YOMEDIA
ADSENSE
Vitamin C và cách bổ sung chống stress cho gia cầm: Phần 1
115
lượt xem 16
download
lượt xem 16
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu Bổ sung Vitamin C chống stress cho gia cầm: Phần 1 trình bày Stress và sử dụng vitamin C trong phòng chống Stress ở gia cầm, lược sử phát hiện ra vitamin C, cấu trúc hoá học của axit ascorbic.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vitamin C và cách bổ sung chống stress cho gia cầm: Phần 1
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA ________________________________________________________________ BỔ SUNG VITAMIN C CHỐNG STRESS CHO GIA CẦM NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2010 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
- TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA _______________________________________________________________ PGS.TS. BÙI HỮU ĐOÀN BỔ SUNG VITAMIN C CHỐNG STRESS CHO GIA CẦM NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2010 2
- MỞ ĐẦU I. Stress và sử dụng vitamin C trong phòng chống stress ở gia cầm 1- Lý thuyết cơ bản về phản ứng stress Stress là phản ứng của cơ thể trước những tác động không có lợi từ bên trong hay bên ngoài. Trong chăn nuôi gia cầm, các tác nhân stress phổ biến là: - Nhốt giữ và vận chuyển gà tới nơi tiêu thụ. - Di chuyển đàn - Tiêm phòng vaxin - Thay lông cưỡng bức - Cắt mỏ - Thay đổi thời tiết (gặp nóng hoặc lạnh) - Bệnh tật - Thay đổi bầy đàn… Dưới sự tác động của những tác nhân trên, cơ thể gia cầm có nhiều phản ứng tích cực của hệ thần kinh và thể dịch, nhằm duy trì sự cần bừng của cơ thể, đó chính là phản ứng stress. Như vậy, có thể thấy trong suốt quá trình chuăn nuôi gà, người ta gặp rất nhiều tác nhân gây stress, hậu quả là con vật luôn phải căng mình ra để chống chọi với các tác nhân đó, hậu quả là cơ thể tốn rất nhiều năng lượng, làm con vật gầy yếu đi và có thể chết. Đặc biệt, ở những cá thể mà khả năng chống stress kém, sản phẩm thịt và trứng có chất lượng giảm đi rõ rệt. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, khi bổ sung vitamon C cho gia cầm, cơ thể sẽ trở nên “trơ” với các tác nhân gây stress… do đó, giảm tác hại của các tác nhân này. Sau đây là cơ chế của quá trình đó. Sơ đồ hình thành và điều hoà hormon trong phản ứng stress. Các tác nhân gây stress kích thích tạo nên phản ứng báo động, thông qua vỏ não tác động đến vùng dưới đồi thị – Hypothlamus, tại đây các yếu tố giải 3
- phóng được tiết ra, chẳng hạn CRF (Corticotropin Releasing Factor) kích thích tuyến yên sản xuất ACTH, rồi ACTH kích thích vỏ thận thượng tăng cường hoạt động. Bản thân adrenalin cũng kích thích làm tăng sản xuất ACTH. Việc tăng cường sản xuất các hormon vỏ thượng thận giữ vai trò quan trọng trong cơ thể tự vệ của cơ thể. Selye đã chỉ ra rằng, các kích thích gây nên phản ứng báo động không chỉ thúc đẩy hoạt động của vỏ thượng thận mà còn ảnh hưởng đến việc sản sinh nhanh chóng adrenalin để rồi adrenalin lại tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động của vỏ thượng thận. Sự chỉ đạo bởi ACTH xảy ra tương đối chậm, nhưng lại kéo dài. Hormon vỏ thượng thận được sản xuất nhiều hơn trong thời điểm tác nhân stress tác động, đã giúp tạo khuynh hướng thích ứng cao của cơ thể (xem sơ đồ sau). Khi có tác động mạnh từ bên ngoài vào cơ thể, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng nhiều phương thức, gồm có 2 nhóm phương thức: đặc hiệu và không đặc hiệu. Phản ứng đặc hiệu: thể hiện sự đáp ứng có giới hạn với những kích thích đặc biệt, thí dụ sự hình thành kháng thể đặc hiệu chống lại kháng nguyên tương ứng của vi khuẩn. Phản ứng không đặc hiệu: có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn. Nó thể hiện qua những dấu hiệu thông thường. Phản ứng cũng có thể xảy ra đồng thời với phản ứng đặc hiệu trong cơ thể. Các dấu hiệu cơ bản của phản ứng không đặc hiệu luôn luôn giống nhau và độc lập với chất lượng của tác động. Selye đã gọi là sự đáp ứng không đặc hiệu thể hiện trong hậu quả bệnh lý có quy luật này là stress và các tác nhân gây nên trạng thái bệnh lý trên là tác nhân stress 4
- (Stressor), gọi các phản ứng cơ bản đã thể hiện ra (giúp cơ thể thích ứng được với các tác động) là “hội chứng thích ứng chung” (G.A.S – General Adaptation Syndrone). Cơ chế điều hoà giải phóng các hormon trong phản ứng stress * Ba giai đoạn của phản ứng st Selye đã phân chia phản ứng stress làm giai đoạn. Mỗi giai đoạn có những đặc trưng về sự biến đổi của cơ thể. Đó là giai đoạn phản ứng báo động, giai đoạn đề kháng và giai đoạn suy kiệt. Phản ứng báo động được chialàm 2 pha: Shock và kháng Shock. Sự kích thích đã bắt đầu ngay trong giai đoạn này. Bạch cầu lâm ba giảm (Leucopenia), bạch cầu ái toán giảm (eosinopenia), thân nhiệt và huyết áp giảm là điển hình đặc trưng cho pha Shock bắt đầu. Những thay đổi này xảy ra rất nhanh. Sau tác động của tác nhân stress 3 giờ, hàm lượng vitamin C trong vỏ thượng thận cũng giảm đáng kể. 17. Cetosteroid trong nước tiểu tăng cao, chứng tỏ sự tăng cường sử dụng các hormon Steroid. 5
- Ở pha kháng Shock, huyết áp, đường huyết tăng cao, nhiệt độ cơ thể bình thường trở lại. Giai đoạn kháng thể các lực lượng tự vệ của cơ thể hoạt động ở mức độ cao. Vỏ thượng thận sản xuất Glucocorticoid với số lượng lớn kéo theo dài và duy trì, ưu năng vỏ thượng thận. Các tế bào Basophil sản xuất ACTH ở tuyến yên hoạt động mạnh. Giai đoạn suy kiệt nếu cơ thể không còn khả năng đề kháng, sự thích ứng sẽ giảm sút và có thể chết. Trong giai đoạn suy kiệt, những thay đổi có dấu hiệu thoái hoá của tuyến yên và vỏ thượng thận xuất hiện. Sự phân giải protein tăng cao, sút cân, năng lực sản xuất kém (tiết sữa, đẻ trứng … giảm sút). Cơ thể sử dụng nguồn năng lượng dự trữ. Cơ chế điều hoà thể hiện mạnh hơn và cuối cùng thì suy giảm thấp hơn cả mức bình thường, tiến tới hoàn toàn bị phá hoại. Một số các triệu chứng ở giai đoạn này giống như ở giai đoạn phản ứng báo động. Selye Jannos gọi toàn bộ quá trình diễn biến của cơ thể trong 3 giai đoạn nói trên là “Hội chứng thích ứng chung” (General Adaptation Syndrom) và viết tắt là G.A.S. Nếu phân tích, xem xét kỹ G.A.S. sẽ thấy nổi lên một số ván đề quan trọng về sức đề kháng của cơ thể. Căn cứ vào sự biến đổi này của các tế bào vỏ thượng thận trong quá trình stress (được theo dõi liên tục), Selye đã xây dựng mô hình 3 giai đoạn của stress: * Stress (được theo dõi liên tục), Selye đã xây dựng mô hình 3 giai đoạn của Stres * Sức đề kháng của cơ thể trong mô hình 3 giai đoạn của stress Về tác dụng của các tác nhân gây stress đến cơ thể, cần xem xét cả 2 loại yếu tố: yếu tố trong cơ thể và ngoài cơ thể. 6
- Yếu tố cơ thể như đặc điểm di truyền, khả năng có được, thu nhận được trong quá trình sống. Gà ri có khả năng chống nóng ẩm, ít chịu tác động của stress nóng là di truyền mà có. Các yếu tố ngoài cơ thể như yếu tố thức ăn, khí hậu … các yếu tố này là yếu tố không đặc hiêu, tác động lên cơ thể và cơ thể phải đối phó với chúng. Cần đánh giá đúng vai trò của các yếu tố cơ thể và ngoài cơ thể, không nên xem nhẹ yếu tố nào. Có như vậy chúng ta mới hiểu được đầy đủ quá trình stress và có những giải pháp kỹ thuật toàn diện để chống tác hại của stress ở người và động vật nuôi. * Vai trò của tuyến thượng thận trong phản ứng stress Trong phản ứng cơ thể, tuyến thượng thận có vai trò đặc biệt quan trọng, nó được cấu tạo bởi hai phần: phần tuỷ thượng và phần vỏ thượng thận. + Tuỷ thượng thận Tuỷ thượng thận tiết ra 2 hormon đặc biệt là Adrenalin và Noradrenalin (epinephrin và norepinephrin). Về mặt hoá học, adrenalin có nhiều hơn noradrenalin một nhóm CH3. Ngoài vùng tuỷ thượng thận, ở các hạch thần kinh giao cảm cũng sản xuất 2 hormon này. Tác dụng sinh lý của chúng hoàn toàn giống nhau (gọi chung là catecholamin). Khi cắt bỏ tuỷ thượng thận, các dấu hiệu thiểu năng adrenalin và noradrenalin không thấy xuất hiện vì các hạch thần kinh giao cảm đã sản xuất bù. Sự sản xuất các hormon này được điều tiết bởi thần kinh. Ở đoạn tiền hạch sản xuất ra axetylcolin, chất này kích thích các tế bào tuỷ thượng thận sản xuất adrenalin và noradrenalin. Hoạt động của hypothalamus cũng có tác dụng thông qua tuỷ sống để chi phối tuyến này. Vai trò sinh lý của 2 hormon này có những điểm khác nhau: khi cơ thể chịu những tác động đột ngột (gà bị bắt giữ chẳng hạn) sự sản xuất adrenalin sẽ trội hơn. Nó đổ vào máu với số lượng lớn và tạo nên sự chênh lệch giữa nồng độ 7
- của 2 hormon này. Trong điều kiện nồng độ bình thường, chúng đều làm co mạch máu (trừ hôn mê, coronaria), làm tăng huyết áp. Nhưng với liều lượng nhỏ, adrenalin lại làm dãn mạch máu trong cơ thể. Các hormon tuỷ thượng thận làm tăng số lượng hồng cầu, tăng Haematocrit và hàm lượng hemoglobin. Khi sản xuất quá thừa 2 hormon này sẽ gây tăng bạch cầu trung tính và giảm bạch cầu ái toan. Adrenalin cũng có tá dụng đến hệ thần kinh trung ương, làm tăng huyết áp tâm thu, tăng nhịp tim, do đó làm tăng lượng máu tuần hoàn. Noradrenalin ảnh hưởng ít đến lưu lượng máu. Song nó tác động kéo dài thời gian co bóp tim và nâng cao huyết áp, không chỉ là huyết áp tâm thu mà cả huyết áp tâm trương (huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu). + Vỏ thượng thận Sản xuất nhiều loại hormon tác động đến sự cân bằng các chất điện giải, độ dự trữ nước của cơ thể, sự trao đổi các chất hữu cơ và các hoạt động sinh dục. + Các hormon có tác dụng chủ yếu điều tiết trao đổi các chất khoáng gọi là Mineralocorticoid. Chất quan trọng được biết kỹ nhất là Aldosterol. - Các hormon có tác dụng điều tiết trao đổi chuyển hoá chất các chất hữu cơ, trước hết là phân huỷ các hydratcabon gọi là glucocorticoid. Thí dụ cortison; hydrocortison; conrticosteron. - Androgen, oestrogen ảnh hưởng đến các chức năng sinh dục. Thí dụ aldosteron, testosteron, ostradiol. Các hormon của vỏ thượng thận gọi là các corticoid. Về cấu tạo hoá học, có một nhân chung là Cycopentano phenanthren, cũng giống như các hormon sinh dục. Steroid có hoạt tính sinh học cao nhất là chất mà giữ carbon số 4 và số 5 của nhân Phenanthren có 1 nối đôi. Ở carbon số 3 có 1 oxy (nhóm xêto). Aldrogen và eostogen ở C17 có một nhó oxy (còn gọi 17. xetosteroid). Glucocorticoid và Mineralocorticoid ở vị trí C17 gắn một chuỗi dài hoặc có một gốc hydroxyl (-OH). 8
- Các Glucocorticoid được sản xuất do kích thích của ACTH tuyến yên và sự điều hoà của cơ chế ngược (Feed – back). ACTH ít ảnh hưởng đến việc sản xuất Mineralocorticoid. Tác dụng điều hoà sự sản xuất của Mineralocorticoid là do trạng thái hypovolaemia và sự giảm thấp nồng độ các chất khoáng trong huyết tương. Trạng thái hypovolaemia có các biểu hiện sau: khối lượng mái không cân đối với khối lượng cơ thể và thấp hơn bình thường. Tỷ lệ giữa thẻ tích huyết tương và Hematocrit (thể tích hồng cầu) cũng thay đổi. Khi gia súc mất máu nhiều, cấp tính, hiện tượng hypovolaemia sẽ dẫn đến truỵ tim mạch, shock. Ở các con gia súc béo quá, mà lượng máu không thay đổi, cũng tạo nên sự mất cân đối này. * Hoạt động của các hormon glyucocorticoid và mineralocorticoid Hoạt động của các hormon vỏ thượng thận đã được nghiên cứu kỹ. Tất cả các Steroid của vỏ chúng đều tác động đến trao đổi, chuyển hoá của các chất hữu cơ và vô cơ. + Trao đổi chất hữu cơ Các glucocorticoid về cơ bản có thể coi là chất đối kháng với insulin và chúng là các hormon nâng cao đường huyết. Nhưng đồng thời chúng kích thích sản xuất insulin. Khi ưu năng corticoid ta thấy hàm lượng insulin trong máu cũng tăng cao (Campbell và Rastogi). Tiêm các corticoid, đường huyết sẽ cao hơn bình thường và tăng cao đáng kể quá trình phân hủy glycogen. Hàm lượng các hormon này tăng trong máu sẽ dẫn tới sự hấp thụ chất béo ở ruột, sự phân huỷ các dầu, mỡ để thành chất béo tự do tăng lên, vì vậy nó làm tăng nồng độ lipoil trong máu, dẫn tới sự lắng đọng, tích luỹ mỡ trong gan sẽ tăng lên. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự tổng hợp các chất béo, sự tích luỹ các chất béo tăng. Nhưng đồng thời cũng còn do hàm lượng glucocorticoid cao đã kìm hãm, ức chế quá trình tổng hợp lypoptotein. Do tác dụng của các corticoid nhóm này, hàm lượng các chất thể xeto tăng lên trong cơ thể. Tác dụng của các corticosteroid cũng ảnh hưởng đến trao 9
- đổi chất của các protein,ức chế tổng hợp protein, tăng cường phân giải protein, đặc biệt là các protein ở các khu vực cơ và xương. Nếu duy trì hàm lượng các hormon vỏ thượng thận cao, kéo dài ở trong cơ thể sẽ gây nên chứng nhược cơ (cơ bị yếu), sút cân và chứng osteoporosis (chứng mất cân đối tỷ lệ giữa các chất hữu cơ và các chất vô cơ để tạo xương). Các axit amin được sử dụng ở mức độ cao trong gan, trước hết để tạo glucogen. Hàm lượng ARN tăng cao đáng kể đã chứng tỏ sự tăng cường hoạt động của gan. Hoạt độ của các enzym phosphataza kiềm và các transaminaza tăng là biểu hiện những rối loạn cơ năng của các tế bào gan do dan bị tích mỡ. Hàm lượng albumin huyết thanh giảm: còn hàm lượng các globulin do tác dụng của các glucocorticoid, lúc đầu tăng sau đó giảm mạnh. + Trao đổi chất vô cơ Khi có những rối loạn hoạt động của các hormon vỏ thượng thận, hậuquả rõ nhất và quan trọng nhất là rối loạn chuyển hoá canxi. Các thí nghiệm cắt bỏ vỏ thượng thận ở động vật cho thấy hàm lượng canxi tăng trong máu (hypercalcaemia). Ngược lại khi hoạtđộng của tuyến tăng lên thì sự hấp thụ canxigiảm rất rõ. Cũng do tác dụng hormon vỏ thượng thận, sự hấp thụ và sử dụng vitamin D giảm. Có lẽ do tuyến phó giáp trạng bị ảnh hưởng mà đưa tới quá trình này. Cortison còn phá hoại quá trình tái hấp thụ photpho ở thận, vì thế P được thải nhiều ở nước tiểu. Do vậy mà sự thải canxi ở thận cũng tăng đáng kể. Từ các tư liệu trên cho thấy nếu duy trì hàm lượng các hormon vỏ thượng thận cao kéo dài sẽ làm cạn kiệt các kho dự trữ canxi của cơ thể và hình thành chứng osteoposis như đã nói ở trên. Trong đó các steroid, aldosteron có tác dụng ảnh hưởng đến vận chuyển Na và hàm lượng các chất điện giải nói chung rõ nhất, làm tăng tái hấp thụ Na ở ống thận, làm tăng thải trừ K+, H+ và NH+4, kết quả là Na+ trong máu cao; K + trong máu giảm. 10
- Khi thiểu năng vỏ thượng thận, tình trạng trên sẽ ngược lại. Tỷ lệ Na/K bình thường bị giảm rõ rệt. Do K+ cao nên có hại cho hoạt động của tim, còn khi thiểu năng vỏ thượng thận, do Na giảm nên mất cân bằng dịch thể trong các tổ chức. Tiếp theo là chứng mất nước, cân bằng nước lệch trái, nghĩa là tỷ lệ giữa nước và các chất keo trong huyết tương thay đổi theo hướng máu bị cô đặc, tỷ trọng nước tiểu sẽ tăng cao. Tiêm liều cao glucocorticoid làm lượng tiểu thải ra, nhưng tỷ trọng nước tiểu lại nhỏ hơn. Có lẽ do các glucocorticoid đã cản trở hoạt động của ADH. * Ảnh hưởng đến các tế bào máu, công thức máu. Sau khi tiêm glucocorticoid, ngày lập tức số lượng bạch cầu tăng cao trong máu, chủ yếu là bạch cầu trung tính. Mức độ cortison cao làm phân huỷ bạch cầu lympho và do đó số lượng bạch cầu này giảm trong máu. Như vậy, khi ưu năng vỏ thượng thận sẽ gây nên chứng lymphopeina. Số lượng bạch cầu eosinophil (ái toan) giảm và thông qua sự giảm này có thể đánh giá hoạt động của vỏ thượng thân. Sau khi tiêm ACTH 4 -7 giờ, số lượng bạch cầu ái toan sẽ mất giảm mất 70% (nghiệm pháp Thorn). Theo nhiều kết nghiệm cứu của Jasper và Schalm trong trạng thái ưu năng corticoid, sẽ xảy ra hiện tượng monocytosis và basophilia. Do tác dụng của glucocorticoid, số lượng hồng cầu cũng tăng, quá trình trao đổi chât tăng và do đó tăng tiêu thụ oxygen. Quan trọng hơn là khi số lượng hồng cầu tăng, máu sẽ đặc lại, hoạt động của thận giảm, nồng độ carbamid trong máu tăng. * Các cơ thể khác Các glucocorticoid có tác dụng chống viêm và chống dị ứng. Nó làm tính thấm của các thành mao quản do đó không xuất hiện các dịch rỉ viêm. Ngăn chăn rối loạn hoạt động tim do nó cản trở sự sản sinh ra histamin và do đó làm tăng tác dụng của noradenalin. Đẩy lùi sự xuất hiện histamin và các chất loại histamin là yếu tố quan trọng có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm chứng viêm và giảm phản ứng dị ứng. 11
- Với hàm lượng nhỏ glucocorticoid đã nâng hoạt tính của RSH – hệ thống tế bào liên võng (Reticulo – histiocyta system). Với liều cao hơn, nó lại ngăn cản thực bảo. Cũng như vậy, sự giảm khả năng di hành của các tế bào hạch cầu (diapedesis) sẽ đồng thời làm giảm hoặc làm mất đi các phản ứng tự vệ của cơ thể. Các hormon vỏ thượng thận cản trở sự hình thành ranh giới viêm. Các quá trình hồi phục bị chậm lại. Các hormon của cả hai phần vỏ và tuỷ tuyến thượng thận đều tham gia vào quá trình đáp ứng cơ thể đối với những tác động có hại của môi trường sống. Mỗi loại hormon thể hiện theo quy luật riêng, chức năng riêng của chúng, giúp cho cơ thể động vật duy trì ổn định và hoạt động sống bình thường. Trong thực tiễn chăn nuôi gia cầm, luôn luôn xuất hiện các tác nhân stress tác động lên cơ thể ở các mức đọ khác nhau, khi đơn độc, khi đồng thời … và việc cơ thể phải luôn “gồng” mình lên để đối phó với stress đã dẫn đến những hậu quả tai hại, làm giảm năng suất, chậm lớn, giảm sản lượng và chất lượng trứng, giảm chất lượng thân thịt… Từ những vấn đề nếu trên, chúng ta có thể thấy rằng việc loại bỏ các tác nhân gây stress khỏi đời sống chăn nuôi là điều bất khả kháng. Tuy nhiên, nếu như bằng cách nào đấy kiềm chế được sự phản ứng của cơ thể trước các tác nhân này, chẳng hạn kiềm chế việc tiết ACTH của tuyến yên, từ đó kiềm chế hoạt động của các tác nhân gây stress, từ đó làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đó chínhlà nguyên lý của nhiều thí nghiệm mà các nhà khoa học và chăn nuôi đã tiến hành trong thời gian gần đây và họ đã thu được các kết quả rất có ý nghĩa. b) Những nghiên cứu sử dụng vitamin C chống stress Một trong những phương pháp kìm hãm sự hoạt động của tuyến thượng thận như đã nói ở trên là bổ sung vitamin C, công việc này đã được tiến hành rất có hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số công trình đáng chú ý. 12
- 1- Công trình nghiên cứu của S.L. Parduem, Bộ môn chăn nuôi gia cầm, Trạm thực nghiệm Taxas - Đại học Texas. Kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã cho thấy hàm lượng vitamin C ở thượng thận cao hơn rất nhiều so với bất cứ mô bào nào khác. Ở người, lượng vitamin C trong thượng thận có khoảng từ 400 – 500 mg/100g mô bào (White và CTV, 1978). Hàm lượng chát này cao ở thượng thận đã thúc đẩy người ta tìm hiểu chức năng của nó đối với tuyến này. Giroud và CTV (1940) cho rằng việc tổng hợp các hormon vỏ thượng thận phụ thuộc vào lượng vitamin C của thượng thận. Giả thiết này đã được chứng minh bằng thực nghiệm, trong đó việc tiêm ACTH hoặc sự gây thương tích sẽ làm giảm cholesterol và vitamin C ở chuột cống và chuột lang (Sayers và CTV, 1944, 1945; 1946). Long (1947) đã xác nhận những phát hiện trên và cho thấy việc giảm vitamin C luôn đi kèm theo với việc tăng tiết các hormon vỏ thượng thận. Ở gà, các mô bào sản sinh các chất steroid nói chung và đặc biệt là thượng thận luôn ó hàm lượng vitamin C cao nhất. Mức vitamin C trong thượng thận gà đã được công bố trong khoảng 61 – 350 mg/100g mô bào, con số trung bình 178 mg/100g mô bào (Pardue và Thaxton, 1986); tuy nhiên, con số này chỉ bằng 40 – 50% so với hàm lượng vitamin C ở thượng thận người hay chuột; còn nếu so với cơ gà, lượng này phải gấp tới 40 lần. Hơn nữa, so với động vật có vú thì mức độ suy giảm vitamin C ở tuyến thượng thận gà thấp hơn và mức độ tái tổng hợp lại tăng nhanh hơn (Freeman, 1967, 1968). Mặc dù mức độ suy kiệt và tốc độ tổng hợp có vẻ là khác ở gia cầm, song về cơ bản thì sự thay đổi làm được vitamin C ở thượng thận do các tác nhân stress khác nhau lại tương tự như những gì đã được quan sát ở các loài có vú. Sự suy giảm vitamin C ở thượng thận được coi là biểu hiện cổ điện cho đáp ứng stress ở gà (Siegel, 1971). * Axit Ascorbic và sự tổng hợp các chất steroid Sự cạn kiệt vitamin C tại các mô bào sản sinh chất steroid sau sự giải phóng nội sinh hoặc tiếp nhận từ bên ngoài các hormon tuyến yên xảy ra ở một số loài. Sự cạn kiệt vitamin C của buồng trứng xảy ra sau khi cung cấp LH hay 13
- kích tố nhau thai người (HCG) (Cleasson và CTV, 1949; Hokfelt, 1950; Noach và Van Rees, 1958; Parlow, 1958). Hơn nữa, Carballeira et al. (1974) đã chứng minh rằng lượng vitamin C ở tinh hoàn suy giảm sau khi cung cấp HCG. Ở mức cơ bản của các hormon tuyến yên (ACTH, LH), các mô bào sản sinh steroid duy trì nồng độ giảm vitamin C cao và việc giải phóng các hormon này bắt đầu làm giảm vitamin C cũng có thể thấy rõ rằng sự suy giảm vitamin C xảy ra trước khi sự tổng hợp các chất Steroid của thận được tăng cường. Trong các thông bó trước đây, Sayers và CTV (1944, 1945, 1946) đã lưu ý rằng sự giảm kiệt vitamin C xảy ra trước sự giảm cholesterol ở những cá thể được tiêm ACTH. Việc đặt ống thông tĩnh mạch thượng thận ở chuột bị cắt bỏ tuyến yên và được tiêm ACTH cho thấy vitamin C tĩnh mạch tăng trước khi tăng tiết adrenocortocoid (Lipscomb và Nelson, 1960). Mức vitamin C tăng cũng được quan sát thấy ở tĩnh mạch dịch hoàn của nó sau khi cung cấp HCG (Koba và CTV, 1971). Lips comb và Nelson (1960) đã lưu ý rằng một lượng vitamin C đáng kẻ đã không được giải phóng từ thượng thận khi thiếu sự tiết hormon miền vỏ. Ở chuột lang bị bệnh hoại huyết do thiếu vitamin C, nồng độ vitamin C ở thượng thận có thể giảm tới mức chỉ còn 2,5% so với đối chứng và mức corticosteroid tăng gấp 10lần (Done và CTV, 1953). Cung cấp vitamin C sau đó liên tục đã làm giảm lượng corticosteroid ở huyết tương tới mức tương đối với nhóm đối chứng trong vòng 5 ngày. Kết quả tương tự cũng được Jones và CTV (1958) thông báo. Những kết quả nghiên cứu trên và của những khảo sát tiếp theo cho phép các nhà khoa học giả định rằng nồng độ vitamin C cao ở thượng thận có chức năng ức chế sự sản sinh các chất steroid và sự giảm kiệt vitamin C làm cho sự tổng hợp steroid trở nên dễ dàng hơn. Sự giải phóng ACTH từ tuyến yên trong quá trình đáp ứng stress làm khởi đầu sự tổng hợp adrenocorticoid nhờ việc nó gắn vào rexeptơ (receptor) màng và gây hoạt hoá Adenylatcyclaza được hoạt hoá đã làm tăng lượng chật AMP vòng nội bào. Chất này đóng vai trò là thông tin viên thứ hai (the second 14
- messenger), làm tăng cường sinh tổng hợp chất steroid (Grhame – Smith và CTV,1967) Hình 1 – Mối tương quan giữa hoạt tính của hormon tuyết thượng thận adenylactcyclase và nồng độ cortisol huyết tương (Doulas, 1987) Việc ức chế quá trình hoạt hoá adenylat – cyclaza do ACTH hoặc do fluoride nhờ vitamin C đã được quan sát thấy ở tế bào thượng thận phân lập nuôi cấy (hình 2) (Nathans và Kitachi, 1974, Doulas và CTV,1987). 15
- Hình 2 – Mối tương quan giữa Ascorbic axit huyết tương và hoạt tính của men adenylatcyclase Hơn nữa, các tế bào thượng thận bò được phân lập đã thể hiện mối tương quan nghịch giữa sự tổng hợp các chất steroid và nồng động vitamin C sau khi kích thích bằng ACTH Hình 3 – Mối tương quan nghịch giữa sự tổng hợp steroid và vitamin C sau khi kích thích bằng ACTH ở tế bào thượng thận (Finn vaf Johns, 1980) Kết quả tương tự cũng được quan sát thấy ở nuôi cấy tế bào thượng thận chuột lang 16
- Hình 4 – Tương quan nghịch giữa cortisol huyeets wowng vaf vitamin C huyeets twowng (Doulas, 1987) Doulas và CTV (1987) suy đoán rằng vitamin C ở thượng thận có thể ức chế sự tổng hợp các chất steroid gây ra do tác động ACTH bởi nó làm thay đổi cấu trúc hoặc thành phần lipit màng tế bào và như vậy ảnh hưởng tới việc gắn ACTH vào rexeptơ màng. Người ta cũng chỉ ra rằng vitamin C làm ức chế các enzym tham gia quá trình tổng hợp các chất steroid ở thượng thận. Sự ức chế C – 21 và 11 - hydroxylaza ở mô nghiền thượng thận liên quan tới vitamin C (Haynao và CTV, 1956, Cooper và Rosenthal, 1962, Kitabchi, 1967, a, b). Người ta cũng thông báo rằng vitamin C ức chế hệ thống enzym cắt mạch nhánh làm biến đổi cholesterol thành pregnenolon (Sulimorici và Boyd, 1967, 1968, Shimizu, 1970, Carballeira và CTV, 1974). Các cơ chế kìm hãm liên quan tới vitamin C này đóng vai trò như chiếc phanh sinh học đối với sự tổng hợp các chất steroid ở thượng thận (Kitabchi, 1967). Pardue và CTV, (1985) đã chứng minh rằng bổ sung vitamin C vào khẩu phần gà broiler đã làm thay đổi đáng kể hàm lượng corticosteroid huyết tương của gà trống bị stress nhiệt cấp (hình 5). Trong trường hợp nhiệt độ trong môi trường cao, ở gà không được bổ sung vitamin C hàm lượng corticosteroid cao hơn so với gà được bổ sung là 105% (18,1 so với 8,8mg/ml). Cholesterol ở thượng thận (là cơ chất khởi đầu 17
- cho sự tổng hợp các chất steroid) cũng cao một cách có ý nghĩa ở gà được bổ sung vitamin (hình 6) Hình 6 – Cholesterol thượng thận gà được bổ sung vitamin C cao hơn các lô khác một cách có ý nghĩa (Pardue, 1986) Các số liệu trên đây và những dẫn chứng về sự giảm thiểu kích thước tuyến thượng thận liên quantới vitamin C sau này cho phép Pardue và cộng sự đưa ra giả thuyết là vitamin C ngăn chăn sự tổng hợp các chất adrenocorticoid ở gà (Pardue và CTV, 1985). Bổ sung vitamin C không những làm giảm mức corticosteroid ở thượng thận bị stress nhiệt mà còn giảm tỷ lệ chết (hình 7). 18
- Hình 7 – Tỷ lệ chết của gà broiler giảm mạnh khi được bổ sung Vit.C trong trường hợp bị stress nhiệt (Pardue et al, 1985) Tỷ lệ chết ở gà bị stress nhiệt độ cao không được bổ sung vitamin C là 22%, trong khi đó tỷ lệ này ở gà được bổ sung vitamin C chỉ là 7,3%. Đi kèm với sự giảm tỷ lệ chết và hàm lượng corticosteroid là sự giảm kali huyết tương. Mức kali giảm 6% ở gà bị stress nhiệt độ bổ sung vitamin C, trong khi ở gà không được bổ sung là 23%. Kali trước hết là cation nội bào, được biết là bị mất sau khi xửlý steroid (Randall, 1980). Tính chất chống oxy hoá của vitamin C có thể hạn chế sự phá huỷ tế bào khi bị stress nhiệt.Hơn nữa, vitamin C có thể làm biến đổi sự mất mát kali liên quan tới sự hạn ché ỉa chảy do stress nhiệt gây ra. Krautmann và cộng sự (1988) thông báo rằng sau khi bổ sung vitamin C đã cải thiện tỷ lệ thân thịt ở broiler. Sự cải thiện này có thể liên quan tới khả năng bảo vệ của vitamin C đối với sự toàn về màng tế bò (Pardue và CTV, 1985). Việc bổ sung vitamin C cho gà còn làm giảm hiện tượng ức chế miễn dịch do tác động của steroid (Pardue và Thaxton, 1984) và làm giảm sự chậm lớn do tác động của nhiệt (Pardue và CTV, 1985). 2- Công trình nghiên cứu của Tiến sĩ B.A. Krautmann, Hãng Hoffman – La Roche. 19
- Trong những năm gần đây, người ta quan tâm hơn tới việc sử dụng vitamin C nhằm khắc phục một số hậu quả có hại của các phản ứng stress cấp tính. Các số liệu đã thu thập được cho thấy đáp ứng của động vật rất giống nhau bất kể stress có nguồn gốc gì. Nguồn stress phải chịu có thể là nhiệt độ lạnh, mổ cắn nhau, nhốt hãm, đói kéo dài, bệnh tật, độc tố hay stress bầy đàn. Trong điều kiện stress ác tính, gia cầm không thể tổng hợp đủ vitamin C để làm giảm hậu quả có hại liên quan tới stress. Do đó bổ sung vitamin C phải được coi là một biện pháp nhằm ngăn ngừa trước khi dự kiến stress có thể xảy ra. Việc bổ sung vitamin C ó thể phòng chống các loại stress gặp trong các trường hợp: Nhốt giữ và vận chuyển tới nơi tiêu thụ; di chuyển đàn (theo chế độ nuôi dưỡng); tiêm phòng vacxin; thay lông cưỡng bức; cắt mỏ; nóng; lạnh; bệnh tật; stress bầy đàn. Sau đây là các ví dụ về sử dụng vitamin C phòng chống stress trong chăn nuôi gia cầm. Cheng và CTV (1988) bổ sung vitamin C mức 100 hoặc 200 ppm vào thức ăn đã làm giảm tỷ lệ chết được trên 1% trong chu kỳ theo dõi 3 tháng ở gà đẻ bị stress nhiệt (bảng 1). Bảng 1 - Ảnh hưởng của vitamin C đến năng suất gà đẻ Tỷ lệ chết Vit. C (ppm) Tỷ lệ đẻ (%) Hộ Hu SWUSA (%) 0 67,1 81,97 a 69,22b 2,1 a 100 66,8 82,16ab 69,56a 0,93b 200 66,3 82,96 b 69,40ab 0,95b Chú thích: SWUSA – Khối lượng vỏ trứng/1 đơn vị bề mặt vỏ trứng Các giá trị trong cùng một cột mang các chữ cái khác nhau thì giữa chúng có sai khác có ý nghĩa thống kê ( 0,05). Cả hai mức vitamin C đều cải thiện chất lượng bên trong của trứng (đơng vị Haugh) và chất lượng vỏ trứng (khối lượng vỏ trứng/đơn vị diện tích bề mặt). 20
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn