intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vịnh Hạ Long - Cái nôi văn hoá

Chia sẻ: Nguyễn Thành | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

93
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn hoá Hạ Long từ lâu đã được biết đến là một nền văn hoá mang đặc trưng của người tiền sử sinh sống ở ven biển và hải đảo Quảng Ninh cách ngày nay trên dưới 4.000 năm. Cuối tháng 11 vừa qua, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hoá - Thông tin đã tiến hành khảo sát, khai quật hang Đông Trong (Vân Đồn) và đã phát hiện được rất nhiều thông tin giá trị, hứa hẹn làm sáng tỏ hơn về nền văn hoá nổi tiếng này. Một lần nữa, kết quả ấy như...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vịnh Hạ Long - Cái nôi văn hoá

  1. Vịnh Hạ Long - Cái nôi văn hoá Văn hoá Hạ Long từ lâu đã được biết đến là một nền văn hoá mang đặc trưng của người tiền sử sinh sống ở ven biển và hải đảo Quảng Ninh cách ngày nay trên dưới 4.000 năm. Cuối tháng 11 vừa qua, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hoá - Thông tin đã tiến hành khảo sát, khai quật hang Đông Trong (Vân Đồn) và đã phát hiện được rất nhiều thông tin giá trị, hứa hẹn làm sáng tỏ hơn về nền văn hoá nổi tiếng này. Một lần nữa, kết quả ấy như nhận xét của không ít nhà khảo cổ - đã chứng minh rằng Vịnh Hạ Long một thời đã từng là một cái nôi văn hoá của nhân loại... Đông Trong là tên gọi của một đảo đá vôi cao chừng 80m, nằm cách cầu cảng thị trấn Cái Rồng (Vân Đồn) khoảng trên 100m. Phía nam của đảo có một hang khá to, cửa hang cao trên 10m, rộng xấp xỉ 10m. Kể từ khi Công ty Vân Tiến đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm biến đảo thành một điểm du lịch, thì người dân nơi đây quen gọi là động Đông Trong. Tiến sĩ Trình Năng Chung, Trưởng Phòng nghiên cứu khoa học của Viện Khảo cổ - người đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Văn hoá Hạ Long - tươi cười đón tôi ở cửa hang. Phía trong cửa hang khá rộng, trần hang cao dễ đến hơn 20m. Đi sâu về bên phải hang khoảng 60m, qua ánh đèn điện soi lối, chúng tôi dừng lại bên một hố đất rộng, mỗi bề 3m. Tiến sĩ Chung chỉ vào những di vật nằm nổi hẳn hay nửa nổi nửa chìm trên mặt hố, bảo: Chính tại hố này, chúng tôi đã phát hiện khá nhiều mảnh nồi, vò bằng gốm. Có thể khẳng định rằng đây là một di tích Văn hoá Hạ Long điển hình, niên đại khoảng 4.000-3.500 năm cách ngày nay. Ngoài những mảnh nồi, vò gốm còn tìm thấy cả những đốt
  2. sống, xương sườn của người và xương thú. Tuy nhiên, vị trí này vừa nằm sâu trong hang nên đây chỉ có thể là nơi tâm linh người Hạ Long cổ; Bằng chứng là các công cụ đá như hòn kê, bàn mài chúng tôi chỉ tìm thấy ở phía ngoài cửa hang, còn phía trong này chỉ có đồ gốm và xương. Có thể là sau khi có người chết, họ đã được táng vào đây. Theo sự hướng dẫn của tiến sĩ Chung, tôi tò mò cầm lên xem những mảnh gốm. Do sự tác động của các-bon-nát can- xi (CaCO3) từ trần hang rơi xuống, các mảnh gốm, mảnh xương kia đã bị bọc cứng lại có lẽ vì thế mà chúng tồn tại đến hôm nay. Tiến sĩ Chung bảo: - Dù vậy, nếu như không phát hiện ra cái hang thứ hai thì chúng tôi sẽ rất thiếu căn cứ để nhận xét như thế! Cái hang thứ hai mà tiến sĩ Chung nói nằm cách hang kể trên khoảng hơn 100m. Đáng chú ý là miệng hang rộng khoảng 2m và nằm cách mặt nước tới trên 5m. Để lên được hang, thuyền của chúng tôi phải cặp vào sát vách đá rồi từng người bám vào dây thừng, leo lên. Đây là một cái hang nông, khô thoáng và rộng khoảng 15m2. Phía trong hang lúc này đang có 5 nhân công đang làm vi ệc dưới sự chỉ huy của 2 nhà khảo cổ trẻ. Tôi làm quen với một anh là nhân công đang ngồi bên một chiếc sàng có lưới sắt, chăm chú nhặt từng mảnh gốm nhỏ. Anh bật mí: Hôm phát hiện ra di tích này, tiến sĩ Chung mừng quá đã mở ví khao luôn mấy anh em 200 ngàn đồng. Rồi anh ấy lại còn treo thưởng hễ ai thấy rìu đá sẽ thưởng 100 ngàn đồng 1 cái. Đến lúc này, chúng tôi đã phát hiện ra 4 chiếc rồi. Khác với hang thứ nhất, tại hang này các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều mảnh nồi, vò gốm trang trí bằng những hoa văn hình sóng nước, đập thừng, hoa văn đắp nổi thành gồ nhỏ... Lẫn trong xương gốm màu đỏ có những hạt li ti màu trắng, theo giải thích thì đó là do người cổ Hạ Long khi chế tác đồ gốm đã dùng vỏ nhuyễn thể đập nát, trộn với đất sét nên khi nung, các phần vỏ nhuyễn thể này bị đốt cháy trở thành những hạt li ti màu trắng. Anh Sơn - cán bộ khảo cổ trẻ tuổi nhất trong nhóm đưa cho tôi xem 4 chiếc rìu đá tìm được. Bốn chiếc rìu đá được tìm thấy trông thật xinh xắn, được làm bằng đá ngọc ne-phơ-rít, toàn thân mài
  3. nhẵn, trên lưỡi còn lưu lại một số vết vỡ. Ngoài gốm, ở hang này cũng đã phát hiện được các mảnh xương của người như: răng, mảnh xương sọ, xương hàm và còn có cả những đốt xương chưa rõ xương người hay xương thú bị đốt cháy gắn chặt trong lớp trầm tích đá vôi và vỏ ốc. Theo tiến sĩ Chung thì đây là một khu mộ táng của người cổ Hạ Long, nhưng táng theo hình thức nào thì còn phải tiếp tục nghiên cứu. Sau di tích Soi Nhụ (cách Đông Trong khoảng trên 1 km) và di tích Hòn Hai - Cô Tiên (TP Hạ Long), thì đây là di tích Văn hoá Hạ Long thứ ba phát hiện được di cốt của người cổ Hạ Long. Đặc biệt, bên cạnh các di cốt của người cổ, lần đầu tiên tại hang này các nhà khảo cổ đã phát hiện tới hơn 100 hạt chuỗi làm từ vỏ ốc, màu trắng, được mài tròn giống như chiếc cúc áo, đường kính từ 5- 15mm, ở giữa có khoan lỗ để xỏ dây. Phát hiện này đã mở ra cái nhìn rõ hơn về cuộc sống của người cổ Hạ Long. Họ lấy khai thác biển làm nguồn sống chính, và họ cũng lấy nguyên liệu từ biển và vỏ nhuyễn thể để làm đồ trang sức làm đẹp cho mình. Cuộc khai quật vẫn chưa kết thúc nên rất có thể, sẽ còn có những phát hiện thú vị nữa bên dưới lớp trầm tích kia. Như vậy là 70 năm, kể từ khi di tích Văn hoá Hạ Long được nhà khảo cổ người Thuỵ Điển là J.An-déc-sơn phát hiện lần đầu tiên ở đảo Ngọc Vừng (Vân Đồn) năm 1937, tới nay đã có gần 40 di tích loại này được xác lập trên các đảo và ven bờ Vịnh Hạ Long, dọc từ Móng Cái đến Vân Đồn, Hạ Long, Ho ành Bồ... Tuy nhiên, điều đáng tiếc là tới nay hầu hết các di tích trên đã bị mất hết dấu tích do san lấp mặt bằng, xây dựng nhà cửa, khai thác đất cát đã phá huỷ chúng đi. Có thể kể như các di tích: Thoi Giếng (Móng Cái), Ngọc Vừng (Vân Đồn), Cột 8, Tuần Châu, Cái Dăm (TP Hạ Long)... Số các di tích ít nhiều còn rõ dấu vết chỉ đếm trên đầu ngón tay như: Soi Nhụ, Hà Giắt (Vân Đồn), Hòn Hai - Cô Tiên (TP Hạ Long) và nay là di tích Đông Trong. Chia tay các nhà khảo cổ sau một ngày làm việc khá mệt mỏi nhưng bù lại, tôi cũng đã được “phổ cập” thêm khá nhiều những kiến thức bổ ích về Văn hoá Hạ
  4. Long, về tổ tiên của chúng ta cách ngày nay hàng năm. Hy vọng sẽ còn có thêm nhiều phát hiện giá trị nữa sau khi cuộc khai quật này kết thúc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2