intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vì sao rối loạn khứu giác?

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

114
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vì sao rối loạn khứu giác? Rối loạn khứu giác thường do ba nhóm nguyên nhân: mất vận chuyển bởi những can thiệp vào đường đi của vật ngửi đến biểu mô thần kinh khứu giác; mất cảm giác do tổn thương vùng thụ thể; hoặc mất thần kinh vì tổn thương đường đi khứu giác trung tâm. Nguyên nhân gây rối loạn khứu giác - Mất khứu giác vận chuyển gồm các bệnh lý sau đây: viêm mũi dị ứng, viêm mũi, xoang nhiễm khuẩn, bất thường bẩm sinh, polyp mũi, lệch vách mũi, phẫu thuật mũi, nhiễm virut, u...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vì sao rối loạn khứu giác?

  1. Vì sao rối loạn khứu giác? Rối loạn khứu giác thường do ba nhóm nguyên nhân: mất vận chuyển bởi những can thiệp vào đường đi của vật ngửi đến biểu mô thần kinh khứu giác; mất cảm giác do tổn thương vùng thụ thể; hoặc mất thần kinh vì tổn thương đường đi khứu giác trung tâm. Nguyên nhân gây rối loạn khứu giác - Mất khứu giác vận chuyển gồm các bệnh lý sau đây: viêm mũi dị ứng, viêm mũi, xoang nhiễm khuẩn, bất thường bẩm sinh, polyp mũi, lệch vách mũi, phẫu thuật mũi, nhiễm virut, u tân sinh mũi. - Mất khứu giác cảm giác do thuốc, liệu pháp xạ trị, tiếp xúc với hóa chất độc, u tân sinh, nhiễm virut. - Mất khứu giác thần kinh bởi: AIDS, nghiện rượu, bệnh Alzheimer, khói thuốc lá, bệnh trầm cảm, đái tháo đường, bệnh múa giật Huntington, giảm năng Dây thần kinh khứu giác. tuyến giáp, hội chứng Kallmann, loạn tâm thần Korsakoff, suy dinh dưỡng, phẫu thuật thần kinh, bệnh Parkinson, thiếu vitamin B12, thiếu kẽm, một số loại thuốc chữa bệnh, u tân sinh. Trong các nguyên nhân kể trên, chấn thương đầu là nguyên nhân thường gặp gây ra mất khứu giác ở trẻ em và thanh niên, còn đa số người lớn mất khứu giác là do nhiễm virut. Các tác nhân gây rối loạn khứu giác như thế nào? Mất khứu giác hay gặp hơn là giảm khứu giác. Có 15% trường hợp chấn thương sọ não gây ra suy khứu giác một bên hoặc hai bên. Nếu chấn thương có kèm với bất tỉnh, tổn thương đầu tương đối nặng, gãy xương sọ hay gây ra loạn chức năng khứu giác. Các tổn thương: gãy xương trán, vỡ lá sàng, đứt các sợi trục khứu giác xuyên qua lá sàng, chảy dịch não tủy ở mũi do rách phần màng cứng trên lá sàng và các xoang cạnh mũi, do va đập mạnh lên vùng chẩm... đều gây mất khứu giác. Mất khứu giác do chấn thương thường là vĩnh viễn, tuy nhiên có khoảng 10% bệnh nhân cải thiện hoặc hồi phục.
  2. Nhiễm virut á cúm týp 3 đặc biệt gây hại cho khứu giác người. Bệnh nhân nhiễm HIV gây ra sai lệch khứu giác chủ quan. Trong hội chứng Kallmann có biểu hiện đặc trưng là mất khứu giác bẩm sinh và giảm năng tuyến sinh dục do thiếu gonadotropin. Người bạch tạng có thể bị mất khứu giác. Mất khứu giác có thể là dấu hiệu thần kinh duy nhất của u màng não ở vùng trán dưới. Hiếm gặp mất khứu giác do u thần kinh đệm ở thùy trán. Các trường hợp u tuyến yên, u màng não trên hố yên và phình mạch ở phần trước vòng Willis kéo dài về phía trước có thể làm tổn thương các cấu trúc khứu giác, gây ra cơn động kinh kèm ảo khứu giác. Rối loạn khứu giác, hay tri giác ngửi sai lệch, có thể xảy ra với bệnh trong sọ làm suy một phần khứu giác hoặc đó là biểu hiện hồi phục của mất khứu giác thần kinh. Đa số bệnh nhân bị loạn khứu giác nhận thấy có mùi khó chịu hoặc mùi hôi thối, và có thể kèm theo rối loạn vị giác. Một số phương pháp đánh giá khứu giác Định lượng khứu giác có thể dùng các phương pháp như sau: - Thử nghiệm Odor Stix: dùng một dụng cụ phát mùi có dạng giống như bút lông để cách mũi bệnh nhân từ 8-15cm để kiểm tra tri giác chung với vật ngửi. - Thử nghiệm rượu: dùng một túi rượu Viêm mũi dị ứng làm mất khứu giác. isopropyl mới mở để cách mũi bệnh nhân khoảng 30cm. - Dùng một miếng bìa cào và ngửi (có chứa 3 mùi) để thử nghiệm khứu giác chung. - Thử nghiệm nhận dạng khứu giác bằng bảng câu hỏi để bệnh nhân phải trả lời, có mùi bọc trong nang nhỏ và cào, ngửi. - Xác định ngưỡng nhận ra mùi của vật ngửi là rượu phenyl ethyl, dùng kích thích có chia độ. Xác định độ nhạy của mỗi bên mũi bằng cách dùng ngưỡng nhận ra mùi của chất phenyl ethyl methyl carbinol. Sức ngửi của mũi cũng có thể đo bằng khí áp kế mùi cho mỗi bên mũi. - Chụp cắt lớp bằng máy tính CT là cách tốt nhất để thấy các bất thường ở xương. CT
  3. vòng để đánh giá lá xương sàng, hố sọ trước và giải phẫu xoang. Chụp cộng hưởng từ MRI dùng để đánh giá hành khứu, não thất và những mô mềm khác của não. - Kỹ thuật sinh thiết biểu mô thần kinh khứu giác, có gây thoái hóa rộng lớn biểu mô thần kinh khứu giác; hơn nữa biểu mô hô hấp đã xen vào vùng khứu giác mà không có loạn chức năng khứu giác đáng kể, cho nên phải rất cẩn thận khi phân tích kết quả sinh thiết. Điều trị Nguyên tắc cần thực hiện là điều trị các nguyên nhân gây rối loạn khứu giác. - Trường hợp bệnh nhân bị mất khứu giác vận chuyển do viêm mũi dị ứng, viêm mũi và viêm xoang nhiễm khuẩn, polyp, u tân sinh và các bất thường cấu trúc của khoang mũi có thể tiến hành điều trị chuyên khoa các bệnh này. Dùng các liệu pháp chống dị ứng, liệu pháp kháng sinh, liệu pháp glucocorticoid tại chỗ hoặc toàn thân; phẫu thuật polyp mũi, lệch vách mũi và viêm xoang tăng sản mạn tính thường mang lại kết quả tốt là tái phục hồi khứu giác. - Những bệnh nhân mất khứu giác cảm giác thần kinh thường không có cách điều trị hiệu quả. Tuy nhiên các ca bệnh loại này thường tự hồi phục khứu giác. - Dùng kẽm và vitamin (nhất là vitamin A) được nhiều thầy thuốc tán thành và có kết quả tốt. Vì thiếu hụt kẽm nặng có thể gây ra mất và sai lệch khứu giác và thiếu vitamin A có thể gây ra mất khứu giác. - Cắt nguồn gây hại như: khói thuốc lá và các hóa chất độc khác trong không khí có thể hồi phục khứu giác cho bênh nhân bị nhiễm loại này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1