intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vị thuốc từ cây bông gạo

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

156
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây bông gạo còn có tên khác là cây Mộc miên, tên khoa học: Gossampinus malabarica (DC.) Merr thuộc họ Bông gạo (Bom bacaceae). Cây có nguồn gốc ở Ân Độ, được trồng ở Đông Nam Á( ở độ cao 1-900 met) như ở Việt Nam, Indonésia. Cây bông gạo là cây thân gỗ to, cao tới 15m, hoa có màu đỏ, có khi chuyển thành da cam hay màu vàng, vỏ và thân cây chứa Tanin và sợi. Cây bông gạo ở Việt Nam mọc hoang ở vùng đồi núi và được trồng hai bên đường, cây lấy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vị thuốc từ cây bông gạo

  1. Vị thuốc từ cây bông gạo
  2. Cây bông gạo còn có tên khác là cây Mộc miên, tên khoa học: Gossampinus malabarica (DC.) Merr thuộc họ Bông gạo (Bom bacaceae). Cây có nguồn gốc ở Ân Độ, được trồng ở Đông Nam Á( ở độ cao 1-900 met) như ở Việt Nam, Indonésia. Cây bông gạo là cây thân gỗ to, cao tới 15m, hoa có màu đỏ, có khi chuyển thành da cam hay màu vàng, vỏ và thân cây chứa Tanin và sợi. Cây bông gạo ở Việt Nam mọc hoang ở vùng đồi núi và được trồng hai bên đường, cây lấy gỗ và làm thuốc. Mô tả: Cây gỗ to cao khoảng 15m hoặc hơn.Thân có gai, cành nằm ngang,lá sớm rụng,kép chân vịt gồm 5-6 chét,hoa mọc thành chùm ở đầu cành.Đài dày bao bọc lấy nụ hoa.Khi hoa nở thì rách ra thành 3-5 mảnh không đều nhau.Tràng 5 màu đỏ, nhị đa thể làm thành 6 bó,bầu thượng 5 ô,1 vòi trắng dài mang 5 đầu nhụy. Mùa hoa:tháng 3, mùa quả: tháng 5. Bộ phận dùng: Vỏ cây, hoa, dầu hạt, bông gạo Công dụng: Hạt ép lấy dầu thay thế cho dầu hạt bông; nhưạ thay thế gồm adragant.Gỗ làm bột giấy,sợi vỏ cây dùng làm bện thừng; võ cây làm thuốc chữa chứng sốt,rễ chữa sốt thương hàn,viêm amidan,liệt dương. Dùng vỏ cây gạo bỏ vỏ thô bên ngoài,rửa sạch, thái nhỏ,phơi khô, sắc uống; hoặc dùng ngoài:Vỏ tươi ,giã nát đắp lên chỗ đau. Hạt: Sao vàng sắc lấy nước để uống làm tăng sữa.Ngày dùng 18-20g.Dầu hạt chữa lở ngứa ngoài da. Bông gạo: Đốt thành than uống chữa băng huyết,cầm máu vết thương.
  3. Theo Đông Y: Hoa bông gạo: Tính vị quy kinh: Hoa gạo (Mộc miên hoa){ Theo Trung Y dược đại từ điển 1993} cam, lương (ngọt,mát) Công dụng: Thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, chỉ huyết. Trị tiết tả (tiêu chảy), huyết băng, sang độc. Cách dùng,liều lượng: Ngày dùng 8-12g, sắc để uống. Rễ (mộc miên căn). Tính vị: Cam,lương( ngọt, mát). Công dụng: Thanh nhiệt, chỉ huyết,lợi thấp, thu liễm Chủ trị : Điều trị viêm mạn tính,loét dạ dày,sau khi sinh đẻ bị phù thũng; xích lỵ; tràng nhạc; bị đánh ngã tổn thương. Cách dùng, liều lượng: - Uống ngày dùng 20-40g dạng thuốc sắc. - Dùng ngoài:Giã nát, bôi đắp chỗ đau hoặc ngâm rượu xoa bóp. Vỏ cây bông gạo Tính vị: Cam, lương (ngọt,mát). Công dụng: Thống huyết, tán ứ, Sát trùng. Cách dùng, liều lượng: - Chữa gãy xương: giã vỏ tươi bó. - Chữa đau răng: Sắc nước vỏ để ngậm, hoặc giã vỏ để ngậm.
  4. - Trị quai bị: 10-12 g sắc uống, đồng thời giã đắp. - Trị ỉa chảy, kiết lỵ: Vỏ hoặc hoa sắc uống ngày 10 – 40 g (theo sách Dược liệu Việt Nam,Bộ Y tế 1978)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2