intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vitamin, “phụ tá” đắc lực cho sức khỏe

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

60
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vitamin, “phụ tá” đắc lực cho sức khỏe Rất nhiều công việc cần tới sự tham gia của hai người một lúc. Một người giữ vai trò chủ chốt, còn người kia là người giúp việc. Đó là sự hợp tác mang lại thành công. Và điều đó cũng xảy ra trong cơ thể chúng ta. Sức khỏe của chúng ta phụ thuộc rất lớn vào sự phối hợp giữa các yếu tố vật chất trong cơ thể. Khi chúng hoạt động cùng nhau thì các phản ứng hóa học xảy ra một cách rất "êm ái". Và khi đó, cơ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vitamin, “phụ tá” đắc lực cho sức khỏe

  1. Vitamin, “phụ tá” đắc lực cho sức khỏe Rất nhiều công việc cần tới sự tham gia của hai người một lúc. Một người giữ vai trò chủ chốt, còn người kia là người giúp việc. Đó là sự hợp tác mang lại thành công. Và điều đó cũng xảy ra trong cơ thể chúng ta. Sức khỏe của chúng ta phụ thuộc rất lớn vào sự phối hợp giữa các yếu tố vật chất trong cơ thể. Khi chúng hoạt động cùng nhau thì các phản ứng hóa học xảy ra một cách rất "êm ái". Và khi đó, cơ thể của chúng ta sẽ giữ được sự cân bằng. Một số thành viên "giúp việc" có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe chúng ta, đó là vitamin. Các nhà khoa học đã tìm ra được tới 14 loại vitamin. Chúng ta biết tới vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, D, E và vitamin K. Theo các nhà khoa học thì vitamin có nhiệm vụ là chất xúc tác các phản ứng hóa học trong tế bào. Nếu chúng ta không cung cấp đủ lượng vitamin mà cơ thể chúng ta cần thì nguy cơ mắc bệnh sẽ rất cao. Vậy thức ăn chúng ta ăn hàng ngày có đủ giữ sức khỏe cho chúng ta không? Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta sẽ xem một số vitamin quan trọng có tác dụng gì? Hoa quả - Nguồn cung cấp vitamin dồi dào. Vitamin A Vitamin A có tác dụng phòng chống cho da và những mô cơ quan khác trong cơ thể khỏi bị khô. Điều đó là cực kỳ cần thiết cho khu vực cảm nhận ánh sáng trong mắt chúng ta.
  2. Những người thiếu vitamin A sẽ không thể nhìn được khi trời tối. Thiếu vitamin A làm cho mắt khô hơn, từ đó sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn và đây là nguy cơ hàng đầu dẫn tới mù lòa. Vitamin A có trong dầu gan cá. Nó cũng được tìm thấy trong lòng đỏ trứng gà. Một số loại rau củ quả như khoai tây, cà rốt, hoa quả và rau xanh sẫm màu cũng mang những chất mà cơ thể chúng ta có thể chuyển hóa được thành vitamin A sau khi hấp thu. Vitamin nhóm B Vitamin B1 hay còn gọi là thiamine. Thiamine có tác dụng biến đổi thực phẩm chứa tinh bột thành năng lượng. Nó cũng giúp cho tim và hệ thống thần kinh hoạt động một cách êm ái. Nếu thiếu vitamin B1, chúng ta sẽ cảm thấy luôn mệt mỏi và trẻ em sẽ không lớn được. Dần dần sẽ trở thành bệnh Beri - Beri. Thiamine được tìm thấy ở trong vỏ cám của hạt gạo. Một số thực phẩm khác như thịt, cá, rau, củ, hạt và đậu cũng chứa rất nhiều vitamin B1. Một vitamin B khác là niacin, nó giúp cho tế bào sử dụng được năng lượng từ thực phẩm. Nó cũng giúp phòng chống được bệnh nứt da, đỏ da và các vấn đề về dạ dày. Niacin có trong thịt, cá và rau xanh. Vitamin B12 rất cần thiết cho hoạt động của acid folic. Chúng tham gia vào quá trình sản xuất tế bào hồng cầu trong máu. Vitamin B12 có trong thịt, cá, trứng và sữa. Nó cũng được tìm thấy trong lá rau xanh và một số loại khác như đậu, cam, quýt. Ở một số nước, nó được đưa vào bánh mỳ ngay trong quá trình sản xuất. Vitamin C Vitamin C rất cần cho sự chắc chắn của xương và răng, cho sức bền thành mạch máu. Nó cũng giúp cho vết thương mau lành. Cơ thể dự trữ được rất ít vitamin C. Do vậy chúng ta cần cung cấp đủ vitamin C hàng ngày bằng cách ăn các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, cà chua, cải bắp. Vitamin D Vitamin D giúp hấp thu và làm tăng nồng độ calcium trong máu. Calcium rất cần cho hoạt động của tế bào thần kinh và cơ. Nó cũng rất cần thiết để "xây dựng" bộ xương chắc khỏe. Vitamin D chống được bệnh còi xương ở trẻ em. Tia UV từ mặt trời có thể chuyển
  3. hóa được chất hóa học trên da chúng ta thành vitamin D. Nó cũng có trong dầu gan cá. Ở một số nước, vitamin D được đưa vào sữa uống hàng ngày dành cho trẻ. Vitamin K Vitamin K cần thiết cho máu của chúng ta. Nó giúp cầm máu bằng cách tạo cục máu đông tại vết thương đang chảy máu. Vi khuẩn trong ruột của chúng ta có khả năng sản xuất được vitamin K. Nó cũng được tìm thấy trong thịt lợn, gan và một số loại rau như cải băp, cải xoăn và cải ngọt. Từ "vitamin" được xuất hiện từ năm 1912 bởi nhà khoa học người Ba Lan Casimir Funk. Ông ta khi đó đang nghiên cứu vật chất hóa học có trong vỏ của hạt gạo. Vật chất đó đã được cho rằng có thể chữa khỏi một căn bệnh gọi là Beri - Beri. Funk cũng chỉ ra rằng, vật chất hóa học đó có chuỗi phân tử hóa học tương tự như acid amin. Ông ấy đã điền thêm vào trước từ amin chữ "vita" - có nguồn gốc tiếng Latinh nghĩa là "cuộc sống". Từ đó, từ vitamin đã ra đời với nghĩa là acid amin cần thiết cho cuộc sống. Funk đã không thể giải thích một cách rõ ràng vật chất hóa học điều trị được bệnh Beri - Beri có trong vỏ lụa hạt gạo - mà sau đó các nhà khoa học đã khám phá ra đó là thiamine (vitamin B1). Về thời gian sau này đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng không phải tất cả các vitamin đều là acid amin. Nhưng Funk đã đúng khi nhận định rằng các vitamin rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta. BS. Trần Tất Đạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0