hầu hết các bộ phận trên cơ thể. Trong khi đó những loài vi sinh ký sinh trên cơ thể con người cũng đồng thời tiết ra những mùi khó chịu. Theo một bài viết được đăng trên tạp chí ‘Trends in Parasitology’, mùi cơ thể của con người hấp dẫn ít nhất hai loài muỗi. Ông Renate Smallegange, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Các vi sinh vật sống ký sinh trên da con người sử dụng các chất có trên da và trong mồ hôi cho cơ chế chuyển hóa của chúng. Các vi sinh vật này biến đổi các hợp chất không dễ bay hơi thành các hợp chất dễ bay hơi. Nếu các nhà khoa học hiểu rõ cơ chế hấp dẫn từ mùi mồ hôi con người đối với loài muỗi thì có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của các căn bệnh phổ biến như sốt rét và sốt vàng da. Muỗi bị hấp dẫn bởi mùi mồ hôi Smallegange, nhà côn trùng học từ Đại học Wageningen (Hà Lan), cùng với hai đồng nghiệp Niels Verhulst và Willem Takken đã phân tích dữ liệu về thành phần hóa học trong mồ hôi con người. Các nhà khoa học kết luận rằng hiện tượng bay hơi ở mồ hôi của con người có lẽ là yếu tố quyết định chính khiến các con muỗi thích bay tới gần cơ thể người và chúng có thể mang trên mình nhiều mầm bệnh nguy hiể m như bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da và sốt rét.
  2. Cho đến nay, công thức mồ hôi tổng hợp ở con người có lẽ chứa một hỗn hợp phức tạp gồm cac-bon đi-ô-xít, a-mô-ni-ắc, a-xít lac-tic cùng với bảy loại a-xít cac-bo-xi-lic khác. Theo ông Smallegange, các a-xít cac-bo-xi-lic khác tạo ra mùi mồ hôi. Muỗi đã bị hấp dẫn bởi mùi hỗn hợp này khi các nhà khoa học cho mùi bốc lên trong phòng thí nghiệm. Trước đây con người thường nghĩ rằng các loài động vật khác có mùi mồ hôi khó chịu hơn mình. Các nghiên cứu về chim và các loại động vật có vú cho thấy ít hợp chất hữu cơ bốc hơi từ da của các loài động vật này. Ví dụ, chỉ có một số loại a-xít cac-bo-lic được phát hiện thấy trên lông gà hoặc lông hươu cao cổ. Trong nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu so sánh sự phân bố, chức năng và cơ chế bài tiết của các loại tuyến dưới da khác nhau của con người với các loại động vật khác. Trên cơ sở kết quả này, con người được đoán là có mùi cơ thể giống mùi của tinh tinh và khỉ đột do những đặc điểm tương đồng trong sự phân bố các tuyến mồ hôi. Tuy nhiên, tinh tinh và khỉ đột tiết ra nhiều chất dầu hơn, có lẽ để bảo vệ lớp lông trên cơ thể của chúng. Thay vào đó, người trưởng thành thường xuyên tiết ra nước, chất dinh dưỡng, các amino a-xít, u-rê, ammonia, a-xít lactic và một số loại muối nhất định. Hầu hết các loại này có thể bài tiết qua da. Trong giai đoạn tuổi dậy thì, các tuyến tiết ra các thành phần này phát triển và bị vi khuẩn thống trị. Các nhà nghiên cứu bổ sung thêm rằng trẻ em tiết ra mồ hôi ít hơn nên không có mùi cơ thể ‘khó ngửi’ như người lớn.
  3. Loại muỗi đang được các nhà khoa học nghiên cứu cũng ít đốt những đứa trẻ có mùi mồ hôi ‘ngọt’ hơn. Thế nhưng mùi cơ thể ‘khó ngửi’ đôi khi cũng có ích. Ônee Smallegange đề cập đến việc mùi mồ hôi xuất hiện trong và sau thời kỳ dậy thì liên quan tới sự trưởng thành giới tính và lựa chọn bạn đời. Nghiên cứu trước đây xác định rằng con người thậm chí có thể được phân biệt thông qua mùi mồ hôi tay của họ. Các nhà khoa học thông tin thêm rằng đàn ông tiết mồ hôi nhiều hơn phụ nữ trong quá trình tập luyện thể thao. Tuy nhiên, độ tập trung các a-xít cac-bo-xi-lic chính là tương đương nhau ở cả nam và nữ. Tìm kiếm các phân tử hấp dẫn muỗi Nhiều nghiên cứu khác đã tập trung vào muỗi và các loại côn trùng truyền bệnh khác bị hấp dẫn bởi các-bon đi-ô-xít khi con người thở ra. Tuy nhiên, Smallegange chỉ ra rằng một số loài muỗi có thể ‘bỏ chạy’ bởi hơi thở con người. Mùi mồ hôi tiết ra từ cơ thể người trưởng thành là yếu tố quan trọng đối với một số loại côn trùng hút máu. James Logan, thành viên Khoa Bệnh Nhiệt đới và Lây nhiễm ở Trường Y tế Nhiệt đới và Vệ sinh London (Anh), cho biết mặc dù ông và các nhà khoa học khác đã nhận thức được rằng mùi cơ thể của con người khác biệt với các loài động vật có vú khác và hiện tượng này đóng vai trò quan trọng trong việc hấp dẫn mu ỗi tìm đến người. Các nhà nghiên cứu hi vọng rằng các nghiên cứu trong tương lai sẽ tìm hiểu rõ hơn những thành phần tiết ra từ mồ hôi con người. Khi đó, mồ hôi người được tổng hợp có thể được sử dụng để nghiên cứu cách làm cho muỗi không tìm đến cơ thể người, từ đó giúp con người không bị muỗi đốt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2