intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh viêm đường tiết niệu và cách phòng ngừa

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

347
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bình thường có thể các chị em chỉ cảm thấy hơi khó chịu sau mỗi lần đi vệ sinh. Thế nhưng, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, có thể đó là triệu chứng của sưng viêm bàng quang, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để điều trị. Bạn đang “có vấn đề” về đường tiết niệu? Dấu hiệu đầu tiên khiến bạn nghĩ ngay đến bị viêm đường tiết niệu là cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục. Đồng thời với việc lượng nước tiểu trong mỗi lần vệ sinh rất ít. Và giữa các lần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh viêm đường tiết niệu và cách phòng ngừa

  1. Bệnh viêm đường tiết niệu và cách phòng ngừa
  2. Bình thường có thể các chị em chỉ cảm thấy hơi khó chịu sau mỗi lần đi vệ sinh. Thế nhưng, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, có thể đó là triệu chứng của sưng viêm bàng quang, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để điều trị. Bạn đang “có vấn đề” về đường tiết niệu? Dấu hiệu đầu tiên khiến bạn nghĩ ngay đến bị viêm đường tiết niệu là cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục. Đồng thời với việc lượng nước tiểu trong mỗi lần vệ sinh rất ít. Và giữa các lần đi vệ sinh, bạn sẽ có cảm giác như có kim châm và nóng rát ở vùng bụng dưới. Nguyên nhân? Bàng quang bị nhiễm trùng và viêm thường do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli). Để phát triển, vi khuẩn này bám vào thành bàng quang và sinh sôi nảy nở ở đó. Tuy nhiên, bạn bị viêm bàng quang không rõ lý do, chỉ làm sưng viêm nhẹ. Vi khuẩn E.coli thường có trong phân người. Việc không cung cấp đủ nước cho cơ thể, chứng táo bón là những nhân tố thuận lợi để vi khuẩn E.coli phát triển.
  3. - Thời kỳ mang thai và giai đoạn mãn kinh cũng là những giai đoạn có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. - Những dị tật bẩm sinh của bộ máy tiết niệu và bàng quang, bị sỏi trong bàng quang, chứng tiểu không kiểm soát được cũng là nguyên nhân gây bệnh. - Cuối cùng, stress và bệnh tiểu đường được xem là “mảnh đất màu mỡ” để vi khuẩn phát triển. Làm thế nào để phòng ngừa? Cần tuân thủ các nguyên tắc rất đơn giản: - Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày để giúp làm loãng nước tiểu và góp phần loại bỏ các vi khuẩn. - Đi tiểu ngay sau mỗi lần quan hệ tình dục. - Mặc quần lót bằng chất liệu cotton thoáng mát. - Thay băng vệ sinh thường xuyên trong những ngày có kinh nguyệt. - Sau mỗi lần đi vệ sinh, bạn cần lau chùi từ trước ra sau, không lau ngược lại, để tránh việc các vi khuẩn trong phân di chuyển đến lỗ tiểu.
  4. Những sai lầm cần tránh - Đừng bao giờ nhịn tiểu, vì làm như vậy sẽ khiến nước tiểu bị ngưng đọng, tạo nên một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. - Tránh mặc các loại quần áo và đồ lót quá chật (như các loại quần jean bó sát người), và làm bằng các chất liệu khó thoát mồ hôi (như chất liệu sợi tổng hợp). - Không sử dụng thường xuyên các sản phẩm thụt rửa không phù hợp (có chứa chất kiềm, có chất sát khuẩn…) Ngay khi có những dấu hiệu bị sốt, đau, quan trọng nhất là đau lan tỏa ở vùng lưng, thận, hay bụng dưới, bạn cần nghĩ đến chứng viêm bàng quang. Và, các tình trạng như bị tiểu khó, nước tiểu có mùi khó chịu, hay có máu trong nước tiểu, bạn cần đến ngay bác sĩ để được chẩn đoán về tình trạng bệnh. Các bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm ECBU (examen cytobactériologique des urines) để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu, và chỉ định bạn dùng kháng sinh để diệt các vi khuẩn này, nếu có.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0