intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bà đẻ khổ vì kinh nghiệm của người thân

Chia sẻ: Sinh To | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

92
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biết chị Lưu mới sinh, vài người bạn rủ nhau đến thăm. Khi vừa vào phòng chị, ai nấy đều nhăn mặt vì mùi hoi nồng của sữa quện mùi mồ hôi bốc lên. Chị Lưu nằm trên giường, mồ hôi mướt mát trong bộ quần áo dài kín mít. Chị Lưu (Cầu Giấy, Hà Nội) sinh con trai được 3 tuần. Khi thấy chị có vẻ khó chịu, bức bối vì giữa thời tiết đầu hè oi nóng phải mặc nguyên bộ đồ dài lượt thượt, mấy chị bạn hỏi: "Sao không mặc quần áo cộc cho mát mẻ mà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bà đẻ khổ vì kinh nghiệm của người thân

  1. Bà đẻ khổ vì kinh nghiệm của người thân
  2. Biết chị Lưu mới sinh, vài người bạn rủ nhau đến thăm. Khi vừa vào phòng chị, ai nấy đều nhăn mặt vì mùi hoi nồng của sữa quện mùi mồ hôi bốc lên. Chị Lưu nằm trên giường, mồ hôi mướt mát trong bộ quần áo dài kín mít. Chị Lưu (Cầu Giấy, Hà Nội) sinh con trai được 3 tuần. Khi thấy chị có vẻ khó chịu, bức bối vì giữa thời tiết đầu hè oi nóng phải mặc nguyên bộ đồ dài lượt thượt, mấy chị bạn hỏi: "Sao không mặc quần áo cộc cho mát mẻ mà lại úm xùm thế này". Chị Lưu chưa kịp nói gì thì mẹ chị bảo: "Ấy, gái đẻ thì phải mặc thế chứ, làm sao mà phong phanh như các cô được, sau già khổ lắm". Khi bà mẹ đi khỏi, chị Lưu mới dám "kể khổ" cùng bạn bè: Khi sinh xong, bà bắt chị phải mặc quần áo dài, luôn phải nằm trên giường, hạn chế đứng, ngồi để sau này đỡ đau lưng. Hai mẹ con chị từ hôm rời viện đến nay chưa được ra ngoài trời vì chị phải kiêng nắng, gió. Ngoài ra, chị tuyệt đối không được tắm
  3. rửa, khó chịu quá thì chỉ dùng khăn ấm lau người. "Thấy bí bách không chịu được, nhưng chẳng dám cãi lời mẹ, sợ bà dỗi", chị Lưu bày tỏ. Cũng mang tâm trạng như chị Lưu, Dung (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) nhớ lại thời kỳ đẻ xong mà vẫn thấy sợ. Dung kể, mẹ chồng cô là người rất đảm đang và chăm sóc cô từ những ngày mang bầu. Sau khi sinh, cô cũng được bà lo cho hết. Mỗi ngày, ngoài các bữa cơm chính, suốt một tháng ở cữ, mỗi ngày bà bưng đến tận giường cho con dâu ba bát tô cháo móng giò. Mấy ngày đầu, Dung ăn khá ngon lành. Sang đến ngày thứ 7 thì cô ngán không chịu nổi nên xin mẹ chồng giảm xuống ngày một tô cháo thôi nhưng bà không đồng ý: "Phải cố ăn cho nhiều sữa để thằng cu nó bú chứ. Giờ làm mẹ rồi, không phải cái gì thích mới ăn". Nghĩ đến con, không dám trái lời mẹ, Dung đành cố
  4. gắng. Thế là, mỗi bữa ăn, Dung như bị tra tấn, vừa ăn mà nước mắt, nước mũi giàn giụa. Thỉnh thoảng, Dung cũng được mẹ chồng đổi món cách thay cháo móng giò lợn bằng móng giò... chó. Cô mong từng ngày cho hết tháng ở cữ để được giải phóng khỏi món này. Không chỉ khổ sở vì chuyện ăn uống, Dung còn buồn vì xa chồng mà không được nhắn tin hay gọi điện cho anh. Chẳng là mẹ chồng cô nghe nói sóng điện thoại di động ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nên khi Dung từ bệnh viện về là bà tịch thu di động luôn. Nhà mẹ đẻ ở xa, chồng đi công tác mỗi tháng mới về một, hai lần nên Dung tủi thân lắm. Chị Mai (Thanh Oai, Hà Nội) cũng phát chán với cảnh cơm bưng nước rót sau khi sinh. Chị sinh vào đúng những ngày mùa đông lạnh như cắt, vết rạch tầng sinh môn dài, nên rất đau. Biết mình hay bị táo bón, lại được bác sĩ dặn kỹ không được ngồi xổm lâu, chị dặn chồng tăng cường mua hoa quả, rau xanh cho
  5. mình. Thế nhưng, mẹ chồng chị ngoài rau ngót ra nhất định không cho con dâu ăn rau gì. Các loại hoa quả bà cũng bảo chị không được ăn vì sợ độc cháu. Thế là, chị Mai bị táo bón nặng và vết rạch khi đẻ càng lâu liền, thêm đau. Nhưng điều khiến Mai sợ nhất lại là việc khác. Ấy là, sau khi cô sinh được hai tuần thì một người thím tới chơi, mang theo chiếc mật lợn làm quà. Bà nói thứ này rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh và bảo Mai uống. Mai sợ tái mặt, định từ chối khéo thì bà mẹ chồng đã nhận thay và bắt cô uống ngay, dù ít cũng được. "Mình chưa từng làm gì mà thấy ghê đến thế. Đến giờ mình vẫn không hiểu sao ngày ấy lại hiền thế, ai bảo gì cũng nghe", Mai chia sẻ. Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động (Hà Nội), các cụ xưa thường bắt gái đẻ phải kiêng nước, kiêng nắng, gió, kiêng vận động, ăn uống... Theo bà, thật ra, những kiêng kỵ này
  6. cũng có ý nghĩa nhân văn riêng. Bởi, người phụ nữ xưa, kể cả lúc mang bầu vẫn rất vất vả, tất bật từ sáng đến tối, có khi làm việc đến lúc sinh, đến nỗi đẻ rơi ở ruộng. Họ chỉ ngừng làm việc sau khi sinh nên những điều kiêng kỵ như là một cái cớ hợp lý để phụ nữ được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, có những điều kiêng kỵ, kinh nghiệm sau sinh được áp dụng thái quá lại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều sản phụ trẻ. Bác sĩ cho biết, thực chất, nếu không quá yếu, mệt, sản phụ nên vận động nhẹ nhàng và khi khỏe hơn có thể ra ngoài trời hít thở không khí trong lành. Chị em cũng nên mặc phù hợp thời tiết, mùa đông mặc ấm, mùa hè thoáng mát. Chuyện kiêng tắm là hoàn toàn không cần thiết, thậm chí còn có thể gây hại. Bởi sinh xong, bộ phận sinh dục của phụ nữ luôn ẩm ướt, sữa cũng chảy ra, người nhiều còn ướt áo... vì thế, nếu không tắm, rửa sẽ rất mất vệ sinh, gây mùi khó chịu, tạo điều kiện cho vi trùng phát triển, ảnh hưởng đến
  7. sức khỏe của cả mẹ và bé. Theo bà, các bà mẹ trẻ cũng không cần quá kiêng khem trong ăn uống. Để mẹ khỏe và có nhiều sữa cho con, bạn có thể ăn đa dạng theo nhu cầu, sở thích, chỉ cần đảm bảo thực phẩm tươi, chế biến chín và giàu dưỡng chất. Tất nhiên, có một số thức ăn của mẹ có thể gây dị ứng cho con nên khi ăn đồ mới, bạn cần để ý hơn và nếu thấy bé đi ngoài có vấn đề thì nên hạn chế món đó. "Việc phải nhắm mắt nhắm mũi để ăn cháo móng giò cho có nhiều sữa là không cần thiết. Thay vì thế, bà mẹ trẻ có thể uống một cốc sữa cũng có giá trị không kém", bác sĩ Dung bày tỏ quan điểm. Cũng theo bác sĩ, những thực phẩm lạ, chưa rõ nguồn gốc, chưa biết tác dụng hay tác hại đến đâu, các bà mẹ chớ nghe theo lời mách, kinh nghiệm mà nhắm mắt ăn vào.
  8. Thực tế, nhiều chị em hiện nay rất hiểu biết nhưng vẫn không dám làm trái với kinh nghiệm mà họ chắc chắn là không đúng của người thân vì sợ làm mất lòng. Thật ra, theo bác sĩ, nếu biết điều gì là đúng, bạn cứ làm theo, đồng thời nhẹ nhàng thuyết phục các cụ bằng cơ sở khoa học. "Điều quan trọng là bạn đừng quá ỷ lại vào sự chăm sóc của người khác. Nếu bạn thể hiện mình đã thực sự khỏe mạnh, có thể tham gia vào một số việc nhà thì bạn sẽ không phải ngồi một chỗ nhắm mắt làm theo mọi lời áp đặt", bà Dung nói.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
25=>1