intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Việt Nam- Mỹ Latinh: Đẩy mạnh phát triển quan hệ kinh tế- thương mại

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

77
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài viết 'việt nam- mỹ latinh: đẩy mạnh phát triển quan hệ kinh tế- thương mại', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Việt Nam- Mỹ Latinh: Đẩy mạnh phát triển quan hệ kinh tế- thương mại

  1. Việt Nam- Mỹ Latinh: Đẩy mạnh phát triển quan hệ kinh tế- thương mại chiều Việt Nam – Mỹ Latinh có nhiều triển vọng đạt hàng tỷ USD vào những năm 2015 khi nền kinh tế thế giới hoàn toàn ra khỏi khủng hoảng và giới doanh nghiệp am hiểu đầy đủ về thị trường này. Thị trường giàu tiềm năng Sau 6 năm tăng trưởng liên tục với mức tăng bình quân 5,36% năm, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới diễn ra từ cuối năm 2008, kinh tế các nước khu vực Mỹ Latinh bị tác động tiêu cực, việc làm bị cắt giảm, tỷ lệ thất nghiệp cao tới 8,3 %/ năm. Lạm phát giảm từ 8,3 % trong năm 2008 xuống còn 4,5 % trong năm 2009 do giá hàng hóa bị giảm trên thị trường quốc tế, nhất là đối với
  2. các sản phẩm nguyên vật liệu, hàng hóa thiết yếu và tiêu dùng gia đình. Tỷ giá hối đoái một số đồng tiền địa phương tăng cao do sản xuất và các hoạt động kinh tế bị thu hẹp. GDP toàn khu vực Mỹ Latinh chỉ đạt mức tăng trưởng âm 1,8 % trong năm 2009. Quy mô thương mại giảm sút do hoạt động kinh tế toàn cầu thu hẹp kéo theo nhu cầu ở các thị trường lớn như Mỹ- EU Nhật Bản bị giảm sút, giá sản phẩm cơ bản, nguyên nhiên vật liệu rơi giảm. Hoạt động thu nhập từ dòng ngoại tệ bị đình đốn, du lịch thưa thớt, nhất là Mexico, Trung Mỹ và Caribe. Dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn khu vực bị giảm tới 37%. Việc cung ứng cho thị trường vốn vay và tín dụng ở khu vực tư nhân gặp không ít khó khăn, còn tín dụng ngân hàng khu vực Nhà nước gặp không ít xáo trộn, không đáp ứng hết nhu cầu. Đến nửa cuối năm 2009, kinh tế Mỹ Latinh có dấu hiệu phục hồi dần dần. Các chỉ số sản xuất công nghiệp và xuất khẩu có chiều hướng dần dần đi qua điểm đáy. Hoạt động kinh tế và thương mại quốc tế đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, nhu yếu phẩm, giá nâng cao dần, quy mô trao đổi thương mại mở rộng.
  3. Những nguyên nhân giúp kinh tế Mỹ Latinh kháng cự khá tốt với cuộc khủng hoảng, sớm hồi phục kinh tế hơn dự báo trước đây có thể kể đến như: Các nước đầu tầu có quy mô GDP lớn như Brazil (37% GDP Mỹ Latinh), Achentia, Colombia…đã đúc rút bài học kinh nghiệm từ các cuộc khủng khoảng tài chính quốc tế và khu vực trước đây, có đối sách ứng phó kịp thời. Một số chính phủ kịp thời điều chỉnh chính sách vĩ mô hợp lý đối với các diễn biến của khủng hoảng nhằm ổn định hệ thống tài chính, tiền tệ, phát huy vài trò hệ thống ngân hàng trung ương đáp ứng nhu cầu cốt yếu của thị trường tài chính, hỗ trợ cho khu vực ngân hàng tư nhân vốn còn mỏng yếu nhằm tăng cường khả năng thanh toán, ổn đình tỷ giá hồi đoái. Đổi mới việc tiếp cận với nguồn vốn tài chính quôc tế, phục hồi thị trường chứng khoán, củng cố niềm tin các nhà đầu tư và khu vực sản xuất tư nhân. Nền kinh tế Mỹ Latinh có viễn cảnh phát triển khá tốt, sẽ đạt mức tăng trưởng GDP tới 4,1 % trong năm 2010 và còn ở mức cao hơn vào những năm tiếp theo. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với không ít thách thức để duy trì mức tăng trưởng bền vững như thời kỳ trước khủng hoảng diễn
  4. ra. Đa phần các nước Nam Mỹ có độ mở kinh tế rộng, quan hệ mật thiết với thị trường thế giới. Các nước như Brasil, Chi Lê, Achentina, Mexico Peru, Colombia chiếm tỷ trọng hơn 80% tổng GDP của toàn khu vực đã thực thi các biện pháp mạnh mẽ trong việc kích cầu nội địa. Các nước này có thị trường nội địa tiềm năng lớn, coi là động lực chính phát triển kinh tế, đang đa dạng hóa thị trường đầu ra nhất là tăng cường quan hệ kinh tế với châu Á, đặc biệt là với Trung Quốc, sẽ có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn các nước khác còn lại trong khu vực. Tuy nhiên, đa phần các nước khu vực Trung Mỹ và Caribe còn chưa đa dạng hóa cao độ các đối tác thương mại, cơ cấu sản xuất và xuất khẩu hàng còn tập trung nhiều vào các ngành chế tạo, thủ công, sử dụng nhiều lao động, sẽ gặp khó khăn trong bình ổn tài chính và tỷ giá hối đoái, mức tăng trưởng GDP sẽ chậm hơn. Một số nước còn thâm hụt thương mại, dự trữ ngoại hối mỏng yếu, nợ nước ngoài tăng cao, các chỉ số y tế giáo dục và phát triển chon người đang tụt dốc. Triển vọng lớn về hợp tác kinh tế- thương mại Tuy nhiên, từ phân tích các điều kiện kinh tế xã hội, các nước Mỹ Latinh
  5. có một số tiềm năng kinh tế nổi bật bao gồm: Một là: Đây là một thị trường rộng lớn, với số dân hơn ½ tỷ người. Từ lâu khu vực Nam Mỹ có vai trò quan trọng như là sân sau của Bắc Mỹ. Hai là: Khu vực này có diện tích đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho canh tác nông nghiệp trồng trọt cây lương thực, rau quả, chăn nuôi sản phẩm thịt sữa. Nguồn lao động dồi dào có lợi thế cạnh tranh, một bộ phận lao động có tay nghề khá tốt trong các ngành lắp ráp xe hơi, máy bay, điện máy và các sản phẩm chế tạo. Ba là: Không chỉ là kho lương thực có thể cung cấp đủ cho toàn thế giới nếu biết bảo tồn và khai thác hợp lý đất đai nông nghiệp, Mỹ Latinh còn là nơi cung cấp nguồn tài nguyên dầu mỏ khí đốt, nguyên nhiên vật liệu chiến lược quý hiếm cho công nghiệp thế giới như quặng sắt thép, uran, thiếc, đồng, nguyên liệu da… Việt Nam có thể hợp tác sản xuất khai thác và nhập khẩu trực tiếp với gía cạnh tranh thay vì cho việc nhập khẩu giá cao các nguyên vật liệu các nước khác khi các nước đó cũng nhập khẩu từ Braxin, Achentina, Chi Lê, Bolivia rồi tái chế bán lại trên thị trường, qua đó ta giảm bớt được tỷ lệ nhập siêu hiện nay.
  6. Bốn là: Phát triển quan hệ hợp tác kinh tế thương nại với Mỹ Latinh không chỉ có lợi về kinh tế mà còn mang lại lợi ích chiến lược lâu dài về chính trị, giúp ta có thêm đa dạng đối tác, thêm nhiều đồng minh trên diễn đàn quốc tế khi xây dựng các nghị quyết quốc tế quan trọng, do khối Mỹ Latinh có nhiều nước, nhiều lãnh thổ có độc lập, chủ quyền ngang vai với bất kỳ một quốc gia nào khác. Năm là: Các nước Mỹ Latinh có mức thu nhập bình quân đầu người GDP ở mức trung bình khá trên thế giới, cao hơn chỉ số này của khu vực Đông Nam Á. Thị hiếu tiêu dùng hàng hóa của đại bộ phận nhân dân lao động vẫn ưa chuộng hàng nhập khẩu từ nước ngoài, yêu cầu chất lượng sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất của ta, không quá cao như ở các nước công nghiệp phát triển. Sáu là: Quan hệ với Việt Nam mang đặc thù và bản chất quan hệ hợp tác giữa các nước thuộc vùng Nam bán cầu với nhau hay còn là quan hệ Nam-Nam giữa các nước đang phát triển cùng có nhiều nét tương đồng trong quá trình xây dựng đất nước. Đối với Việt Nam, khi quan hệ giao dịch với khối nước này, nếu biết khai thác tâm lý của đối tác, sử dụng và phát huy đầy đủ các tiềm năng, chúng ta sẽ tranh thủ được sự ủng hộ, cảm thông trong hoạt động và tăng cường hợp tác.
  7. Hiện nay khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hàng năm tăng khá nhanh ở mức trên 1 tỷ USD/ năm, nhưng chiếm thị phần còn nhỏ bé. Nhìn chung, thị trường khu vực các nước này vẫn còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác triệt để. Hàng xuất khẩu chủ yếu tập trung vào mặt hàng tiêu dùng sử dụng nhiều lao động như giày dép, ba lô, túi xách, nông sản, dầu thô, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may, máy móc điện tử, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, cao su… Gần đây, xuất khẩu một số mặt hàng điện- điện tử, cơ khí đã có xu thế tăng nhanh, đặc biệt hàng thủy sản như cá tra, basa lần đầu tiên đã thâm nhập vào thị trường Nam Mỹ như Braxin, Colombia được nhân dân ưa chuộng. Kim ngạch hai chiều Việt Nam – Mỹ Latinh có nhiều triển vọng đạt hàng tỷ USD vào những năm 2015 khi nền kinh tế thế giới hoàn toàn ra khỏi khủng hoảng và giới doanh nghiệp am hiểu đầy đủ về thị trường này. Khi đó, mức kim ngạch trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với Mỹ Latinh sẽ ngang hàng với các nước Thái Lan, Hàn quốc,
  8. Xingapo, Malaixia khi nền công nghiệp của ta có nhiều cơ sở công nghệ mạnh, đạt năng xuất lao động cao, hàng hóa có hàm lượng chất xám nhiều, sản phẩm công nghiệp có thương hiệu mạnh để đạt bước nhảy vọt về chất trong quan hệ thương mại với Mỹ Latinh, khắc phục tình trạng nhập siêu kéo dài trong nhiều năm. Quan điểm của chúng ta là tiếp tục chính sách nhất quán nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện với các nước Mỹ Latinh trên cơ sở bình đẳng, các bên đều có lợi. Phát triển quan hệ hợp với Mỹ Latinh không chỉ có lợi về kinh tế mà mang lại lợi ích chiến lược lâu dài về chính trị giúp ta có thêm nhiều đối tác, đồng minh trên diễn đàn quốc tế và việc hình thành các nghị quyết quốc tế quan trọng. Lý do là khối Mỹ Latinh có nhiều nước, nhiều lãnh thổ có độc lập, chủ quyền ngang vai với bất kỳ một quốc gia nào khác, chưa kể tới một số thị trường xuất khẩu quan trọng của ta ở các nước anh em như Cuba, Vênêzuêla. Quan hệ với khối này mang đặc thù và bản chất quan hệ hợp tác Nam- Nam của các nước Nam bán cầu với nhau hay còn là quan hệ giữa các nước đang phát triển vì mục đích hòa bình, dân giàu nước mạnh. Thương vụ Việt Nam tại Braxin nhận thấy, khi đẩy mạnh quan hệ kinh
  9. tế- thương mại với khối nước Mỹ Latinh, chúng ta có cơ hội tăng tích lũy vốn và công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển nội tại của mỗi nước cũng như đáp ứng xu thế kinh tế hóa khu vực và toàn cầu hóa kinh tế; đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ năng lượng, etanol của Braxin, hàng nông sản, thực phẩm, nguyên vật liệu của Achentina, Chi Lê, Bolivia và khối Mercosur; Hợp tác trong một số lĩnh vực quan trọng cho nền kinh tế như năng lượng, dầu khí (Vênêzuêla, Bolivia, Brazil..). Đặc biệt, Việt Nam có thể nhập khẩu tận gốc, với giá ưu đãi, hạn chế bớt cạnh tranh nguồn tài nguyên khoáng sản khu vực Nam Mỹ; cũng như vừa hợp tác vừa cạnh tranh, giảm căng thẳng đối đầu thương mại và giảm các vụ kiện chống bán phá giá và xung đột thương mại trong các lĩnh vực quan trọng như giày dép, túi xách, thủy sản, cơ khí điện tử, máy công cụ…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2