intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm tai giữa: Dùng thuốc sai và những hậu quả

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

140
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhỏ ôxy già, dùng thuốc kháng sinh, dùng corticoid... để chữa viêm tai, đau tai có chảy mủ... Đó đây người ta vẫn nhắc nhau cách thức chữa căn bệnh này, song việc sử dụng thuốc để chữa viêm tai giữa không đơn giản như vậy... Ngày 18/2/2009, bé Nguyễn Thị Xuyên, 5 tuổi ở Yên Phong - Bắc Ninh vào viện cấp cứu trong tình trạng bị viêm tai xương chũm cấp xuất ngoại sau tai trái. Bé Nguyễn Minh Khuê, 2 tuổi ở Vĩnh Hồ, Hà Nội, nhập viện ngày 13/4 trong tình trạng viêm tai giữa cấp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm tai giữa: Dùng thuốc sai và những hậu quả

  1. Viêm tai giữa: Dùng thuốc sai và những hậu quả Nhỏ ôxy già, dùng thuốc kháng sinh, dùng corticoid... để chữa viêm tai, đau tai có chảy mủ... Đó đây người ta vẫn nhắc nhau cách thức chữa căn bệnh này, song việc sử dụng thuốc để chữa viêm tai giữa không đơn giản như vậy...
  2. Ngày 18/2/2009, bé Nguyễn Thị Xuyên, 5 tuổi ở Yên Phong - Bắc Ninh vào viện cấp cứu trong tình trạng bị viêm tai xương chũm cấp xuất ngoại sau tai trái. Bé Nguyễn Minh Khuê, 2 tuổi ở Vĩnh Hồ, Hà Nội, nhập viện ngày 13/4 trong tình trạng viêm tai giữa cấp tái phát hai bên. Các bác sĩ đã nạo VA, đặt ống thông khí hai bên. Ngày 14/4, thêm một trường hợp nữa, bé Tiến Dũng, 9 tháng tuổi, M ỹ Đình, Hà Nội nhập viện với lý do viêm tai xương chũm cấp hai bên, biến chứng liệt mặt ngoại biên trái, phải nhập viện để mổ cấp cứu xương chũm trái và đặt ống thông khí hai bên... Chồng bệnh án của Khoa tai mũi họng trẻ em, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương còn rất dày. BS. Nguyễn Hoài An, Phó trưởng khoa tai mũi họng trẻ em của bệnh viện cho biết, đa số các trường hợp viêm tai giữa cấp đều có nguyên nhân từ viêm đường hô hấp trên: viêm VA, viêm mũi, họng cấp. Khi trẻ bị bệnh, trẻ không được điều trị dứt điểm hoặc cha mẹ tự ý dùng thuốc chữa không đúng cách, đúng thuốc, hậu quả là trẻ phải đi cấp cứu vì viêm tai giữa biến chứng. Câu chuyện của bệnh viêm tai giữa tưởng
  3. chừng như đơn giản, song bên cạnh đó là những biến chứng, hậu quả để lại của căn bệnh này. Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con... ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa biết nói, có thể dẫn đến rối loạn ngôn ngữ (nói ngọng, nói không rõ âm, từ, thậm chí điếc - câm bẩm sinh...) làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ. Nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng, có khi ảnh hưởng đến tính mạng do biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, áp-xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên, do viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây liệt dây thần kinh mặt (dây thần kinh số VII). Chỉ tại tự ý dùng thuốc BS. Nguyễn Hoài An cũng cho biết, rất nhiều trường hợp trẻ khi đến bệnh viện đều đã ở tình trạng nguy kịch, phải cấp cứu. Nguyên nhân cho trẻ đi khám muộn cũng là do các bậc cha mẹ chủ quan về bệnh của con em mình. Có trường hợp còn ngỡ ngàng khi thấy bác sĩ chẩn đoán con bị viêm tai giữa. Họ cho rằng phải có nước chảy vào tai thì mới có thể bị viêm được, hoặc nếu viêm tai giữa thì phải có chảy mủ tai nhưng họ không biết rằng viêm tai giữa là hậu quả của bệnh viêm đường hô hấp trên.
  4. Bệnh thường xuất hiện sau vài ngày có viêm mũi họng, bệnh nhân có sốt, ho, chảy mũi, có thể bị tiêu chảy và đau tai (đây là một trong những triệu chứng quan trọng của bệnh viêm tai giữa). Nhiều trường hợp, cha mẹ tự ý mua thuốc theo lời mách bảo, theo thói quen... về tự chữa cho con. Kết cục là trẻ bị càng nặng hơn và khi đưa đi cấp cứu hầu như phải chỉ định mổ. Khi thấy con em mình bị chảy mủ tai, nhiều cha mẹ đã dùng ôxy già nhỏ. Đây là một sai lầm nghiêm trọng trong việc điều trị tai, bởi khi nhỏ ôxy già vào tai, khả năng hút sạch nước trong tai là rất khó. Ôxy già đọng lại trong tai sẽ gây kích ứng, phù nề niêm mạc, hòm nhĩ (trong trường hợp thủng màng nhĩ), da ống tai. Với trẻ em, đặc biệt là dưới 2 tuổi, việc sử dụng thuốc nhỏ tai không đúng chỉ định sẽ để lại hậu quả nặng nề là nhiễm độc tai trong, gây điếc không hồi phục. Nhiều trường hợp, trẻ điếc ở tuổi chưa tập nói, sẽ bị câm. Không phải cứ kháng sinh là chữa được viêm Quan niệm của nhiều người cho rằng cứ viêm tai giữa là dùng kháng sinh toàn thân hoặc nhỏ tai. Song, thực tế thì không hẳn vậy. Vì những suy nghĩ kiểu này mà đã có nhiều trẻ bị ngộ độc tai trong do chính thuốc khá ng sinh.
  5. Để điều trị viêm tai giữa cấp cần dùng kháng sinh, giảm viêm. Nếu trẻ có sốt, đau tai cần dùng thêm hạ sốt, giảm đau. Tùy giai đoạn của viêm tai giữa, người ta có thể dùng các thuốc nhỏ tai khác nhau: Ví dụ khi màng tai chưa thủng, trẻ đau tai rất nhiều, có thể xịt thuốc để giúp trẻ đỡ đau. Khi tai đã có mủ, lúc đó cần dùng thêm các dung dịch kháng sinh, corticoid tại chỗ sẽ cho hiệu quả điều trị tốt. Tuy nhiên không phải kháng sinh nào cũng dùng để nhỏ tai được, có một số loại kháng sinh có thể gâ y ngộ độc tai trong dẫn tới điếc nặng. Bởi vậy các bậc cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về cho con dùng khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ. Với bệnh nhân có chảy mủ tai, các bác sĩ thường chỉ định nhỏ dung dịch kháng sinh không có hại cho tai như: otafa, effexin, chloraphenicol... BS. An còn khẳng định: không nên dùng nhóm kháng sinh aminoglycosides (gentamycine, streptomycin, neomycin, kanamycin) vì nó có thể gây nhiễm độc tai trong, từ đó gây điếc... Khi tai chảy mủ, không được dùng các dạng thuốc viên nghiền ra để thổi vào trong tai, vì chúng chứa tá dược không tan trong nước, không bị hấp thu, gây bít tắc đường dẫn ra của dịch. Dịch sẽ đọng lại trong tai giữa và gây biến chứng ngược vào trong như viêm xương chũm, viêm màng não, viêm
  6. mê nhĩ. Điều quan trọng nhất, chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định và dưới sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc tai mũi họng”, BS. An cảnh báo. Cách phòng bệnh viêm tai giữa Để tránh mắc viêm tai giữa, nhất là với trẻ em, BS. Nguyễn Hoài An cho rằng, tốt nhất là phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bằng cách nâng cao thể trạng chung cho trẻ với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, nhờ đó làm tăng sức đề kháng chung của trẻ. Mùa lạnh ẩm là thời gian gia tăng những bệnh đường hô hấp, vì thế cần giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa, bảo vệ đường mũi họng cho trẻ. Hằng ngày, nên vệ sinh cho trẻ bằng cách nhỏ dung dịch muối biển hoặc nước muối sinh lý nhằm làm sạch những bụi bẩn trên đường hô hấp, đặc biệt trong những đợt có dịch đường hô hấp trên. Việc này sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp trên. Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau: - Trẻ sốt, thường là sốt cao 39 - 40oC, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật...
  7. - Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai. - Rối loạn tiêu hóa: trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vài ngày sau (2 - 3 ngày) bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai với các biểu hiện sau: - Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được. - Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường. - Không kêu đau tai nữa. Các bà mẹ tưởng chừng như bệnh đã lui nhưng thực ra viêm tai giữa đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính, với dấu hiệu rất quan trọng: chảy mủ tai. Nếu vẫn không được điều trị bệnh sẽ diễn biến thành viêm tai giữa mạn tính hoặc viêm tai - xương chũm mạn tính, dẫn đến rất nhiều hậu quả xấu sau này cho trẻ, cùng với nguy cơ biến chứng có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0