VỊ THẾ NAM BỘ<br />
TRONG QUAN HỆ KINH TẾ - THƢƠNG MẠI VIỆT - NHẬT<br />
<br />
Nguyễn Tiến Lực<br />
<br />
Trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, Nam Bộ Việt Nam có một vị thế rất quan<br />
trọng. Trong thời kỳ Mậu dịch Châu ấn thuyền (cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII), phía<br />
Nam Việt Nam, tức là Đàng Trong là khu vực có quan hệ buôn bán với Nhật Bản lớn nhất<br />
của Việt Nam và cả Đông Nam Á. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX, khi Việt Nam trở<br />
thành thuộc địa của thực dân Pháp, trong quan hệ với Nhật Bản, chủ yếu là quan hệ thương<br />
mại, thì Nam Bộ (Cochinchine) chiếm vị trí áp đảo về số lượng và kim ngạch thương mại<br />
với Nhật, so với Trung Bộ (An Nam) và Bắc Bộ (Tonkin); và trong thời kỳ hiện nay kể từ<br />
sau Đổi mới, nhất là trong thời kỳ “làn sóng đầu tư” lần thứ 1, Nam Bộ là nơi Nhật Bản<br />
quan tâm đầu tư nhiều nhất, nơi các doanh nhân Nhật Bản chọn sinh sống và hoạt động<br />
nhiều nhất, nơi mà khách du lịch Nhật Bản lựa chọn tham quan nhiều nhất…. Còn trong<br />
thời kỳ hiện nay, kể từ năm 2001, vị thế đó của Nam Bộ đã bắt đầu thay đổi. Trong bài viết<br />
này, tác giả lựa chọn những thời kỳ tiêu biểu trong quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Nhật<br />
để chứng minh cho nhận định trên, đặc biệt muốn lý giải những thay đổi gần đây trong quan<br />
hệ kinh tế - thương mại Việt - Nhật và đưa ra một vấn đề lớn: Liệu Nam Bộ có giữ được vị<br />
thế như trước đây trong quan hệ kinh tế - thương mại với Nhật Bản hay không?<br />
Trước hết, chúng ta hãy xem xét một cách cụ thể vị thế của Nam Bộ trong các thời kỳ<br />
chủ yếu của quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Nhật .<br />
1. Đàng Trong là khu vực buôn bán lớn nhất của Nhật Bản “Thời Châu ấn<br />
thuyền” (thế kỷ XVI-XVII)<br />
Sau một thời gian dài nội chiến, cuối thế kỷ XVI, Nhật Bản thống nhất dưới quyền lực<br />
của dòng họ Tokugawa. Các Shogun chủ trương ổn định tình hình trong nước, tăng cường<br />
giao lưu và quan hệ thương mại với nước ngoài, trong đó đặc biệt coi trọng quan hệ thương<br />
mại với các nước Đông Nam Á. Chính sách đó do những nguyên nhân sau đây:<br />
Một là, sau một thời gian dài nội chiến, đất nước thống nhất, xã hội thái bình, nhu cầu<br />
<br />
<br />
Tiến sĩ, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản<br />
hưởng thụ tăng cao thôi thúc các thương nhân tăng cường buôn bán với nước ngoài để đáp<br />
ứng nhu cầu mới của xã hội. Mặt khác, ở Nhật đã hình thành các thành phố thương mại lớn<br />
như Edo, Kyoto, Sakai, Osaka, Hirado... tầng lớp thương nhân giàu có và cả các daimyo<br />
tham gia hoạt động thương mại cũng xuất hiện ngày càng nhiều, có khả năng tham gia vào<br />
các hoạt động thương mại quốc tế.<br />
Hai là, lúc bấy giờ Nhật Bản là nước sản suất vàng, bạc, đồng nhiều nhất Đông Á.<br />
Theo tính toán của Iwao, đương thời, ngoại trừ Nhật Bản, toàn thế giới chỉ sản xuất được<br />
390 đến 420 tấn bạc, nhưng có lúc, Nhật Bản sản xuất được 30%-40 % lượng bạc của toàn<br />
thế giới. Nhờ đó, Nhật Bản có tiền và cũng là hàng để trao đổi với các nước, có thể mua bán<br />
được khối lượng hàng lớn và quý của các nước.<br />
Ba là, đây là thời kỳ đại hàng hải, các thuyền buôn lớn của các nước phương Tây ồ ạt<br />
sang châu Á buôn bán. Nhờ đó mà người Nhật đã nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật đóng tàu,<br />
kỹ thuật hàng hải và mua của người phương Tây các kỹ thuật phục vụ hàng hải. Điều này<br />
cho phép thương nhân người Nhật có khả năng buôn bán lớn ở nước ngoài.<br />
Bốn là, xưa nay, bạn hàng lớn nhất của Nhật Bản vẫn là Trung Quốc nhưng giữa thời<br />
nhà Minh, triều đình đã ban hành chính sách hải cấm (Haijin), mậu dịch giữa Nhật Bản và<br />
Trung Quốc bị đình trệ. Người Nhật phải tìm thị trường mới để mua các sản phẩm cùng<br />
chủng loại và chất lượng với sản phẩm Trung Quốc, nhất là tơ lụa và đồ gốm sứ. Đương<br />
thời chỉ có thị trường Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam mới đáp ứng được điều đó. Điều<br />
này giải thích tại sao vào thời kỳ này, Nhật tập trung buôn bán với khu vực Đông Nam Á.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu 1: Số lượng Châu ấn thuyền Nhật Bản đến các cảng Đông Nam Á (đầu thế kỷ XVII)<br />
An Thuận Cham<br />
Năm Tonkin Cajiam Cochinchina Cambodia Siam Luson<br />
Nam Hoá Pa<br />
1604 4 3 1 1 1 5 4 4<br />
1605 3 2 1 5 4<br />
1606 2 1 1 3 4 3<br />
1607 1 1 4 4 4<br />
1608 1 1 1 1<br />
1609 1 1 1 6 3<br />
1610 1 3 1 3 2<br />
An Thuận Cham<br />
Năm Tonkin Cajiam Cochinchina Cambodia Siam Luson<br />
Nam Hoá Pa<br />
1611 2 3 1 2<br />
1612 1 3 2 1<br />
1613 1 6 1 3 1<br />
1614 1 7 2 3 4<br />
1615 5 1 5 5<br />
1616 1 4 1<br />
1617 2 5 1 1<br />
1618 3 7 2 1 3<br />
1619 3 1 1<br />
1620 5 1 2<br />
1621 1 2 1 4<br />
1622 1 2 2<br />
1623 2 2 2 3 1<br />
1624 2 2 1 2<br />
1625 1 1 2<br />
1626 1<br />
1627 1 1 2<br />
1628 2 2 2 3<br />
1629 1 1 1<br />
1630 1<br />
1631 1 1 1 1 2<br />
1632 2 3 4<br />
1633 3 2 1 1 2<br />
1634 3 2 2<br />
Tổn<br />
g 14 36 1 1 69 5 43 56 53<br />
cộng<br />
Nguồn: Iwao Seiichi, Shuinsen boeki-shi no kenkyu, Yoshikawa Kobunkan, 1985 (Tác giả<br />
biên tập lại)<br />
Trước hết, xin xác định lại các địa danh trong Biểu 1: An Nam, Thuận Hoá,<br />
Cochinchina, Champa đều là những bộ phận khác nhau của Đàng Trong, còn Cijam thì theo<br />
nhiều nhà nghiên cứu, là do đọc chệch chữ Chiêm, tức là Chiêm Thành, cũng là một bộ<br />
phận của Đàng Trong. Cambodia là Campuchia, Siam là Thái Lan và Luzon là Philippines.<br />
Trong việc buôn bán với Đông Nam Á thì Nhật Bản trung tâm buôn bán tấp nập nhất<br />
với Đàng Trong. Theo Biểu 1, từ 1604 đến 1634 có đến 273 Châu ấn thuyền của Nhật đến<br />
buôn bán với các nước Đông Nam Á, trong đó có 116 lượt thuyền đến buôn bán với Việt<br />
Nam, trong đó có 80 thuyền buôn bán với Đàng Trong, trong khi đó chỉ có 56 thuyền đến<br />
Thái Lan, 53 thuyền đến Philippines và 43 lượt thuyền đến Campuchia. Như vậy, Châu ấn<br />
thuyền Nhật Bản đến buôn bán với Việt Nam chiếm gần một nửa số lượng thuyền buôn với<br />
toàn khu vực Đông Nam Á và lượng thuyền đến Đàng Trong chiếm hơn 70% của toàn Việt<br />
Nam.<br />
Vào thời kỳ này, các thương cảng của Đàng Trong mà trung tâm là Hội An đã phát huy<br />
lợi thế của mình bằng cách gom hàng từ các nơi về bán lại cho thương nhân Nhật hoặc<br />
khuyến khích các thương thuyền từ Đông Nam Á tới đặt thương điếm buôn bán. Nhờ vậy<br />
khi đến Hội An, thương nhân Nhật không chỉ mua tơ lụa, một mặt hàng quan trọng mà có<br />
thể mua được hầu như tất cả các đặc sản ở Đông Nam Á. Ví dụ, vào thời gian này, có nhiều<br />
người Nhật sinh sống ở Campuchia nhưng họ không đặt thương điếm ở đó mà đặt các<br />
thương điếm ở Hội An, rồi mua hàng, đem sang Campuchia bán. Trong bài nghiên cứu gần<br />
đây, ThS. Dương Văn Huề đã suy luận rằng, có nhiều bằng chứng , ngoài Hội An, các<br />
thương nhân Nhật Bản đã đến buôn bán ở Sài Gòn, Đồng Nai vào thời kỳ nay.<br />
Ngoài ra, qua một số thống kê khác, Iwao Seiichi còn chỉ ra rằng, lượng tiền trung<br />
bình mà Châu ấn thuyền mang vào buôn bán với Giao Chỉ và Tonkin là hơn 700 quan (ryo)/<br />
thuyền, nhiều hơn gấp đôi so với lượng tiền mang vào buôn bán với các nước Đông Nam Á<br />
khác (300 - 350 quan/thuyền).<br />
Thời kỳ Châu ấn thuyền tuy không dài trong lịch sử Nhật Bản nhưng đó là một trong<br />
những thời kỳ “hoàng kim” trong quan hệ kinh tế - thương mại của Nhật đối với khu vực<br />
Đông Nam Á. Trong thời kỳ đó, Đàng Trong có vị thế quan trọng nhất. Các cảng Đàng<br />
Trong tiếp nhận số lượng Châu ấn thuyền Nhật Bản nhiều nhất và lượng tiền buôn bán cũng<br />
nhiều nhất. Ngoài ra, Hội An, thương cảng lớn nhất của Đàng Trong lúc bấy giờ, còn đóng<br />
vai trò trung tâm buôn bán của Nhật với Đông Nam Á.<br />
Trong quá trình buôn bán, do yếu tố địa lý và thương mại, người Nhật lưu lại ở các<br />
cảng lâu ngày nên đã lập nên các phố Nhật (Nihon machi), để lại dấu ấn giao lưu kinh tế và<br />
văn hoá tốt đẹp giữa Nhật với Đông Nam Á.<br />
2. Thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: Nam Bộ chiếm vị trí áp đảo về kinh tế<br />
- thƣơng mại với Nhật Bản<br />
Trong một thời gian dài hàng thế kỷ, do chính sách sakoku (tỏa quốc) của Nhật Bản và<br />
chính sách đóng cửa của các triều đình phong kiến Việt Nam, quan hệ kinh tế - thương mại<br />
của Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung với Nhật Bản bị đình đốn.<br />
Vào nửa sau thế kỷ XIX, khi Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược còn Nhật Bản mở<br />
cửa, duy tân, công nghiệp hóa đất nước thì quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước được<br />
nối lại. Như chúng ta đã biết, vào năm 1860, khi Pháp mở cảng Sài Gòn thì lúa gạo trở<br />
thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nam Bộ; và như đã nói trên, Nhật Bản đang trong<br />
quá trình công nghiệp hóa, thiếu lương thực nên rất cần nhập lúa gạo. Trong bài viết gần<br />
đây, tác giả đã chỉ rõ vị thế của gạo Nam Bộ trong quan hệ thương mại Việt-Nhật vào cuối<br />
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Hàng của Việt Nam xuất sang Nhật chủ yếu là gạo và trong mặt<br />
hàng gạo xuất khẩu chủ yếu là gạo Nam Bộ.<br />
Biểu 2: Xuất khẩu của toàn Đông Dương sang Nhật (Đơn vị: 1000yên)<br />
Năm Gạo Bông sợi Khoáng vật Than đá<br />
1917 2.332 628 2.367 1.725<br />
1918 50.003 533 1.785 2.759<br />
1920 14.438 131 46 4.703<br />
1921 13.780 1.436 182 3.445<br />
1922 12.275 922 n.a 3.522<br />
1923 5.901 616 n.a 3.256<br />
1924 13.469 489 322 3.293<br />
1925 43.743 976 520 2.698<br />
1926 19.330 152 104 3.841<br />
1927 25.159 907 325 5.235<br />
1928 11.563 94 469 5.212<br />
Nguồn: “Futsuryo Indoshina to boeki jijo”. 1941, Furoku, p.16.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Qua biểu 2 cho chúng ta thấy rõ hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam sang Nhật là<br />
gạo, sau đó là than đá, rồi đến khoáng vật mà chủ yếu là kẽm và sợi bông. Về gạo, chúng ta<br />
khó có khả năng thống kê một cách chính xác hàng gạo của Nam Bộ sang Nhật, bởi vì việc<br />
xuất khẩu gạo của Nam Bộ thường thông qua hai thương cảng lớn là Hồng Kông và<br />
Singapore rồi từ đó tái xuất sang Nhật. Tuy nhiên điều có thể khẳng định được là gạo của<br />
Nam Bộ chiếm áp đảo trong tổng số hàng gạo nhập của Nhật, vì Bắc Bộ và Trung Bộ không<br />
có gạo xuất khẩu còn gạo Campuchia là không đáng kể.<br />
Mặt khác, theo thống kê của Hiệp hội phát triển ngoại thương Nhật thì kim ngạch nhập<br />
khẩu gạo Nam Bộ chiếm trung bình từ 60% đến 90% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Nam Bộ<br />
vào Nhật. Năm 1918 Nhật nhập gạo của Đông Dương với kim ngạch là 50triệu/55,4 triệu<br />
yên, năm 1925 nhập 43,7triệu/48,7 triệu yên. Cũng cần nói thêm, vào đầu thế kỷ XX, kim<br />
ngạch nhập khẩu gạo Sai Gòn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch nhập ngũ cốc của<br />
Nhật: năm 1918 tổng kim ngạch nhập khẩu ngũ cốc của Nhật là 141,3 triệu yên, năm 1919:<br />
270,4 triệu yên, năm 1925: 293 triệu yên. Ở Nhật, có một thời từ “Saigon-mai” (Gạo Sài<br />
Gòn) trở thành một từ lưu hành phổ biến trong đời sống nhân dân. Tuy nhiên, do không có<br />
Hiệp ước thương mại trực tiếp, việc nhập khẩu gạo Nam Bộ vào Nhật không ổn định, tùy<br />
thuộc vào nhu cầu của Nhật, năm nhiều năm ít.<br />
Vào những năm 1930-1940, khi Nhật bắt đầu hướng về “phương Nam”, đưa tầm quan<br />
trọng của Đông Nam Á lên hàng quốc sách (kokusaku). Nhật hết sức coi trọng vai trò của<br />
Việt Nam trong quan hệ với Đông Nam Á. Trong những năm 1937-1939, Nhật quan tâm<br />
đến việc chặn con đường viện trợ của Anh - Mỹ cho quân Tưởng qua Bắc Việt Nam. Từ<br />
năm 1940, Nhật rất quan tâm đến mối quan hệ kinh tế - thương mại với Việt Nam. Trong<br />
Quyết nghị của Chính phủ Nhật ngày 3 tháng 9 năm 1940 cũng đã xác nhận: Phải nỗ lực ký<br />
kết Hiệp định thương mại với Đông Dương, yêu cầu Đông Dương phải đáp ứng các tiện<br />
nghi đặc biệt cho việc thành lập và kinh doanh các xí nghiệp của Nhật, phải ưu tiên xuất<br />
khẩu cho Hoàng quốc các nguyên liệu quan trọng và cần thiết. Nguyên liệu quan trọng và<br />
cần thiết mà Nhật Bản đề cập trước hết là gạo Nam Bộ.<br />
Biểu 3: Xuất khẩu của Nhật sang Đông Nam Á ( đơn vị: 1000 yên).<br />
Tổng<br />
Năm Việt Nam Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan<br />
ngạch<br />
1932 1.409.992 2.343 100.251 25.600 22.361 8.541<br />
1933 1.861.046 3.680 157.488 46.271 24.051 18.124<br />
1934 2.171.924 2.654 158.415 63.620 36.461 28.084<br />
1935 2.499.073 4.020 143.041 51.494 48.058 40.258<br />
1936 2.692.976 4,697 129.495 61.747 51.840 43.028<br />
1937 3.175.418 4,623 200.050 72.340 60.348 49.351<br />
1938 2.689.667 3.181 104.145 22.870 32.599 39.269<br />
1939 3.576.342 1.981 137.802 22.430 24.743 26.023<br />
Nguồn: Nanyoken Boeki Tokeihyo, T., 1943. (Tác giả có biên tập lại).<br />
Biểu 4: Nhập khẩu của Nhật từ Đông Nam Á ( đơn vị 1000 yên)<br />
Tổng<br />
Năm Việt Nam Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan<br />
ngạch<br />
1932 1.431.460 5.691 40.409 28.961 9.764 11.198<br />
1933 1.971.220 9.640 55.710 44.544 14.185 12.256<br />
1934 2.282.530 10.620 63.464 70.624 18.891 1.540<br />
1935 2.472.236 15.010 78.178 78.975 23.949 5.458<br />
1936 2.763.681 20.151 113.546 96.016 26.266 8.757<br />
Tổng<br />
Năm Việt Nam Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan<br />
ngạch<br />
1937 3.783.117 27.011 153.450 134.067 45.194 13.571<br />
1938 2.663.337 20.300 88.249 100.968 35.630 4.950<br />
1939 2.917.640 26.651 71.741 115.839 49.117 5.405<br />
Nguồn: Nakyoken Boeki Tokeihyo, T., 1943.(Tác giả có biên tập lại).<br />
<br />
<br />
Nhìn vào các biểu thống kê trên, chúng ta thấy rằng vào những năm 1940, Việt Nam<br />
nhanh chóng trở thành bạn hàng lớn nhất của Nhật ở Đông Nam Á. Theo các biểu 3 và biểu<br />
4, năm 1940, Nhật xuất sang Việt Nam tổng kim ngạch khoảng 2,5triệu yên và nhập từ Việt<br />
Nam 97,8 triệu yên, trong khi đó xuất sang Indonesia là 173,3 triệu yên và nhập về 125,3<br />
triệu yên. Nhưng đến năm 1942 tình hình xuất nhập khẩu của Nhật với 2 nước này hoàn<br />
toàn biến đổi ngược lại. Nhật xuất sang Việt Nam 143,3 triệu và nhập về 223,9 triệu yên,<br />
trong khi chỉ xuất sang Indonesia chỉ có 15,7 triệu yên và nhập về 127,5 triệu yên. Năm<br />
1943, tổng kim ngạch buôn bán với Việt Nam của Nhật cũng vượt lên trên Indonesia. Các<br />
biểu thống kê thương mại cho chúng ta thấy trong thời kỳ 1940-1945 và đặc biệt là những<br />
năm 1942, 1943, xuất nhập khẩu của Nhật với Việt Nam chiếm vị trí số 1 ở Đông Nam Á.<br />
Trong những năm 1940, cùng với việc tăng nhanh kim ngạch thương mại giữa Nhật<br />
Bản và Đông Dương, cơ cấu sản phẩm thương mại giữa hai nước cũng thay đổi lớn. Sau đây<br />
chúng ta sẽ phân tích các biểu thống kê để hiểu cụ thể hơn về sự biến đổi đó.<br />
Biểu 5: Sản phẩm nhập từ Đông Dương (Tính theo kim ngạch. Đơn vị: 1000 yên)<br />
Tổng Dƣợc<br />
Năm Lúa gạo Sơn, sơn dầu Khoáng vật Tạp hoá<br />
ngạch phẩm<br />
1942 223 984 133 516 63 925 1 012 16 924 1 905<br />
1943 132 260 95 259 17 620 817 12 056 83<br />
1944 22 275 13 348 27 110 560 25<br />
1945 311 n.a n.a n.a n.a 5<br />
Nguồn: Khu vực thịnh vượng chung Nam phương.<br />
Biểu 6: Sản phẩm chủ yếu của Nhật xuất sang Đông dương (tính theo kim ngạch. Đơn vị:<br />
1000 yên)<br />
Tổng<br />
Năm Ngũ cốc Sợi Vải, lụa Giấy Kim loại Máy móc<br />
ngạch<br />
1942 144 379 5 005 25 205 70 978 6 927 6 410 6 284<br />
1943 97 034 4 452 12 873 43 655 2 985 3 191 9 468<br />
1944 21 760 1 095 4 201 5 693 2 492 1 049 3 414<br />
1945 1 898 n.a n.a 1 078 319 49 112<br />
Nguồn: Khu vực thịnh vượng chung Nam phương.<br />
Theo biểu 5 và biểu 6, chúng ta thấy, biểu hiện rõ nhất của sự biến đổi đó là sự tăng<br />
nhanh kim ngạch nhập khẩu lương thực, chủ yếu là lúa gạo mà chủ lúa gạo Nam Bộ. Năm<br />
1942, tổng ngạch nhập khẩu lúa gạo từ Đông Dương, chủ yếu là Nam Bộ lên tới 133,5 triệu<br />
yên, năm 1943 là 95,2 triệu yên. Về mặt số lượng, theo tính toán của J. Gaultier thì năm<br />
1940 là 468.000 tấn, 1941 lên tới 585.000 tấn, năm 1942 là 973.908 tấn, năm 1943 là<br />
1.023.471 tấn, 1944 là 498.525 tấn. Nếu như những năm 1930 tỷ lệ xuất khẩu lúa gạo sang<br />
Hồng Kông là 39%, sang Singapore là 7%, sang Trung Quốc là 6%, sang Pháp là 14 % thì<br />
những năm 1940 xuất khẩu lúa gạo cho Nhật chiếm 80% tổng ngạch xuất khẩu lúa gạo của<br />
Đông Dương. Ngoài lúa gạo ra, Nhật còn nhập một số lượng lớn ngô của Đông Dương.<br />
Theo những thống kê mà ta biết được, năm 1942 là 124.000 tấn, 1943 là 98.000 tấn. Và<br />
điều khẳng định chắc chắn rằng, gạo Nam Bộ chiếm tỷ lệ áp đảo về số lượng và kim ngạch<br />
trong quan hệ thương mại với Nhật Bản.<br />
Lúc bấy giờ Đông Dương gần như là nơi duy nhất Nhật có thể tiến hành nhập khẩu các<br />
mặt hàng chiến lược quan trọng. Đặc biệt lúa gạo Nam Bộ là mặt hàng tối quan trọng, đảm<br />
bảo lươg thực cho quân đội trong chính sách Đại Đông Á của Nhật Bản.<br />
Điều đáng tiếc là mặc dầu Nam Bộ chiếm vị thế quan trọng trong quan hệ thương mại<br />
Việt - Nhật trong thời kỳ này, tuy nhiên, đó là thời kỳ “thương mại phi thương mại”, quan<br />
hệ thương mại mang tính chất cướp đoạt. Và trên thực tế, quan hệ thương mại kiểu đó đã<br />
gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sinh mệnh, kinh tế và xã hội cho Việt Nam.<br />
3. Nam Bộ trong quan hệ thƣơng mại Nhật - Việt sau Đổi mới<br />
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, đặc biệt sau năm 1954, khi Việt Nam bị chia cắt<br />
thành hai miền và trong bầu không khí “chiến tranh lạnh” bao trùm khắp thế giới, quan hệ<br />
Việt - Nhật có nhiều khó khăn. Chỉ sau khi Việt Nam thống nhất (1976), đặc biệt là sau khi<br />
Việt Nam thực thi chính sách Đổi mới, hơn nữa sau khi “vấn đề Campuchia” được giải<br />
quyết (1991), Nhật Bản tái viện trợ cho Việt Nam(1992) thì quan hệ kinh tế - thưong mại<br />
Việt - Nhật được khôi phục và phát triển nhanh chóng.<br />
Biểu 7: Viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam (Đơn vị: 100 triệu yen)<br />
<br />
<br />
<br />
Loại/Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006<br />
<br />
<br />
<br />
Cho vay 1,012.81 709.04 743.14 793.30 793.30 820.00 908.20 950.78<br />
<br />
<br />
<br />
Viện trợ không hoàn<br />
46.41 80.67 83.65 52.37 56.50 49.14 44.65 30.97<br />
lại<br />
<br />
<br />
<br />
Hỗ trợ kỹ thuật 60.74 74.32 79.09 67.08 55.77 57.11 56.51 52.75<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu 8: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam (Đơn vị: 100 triệu yên)<br />
<br />
<br />
<br />
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007<br />
<br />
<br />
<br />
Kim ngạch 0.6 0.8 1.6 1.0 1.0 2.5 4.6 10.8 9.7<br />
<br />
<br />
Tính đến 2007, kim ngạch đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt hơn 9 tỷ USD , đứng thứ 4<br />
sau Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan nhưng kim ngạch thực hiện đứng vị trí thứ 1 gần 5 tỷ USD.<br />
Biểu 9: Thương mại Nhật Bản với Việt Nam 2000 – 2007. Đơn vị 100 triệu USD<br />
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007<br />
Xuất 23.0 21.8 25.0 29.8 35.5 40.7 47.0 61.2<br />
khẩu<br />
Nhập 25.8 25.1 24.4 29.1 35.4 43.4 52.3 61.4<br />
khẩu<br />
Xuất 2.8 3.3 -0.6 -0.7 -0.1 2.7 5.3 0.2<br />
siêu<br />
Tổng 48.8 46.9 58.9 70.9 84.1 99.3 122.6<br />
ngạch<br />
<br />
<br />
Qua các biểu 7, 8, 9 chúng ta thấy rằng, quan hệ thương mại Nhật -Việt ngày càng phát<br />
triển nhanh chóng, cán cân xuất – nhập khẩu tương đối cân bằng .Việt Nam nhập từ Nhật<br />
Bản máy móc, thép, hàng điện tử, Nhật Bản nhập của Việt Nam hàng thủy sản, hàng dệt<br />
may, dầu thô. Nhật Bản là bạn hàng thứ 2 của Việt Nam sau Trung Quốc và đứng trên Mỹ,<br />
Singapore, Đài Loan.<br />
Khi so sánh vị thế của hai miền Nam, Bắc Việt Nam trong quan hệ kinh tế - thương<br />
mại với Nhật Bản thì theo nghiên cứu của Seki Mitsuhiro, trong thời kỳ “làn sóng đầu tư<br />
thứ nhất” thì phía Nam chiếm ưu thế. Tuy nhiên, từ năm 2000 trở đi, phía Bắc dần khắc<br />
phục những điểm bất lợi và phát huy những thế mạnh của khu vực nên nhìn toàn cục trong<br />
một thời gian dài thì vị thế hai miền tương đối cân bằng nhau trong quan hệ kinh tế-thưong<br />
mại với Nhật. Theo thống kê của JETRO thì đầu tư của Nhật Bản từ năm 1988 đến năm<br />
2006, ở miền Bắc là 45%, miền Trung là 10% và miền Nam là 45%. Trong những năm gần<br />
đây thì Nhật đầu tư hơn 70% vào miền Bắc. Theo phân tích của Ngài Tổng Lãnh sự Mizuki<br />
Ikuo là do: thứ nhất, phần lớn những công ty Nhật đều là những công ty lớn; thứ hai, bởi vì<br />
khu vực phía Bắc gần với Trung Quốc, nơi mà có nhiều công ty Nhật đầu tư; thứ ba ở miền<br />
Bắc có nhiều không gian rộng lớn hơn miền Nam và cuối cùng là có nhiều thuận lợi hơn<br />
cho những doanh nhân Nhật khi họ thuơng thuyết với chính quyền Trung ương. Cũng cần<br />
nói thêm rằng, hạ tầng cơ sở, một lĩnh vực mà trước đây phía Bắc yếu kém hơn nhiều so với<br />
phía Nam, thì nay được cải thiện rõ rệt. Hơn nữa, các công ty Nhật Bản đầu tư vào Việt<br />
Nam, dù quy mô khác nhau nhung đều đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao mà điều này<br />
thì miền Bắc, nơi có truyền thống học hành, nơi có nhiều trường đại học hơn là một ưu thế.<br />
Và nữa, nguồn nhân lực ở miền Bắc giá vẫn rẻ hơn, cũng là một lợi thế .<br />
<br />
Tuy nhiên, liệu xu hướng tập trung đầu tư ra phía Bắc của Nhật Bản có phải là một xu<br />
hướng lâu dài và bền vững hay không? Đó là vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn. Khu vực phía<br />
Nam, vẫn có những ưu thế riêng trong quan hệ với đối tác Nhật Bản. Người Nhật có lịch sử<br />
đầu tư ở khu vực Nam Bộ lâu đời hơn khu vực phía Bắc. Họ đầu tư vào nhiều lĩnh vực: du<br />
lịch, tài chính, chứng khoán, bất dịch động sản…những lĩnh vực mà phía Nam vấn có vị thế<br />
cao hơn nhiều so với phía Bắc.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH<br />
1. Adachi Hiroaki, Senzenki Nihon to Tonan Ajia (Nhật Bản và Đông Nam Á thời tiền<br />
chiến), Yoshikawa Kobunkan, Tokyo, 2002.<br />
2. Đô thị cổ Hội An, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991<br />
3. Hikita Yasuyuki: Nampo Kyoeiken (Khối thịnh vượng chung Nam phương), Taga<br />
Shuppan, Tokyo, 1995.<br />
4. Kimura Hiroshi - Nguyen Duy Dung - Furuta Motoo, Nihon - Betonamu Kankei wo<br />
manabu hito no tameni (Sách dành cho những người học tập, nghiên cứu về quan hệ Nhật -<br />
Việt), Sekai Shisosha, Kyoto, 2000.<br />
5. Iwao Seiichi: Nihon Rekishi – 14 - Sakoku (Lịch sử Nhật Bản - Quyển 14 - Bế quốc),<br />
Chuo Koronsha, Tokyo, 1966<br />
6. Iwao Seiichi: Shinpan Shuinsen boeki-shi Kenkyu(Nghiên cứu về lịch sử mậu dịch Châu<br />
ấn thuyền-Bản mới), Yoshikawa Kobunkan, Tokyo, 1985<br />
7. Nagazumi Yoko, Shuinsen (Châu ấn thuyền), Yoshikawa Kobundo, Tokyo, 2001<br />
8. Nguyễn Tiến Lực, Quan hệ thương mại Việt - Nhật trong những năm 1929-1939, Nghiên<br />
cứu Lịch sử, Số 6, 2000, Hà Nội.<br />
9. Nguyễn Tiến Lực, Các cuộc thương thuyết thương mại Nhật - Đông Dương, Nghiên cứu<br />
Lịch sử, số 4, 2001, Hà Nội.<br />
10. Nguyễn Tiến Lực, Tình hình xuất khẩu “gạo Sài Gòn” vào thị trường Nhật Bản- Nhìn từ<br />
góc độ lịch sử, Đồng bằng sông Cửu Long:Thực trạng và giải pháp trở trở thành vùng<br />
trọng điểm kinh tế 2006-2020, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM 2006.<br />
11. Nihon Boeki Shikokai, JETRO Boeki Toshi Hakusho (Sách trắng về thương mại và đầu<br />
tư của JETRO), T., 2002.<br />
12. Sakurai Kyohiko - Kikuchi Seiichi, Kinsei Nichi - Etsu Koryu-shi (Lịch sử giao lưu<br />
Nhật - Việt thời Cận thế), Kashiwa Shobo, Tokyo, 2002<br />
13. Seki Mitsuhiko, Tình hình đầu tư của Nhật Bản vào Nam Bộ Việt Nam, Hitotsubashi<br />
Daigaku, 2003<br />
14. Trần Huy Liệu - Nguyễn Khắc Đạm - Nguyễn Lương Bích: Xã hội Việt Nam trong thời<br />
Nhật-Pháp, NXB.Văn Sử Địa, Hà Nội, 1957, tr. 270.<br />
15. Trịnh Tiến Thuận, Quan hệ Việt Nhật cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, LA Tiến sĩ, Đại<br />
học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, 2002.<br />
16. Tư liệu của Bộ Ngoại giao Nhật Bản về quan hệ Nhật Bản - Đông Nam Á trên<br />
Website:mofa.go.jp<br />
17.Tư liệu của TTX Việt Nam về quan hệ Việt - Nhật trên trang Website:vnagency.com.vn<br />