intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm Chân Lông (Foliculitis)

Chia sẻ: 2ne1 2en1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

56
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Folliculitis tạm dịch là “viêm chân lông”. Viêm chân lông thường do nhiễm trùng tại lỗ chân lông hoặc chân tóc. Mỗi sợi lông/tóc đều có một màng bọc chung quanh chân hay gốc của sợi lông, màng bọc này có tên là “follicle”, do những tế bào da tạo thành. Da đầu là nơi có nhiều chân tóc nhất trong cơ thể, nhưng bất cứ vùng da nào mọc lông, râu là có chân lông. Mỗi chân lông / tóc có một cơ nhỏ. Khi gặp lạnh hoặc sợ hãi, cơ này co thắt, khiến lông tóc dựng lên,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm Chân Lông (Foliculitis)

  1. Viêm Chân Lông (Foliculitis) Folliculitis tạm dịch là “viêm chân lông”. Viêm chân lông thường do nhiễm trùng tại lỗ chân lông hoặc chân tóc. Mỗi sợi lông/tóc đều có một màng bọc chung quanh chân hay gốc của sợi lông, màng bọc này có tên là “follicle”, do những tế bào da tạo thành. Da đầu là nơi có nhiều chân tóc nhất trong cơ thể, nhưng bất cứ vùng da nào mọc lông, râu là có chân lông. Mỗi chân lông / tóc có một cơ nhỏ. Khi gặp lạnh hoặc sợ hãi, cơ này co thắt, khiến lông tóc dựng lên, tạo ra những nốt lấm tấm trên da, gọi là “nổi da gà”. Trên các cơ này là tuyến dầu, sebaceous gland, tiết ra dầu giữ độ ẩm cho da và bọc mỗi sợi lông /tóc. Viêm chân lông, folliculitis, xảy ra tại bất cứ vùng da nào có lông hay tóc, nhưng thường thấy nhất tại nách, da đầu hoặc háng. Nguyên nhân: Thường do vi khuẩn gây ra, thông thường nhất là loại staph (Staphylococcus). Viêm chân lông cũng có thể do nấm nhưng rất hiếm và chỉ thấy trong những người bị suy yếu hệ miễn nhiễm. Viêm chân lông xảy ra khi chân lông bị hư hại, do việc cạo lông, râu hay tóc hoặc quần áo cọ xát thường xuyên vào da. Tuyến dầu, tuyến mồ hôi tại chân lông cũng có thể bị tắc nghẽn vì dầu từ da hoặc các sản phẩm ta dùng để thoa trên da (mỹ phẩm, các loại kem
  2. chống nắng…) . Khi bị hư hại, chân lông dễ bị nhiễm trùng. Những nguyên nhân gây viêm chân lông thong thường nhất: • Sự cọ xát bởi quần áo hoặc cạo râu, lông • Tháo mồ hôi quá mức • Viêm da như dermatitis và mụn (acne). • Tổn thương trên da do trầy sát hoặc mổ xẻ • Bọc kín da bằng các loại plastic dressings hoặc keo dính từ băng keo • Dính hắc ín, creosote, thường thấy trong những người lợp mái nhà, sủa xe hoặc công nhân cơ xưởng chế tạo dầu xăng Những yếu tố gia tăng tỷ lệ viêm chân lông: • Những người bị suy yếu hệ miễn nhiễm nên khó đề kháng sự nhiễm trùng như tiểu đường, suy thận, hoại huyết, ghép bộ phận, HIV/AIDS. • Da bị tổn thương sẵn như bị mụn acne hoặc dermatitis • Sau lần mổ xẻ • Dùng kháng sinh lâu ngày để chữa acne • Dùng thuốc bôi ngoài da loại corticosteroid • Mập phì • Sinh sống tại những vùng khí hậu nóng và ẩm Khi nào thì cần khám bệnh? Những trường hợp viêm chân lông nhẹ thường tự lành, không cần chữa trị. Khi sự nhiễm trùng không khả quan hơn sau 2-3 ngày, dường như lan đến vùng da lân cận hoặc cứ tái phát, cần đi khám bệnh. Triệu chứng: Viêm chân lông trông giống như những mụn đỏ, với sợi lông tại đầu mụn. Những mụn này co thể mưng mủ, có màu ngà đến màu vàng, gây ngứa ngáy hoặc đau đớn. Chẩn đoán: Bác sĩ cần khám bệnh để chẩn đoán cũng như hỏi bệnh sử về việc dùng hồ nước nóng, dùng vật dụng cạo râu, cạo đầu, cạo lông. Việc thử nghiễm có thể bao gồm thử chất lỏng, mủ, máu lấy ra từ mụn nhọt để xác nhân loại vi khuẩn hoặc lấy một ít tế bào từ mụn nhọt hoặc trích mô để tìm nấm. Viêm chân lông có những tên gọi khác như “hot tub folliculitis” “barber's itch. Thoạt đầu, viêm chân lông giống như cái mụn nhỏ, đầu mụn trắng quanh 1, 2 lỗ chân lông. Khi nhiễm trùng lâu ngày, những mụn nhỏ họp lại và tảo thành một mụn lớn, đóng
  3. mủ và trở nên đau đớn. Hot tub folliculitis: Viêm chân lông: Ung nhọt:
  4. Dấu hiệu và triệu chứng tùy thuộc vào loại nhiễm trùng. Khi phần trên của chân lông bị nhiễm trùng (loại nhẹ), ta có các triệu chứng sau: • Những mụn nhỏ, đỏ chung quanh các chân lông. • Mủ đóng quanh, mụn vỡ và khô miệng • Ngứa ngáy hoặc đau rát Viêm chân lông sâu hơn, cả lớp da chung quanh chân lông, có các dấu hiệu sau: • Một mụn lớn, hoặc cục u • Mủ đóng quanh và mụn vỡ rồi khô miệng • Đau rát • Da có thể thành thẹo sau khi dứt nhiễm trùng. Những loại viêm chân lông nhẹ gồm có: 1) Staphylococcal folliculitis: Loại viêm này rất ngứa ngáy, đầu mụn bọc mủ trắng, xuất hiện trên bất cư phần da nào trên cơ thể. Khi xuất hiện tại hàm râu, loại viêm này có tên “barber's itch”. Chân lông bị nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus (staph). Dù vi khuẩn staph hiện diện trên da nhưng chỉ gây nhiễm trùng khi da bị cắt đứt và via khuẩn vào cơ thể qua vết cắt như khi cạo râu không khéo tay. 2) Pseudomonas folliculitis hay “hot tub folliculitis”: Vi khuẩn pseudomonas gây ra loại viêm chân lông này, pseudomonas hiện diện tại nhiều nơi trong môi trường sống, kể cả các bồn tắm nước nóng và hồ bơi nơi thiếu tiêu chuẩn vệ sinh (lượng chlorine và ph
  5. không được kiểm soát kỹ lưỡng). Trong vòng 8 tiếng -5 ngày sau khi bị nhiễm trùng, da nỗi mẩn ngứa với những mụn nhỏ, sau đó giống những bong bóng bọc mủ. Da trở nên ngứa ngáy hoặc đau rát nhất là những nơi quần áo cọ xát vào da. Những người bị tiểu đường dễ bị nhiễm trùng so với những người khỏe mạnh. 3) Tinea barbae: do nấm gây ra, loại viêm này xuất hiện tại râu như những mụn trắng, ngứa ngáy. Vùng da chung quanh có thể đỏ rát, khi bọc mủ có thể đã lan đến các vùng da lân cận và cả các hạch bạch huyết. 4) Pseudofolliculitis barbae. Viêm chân lông tại hàm râu, nhất là những người râu xoắn. Những sợi râu xoắn cuộn ngược vào da gây viêm, và đôi khi, tạo ra những khối thẹo xẩm màu (keloid scars) trên mặt và cổ. 5) Pityrosporum folliculitis. Thường thấy trong những người trẻ tuổi và trung niên, chứng viêm này tạo ra những mụn đóng mủ trên mặt, lưng, đôi khi cổ, vai tay và mặt. Loại viêm viêm này do nhiễm trùng nấm. 6) Herpetic folliculitis. Khi cạo râu, cạo luôn cả những bong bóng (blister) do nhiễm trùng siêu vi khuẩn herpes simplex, sẽ gây nhiễm trùng tại những chân lông trên vùng da lân cận. Viêm sâu tại chân lông gồm có: • Gram-negative folliculitis. Chứng bệnh này xuất hiện khi dùng thuốc kháng sinh chữa mụn (acne) quá lâu. Thuốc kháng sinh thay đổi sự quân bình của các loại vi khuẩn (Gram dương) hiện diện trong màng mũi, đưa đến sự tăng trưởng quá mức của của các loại vi khuẩn khác, kể cả Gram âm. Với những người bình thường, việc dùng thuốc kháng sinh lâu ngày thuog2 không gay hậu quả, những vi khuẩn “thông thường” (normal flora) tăng trưởng trở lại khi ngửng thuốc kháng sinh. Trong một thiểu số, vi khuẩn Gram âm lan đến hai má, cằm và cổ, tạo ra những mụn mới, trầm trọng và khó chữa hơn các loaị mụn cũ. • Mụn bọc (boils) và ung nhọt (carbuncles). Chân lông bị nhiễm trùng vi khuẩn staph sâu dưới da. Mụn bọc (boil) xuất hiện như một mụn đỏ, đau, và lớn khoảng 1 -1.5 cm. Vùng da chung quanh cũng sưng tấy. Trong vòng 24 tiếng, mụn bọc mủ và sưng mỗi ngày một lớn trong 5-7 ngày, đôi khi kích thước lớn cỡ 5 cm đường kính trước khi nổi miệng màu trắng – vàng và vỡ rồi tháo mủ. Mụn bọc sẽ lành trong vòng 2 tuần lễ. Hầu hết mụn bọc không để thẹo trừ những mụn bọc quá lớn. Một ung nhọt (carbuncle) là một nhóm mụn bọc nối liền với nhau, thường thấy trên cổ, vai hoặc đùi, và xuất hiện nhiều trong phái nam. Ung nhọt là loại nhiễm trùng sâu trong da, rất lâu lành và thường để thẹo. • Eosinophilic folliculitis. Chứng viêm này xuất hiện trong những người bị suy yếu hệ miễn nhiễm như HIV. Những mảng da nổi bong bóng, bọc mủ trên mặt, lưng và cánh tay. Khi lành, da thường xậm màu. Y học chưa biết nguyên nhân của loại viêm này nhưng một số chuyên gia về hệ miễn nhiễm cho rằng do cùng loại nấm gây pityrosporum folliculitis. Biến chứng: Những trường hợp nhẹ thường không gây biến chứng, chỉ những trường hợp nhiễm trùng
  6. sâu trong da có thể tạo biến chứng như: • Cellulitis. Nguyên vùng da sưng tấy, đỏ, ấm và có thể lan rất nhanh. Thường thấy ở chân tay hoặc mặt. Loại nhiễm trùng này có thể ăn sâu vào da, lan đến hạch bạch huyết và vào máu. • Furunculosis. Mụn nhọt trở thành ung chảy mủ và nước vàng. • Scarring. Viêm chân lông có thể để thẹo trên da, thẹo có thể nổi cộm và tím đen (keloid) • Hủy hoại chân lông và lông tóc không mọc nữa. Chữa trị: • Thông thường, viêm chân lông nhẹ sẽ tự lành trong vòng 2 tuần lễ. Đắp compress nhúng trong dung dịch nước giấm ấm hoạt Burow’s solution sẽ khiến viêm chân lông mau lành hơn. Nếu sự nhiễm trùng tiếp diễn, cần dùng thuốc kháng sinh, chống vi khuẩn (antibacterial) hoặc chống nấm (antifungal). Dùng các loại thuốc gội đấu chứa kháng sinh để chữa viêm chân tóc hoặc chân lông (hàm râu). • Viêm chân lông nặng hơn sẽ cần dùng thuốc kháng sinh toàn diện, nghĩa là thuốc uống hay thuốc chích. • Khi viêm chân lông tái phát nhiều lần, ta sẽ cần sử dụng laser để đốt chân lông. Cách chữa trị này sẽ chữa dứt chứng viêm chân lông nhưng sợi lông / tóc sẽ không mọc nữa. Thuốc men tùy thuộc vào loại viêm • Staphylococcal folliculitis. Bác sĩ có thể dùng thuốc kháng sinh, thoa ngoài da và uống; tránh cạo râu, tóc tại vùng da đang bị viêm cho đến khi da lành. • Pseudomonas folliculitis (hot tub folliculitis): Thường chỉ dùng kháng sinh bôi ngoài da là đủ, hiếm khi cấn kháng sinh dưới dạng thuốc uống • Tinea barbae. Cần dùng các loại thuốc trừ nấm. • Pseudofolliculitis barbae. Cần thay đổi cách cạo râu, dùng dạo râu bằng điện, dùng nước ấm để làm ẩm da trước khi cạo râu. Cạo theo chiều râu mọc, đừng cạo ngược. Đôi khi cần dùng đến tretinoin (Retin-A). • Pityrosporum folliculitis. Các loại kháng sinh chống nấm thoa ngoài da và thuốc uống được sử dụng để chữa trị. • Herpetic folliculitis. Bác sĩ có thể dùng các loại kháng sinh chống siêu vi khuẩn như acyclovir, famciclovir or valacyclovir để giúp lành da nhanh chóng hơn nhưng không thể ngăn ngừa chứng viêm tái phát.. • Gram-negative folliculitis. Bác sĩ có thể dùng thuốc kháng sinh chống vi khuẩn và cả isotretinoin (Accutane). • Mụn bọc và ung nhọt. Ngoài thuốc kháng sinh chống vi khuẩn, bác sĩ sẽ cần mổ vết mụn để tháo mủ giúp vết thương chóng lành và không để thẹo. • Eosinophilic folliculitis. Loại corticosteroids thoa ngoài da được sử dụng thông thường để chữa chứng viêm này. Đôi khi, bác sĩ sẽ cần cho thuốc uống khi bị việm trầm trọng Phòng ngừa: • Tránh các loại y phục sát da
  7. • Cạo râu một cách cẩn thận • Chùi rửa bồn tắm theo tiêu chuẩn vệ sinh, và tránh dùng các bồn tắm công cộng Cách chữa trị tại nhà: Những trường hợp viêm nhẹ, chỉ cần giữ da sạch và da sẽ lành. Đôi khi, cần dùng một vài cách chăm sóc khác như: • Đắp khăn ấm lên vùng da viêm nhiều lần mỗi ngày . • Dùng một dung dịch chứa oatmeal hoặc thuốc thoa ngoài da chứa hydrocortisone. • Dùng loại xà phòng chứa chất kháng sinh mỗi ngày 2 lần, và dùng thuốc kháng sinh thoa ngoài da. • Tránh cạo râu trong khi da đang bị viêm, nếu cần dùng dao cạo bằng điện để cạo râu. • Với mụn bọc hay nhọt: Đắp khăn ngấm nước muối (1 thìa cà phê muối pha với 1 lít nước sôi) ấm trên da nhiều lần để nhọt mau mở và tháo mủ. • Đừng dùng chung khăn tắm, khăn mặt. Giặt giũ khăn và quần áo bằng nước nóng sau mỗi lần sử dụng. Tài liệu của Mayo Clinic và Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ - lltran.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2