intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm cơ tim nguy hiểm ở trẻ dễ bị nhầm là cảm sốt

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

81
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhập viện trong tình trạng toàn thân tím tái, thở yếu, bé Chi, 2 tháng tuổi, TP HCM, được bác sĩ xác định mắc chứng viêm cơ tim nặng do virus. Trong khi đó, theo dấu hiệu phát bệnh, phụ huynh chỉ nghĩ rằng cháu bị cảm thông thường. Mẹ bé Chi cho biết, nhiều ngày trước đó, mỗi khi bú, cháu thường bị nôn ọc sữa, hay khóc quấy vào đêm và có kèm sốt nhẹ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm cơ tim nguy hiểm ở trẻ dễ bị nhầm là cảm sốt

  1. Viêm cơ tim nguy hiểm ở trẻ dễ bị nhầm là cảm sốt Nhập viện trong tình trạng toàn thân tím tái, thở yếu, bé Chi, 2 tháng tuổi, TP HCM, được bác sĩ xác định mắc chứng viêm cơ tim nặng do virus. Trong khi đó, theo dấu hiệu phát bệnh, phụ huynh chỉ nghĩ rằng cháu bị cảm thường. thông Mẹ bé Chi cho biết, nhiều ngày trước đó, mỗi khi bú, cháu thường bị nôn ọc sữa, hay khóc quấy vào đêm và có kèm sốt nhẹ. "Tưởng cháu bị cảm, tôi mua thuốc hạ sốt cho cháu uống nhưng không bớt. Một tuần sau, toàn thân cháu nổi bông tím, mắt lờ đờ, khó thở, hoảng quá tôi liền đưa cháu vào viện", mẹ bệnh nhi nói. Tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, bé Chi có dấu hiệu suy hô hấp nặng, ngủ li bì, suy tuần hoàn, tưới máu da kém, nhịp tim rất nhanh. Chụp X-quang ngực và siêu âm tim cho thấy, tim to, dãn các buồng
  2. tim do chứng viêm cơ. Sau gần 1 tuần điều trị, bệnh nhi bệnh nhân mới dần bình phục. Vài tháng trước đây, hơn 10 trẻ có triệu chứng tương tự cũng phải vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM. Trong số đó, 5 trường hợp bị trụy mạch, rối loạn nhịp tim nặng và sốc tim. 2 bé đã tử vong sau vài giờ do bệnh đã quá nặng... Tuy nhiên, phụ huynh của các ca trên đều cho biết, họ nhầm tưởng con mình bị bệnh cảm sốt thông thường. Theo các bác sĩ chuyên khoa tim, đây là một bệnh nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cao, trong thời gian rất nhanh nếu không kịp phát hiện và nhập viện. Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết, bệnh thường xảy ra ở trẻ em có độ tuổi từ 2 đến 10 tuổi, tuy nhiên trẻ dưới 24 tháng dễ mắc bệnh hơn do đề kháng còn yếu. Bệnh do các loại virus Coxsackie, cúm, rubella, quai bị... lây từ người lớn sang trẻ em và hiện vẫn chưa có thuốc phòng ngừa đặc hiệu. Khi vào cơ thể, virus sẽ làm tổn thương tế bào cơ tim, làm giảm sức co bóp cơ tim, dẫn đến trụy mạch khiến tim dãn to, cơ tim co bóp rất yếu, men tim tăng do các tế bào cơ tim bị hủy hoại phóng thích. "Bệnh nhi hầu
  3. như chỉ được các bác sĩ phát hiện và cho nhập viện khi đã rối loạn nhịp tim, suy tuần hoàn, trụy mạch bởi dấu hiệu nhận biết bệnh thường trùng với bệnh cảm, ho thông thường", bác sĩ Tiến nói. Để phát hiện bệnh, phụ huynh cần cần căn cứ vào những biểu hiện như: Ho, khò khè, sổ mũi, tiêu chảy vài lần, ói, trẻ biếng bú, biếng ăn, ngủ li bì khó đánh thức, hay rên rỉ, quấy khóc. Sau 1 đến 2 ngày trẻ bắt đầu có triệu chứng như thở mệt, da tái, lạnh tay chân, tím môi, mạch nhẹ hoặc không bắt được. Để phòng bệnh, bác sĩ Tiến khuyên phụ huynh hạn chế để trẻ tiếp xúc với nhiều người lớn đã mắc các bệnh liên quan đến virus; quan tâm chế độ dinh dưỡng cho trẻ với đầy đủ vitamin và khoáng chất. "Nên chủng ngừa các bệnh bạch hầu, cúm, rubella, quai bị cho trẻ để tăng khả năng kháng bệnh. Đặc biệt, phải đưa các cháu đi bệnh viện ngay khi có những biểu hiện trên", bác sĩ Tiến cho biết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0