intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm đường tiết niệu điều trị ra sao?

Chia sẻ: Nguquai Nguquai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

191
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ thống tiết niệu gồm có 2 quả thận, đài - bể thận, niệu quản 2 bên nối từ thận xuống tới bàng quang, bàng quang và niệu đạo. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm đường tiết niệu điều trị ra sao?

  1. Viêm đường tiết niệu - điều trị ra sao? Tôi năm nay 70 tuổi, cách đây 3 ngày tôi bị đi tiểu buốt và dắt, có khi cứ 30 phút phải đi 1 lần và có cảm giác ngây ngấy sốt. Tôi đi khám bệnh, các bác sĩ kết luận tôi bị viêm đường tiết niệu. Vậy tôi muốn hỏi: Viêm đường tiết niệu là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh này? Cách điều trị và phòng tránh?
  2. Hệ thống tiết niệu gồm có 2 quả thận, đài - bể thận, niệu quản 2 bên nối từ thận xuống tới bàng quang, bàng quang và niệu đạo. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu. Nếu viêm xảy ra trên khu vực đài - bể thận thì sẽ có tên gọi là viêm đài - bể thận (là một bệnh lý cấp tính rất nặng); còn từ viêm đường tiết niệu như trường hợp của bác là chỉ viêm nhiễm của đường tiết niệu vùng thấp (gồm có bàng quang và niệu đạo).
  3. Viêm đường tiết niệu thường do các loại vi khuẩn gây nên, loại vi khuẩn hay gặp nhất là E. Coli (chiếm tới khoảng 80% các trường hợp viêm đường tiết niệu ở người lớn). Vi khuẩn có thể thâm nhập trực tiếp vào đường tiết niệu, hoặc qua sinh hoạt tình dục, qua các dụng cụ (như đặt xông dẫn lưu, phẫu thuật nội soi...). Các yếu tố thuận lợi cho viêm đường tiết niệu xảy ra là: sỏi đường tiết niệu (ở thấp gồm có sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo), ứ trệ nước tiểu do u phì đại tiền liệt tuyến, sinh hoạt tình dục với người bị bệnh đường sinh dục - tiết niệu mà không dùng phương tiện bảo vệ; những người bị mắc các bệnh làm suy giảm khả năng chống đỡ của cơ thể ví dụ đái tháo đường, suy giảm miễn dịch; người già yếu, suy kiệt... Cách điều trị bệnh phải hoàn toàn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, nếu là do vi khuẩn thông thường thì có thể điều trị như sau:
  4. - Trước hết phải bảo đảm uống nhiều nước, khoảng hơn 2 lít/ngày (uống chủ yếu vào ban ngày, không uống vào buổi đêm vì gây mất ngủ do phải thức dậy đi tiểu). Bác có thể uống nước râu ngô, bông mã đề cũng có tác dụng tốt, nhưng quan trọng là phải đủ lượng nước như đã nêu trên. - Sử dụng kháng sinh: có nhiều nhóm thuốc có tác dụng tốt trên đường tiết niệu. Đó là những kháng sinh thải trừ dạng có hoạt tính qua thận, khi thải trừ qua thận vào đường tiết niệu, các kháng sinh này vẫn còn giữ được hoạt tính tác dụng trên mầm bệnh. Các nhóm thuốc hay dùng là cephalosporin thế hệ thứ 3; nhóm thuốc quinolon và trimethoprin kết hợp sulfamethoxazole (biệt dược bactrim, biseptol)... Căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ cho thuốc phù hợp. - Nếu đái buốt nhiều có thể uống thêm các thuốc giảm đau, làm giãn cơ trơn như visceralgin ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên hay nospa 40mg, cũng uống tương tự.
  5. Để phòng bệnh, trước hết cần bảo đảm uống đủ lượng nước cần thiết; giữ vệ sinh vùng sinh dục và tầng sinh môn (đoạn giữa hậu môn và cơ quan sinh dục) bằng cách rửa bằng xà phòng sạch sau mỗi lần đi ngoài; không nên nhịn đi tiểu quá lâu; điều trị tốt các bệnh có ảnh hưởng tới sức đề kháng của cơ thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2