intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vì sao phải có chiến lược ICM

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

121
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ICM là một phần trong sản xuất bền vững. Sản xuất bền vững khuyến khích sự cân bằng giữa nhu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường của người dân, lương tâm của người sản xuất với trách nhiệm xã hội. Sản xuất và bán sản phẩm thô từ cây trồng và vật nuôi đóng góp tỷ trọng lớn cho nền kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vì sao phải có chiến lược ICM

  1. Vì sao phải có chiến lược ICM ICM là một phần trong sản xuất bền vững. Sản xuất bền vững khuyến khích sự cân bằng giữa nhu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường của người dân, lương tâm của người sản xuất với trách nhiệm xã hội. Sản xuất và bán sản phẩm thô từ cây trồng và vật nuôi đóng góp tỷ trọng lớn cho nền kinh tế. Hệ thống sản xuất lý tưởng là nâng cao hiệu quả và lợi nhuận lâu dài đối với sản xuất cây trồng và vật nuôi gắn liền với bảo vệ môi trường và nhu cầu của khách hàng. Mạng lưới sản xuất bền vững cung cấp cơ sở để phát triển hệ thống ICM mà trong đó có sự phân định tài nguyên tự nhiên và nhân tạo trong sản phẩm. Hệ
  2. thống ICM cân bằng tài nguyên môi trường lâu dài. Một chiến lược ICM bao gồm nghiên cứu từ thí nghiệm đơn giản đến phức tạp đòi hỏi một sự phân tích đa nhân tố. Công tác khuyến nông và các chương trình phát triển sâu rộng hơn là rất cần thiết. Có sự thúc đẩy phát triển nhằm xem xét thực hiện nghiên cứu khoa học với tầm nhìn rộng lớn. Nghĩa là người đưa ra quyết định yêu cầu nghiên cứu khoa học và khuyến nông liên kết trực tiếp với kết quả mong đợi như cải thiện tính bền vững về sức khỏe và môi trường. Nghiên cứu khoa học và khuyến nông cần có ý thức về các tác động như cải thiện chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống bao gồm
  3. cân bằng kinh tế, xã hội và môi trường. Với mức độ thực hành, một chiến lược ICM sẽ giúp các nhà sản xuất, tổ chức và tư nhân liên kết với nhau để tăng cường tác động tốt lên tài nguyên ngày càng khan hiếm của con người. Nền tảng của chiến lược ICM là sự đổi mới và hợp tác có hiệu quả về công việc của đa tổ chức, đa ngành nghề. Cách tiếp cận này mang đến sự phối hợp công việc nghiên cứu, khuyến nông và cung cấp tài chính để tập trung vào một công việc và thành quả chung. Chiến lược ICM cung cấp cho tất cả các bên tham gia một sự linh động và cơ chế phản hồi trong việc sử dụng và thương mại hóa thành
  4. công kiến thức và sản phẩm. Một trong những lợi ích lớn nhất mà chiến lược ICM cung cấp là chiến lược chia sẻ nghiên cứu, công nghệ và xây dựng khả năng cho tất cả các bên tham gia. Mục đích của chiến lược ICM là giúp nhà sản xuất nông nghiệp và công nghiệp tăng sức khỏe môi trường, phát triển kinh tế của nông trại, đảm bảo chất lượng và cung cấp lương thực, thực phẩm để sử dụng hàng ngày và công nghiệp chế biến, cung cấp thức ăn cho công nghiệp chăn nuôi... Để đạt được mục đích đó, ICM xác định kết quả chiến lược và ưu tiên để đáp ứng tất cả hoặc một phần yêu cầu của tất cả các tổ chức, cá nhân liên quan vào sản
  5. xuất bao gồm người nông dân, tổ chức nghiên cứu và chính quyền các cấp. Phạm vi Chiến lược này cần phải bao gồm việc xác định cách thức cho các tổ chức chính phủ, nhà sản xuất, công nghiệp và người dân có thể liên kết làm việc với nhau. Chính họ xác định những yêu cầu và sự đóng góp hiện tại và tương lai của các bên tham gia là cần thiết cho sự thành công công việc chung. Chiến lược bao gồm cây trồng, đất đai, môi trường, thay đổi khí hậu, sản xuất và kinh tế môi trường. Nó bao gồm cả cây trồng ngoài đồng ruộng và sản phẩm trong bảo quản, vấn đề chung giữa chăn nuôi và trồng trọt, giữa nghiên cứu
  6. và khuyến nông. Nó là tổng hợp hệ thống kiến thức nhằm: - Nâng cao tính bền vững. - Tìm các phương pháp thay thế nhằm tăng cường sức khỏe cây trồng, đất đai... một cách lâu dài bằng việc cung cấp và bảo vệ đất, nước, không khí và các sản phẩm kinh tế của nông nghiệp. - Tăng hiệu quả của dòng chu chuyển nước và dinh dưỡng trong các hệ thống cây trồng và vật nuôi. - Nâng cao lãi ròng và giảm sự chi phí lãng phí trong sản xuất bằng cách thay đổi hiệu quả đầu vào, tài nguyên thiên nhiên nhiên và con người; nắm giữ nhiều thành phần của một hệ thống (carbon, đa dạng sinh học) và giảm sự di chuyển bên ngoài
  7. hệ thống nông nghiệp (rủi ro môi trường). - Thực hiện tiếp cận một cách hệ thống trong vấn đề sâu bệnh hại, cỏ dại gây hại cây trồng và vật nuôi, ảnh hưởng đến chuỗi giá trị. - Tăng cường nghiên cứu di truyền và các công nghệ khác nhằm giảm thiểu sự tác hại và tăng cường giá trị của chuỗi. Tiếp cận Phát triển một chiến lược nhằm giảm sự tổn thương và tăng sự bền vững trong nông nghiệp và một quá trình biến động. Nó liên quan đến đánh giá rủi ro, xác định vùng ưu tiên để nghiên cứu tính thích nghi và xác định kế hoạch thị trường nhằm đảm bảo rằng kiến thức mới đã được chấp thuận để kiến tạo sự tác
  8. động lên cộng đồng nông thôn và công nghiệp thực phẩm. Một số lợi ích của cách tiếp cận R&D (nghiên cứu và phát triển) của chiến lược ICM bao gồm: - Giảm thiểu sự trùng lặp thông qua sự phối hợp, mục đích chung, hợp tác, và sự tập trung của các bên tham gia và người dân. - Chú trọng nhu cầu tiếp tục đổi mới toàn diện bằng cách cung cấp hướng ưu tiên và cơ chế quản lý cho chiến lược đầu tư nghiên cứu. - Định hướng các chương trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu và sản xuất bền vững. - Phát triển năng lực, kỹ năng phối hợp của các tổ chức khác nhau để làm nỗi bật sự đổi mới.
  9. - Duy trì sản phẩm và dịch vụ trọng tâm trong chiến lược quản lý khoa học và đổi mới – áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. - Chú trọng trách nhiệm về đầu tư R&D, kết quả và hành động trong quá trình đổi mới toàn diện. - Truyền thông và mở rộng những kết quả nhằm cải thiện sự chấp thuận của công nghiệp, nông thôn và thành thị, tăng sự tin tưởng về sản phẩm an toàn chất lượng cao, liên kết chuyển giao kiến thức và nghiên cứu với chính sách, kết hợp sự tối ưu giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội và môi trường đối với sản xuất nông nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1