Bài giảng Bài 5: Bệnh học hệ tiết niệu
lượt xem 12
download
Bài giảng Bài 5: Bệnh học hệ tiết niệu giúp bạn chỉ ra được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng chính, cách phòng và điều trị một số bệnh: viêm cầu thận cấp, viêm đường tiết niệu, sỏi thận.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bài 5: Bệnh học hệ tiết niệu
- Bài 5. BỆNH HỌC HỆ TIẾT NIỆU Mục tiêu Chỉ ra được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng chính, cách phòng và điều trị một số bệnh: viêm cầu thận cấp, viêm đường tiết niệu, sỏi thận. Nội dung I. BỆNH VIÊM CẦU THẬN CẤP 1. Đại cương Viêm cầu thận cấp là tình trạng tổn thương cầu thận, làm rối loạn chức năng lọc ở cầu thận, hay gặp nhất từ 5 đến 10 tuổi. Nguyên nhân là do liên cầu khuẩn beta gây tan máu nhóm A, chúng cũng gây viêm mũi họng, viêm da và qua cơ chế nhiễm trùng dị ứng gây viêm cầu thận. 2. Triệu chứng lâm sàng 2.1. Thời kỳ khởi phát Bệnh xuất hiện từ từ với các triệu chứng Mệt mỏi, đau tức vùng thắt lưng Kém ăn Da – niêm mạc nhợt Phù nhẹ mi mắt (nặng mi mắt) 2.2. Thời kỳ toàn phát Phù: bệnh nhân phù mềm, ấn lõm, phù từ mặt xuống chân Đái ít, nước tiểu đỏ. Trong nước tiểu có nhiều hồng cầu, albumin, bạch cầu… Huyết áp tăng: cả huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương). Toàn thân có hội chứng nhiễm trùng: sốt cao, mạch nhanh, lưỡi dơ… 3. Tiến triển Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng Đa số trường hợp các triệu chứng giảm và hết dần khi được điều trị kịp thời. Bệnh nhân sẽ tiểu nhiều, giảm phù, huyết áp trở lại bình thường. Một số trường hợp có thể dẫn đến các biến chứng: suy tim cấp, viêm cầu thận mạn, suy thận… 4. Điều trị 4.1. Chế độ ăn uống – nghỉ ngơi Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường trong thời kỳ cấp tính. Ăn nhạt tuyệt đối, giảm đạm, tăng đường và hoa quả. 4.2. Thuốc Kháng sinh: Penicillin 12 triệu đơn vị/ngày x 710 ngày
- Hoặc Erythromycin 2030 mg/kg/ngày x 710 ngày (nếu dị ứng với Penicillin) Thuốc lợi tiểu: Hypothiazid viên 25 mg x 12 viên/ngày hoặc dùng Furosemid Thuốc điều trị triệu chứng: trợ tim, an thần, hạ huyết áp. Có thể dùng corticoid nhưng lưu ý ở các bệnh nhân cao huyết áp Theo dõi xét nghiệm nước tiểu định kỳ hàng tháng trong vòng 1 năm sau khi khỏi bệnh. Sau 12 năm không còn protein niệu thì được gọi là khỏi hoàn toàn 5. Phòng bệnh Điều trị tích cực và triệt để các bệnh viêm tai mũi họng và viêm da Khi viêm cầu thận cấp cần điều trị tích cực đề phòng tiến triển thành viêm cầu thận mạn tính Có thể dùng Penicillin tác dụng chậm, tiêm bắp hàng tháng II. BỆNH VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU 1. Đại cương Viêm đường tiết niệu là bệnh hay gặp. Bệnh thường do trực khuẩn E.Coli hoặc 1 số cầu khuẩn đường ruột gây tổn thương nhu mô thận. Bệnh hay tái phát và luôn có xu hướng chuyển thành mạn tính làm thận bị xơ hóa. Vi khuẩn phát huy tác dụng trong một số trường hợp thuận lợi sau: Ứ đọng nước tiểu Dị dạng bẩm sinh ở niệu quản Sỏi thận, sỏi niệu quản, hẹp niệu đạo 2. Triệu chứng lâm sàng Hội chứng nhiễm khuẩn: bệnh nhân sốt cao 3940oC, kèm rét run, một ngày bị vài cơn, bạch cầu tăng, môi khô, lưỡi dơ. Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục, tiểu mủ, có trường hợp tiểu ra máu. Xét nghiệm nước tiểu có bạch cầu đa nhân, albumin, có vi khuẩn gây bệnh. Nếu được điều trị tích cực, bệnh có thể khỏi, nhưng rất hay tái phát nhiều lần, dễ chuyển sang mạn tính và suy thận với các dấu hiệu như huyết áp tăng, ure máu cao, phù… 3. Điều trị 3.1. Chế độ sinh hoạt Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi trong thời kỳ cấp tính Ăn nhạt khi có biểu hiện viêm cầu thận 3.2. Thuốc Kháng sinh: + Ampicillin 500 mg x 7 ngày + Gentamycin 80 mg ống 25 mg/kg. Tiêm bắp Thuốc lợi tiểu: + Râu ngô, bông mã đề + Hypothiazid 25 mg, uống 12 viên/ngày, hoặc dùng Furosemid
- 4. Phòng bệnh Với phụ nữ: khi có thai, sau khi sảy thai, sau khi sinh phải giữ vệ sinh thật tốt bộ phận sinh dục ngoài. Tránh dùng thủ thuật soi bàng quang, thông tiểu khi không cần Khi bị viêm cấp tính phải điều trị tích cực tránh trở thành mạn tính. III. BỆNH SỎI THẬN 1. Đại cương Sỏi thận có thể ở nhu mô thận, đài thận, bể thận, có khi di chuyển xuống niệu quản, bàng quang, đa số sỏi thận là sỏi calci. Có thể gặp sỏi urat, oxalat hoặc phosphat. Ở Việt Nam, sỏi oxalat gặp nhiều hơn. 90% nguyên nhân gây sỏi có thể do mất cân bằng trong chế độ ăn, làm tăng quá trình kết tinh các chất trong nước tiểu hoặc do tăng đào thải calci trong nước tiểu. Các điều kiện thuận lợi gây sỏi như: ứ đọng nước tiểu do dị dạng đường tiết niệu hoặc có yếu tố di truyền, nhiễm khuẩn tiết niệu làm muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh từ 1 nhân nhỏ rồi lớn dần thành sỏi. 2. Triệu chứng lâm sàng Cơn đau quặn thận: thường đau ê ẩm một bên vùng thắt lưng, có khi đau dữ dội thành cơn, đau xuyên ra phía trước, lan xuống bộ phận sinh dục ngoài. Thường đau sau hoạt động thể lực mạnh Tiểu ra máu: thường xuất hiện cùng với đau lưng, có thể tiểu máu đại thể (nhìn thấy rõ máu) hoặc vi thể (phải soi kính hiển vi mới thấy máu), tiểu máu toàn bãi và cũng xuất hiện sau hoạt động mạnh. Có thể tiểu rắt, tiểu đục nếu có viêm nhiễm kèm theo, có khi tiểu ra sỏi. Chụp X quang: có thể thấy sỏi cản quang Siêu âm thận: có thể thấy sỏi không cản quang Xét nghiệm nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu, tế bào mủ, tinh thể oxalat, urat... nếu có protein niệu là có viêm thận, bể thận. 3. Biến chứng Nhiễm khuẩn tiết niệu: gây viêm đài bể thận. Thận ứ nước, ứ mủ, bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng, toàn thân suy sụp, cần phẫu thuật lấy sỏi hoặc dẫn lưu Vô niệu hoặc bí tiểu do suy thận hoặc sỏi gây tắc niệu quản, niệu đạo... 4. Điều trị 4.1. Trong cơn đau Dùng thuốc giảm đau, giảm co thắt: Papaverin 0,04 g x 12 viên/lần Atropin ¼ mg tiêm bắp 12 ống/ngày 4.2. Điều trị nội khoa Loại trừ sỏi nhỏ, di động theo đường tự nhiên.
- Từng đợt dùng thuốc lợi tiểu và thuốc dãn cơ kết hợp với kháng sinh. Dùng máy tán sỏi: ứng dụng sốc điện từ năng lượng cao để tán sỏi qua da. 4.3. Điều trị ngoại khoa Phẫu thuật lấy sỏi khi đã có biến chứng hoặc sỏi không thể xuống tự nhiên được. 4.4. Điều trị dự phòng (điều chỉnh chế độ ăn) tùy từng loại sỏi Nếu sỏi urat: chế độ ăn giảm đạm động vật như thịt cá, lòng, tiết và ăn tăng rau, củ, quả. Nếu sỏi oxalat: tránh thực phẩm giàu calci oxalic như cao gan, chè đặc, rau dền, cà chua; hạn chế đường và rượu; giảm thức ăn giàu calci như xương, sữa, ốc, hến, cua, tôm... Uống nhiều nước: 34 lít/ngày để gây tiểu nhiều trong 23 ngày kèm theo vận động như chạy, nhảy hay đi bộ nhiều. IV. HỘI CHỨNG THẬN HƯ 1. Đại cương Hội chứng thận hư hay còn gọi là thận hư nhiễm mỡ do tổn thương ở cầu thận, đặc trưng bằng phù, protein niệu cao, protein máu giảm. Có 2 thể thận hư: Thể nguyên phát ở cầu thận: hội chứng thận hư đơn thuần Thể thứ phát do các bệnh viêm cầu thận cấp, đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống, suy tim, viêm ngoại tâm mạc, sốt rét, giang mai... Cơ chế bệnh sinh hiện nay chưa được biết đầy đủ. 2. Triệu chứng lâm sàng Phù: phù to toàn thân, phù mặt rồi xuống chi dưới, thắt lưng, bụng, cổ chướng, tràng dịch màng phổi, có khi phù não... Thiểu niệu: nước tiểu thường 3.5 g/24 giờ; trụ mỡ (+) + Máu: protein giảm, cholesterol tăng. 3. Tiến triển và biến chứng Đối với thể đơn thuần, thường gặp ở trẻ em, đa số có thể hồi phục hoàn toàn hoặc khỏi hẳn nếu điều trị tấn công mạnh và củng cố dài ngày. Thể do viêm cầu thận khó phục hồi hơn, bệnh hay tái phát nên phải theo dõi lâu dài nhiều năm. Tử vong thường do bội nhiễm Cuối cùng đa số dẫn đến suy thận 4. Điều trị 4.1. Chế độ sinh hoạt Nghỉ ngơi, ăn nhạt tuyệt đối, ăn thức ăn có nhiều đạm, kiêng mỡ. 4.2. Thuốc
- Lợi tiểu: Hypothiazid 25 mg x 12 viên/ngày. Prednisolon: sử dụng khi chắc chắn không có viêm cầu thận kèm theo + Liều tấn công: đối với người lớn: 1 mg/kg/24 giờ x 12 tháng đối với trẻ em: 2 mg/kg/24 giờ x 12 tháng + Củng cố: bằng ½ liều tấn công, dùng trong 6 tháng. + Duy trì: 510 mg/24 giờ, kéo dài hàng năm. Ngoài ra có thể truyền plasma hoặc albumin nếu protein máu giảm nhiều.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chương 5: Thuốc điều trị Parkinson
12 p | 137 | 25
-
BỆNH BẠI LIỆT ( Poliomyelitis ) (Kỳ 2)
6 p | 125 | 13
-
NGUYÊN LÝ CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ DI TRUYỀN
9 p | 110 | 13
-
BỆNH HO GÀ (Kỳ 2)
5 p | 131 | 13
-
Gây tê tủy sống ở trẻ em với bupivacaine heavy 0.5%
3 p | 131 | 12
-
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH THẤP TIM
15 p | 177 | 11
-
BỆNH LÝ SỎI THẬN - TIẾT NIỆU
14 p | 114 | 9
-
BỆNH TUYẾN THƯỢNG THẬN – PHẦN 1
13 p | 88 | 9
-
SỐT BẠI LIỆT (Kỳ 2)
5 p | 107 | 9
-
Bài giảng Sinh lý bệnh và miễn dịch: Bài 5 - ThS.BS Nguyễn Duy Tài
11 p | 100 | 8
-
HỒ SƠ BỆNH ÁN - CHỈ SỐ NHIỆT KINH LẠC
6 p | 93 | 6
-
Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến)
16 p | 71 | 5
-
Bài giảng Bệnh học huyết học - Bài 11: Thiếu máu thiếu sắt
3 p | 45 | 5
-
ĐIỀU TRỊ BỆNH MẮT HỘT
13 p | 97 | 3
-
Bài giảng Sinh lý bệnh: Bài 5 - PGS.TS. Lê Văn Quân
17 p | 9 | 3
-
Bài giảng Bệnh học huyết học - Bài 5: Bệnh Hemophilia A và B
3 p | 35 | 2
-
ĐIỀU TRỊ BỆNH SUYỄN
9 p | 49 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn