intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vì sao thực phẩm mau hỏng

Chia sẻ: Dalat Trangmat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

107
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực phẩm rất dễ bị hư hỏng từ đó bị giảm chất lượng kém giá trị dinh dưỡng và thậm chí trở nên nguy hiểm, độc hại hơn với người ăn phải. Quá trình hư hỏng của thức ăn chủ yếu do.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vì sao thực phẩm mau hỏng

  1. Vì sao thực phẩm mau hỏng
  2. Thực phẩm rất dễ bị hư hỏng từ đó bị giảm chất lượng kém giá trị dinh dưỡng và thậm chí trở nên nguy hiểm, độc hại hơn với người ăn phải. Quá trình hư hỏng của thức ăn chủ yếu do: 1. Thực phẩm dễ bị oxy hóa Trong thực phẩm có nhiều chất không bền, độ ẩm cao dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí, ví dụ như: các acid béo chưa no; các chất thơm; các sắc tố; các vitamin. Vì những lý do đó mà thực phẩm để lâu lại có những hiện tượng như: ôi, có mùi khó chịu; mất mùi thơm ban đầu của thực phẩm; thay đổi màu, thường màu sẫm đi, nhưng cũng có trường hợp bị bạc màu; giảm hàm lượng vitamin. Như vậy thức ăn tươi bao giờ cũng tốt hơn, bởi thực phẩm để một thời gian dù có bảo quản tốt đến mấy thì chất lượng cũng giảm.
  3. 2. Thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn Thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn bằng những con đường khác nhau như không khí, nước, đất, côn trùng, các loại gặåm nhấm. Lúc này, thực phẩm bị giảm giá trị dinh dưỡng và còn có thể nguy hại cho sức khỏẻ như gây ngộ độc, gây bệnh. Lưu ý: - Thực phẩm càng ẩm ướt càng dễ nhiễm khuẩn vì ẩm ướt là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển. - Nhiệt độ càng thấp thì vi khuẩn càng phát triển chậm. Do đó làm lạnh là một biện pháp rất có hiệu quả để bảo quản thực phẩm. Càng giữ lâu càng phải làm lạnh sâu. Tùy mức độ và khối lượng thực phẩm cần bảo quản và thời gian bảo quản mà người ta dùng các phương tiện khác nhau như tủ lạnh thường, tủ lạnh sâu (deep freezer, congelator), nhà lạnh, toa lạnh di động...
  4. - Thực phẩm có tính chất chung là dẫn nhiệt rất kém, do đó với một khối lượng lớn thì nhiệt độ bề mặt và nhiệt độ ở sâu bên trong có thể chênh nhau rất nhiều. Làm lạnh không đủ sâu thì phần bên trong của khối thực phẩm không lạnh, vi khuẩn vẫn phát triển và làm hỏng thực phẩm. Ngược lại, nấu không đủ lâu thì thực phẩm nguyên miếng hoặc thái lát dày chỉ chín lớp ngoài, bên trong vẫn còn sống và có thể còn vi khuẩn gây bệnh. - Thực phẩm khô có tính hút nước. Các điểm hở nhỏ trên bề mặt thực phẩm hút nước đầu tiên dẫn đến việc xuất hiện các loại mốc. Cần lưu ý là mốc chỉ cần ít ẩm so với vi khuẩn nên thực phẩm rất dễ bị mốc. Do đó bảo quản thực phẩm khô phải chống ẩm tốt và thông gió. Cũng vì vậy mà nếu để thực phẩm trong thùng gỗ, hộp gỗ thì mốc thường bắt đầu ở bề mặt thực phẩm tiếp xúc với gỗ. 3. Thực phẩm dễ hút mùi lạ và giữ mùi rất lâu
  5. - Chè, cà phê, bánh quy, ruốc bông... sẽ hút mùi hôi khi bảo quản trong các phòng kín và không sạch. - Thực phẩm có thể hấp thụ mùi hôi của khí thải từ các xe vận tải, nhất là các xe dùng động cơ diesel. Đề phòng việc hấp thụ mùi lạ vào thực phẩm, cần để riêng biệt các loại thực phẩm, cách ly thực phẩm bởi các mùi bay hơi mạnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2