Vụ án Hương cảng
lượt xem 5
download
Mùa thu năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm (hay Xiêm La, tức Thái Lan ngày nay) về Hương Cảng để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Lần này, lãnh tụ lấy tên là Tống Văn Sơ. Sau ngày thành lập Đảng, đồng chí Tống đi công tác một số nơi rồi lại trở về Hương Cảng, trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vụ án Hương cảng
- Vụ án Hương cảng … Mùa thu năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm (hay Xiêm La, tức Thái Lan ngày nay) về Hương Cảng để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Lần này, lãnh tụ lấy tên là Tống Văn Sơ. Sau ngày thành lập Đảng, đồng chí Tống đi công tác một số nơi rồi lại trở về Hương Cảng, trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Bến cảng Hồng Kông năm 1931 Bấy giờ tổ chức cách mạng của ta đang ở nhà số 186 đường Tam Lung, đất Cửu Long thuộc Hương Cảng. Đồng chí Tống ở đó cùng với các đồng chí Hồ Tùng Mậu, chị Nguyễn Thị Minh Khai và một số đồng chí khác cho tới đầu tháng 6 năm 1931, mọi việc cách mạng đều hoạt động bình thường không có dấu hiệu gì đáng e ngại. Bỗng vào sáng sớm ngày 6/6/1931 đồng chí Tống còn đang rửa mặt đánh răng và một đồng chí nữa đang quét nhà thì thấy cửa bị đẩy mạnh và một lũ lố nhố kéo vào. Đi đầu là mấy cảnh sát người Anh, theo sau là vài ba tên tay sai. Tên chỉ huy tay cầm súng, miệng hét: - Giơ tay lên! Đứng nguyên tại chỗ!... Một nhà sử học tình cờ phát hiện ra 4 tập sách viết trên giấy học sinh, dài 125 trang, nhan đề “Vụ án Hương Cảng” của tác giả Lê Tư Lành – một trí thức say mê nghiên cứu Lịch sử Đảng, nay đã qua đời. Trong một bức thư gửi cố Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, tác giả Lê Tư Lành cho biết, ông đã bỏ ra gần chục năm sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, gặp gỡ phỏng vấn nhiều người có liên quan để ghi lại nội dung chi tiết về vụ án nổi tiếng thế giới, vụ cảnh sát Hương Cảng bắt giữ Tống Văn Sơ - Nguyễn Ái Quốc vào giữa năm 1931. Và đến năm 1977 thì tác giả Lê Tư Lành hoàn thành 4 tập nói trên. Qua 4 tập của tác giả Lê Tư Lành, lần đầu tiên, chúng ta thấy vụ án được ghi lại một cách đầy đủ nhất với nhiều tư liệu và tình tiết mới mẻ, hấp dẫn, có giá trị cao về mặt lịch sử. Gần đây, nhà nữ sử học nổi tiếng L. Bon-Tơn cũng đã trao tặng nhà sử học Việt Nam nói trên mấy ngàn trang tư liệu về vụ án này vốn được lưu giữ tại “Tối cao Pháp viện” Hoàng gia Anh mà nữ sử học mới khai thác được.
- Đối chiếu với những trang t ư liệu đó, nội dung 4 tập của tác giả Lê Tư Lành đều chính xác. Nhận được tin nhà Sử học nọ phát hiện ra 4 tập viết tay của tác giả Lê Tư Lành, ông Pôl Toóc (Paul Tagg), cháu ngo ại của Luật sư Lô-dơ-bi ân nhân số một đã bào chữa thành công cho Tống Văn Sơ - đã ngỏ ý thiết tha xin được chuyển giao 4 tập đó để sử dụng cho một cuốn sách lớn sẽ xuất bản về vụ án này. Nhà sử học đã vui vẻ chấp thuận, song, do mới gặp tai nạn giao thông, cho nên ông Pôl Toóc chưa sang Việt Nam nhận được. Được sự đồng ý của nhà sử học và người thân của tác giả Lê Tư Lành, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung 4 tập sách trên nhân dịp kỷ niệm 115 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do khuôn khổ báo có hạn, chúng tôi xin biên t ập, rút gọn từ 11 chương còn 6 chương và thay đổi một số phụ đề cho hợp với không khí hành văn hiện tại. Trước khi đăng, chúng tôi cũng đã tới gặp bà Nguyễn Thị T ình, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, nhờ kiểm chứng toàn bộ nội dung, tư liệu… xin trân trọng cảm ơn bà Giám đốc và Bảo tàng Hồ Chí Minh. Hổ đói vồ mồi … Mùa thu năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm về Hương Cảng để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Lần này, lãnh tụ lấy tên là Tống Văn Sơ. Sau ngày thành lập Đảng, đồng chí Tống đi công tác một số nơi rồi lại trở về Hương Cảng, trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Bấy giờ tổ chức cách mạng của ta đang ở nhà số 186 đường Tam Lung, đất Cửu Long thuộc Hương Cảng. Đồng chí Tống ở đó cùng với các đồng chí Hồ Tùng Mậu, chị Nguyễn Thị Minh Khai và một số đồng chí khác cho tới đầu tháng 6 năm 1931, mọi việc cách mạng đều hoạt động bình thường không có dấu hiệu gì đáng e ngại. Bỗng vào sáng sớm ngày 6/6/1931 đồng chí Tống còn đang rửa mặt đánh răng và một đồng chí nữa đang quét nhà thì thấy cửa bị đẩy mạnh và một lũ lố nhố kéo vào. Đi đầu là mấy cảnh sát người Anh, theo sau là vài ba tên tay sai. Tên chỉ huy tay cầm súng, miệng hét: - Giơ tay lên! Đứng nguyên tại chỗ! Bọn mật thám lục soát khắp mọi nơi: Sàn, trần, tường. Chúng cắt cả những bánh xà phòng xem có giấu lựu đạn hay chất nổ trong đó không. Chúng thấy có nhiều gạo, muối, củi, hỏi sao có ít người mà mua nhiều thế. Đồng chí Tống đáp rằng: Tuy có mấy chú cháu nhưng vì bận làm ăn, ít có thì giờ, cho nên phải mua nhiều một lúc. Chúng khám rất kỹ và khá lâu, không tìm được tài liệu gì bí mật, liền dẫn “hai chú cháu” xuống đường. (Trong bức điện số 46 ngày 2/8/1931 của Tổng lãnh sự Pháp tại Hồng Kông G. Dufaure de la Parade gửi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp tại Paris, cho rằng Nguyễn Ái Quốc bị bắt và ra Tòa cùng với “cháu gái của ông ta là Li Sam tức Li Thị Tam. Theo một số tài liệu, thì “cháu gái” chính là Lý Phương Thuận lúc đó trên dưới 15
- tuổi. Chú thích này là của PV). Một chiếc xe bọc thép đã chờ sẵn gần đó. Bọn mật thám đẩy hai người lên xe, mỗi người một chỗ có mật thám kèm bên. Xe đóng kín cửa, tối om không biết chạy qua những đâu. Xe đỗ, lúc đó hai người mới biết nơi ấy là Sở Cảnh sát Hương Cảng. Chúng giam mỗi người một nơi cho tới ngày chúng đưa ra Tòa xét xử, bấy giờ hai chú cháu mới lại thấy nhau trên ghế bị cáo. Trước đó, đồng chí Tống rất cảnh giác, việc thuê nhà cũng rất cẩn thận. Mỗi khi cần t ìm một nơi để đặt Trụ sở, đồng chí Tống đưa ra mấy điều kiện: Trước hết ngôi nhà định thuê đó phải ở góc phố để quan sát các mặt cho tiện. Được ngôi nhà ở góc phố rồi, phải cố thuê cho được phòng ở tầng gác thứ nhất trông ra mặt phố, vì ở vị trí đó mới có thể nhìn xa ra các mặt phố được và khi có việc biến thì chỉ xuống cầu thang là đến tầng dưới cùng rồi dùng cổng hậu mà thoát. Nếu ở tầng gác quá cao, khi có việc biến xảy ra thì chạy không kịp. Được những điều kiện như thế rồi đồng chí Tống mới thuê. Khi dọn đến ở, đồng chí bảo căng một dây ở mặt trước phòng trông ra phố, trên đó phơi một cái khăn mặt làm ám hiệu. Nếu thấy khăn phơi ở thế ngay ngắn, tức là trong Trụ sở không có chuyện gì; nếu khăn phơi ở thế không ngay ngắn, tức là có chuyện nguy hiểm, các đồng chí đến công tác không nên vào. Và mỗi khi một đồng chí của ta muốn vào Trụ sở, người ấy phải giả làm khách qua đường đi ở hè phố bên kia, khi qua Trụ sở thì liếc mắt nhìn sang xem ám hiệu có ở thế ngay ngắn mới được vào. Mặc dù đã có những biện pháp giữ gìn bí mật và đề cao cảnh giác đến như vậy, đồng chí Tống đã bị bắt một cách hết sức bất ngờ, không hiểu vì đâu bọn cảnh sát Anh ở Hương Cảng đã biết được địa chỉ đó. Cho mãi đến những ngày gần đây điều bí ẩn này mới được đưa công khai trên báo. Theo bức điện đánh bằng mật mã của Toàn quyền Đông Dương René Robin đề ngày 6/5/1931, gửi Tô thuộc địa Pháp, chính quyền Đông Dương sở dĩ biết được địa chỉ của đồng chí Tống là do những vụ bắt bớ dây chuyền ở trong nước và nước ngoài, được Anh – Pháp chỉ huy. Nguyên ngày 30/4/1931, mật thám Pháp ở Sài Gòn bắt một số người trong đó có Nguyễn Thái là thư ký công đoàn Nam Kỳ và là xứ ủy Nam Kỳ. Khi khám xét, chúng thấy đồng chí Thái mang một bức thư của đồng chí Nguyễn Ái Quốc viết tại Hương Cảng ngày 24/4/1931 gửi cho Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Đông Dương, báo tin sáu chiến sĩ cách mạng Việt Nam mới ở Liên Xô về Hương Cảng sắp sửa về nước để hoạt động. Thế là nhờ có bức thư đó, thực dân Pháp ở Đông Dương đã biết được nơi hoạt động và cư ngụ của Nguyễn Ái Quốc là Hương Cảng nhưng chưa biết đích xác ở khu phố nào, số nhà bao nhiêu, chúng liền tăng cường sự dò xét và giăng bẫy. Nguyên vào tháng 3/1931, một Ủy viên Quốc tế Cộng sản tên là Giô - dép Duy–cơ-ru
- (Joseph Ducroux), người Pháp, lấy bí danh là Xéc-giơ Lơ-phơ-răng (Serge Lefranc) làm thanh tra Đệ tam Quốc tế đi kiểm tra phong trào ở vùng Đông Nam Á. Lúc bấy giờ, đồng chí Nguyễn Ái Quốc là một phái viên của Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, phụ trách vụ Đông Nam Á có trụ sở tại Hương Cảng. Đồng chí Lơ-phơ-răng tìm gặp đồng chí Nguyễn, hai người làm việc với nhau, rồi theo sự chỉ dẫn của ông Nguyễn, Lơ-phơ-răng đến công tác ở Nam Kỳ rồi ra Bắc Kỳ và tiếp tục hành trình trong vùng Đông Nam Á. Khi tới Tân-Gia-Ba (Singapore) ngày 1/6/1931 thì Lơ-phơ-răng bị cảnh sát Anh ở đó bắt giữ. Bọn Mật thám Anh khám xét hành lý của Lơ-phơ-răng thì phát hiện ra những tài liệu tuyên truyền của Đảng Cộng sản Mã Lai (Malaixia). Bọn chúng liền đưa ông ra Tòa án Tân-Gia-Ba xét xử về tội “Phá rối an ninh quốc gia” cộng với tội giả mạo căn cước, Tòa án Tân-Gia-Ba đã xử phạt Lơ-phơ-răng 8 tháng tù. Song, điều tai hại nhất trong vụ này là mật thám Anh đã biết được địa chỉ của Nguyễn ái Quốc do Lơ-phơ-răng ghi trong đống giấy tờ của mình. Chính quyền Tân-Gia-Ba liền báo cho chính quyền Đông Dương địa chỉ của Nguyễn Ái Quốc ở Hương Cảng. Ngay lập tức, toàn quyền Đông Dương René Robin đã điện cho chính quyền Hương Cảng nhờ bắt hộ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng thời, phái đến Hương Cảng một tên thanh tra mật thám của Sở Mật thám Đông Dương để cùng với lãnh sự Pháp tại Hương Cảng theo dõi vụ này. Địa chỉ của ông Nguyễn đã biết, việc bố trí đã xong, cảnh sát Anh ở Hương Cảng liền tiến hành bắt ông Nguyễn vào sáng sớm 6/6/1931 như trên đã trình bày. Với những bằng chứng cụ thể đó, việc câu kết giữa hai đế quốc – thực dân Pháp – Anh trong việc truy bắt lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là quá rõ ràng. Kỳ 2: Việc lén lút bị đưa ra ánh sáng Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Luật sư Lô-dơ-bi tại nhà khách Trung Ương Đảng ngày 26/1/1960. Ảnh do Phạm Yên chụp lại từ từ liệu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Như ở kỳ 1 đã viết, Vụ bắt Tống Văn Sơ đích thị là do đế quốc Anh bắt. Hai thực dân cáo
- già này đã đồng lõa mưu mô bắt lén Tống Văn Sơn rồi sẽ đưa ngay xuống chiếc tàu thủy của Pháp đang cập bến Hương Cảng để đưa về Đông Dương giao cho chính quyền Đông Dương. Chính quyền nơi đó sẽ thi hành ngay tức thì bản án tử hình mà chúng đã xét xử và kết án vắng mặt lãnh tụ Nguyễn ái Quốc tại Tòa án Vinh từ tháng 10/1929. Nhưng sự việc lại không chiều theo ý của chúng. Âm mưu đen tối và việc làm lén lút của chúng đã bị lôi ra ánh sáng. Quá trình diễn biến, xảy ra như thế nào? Nguyên sáng ngày 6/6/1931, mật thám Anh ở Hương Cảng đến bắt Tống Văn Sơ mà không có công lệnh tức giấy phép của chính quyền cho đi bắt . Bắt xong, chúng tạm giam tại trụ sở cảnh sát Hương Cảng để chờ đưa xuống tàu thủy của Pháp. Nhưng chỉ vài hôm sau, các đồng chí của ta ở Hương Cảng đã nhanh chóng tới nhờ luật sư Lô-dơ-bi bênh vực. Người trực tiếp lãnh nhiệm là Hồ Tùng Mậu. Trước đó, Hồ Tùng Mậu cũng đã bị chính quyền Hương Cảng bắt giam, song vì không có đủ chứng cứ nên bọn chúng phải thả. Về phần luật sư Lô-dơ-bi, khi biết người bị bắt là Tống Văn Sơ - một lãnh tụ cách mạng An Nam thì ông luật sư bày tỏ lòng kính trọng và nhận lời ngay... Luật sư Lô- dơ-by 1957 Trước đây, ông từng bênh vực cho một nhà cách mạng An Nam cũng bị Đế quốc Anh bắt trong trường hợp tương tự và đã thành công (Theo lời kể của luật sư Lô-dơ-bi khi sang thăm Việt Nam. Do đồng chí Trịnh Ngọc Thái phiên dịch và ghi lại). Vị đó đã không bị dẫn về Đông Dương, ông rất lấy làm tự hào. Lần này, ông luật sư không những nhận lời mà còn sốt sắng bắt tay ngay vào việc. Ông liền tới Sở Cảnh sát để gặp ông Tống, nhưng bọn chúng không cho gặp. Mấy bữa sau ông lại đến nhưng vẫn không được gặp. Lần thứ 3, ngày 25/6/1931, sau khi t ận dụng mọi mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp, ông luật sư đã được gặp mặt Tống Văn Sơ và hỏi những điều cần thiết tối thiểu để lập hồ sơ đưa vụ này ra Tòa án… Đến lúc này, cả luật sư và ông Tống đều hình dung được mưu đồ và tính toán của mật thám Anh – Pháp.
- Sở dĩ, chúng đột nhập, bắt khẩn cấp Tống Văn Sơ không có lệnh vì theo như chúng dự tính thì không cần giấy phép bởi nếu để lại bằng chứng trên giấy tờ sẽ không có lợi cho chúng sau này. Khi đã đưa được Tống Văn Sơ xuống tàu dẫn về Đông Dương thì mọi chuyện sẽ giữ được bí mật, dù cho luật sư hay ai t ìm cách cứu cũng đã muộn, không thể xoay chuyển được nữa. Thế nhưng trong suốt thời gian kể từ khi Tống Văn Sơ bị bắt, việc luật sư Lô-dơ-bi liên tục đến Sở Cảnh sát để tìm gặp ông Tống, đã làm cho cảnh sát Anh hoàn toàn bất ngờ và lúng túng. Họ không ngờ được rằng việc họ bắt lén, nhanh, gọn và êm ả như vậy lại sớm lọt đến tai vị luật sư danh tiếng này. Bây giờ phải xử trí sao đây? Để cho luật sư được tiếp xúc với khách hàng như luật pháp hiện hành của nước Anh quy định chăng? Không được! Vì như vậy, vô hình chung họ tự vạch áo cho người xem lưng, cụ thể là luật sư sẽ biết việc làm bất hợp pháp của họ là bắt người không có giấy phép. Trong trường hợp đó, luật sư sẽ can thiệp và họ sẽ không thực hiện được âm mưu dẫn độ ông Tống về Đông Dương. Âm mưu bị bại lộ, uy tín của chính quyền Anh ở Hương Cảng sẽ bị tổn thương. Chính bởi thế, chính quyền Hương Cảng một mặt cố ngăn chặn không cho luật sư Lô-dơ-bi tiếp cận sớm với ông Tống, mặt khác, họ gấp rút hợp pháp hóa việc bắt ông Tống bằng cách ký lệnh bắt Tống Văn Sơ vào ngày 11/6 và ngày 12/6 coi như bắt chính thức Tống Văn Sơ. Sau khi đã bịt kín “kẽ hở”, cộng với nhiều tác động khác, cảnh sát Hương Cảng buộc phải để luật sư Lô-dơ-bi tiếp xúc với Tống Văn Sơ. Chính quyền Hương Cảng cảm thấy mình bị đẩy từ thế chủ động sang thế bị động, đành phải chuẩn bị hồ sơ để đưa vụ việc ra xét xử công khai. Dẫu biết thế, song, thực dân Pháp và nhà cầm quyền Hương Cảng chưa từ bỏ âm mưu của mình, chúng quyết tìm mọi cách để trục xuất bằng được Tống Văn Sơ - Nguyễn ái Quốc về Đông Dương để bọn thực dân tại đây hãm hại vị lãnh tụ của cách mạng Việt Nam. ... Kỳ 3: Toà án và luật sư
- Đường phố Hương Cảng 1931 Trước khi trình bày những diễn biến của phiên tòa, xin được giới thiệu sơ qua cách tổ chức Tòa án ở Hương Cảng và lòng nhiệt thành cùng tài năng của các vị luật sư tham gia bào chữa cho Tống Văn Sơ. Tòa án này là Tòa án địa phương (Local court), tức Tòa án Hương Cảng của Anh quốc. Trong phòng xử án, trên cao là bàn của chánh án và phó chánh án. Phía trước, một bên là bàn của các ủy viên công tố- đại diện cho chính quyền buộc tội bị cáo; phía đối diện là bàn các luật sư biện hộ cho bị cáo. Xa xa, trước mặt quan tòa là vành móng ngựa cho bị cáo. Vành móng ngựa thấp hơn bàn của ủy viên công tố, nhưng cao hơn bàn của luật sư. Hai bên phải trái thì dành cho đại diện các báo xuất bản bằng tiếng Anh. (Những báo viết bằng tiếng Trung Quốc không được phép dự). ở giữa phòng là chỗ dành cho quần chúng tới tham dự phiên tòa. Việc bảo vệ rất cẩn mật. Quanh phòng đều có chấn song sắt; các cửa ra vào đều có lính người Anh canh gác, vòng ngoài có lính người ấn Độ bố phòng (vì ấn Độ lúc đó vẫn còn là thuộc địa của Anh nên người ấn phải đi lính cho chính quyền đô hộ). Luật sư Lô - dơ - by Trong các phiên tòa, quan chức, nhân viên của Tòa án lại nhiều hơn quần chúng tới dự. Có thể nói về phía quần chúng t hì thực sự không có ai tới dự vì thân nhân của bị cáo (Tống Văn Sơ) không có ai, còn bạn bè, đồng chí trong tổ chức cách mạng thì chẳng ai dại gì mà đến ngồi trước Tòa cho bọn mật thám nhận diện.
- Theo thủ tục của Tòa án Hương Cảng bấy giờ, trong các phiên tòa này, chỉ có 4 người được quyền phát biểu ý kiến: Chánh án, phó chánh án, ủy viên công tố và luật sư biện hộ. Còn bị cáo chính là người cần được phát biểu nhất cũng không có quyền nói. Nếu muốn có ý kiến, bị cáo phải ghi ý kiến của mình vào một tờ giấy nhỏ đưa cho luật sư, và luật sư căn cứ vào giấy đó mà phát biểu thay cho bị cáo. Ngay cả luật sư Lô-dơ-bi là trưởng đoàn luật sư biện hộ trong vụ này muốn chỉ thị gì cho luật sư ủy nhiệm thì cũng phải ghi ra giấy đưa cho luật sư ủy nhiệm, chứ không được nói. Về luật sư Lô-dơ-bi, ông là một người rất nổi tiếng tại Hương Cảng, làm chủ nhiệm công ty luật sư “Russ” quy tụ nhiều luật sư nổi tiếng giúp việc, nên ông có thế lực lớn trong giới luật gia. Hơn nữa, ông đã tham gia dạy Luật học tại trường Đại học Hương Cảng. Nhiều người trong số các chánh án, phó chánh án, ủy viên công tố tại Tòa án Hương Cảng là học trò cũ của ông. Bởi thế uy tín của ông càng rộng lớn. Ngay từ lần gặp đầu tiên vào ngày 25/6/1931, luật sư Lô-dơ-bi đã tỏ ra rất có thiện cảm và nói với Tống Văn Sơ rằng: “Bác sĩ Tôn Dật Tiên được một người Anh cứu thoát. Nay tôi cũng ra sức cứu ông, ông hãy tin ở tôi. Ông hãy nói cho tôi nghe những điều gì có thể giúp cho việc bênh vực ông. Tôi không hỏi ông nhiều, vì mỗi người cách mạng đều có bí mật riêng của họ”. Luật sư Po-rít, người đã cùng luật sư Lô-dơ-bi giúp đỡ đ/c Nguyễn ái Quốc trong vụ án Hương Cảng 1931-1933 (ảnh tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh) Ông Tống nói không có tiền để trả cho phí tổn biện hộ. Luật sư Lô-dơ-bi đáp rằng: “Tôi biết ông là một lãnh tụ cách mạng Việt Nam. Tôi cãi hộ ông là vì danh dự chứ không nhất thiết chỉ vì tiền”. Tham gia tranh tụng tại phiên tòa còn có một số luật sư khác, trong đó có luật sư J.C Gien-kin là phó của luật sư Lô-dơ-bi. Vì trước Tòa, chỉ có một luật sư được phát biểu ý kiến nên luật sư Lô-dơ-bi đã chuẩn bị sẵn bài cãi rồi ủy nhiệm cho luật sư Gien-kin phát biểu.
- Luật sư Gien-kin là một trí thức rất thông minh và hùng biện, đồng thời hết lòng bào chữa cho Tống Văn Sơ. Ngay trong phiên tòa thứ nhất mở ngày 31/7/1931, chính quyền Hương Cảng đã không đưa ông Tống ra Tòa. Luật sư Lô-dơ-bi chỉ thị cho luật sư Gien-kin phản đối và đòi hỏi Tòa phải đưa Tống Văn Sơ ra trước Tòa. Quả nhiên đến phiên thứ hai, chính quyền buộc phải đ ưa ông Tống ra hiện diện tại Tòa nhưng hai tay lại bị xích. Thoạt nhìn thấy bị cáo vào phòng xử án trong tư thế như vậy, luật sư Lô-dơ-bi rất tức giận nhưng vì không được quyền nó i nên ông liếc nhìn sang luật sư Gien-kin ra hiệu. Vốn thông minh, nhanh nhạy, luật sư Gien-kin liền đứng ngay dậy chỉ vào đôi tay của ông Tống đang bị xích rồi hướng về phía quan tòa, giọng rất gắt gao rằng: Khi bị cáo ra tòa là đứng trước công lý, thân thể phải hoàn toàn tự do. Nay chưa biết bị cáo can vào tội gì, tại sao chính quyền lại đã dùng đến nhục hình xích tay trong phòng xử án. Ông nói rất mạnh mẽ, đanh thép, trong khi đó, Tống Văn Sơ đứng trước vành móng ngựa giơ cao hai tay trước mặt quan tòa, lắc mạnh. Tiếng xích kêu loảng xoảng hòa cùng lời lẽ hùng biện của luật sư tạo nên một bầu không khí náo động trong phòng xử án. Quan tòa đuối lý, sượng sùng, bèn vẫy tay bảo lính đưa bị cáo ra ngoài để tháo xích ra. Trong lúc đó, luật sư Gien-kin vẫn tiếp tục hùng biện cho đến khi ông Tống trở lại vành móng ngựa, hai tay tự do, lúc đó luật sư mới ngồi xuống. Có một lần, quan tòa tỏ thái độ khiếm nhã đối với luật sư Gien-kin, ông đã tìm cách trả thù một cách “hợp pháp” và độc đáo. Nhân trong lúc biện hộ cho bị cáo, ông đã hùng biện trong nhiều giờ liên tục không ngưng nghỉ. Quan tòa ngồi nghe đã rất mệt mỏi nhưng không có lý do gì để ngắt lời ông vì lý lẽ của ông đưa ra luôn mới mẻ không hề trùng lặp với những điều đã nói. Các vị quan tòa đành phải ngồi nghe cho hết. Sau “vụ” đó, không vị nào còn tỏ thái độ bất nhã với luật sư Gien-kin nữa. Thế nhưng, đối chọi với các vị luật sư danh tiếng trên lại là cả một hệ thống pháp lý được sự hậu thuẫn của cả chính quyền Anh-Pháp với ý đồ đưa Nguyễn Ái Quốc về Việt Nam để hành hình! Cuộc chiến không cân sức này sẽ ra sao? Tống Văn Sơ liệu có thoát khỏi bàn tay của hai chính quyền thực dân đầu sỏ? Kỳ 4: Châu chấu đá voi
- Sở cảnh sát Hương Cảng 1931, nơi giam giữ, thẩm vấn Tống Văn Sơ Trong nguyên văn bản thảo của tác giả Lê Tư Lành, tiếp theo các chương đã đăng là các chương nêu lên cuộc “đấu trí” vô cùng cam go của các luật sư và Tống Văn Sơ đối với các thủ đoạn nham hiểm, tinh vi, thậm chí trắng trợn của chính quyền thực dân Anh – Pháp trong việc hãm hại lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Đó là các chương “Bắt trái phép, giam trái phép”, “Hỏi cung sai thủ tục, làm giả tờ cung khai”, “Trục xuất là trái phép”. Vì có quá nhiều sự kiện, chi tiết đan xen, nên chúng tôi mạn phép tóm lược lại thành một chương nhan đề là “Châu chấu đá voi” để bạn đọc tiện theo dõi. Như đã biết, trước khi phiên tòa diễn ra, toàn quyền Đông Dương đã phái một viên thanh tra sang tận Hương Cảng “bày mưu tính kế” với mật thám Anh tại Hương Cảng bằng mọi cách phải dẫn giải Tống Văn Sơ về Việt Nam để hành hình. Cảnh sát Anh cũng đều gần như thuộc lòng “lý lịch” của Tống Văn Sơ. Chúng biết rất rõ Tống Văn Sơ là Nguyễn ái Quốc, một lãnh tụ cộng sản, từng sang Liên Xô học, thậm chí, chúng còn nắm rõ Nguyễn Ái Quốc đã từng tham gia bao nhiêu Hội nghị Quốc tế cộng sản, phát biểu ra sao, và nắm trong tay cả ảnh của Nguyễn Ái Quốc. Mục đích cuối cùng của Tòa án Hương Cảng là buộc Tống Văn Sơ phải thừa nhận mình là Nguyễn ái Quốc và là cộng sản, từ đó chiểu theo luật pháp Anh quốc tại Hương Cảng trục xuất Tống Văn Sơ về Việt Nam giao cho chính quyền thực dân Pháp, trừ khử một “lãnh tụ cộng sản cực kỳ nguy hiểm”. Chính bởi thế, ngay trong phiên tòa lần thứ nhất (31/7/1931), quan tòa đã buộc tội “Tống Văn Sơ, tức Nguyễn Ái Quốc là tay sai của Liên Xô, phái viên của Đệ tam Quốc tế cộng sản đến Hương Cảng để phá hoại chính quyền ở đây và vì lẽ đó sẽ bị trục xuất khỏi Hương Cảng vào ngày 18/8/1931, do chiếc tàu thủy An-gi-ê (Algiers) của Pháp chở về Đông Dương”! Thực tế có rất nhiều tài liệu, bằng chứng để Tòa án Hương Cảng “kết tội” Tống Văn Sơ. Song, với tài năng xuất chúng, các luật sư đã không sa đà vào các tài liệu, chứng cứ – cạm bẫy do Tòa án Hương Cảng giăng ra, mà các vị luật sư đã vô cùng khôn khéo áp dụng nghiệp vụ đúng luật pháp Anh quốc để lật ng ược thế cờ, dồn chính quyền Hương Cảng từ thế “quan tòa” trở thành “bị cáo” với những hành vi vi phạm pháp luật (Anh quốc) một cách nghiêm trọng! Việc đầu tiên, các luật sư vạch trần việc bắt người trái phép của chính quyền Hương
- Cảng. Bị lên án như vậy, đại diện chính quyền trong phiên tòa đành phải công nhận việc bắt Tống Văn Sơ không có giấy phép là bất hợp pháp nhưng để sửa sai, 5 ngày sau, 11/6 chính quyền đã ký lệnh bắt ông Tống và ngày 12/6 thì bắt chính thức và giam ông Tống vào ngục Vic-to-ri-a. Tòa án coi như lệnh bắt giam này là lệnh bắt giam lần thứ nhất. Ngay lập tức luật sư lên tiếng: Thưa các ngài, thế nào là bắt người? Và ông tự trả lời: Bắt người là đưa một người ở trạng thái tự do vào trạng thái mất tự do. Ngày 6/6, ông Tống đã bị bắt trái phép và bị giam ở Sở cảnh sát cho đến ngày 12/6 ông Tống vẫn còn đang bị giam giữ nghĩa là vẫn đang ở trong trạng thái mất tự do. Theo pháp luật thì chính quyền chỉ có thể bắt một người đang ở trạng thái tự do để đưa vào trạng thái mất tự do. Nay, trong trường hợp này, ông Tống vốn đã bị mất tự do từ ngày 6/6, vậy mà ngày 12/6, chính quyền lại ký lệnh bắt ông thì thật là một việc tối phi lý. Người ta không thể nào lại đi bắt một người đã bị bắt và hiện đang bị giam giữ. Lúc này, đại diện chính quyền và quan tòa thực sự đuối lý và buộc lòng phải đồng ý với luật sư. Song, quan tòa cũng chẳng phải vừa. Họ nghĩ ngay ra một “kế” để đập lại luận điểm của luật sư. Cuối phiên tòa thứ nhất, họ tuyên bố trả tự do cho Tống Văn Sơ. Các luật sư và “bị cáo” thực sự ngỡ ngàng tưởng như nghe lầm. Nhưng không, đúng như thế. Quan tòa còn đưa cho Tống Văn Sơ đầy đủ giấy tờ được thả. Thế nhưng, khi Tống Văn Sơ vừa mặc thường phục cầm theo giấy tờ được thả, vừa ra khỏi nhà tù một đoạn đường thì bỗng có một tên cảnh sát tiến đến, đưa ra trước mặt ông Tống một giấy phép bắt người và nói giọng rất trịnh trọng: - Thưa ông, hiện giờ ông đang ở trạng thái tự do, chính quyền có lệnh bắt ông, mong ông vui lòng hợp tác! Dứt lời, viên cảnh sát dẫn ông Tống trở lại nhà tù. Sau đó, chính quyền Hương Cảng cho tiếp tục tiến hành cuộc xử án. Tại phiên tòa liền sau đó, luật sư đã chính thức công nhận giữa tòa rằng chính quyền bắt lần này là hợp với thủ tục pháp lý. Quan tòa chưa kịp hí hửng thì luật sư đã tiếp lời: Thưa tòa, thưa ngài đại diện chính quyền, chúng tôi không đề cập đến việc bắt Tống Văn Sơ nữa mà xin nhấn mạnh rằng, suốt thời gian qua, khách hàng của chúng tôi đã bị giam giữ một cách trái pháp luật. Theo luật pháp Anh quốc hiện tại, nhà chức trách có thể giam bị cáo trong vòng 14 ngày kể từ khi bị bắt. Trong thời gian này, nhà chức trách phải tiến hành hỏi cung và lập hồ sơ. Nếu trong 14 ngày đó việc lập hồ sơ chưa làm xong, nhà chức trách có thể ký lệnh giam thêm 7 ngày nữa, sau đó, chính quyền nhất thiết phải đưa bị cáo ra tòa xét xử không thể giam thêm một ngày nào nữa. Đối chiếu với trường hợp bị cáo Tống Văn Sơ, lẽ ra, hạn cuối cùng là ngày 2/7 chính quyền phải đưa bị cáo ra tòa hoặc phải trả tự do. Vậy mà thực tế, ông Tống không những không được trả tự do mà lại bị chính quyền giam giữ thêm bằng một lệnh bắt giam mới.
- Như vậy kể từ ngày 2/7 đến khi phiên tòa thứ nhất (31/7) mở thì ông Tống đã bị giam trái phép đúng 30 ngày, chưa kể thời gian bị giam trái phép từ ngày 6/6 đến khi có lệnh bắt chính thức! Trước lập luận rõ ràng, khúc triết của luật sư, vị đại diện chính quyền Hương Cảng đành phải thở dài mà tìm cách chối quanh: Tôi không muốn công nhận điều g ì khi chưa có chỉ thị. Ngài cứ truy ép tôi (ý nói luật sư - PV) như trước đây tôi cũng đã thường bị truy ép bắt phải công nhận đủ mọi thứ… Dường như cảm thấy quá đuối lý, quan t òa liền xoay chuyển tình hình bằng cách cho rằng việc bắt, giam Tống Văn Sơ chỉ là sai sót về thủ tục pháp lý, còn bản thân Tống Văn Sơ trong lời cung khai đã tự nhận mình là Nguyễn ái Quốc, tức là lãnh tụ cộng sản An Nam. Bằng chứng là bản cung khai do một người Anh lão luyện, đầy kinh nghiệm tố tụng là William Thomson, Phó Bí thư Hoa vụ hỏi cung Tống Văn Sơ ngày 14/7/1931. ở dưới bản cung có ký tên tuyên thệ của W.Thomson. Chánh án đã trưng ra trước tòa bản cung khai này, nguyên văn: “ – Hỏi: (bằng tiếng Anh) Tên là gì? - Đáp: Tống Văn Sơ (tên khác là Lý Thụy, tên khác nữa là Nguyễn Ái Quốc). - Hỏi: Bao nhiêu tuổi? - Đáp: Ba mươi sáu tuổi. - Hỏi: Sinh quán ở đâu? - Đáp: ở thị trấn Đông Hưng. Rõ ràng, theo bản cung trên thì Tống Văn Sơ đã tự nhận mình là Lý Thụy, Nguyễn ái Quốc – mục đích cuối cùng của thực dân Pháp – Anh. Ngay lập tức, luật sư đã vạch trần chi tiết những sai phạm trong việc hỏi cung và nghiêm trọng hơn, chính quyền đã làm giả bản hỏi cung. Cụ thể, trước tiên, đối chiếu với luật pháp Anh quốc lúc đó, nhà chức trách sau khi bắt một người nào đó phải tiến hành hỏi cung ngay sau 24 giờ, nếu sau ngày bắt là ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ, thì việc hỏi cung phải được bắt đầu ngay sau ngày Chủ nhật hay ngày lễ đó. Nhân viên hỏi cung chỉ được quyền hỏi 7 câu hỏi in sẵn trên một tờ giấy, tuyệt đối không được hỏi ra ngoài phạm vi 7 câu hỏi gồm: Tên, tuổi, sinh quán, nghề nghiệp, thời gian cư trú, quan hệ xã hội, người và vật làm chứng. Nếu lời khai chưa rõ, người hỏi cung có thể đặt thêm một số câu hỏi nhưng tuyệt nhiên phải nằm trong nội dung 7 câu hỏi trên. Luật sư vạch rõ rằng, trong trường hợp hỏi cung Tống Văn Sơ, nhà chức trách đã vi phạm
- về thời gian, nội dung và cuối cùng là thay bằng một bản cung giả. Cụ thể, cho mãi tới ngày 14/7, tức là 1 tháng 8 ngày, chính quyền mới tiến hành hỏi cung Tống Văn Sơ và lại đặt quá nhiều câu hỏi không nằm trong phạm vi 7 câu hỏi như luật pháp Anh quốc quy định. Song điều quan trọng nhất là chính quyền đã đưa ra một bản cung giả trong đó gán ghép cho Tống Văn Sơ tự nhận mình là Lý Thụy, Nguyễn ái Quốc. Bằng chứng là lá đơn tố cáo của Tống Văn Sơ nêu rõ rằng, bản cung mà ông Tống khai là do ông viết trực tiếp khi trả lời, còn bản cung giả thì lại được đánh máy lại và ghi thêm là ông Tống đã nhận rồi. Đến đây, xin nói thêm rằng, ngoài sự biện hộ tài tình của luật sư, bản thân Tống Văn Sơ cũng đã vô cùng sắc sảo, khéo léo trong việc “hòa âm” cùng luật sư để đối phó với mật thám, quan tòa. Như chúng ta đã biết, sau này, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh cũng đã rất nhiều lần vượt qua những t ình huống “ngàn cân treo sợi tóc” bằng sự bình tĩnh, nhanh trí và thông minh tới mức tuyệt diệu. Chuyện kể rằng, đúng vào lúc ông Tống đang bị giam trong nhà tù Vic-to-ri-a, bọn mật thám thì đang tìm mọi cách để buộc ông Tống phải tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc. Một hôm, có một “nhà báo” An Nam, bút danh là Văn Leo vào thăm ông Tống. Vừa mới tới, ông ta đã chào to bằng tiếng Việt: Xin chào ông Nguyễn ái Quốc!”. Ông Tống lúc đó vẫn ngồi yên, giữ thái độ thản nhiên, tỏ ra không hiểu tiếng Việt. Vị “Nhà báo” liền chuyển sang nói bằng tiếng Anh, lúc đó, ông Tống mới bắt chuyện. Cuối cùng, Văn Leo nói bằng tiếng Anh rằng: “Cứ tưởng ông là Nguyễn Ái Quốc, nay thấy ông không nói được tiếng Việt, vậy ông không phải là Nguyễn Ái Quốc nhỉ?”. Lại một chuyện khác. Ngày 14/7/1931, trước khi bước vào hỏi cung, W.Thomson làm ra vẻ vồn vã như đã từng quen nhau từ trước, cười cười, nói nói và gọi ngay ông Tống là “Nguyễn ái Quốc”, rồi sau đó, W.Thomson liền nói hết t ên thật và bí danh mà ông Tống hay dùng, nơi sinh, năm sinh, các nơi đã đi qua, quá trình hoạt động, kể cả việc ông Tống dự mấy Đại hội Quốc tế cộng sản… Sau suốt mấy giờ đồng hồ dùng đủ mọi biện pháp, “ngón nghề” để buộc Tống Văn Sơ phải tự nhận là Nguyễn Ái Quốc mà không đạt được ý định, “con cáo già” W.Thomson bèn quyết định tung ra “đòn độc”: Ông ta đặt ra trước mặt Tống Văn Sơ một tấm hình chụp nhà cách mạng Nguyễn ái Quốc đầu đội mũ dạ cứng hình quả dưa, dưới ảnh có đề Đồng chí Nguyễn Ái Quốc bằng chữ in. W.Thomson chắc mẩm rằng, lần này, ông Tống hết đường chối cãi. Tống Văn Sơ cầm bức ảnh lên ngắm nghía một thoáng rồi trả lời: “Tôi thấy cái ảnh này trông giống tôi!” Rồi ông Tống lại nói thêm: - Và có thể là tôi! Nghe được câu đó, W.Thomson mừng rỡ như bắt được vàng, chưa kịp nói câu gì thì Tống Văn Sơ lại thản nhiên nói tiếp: - Nhưng chưa bao giờ tôi đội cái mũ này! Kẻ hỏi cung ớ miệng, không nói được câu gì, chỉ còn cách giơ hai tay lên đầu, mặt nhăn nhó tựa như chó cắn phải mướp nóng!
- Mặc dù bất lực và đuối lý hoàn toàn trước lý lẽ sắc bén, đúng “pháp luật” của luật sư và bị cáo, ngay tại phiên tòa thứ hai, vị chưởng lý vẫn tuyên bố xanh rờn: “Ngày 12/8/1931, Thống đốc Hương Cảng đã ký lệnh trục xuất Tống Văn Sơ, kèm theo lệnh bắt phải xuống tàu thủy của Pháp để về Đông Dương vào ngày 18/8/1931 Tính mạng của Tống Văn Sơ như “ngàn cân treo sợi tóc”. Quả vậy, ngay trong phiên xử thứ 2 (ngày 15/8/1931), viên chư ởng lý đã tuyên bố ngày 12 tháng 8/1931, thống đốc Hương Cảng đã ký lệnh trục xuất Tống Văn Sơ về Đông Dương vào ngày 18/8/1931, t ức 3 ngày sau đó.Tình hình đã trở nên hết sức nguy hiểm cho tính mạng của Tống Văn Sơ - Nguyễn Ái Quốc. Các luật sư đã ý thức rõ được điều đó nên đã đấu tranh một cách rất mạnh mẽ, tiếp đó, t ùy diễn biến tình hình, lúc thì cương quyết, lúc uyển chuyển sao cho có thể vô hiệu hóa được lệnh trục xuất kia. Trước hết, luật sư đã vạch trần âm mưu và sự cấu kết chặt chẽ của hai chính quyền Pháp - Anh, bằng cách đưa ra các bức điện mật của Toàn quyền Đông Dương với chính quyền Hương Cảng. Sau đó, luật sư nhấn mạnh: Việc chính quyền Hương Cảng ký lệnh trục xuất ông Tống và công bố lệnh đó ngay trong khi tòa án đang xét xử chưa xong là một vi phạm luật pháp nghiêm trọng. Trong trường hợp này, tòa án đang họp, chưa có kết luận bị cáo phạm tội gì, đáng chịu hình phạt gì mà thống đốc đã ra lệnh trục xuất là không đúng pháp chế Anh quốc. Những luận điểm của luật sư tuy làm phật lòng chưởng lý, nhưng ông ta vẫn phải hứa rằng: Tôi cố gắng đảm bảo rằng, cho đến khi phiên tòa này (15/8) công bố việc phán xét, bị can vẫn sẽ còn có mặt tại đây! Tại đây, có nghĩa là chưa bị trục xuất. Đó là thắng lợi bước đầu của Tống Văn Sơ và các luật sư. Phiên toà hôm đó (15/8) họp tới 6 giờ chiều vẫn chưa xong. Đây là ý định của các luật sư cố tình kéo dài thời gian cho qua ngày 18/8. Cuối cùng, toà phải họp phiên thứ 3 vào ngày 17/8, nghĩa là một ngày trước khi lệnh trục xuất của thống đốc Hồng Kông có hiệu lực. Bước vào phiên xử thứ 3, các luật sư đưa ra nhiều lý lẽ nhằm kéo dài phiên xử cho hết buổi chiều ngày 17/8 để tòa không kết thúc được, cũng có nghĩa là sáng hôm sau, không thể trục xuất được Tống Văn Sơ. Các luật sư đã thành công trong việc dồn viên chưởng lý phải hứa trước tòa rằng: - Nếu tòa chưa giải quyết xong trong ngày hôm nay (17/8) thì sẽ có biện pháp thay bằng một chiếc tàu khác chạy cùng đường sang Đông Dương là tàu Tướng Mét - dinh - gơ (Metjinger), nó sẽ rời Hương Cảng ngày 1/9/1931. Đã là một bước thắng lợi lớn. Không dừng ở đó, luật sư đấu tranh phải ghi rõ việc đó như sau: “Nếu việc xét xử không xong trong ngày hôm nay (thứ 2 ngày 17/8), dù kết quả thế nào chăng nữa, Tống Văn Sơ sẽ không bị trục xuất trước khi tàu nhổ neo ngày 1/9 hay vào
- khoảng thời gian đó”. Tuy nhiên, như đã biết, chính quyền Hương Cảng đã quyết chí bằng mọi cách phải trục xuất được Tống Văn Sơ về Đông Dương giao cho Pháp, cho nên, ngay trong buổi chiều 17/8, khi phiên tòa đang xét xử, thống đốc Hương Cảng biết rằng lệnh trục xuất thứ nhất do ông ấy ký sẽ không thể thực hiện kịp nên ông thống đốc đã cho ban hành ngay chiều hôm đó lệnh trục xuất thứ 2 buộc Tống Văn Sơ phải xuống tàu Mét - dinh - gơ vào ngày 1/9/1931 về Đông Dương. Với sự nhanh trí, thông minh tuyệt vời, các luật sư đã vạch rõ tính bất hợp pháp và phi lý của lệnh trục xuất số 2 này. Thứ nhất, các luật sư phân tích rằng, về mặt pháp lý, không thể có hai lệnh trong cùng một thời gian đối với cùng một con người, về cùng một việc. Báo L’Humanité (Nhân đạo) của Đảng Cộng sản Pháp, ra ngày 19/6/1931 đăng tin về việc nhà cầm quyền Anh bắt nhà cách mạng An Nam Nguyễn Ái Quốc (ở đây, báo L’Humanité có sự nhầm lẫn là bắt Nguyễn Ái Quốc tại Thượng Hải) Lệnh trục xuất thứ hai chỉ được ban hành khi tòa án tuyên bố hủy lệnh thứ nhất. Sau đó Luật sư tiếp lời: Tôi xin khẳng định luôn rằng kể cả lệnh thứ 2 này của thống đốc Hương Cảng cũng không thể ban hành. Vì sao ư? Vì theo như ông chưởng lý tuyên bố, lệnh thứ 2 này được thống đốc ký vào chiều ngày 15/8 và ban hành vào chiều 17/8. Các vị ở đây ai cũng biết chiều 15/8 là chiều thứ Bảy. Theo quy định tại Anh quốc và thuộc địa thì chế độ làm việc của các cơ quan công quyền được nghỉ vào chiếu thứ Bảy và Chủ nhật liền kề. Tôi xin đảm bảo với các vị là người ta sẽ hoàn toàn mất công mà không tìm được dấu vết gì chứng tỏ Hội đồng hành chính họp chiều thứ Bảy ngày 15/8, và nếu có định họp về khuya đi nữa thì chắc chắn không đủ quorum (nguyên gốc tiếng Latin, thuật ngữ chỉ số thành viên cần thiết tham gia họp, biểu quyết). Mặc dù biết rõ sự thật đúng như phân tích của luật sư, nhưng viên chưởng lý vẫn ngoan cố khăng khăng rằng Hội đồng hành chính có họp vào chiều 15/8 và quyết định, còn ông thống đốc chỉ việc ký vào lệnh trục xuất thứ 2 thôi. Đến lúc này, luật sư thấy cần phải lột mặt nạ những kẻ gian dối: Vậy thì yêu cầu tòa cho mời ông thống đốc và các thành viên Hội đồng hành chính ra trước tòa để đối chất với
- luật sư, đồng thời phải công khai luôn biên bản cuộc họp hôm đó ghi ý kiến của từng người về việc trục xuất Tống Văn Sơ. “Ngón đòn” này của luật sư Lô - dơ - bi và đồng nghiệp tỏ ra hiệu quả vô cùng vì đã dồn toà án và chính quyền vào nguy cơ bị lấm lưng, bởi lẽ thứ nhất, thực tế, không có cuộc họp nào của Hội đồng hành chính vào chiều thứ Bảy ngày 15/8 cả nên lấy đâu ra “biên bản” trình toà. Hơn nữa, thống đốc và các thành viên HĐHC mà phải ra toà “hầu kiện” thì bẽ bàng lắm lắm. Lúc này, vị chánh án như gà mắc tóc. Rõ ràng tòa không thể bác bỏ yêu cầu hợp pháp của luật sư, song cũng không có lý gì bác bỏ yêu cầu đó. Cuối cùng thì vị chánh án cũng nghĩ ra được một “diệu kế” làm cho luật sư cũng vừa lòng, mà chính quyền thì đỡ bẽ mặt, ông ta tuyên bố toà “tạm nghỉ”, sau đó, mời luật sư và chưởng lý vào phòng trong để thương lượng. Sau một hồi “đàm phán”, tòa án và viên chưởng lý đồng ý đảm bảo Tống Văn Sơ sẽ không bị trục xuất về Đông Dương vào ngày 1/9. Đây là một thắng lợi rực rỡ vì các luật sư và Tống Văn Sơ trước mắt chắc chắn sẽ có một khoảng thời gian trên dưới 10 ngày để chuẩn bị cho các bước tiếp theo. Sau khi đã hạ “knock - out” đối thủ, trở lại phiên tòa, luật sư “khiêm nhường” nói rằng xin rút yêu cầu đòi thống đốc và các thành viên HĐHC. Những âm mưu thâm độc của thực dân Pháp - Anh bước đầu đã bị các luật sư vạch trần, song chính quyền Pháp và Hương Cảng vẫn giữ chặt hai lý do để trục xuất Tống Văn Sơ. Thật vậy, trong các phiên tòa tiếp theo, viên chưởng lý cho rằng có hai lý do để trục xuất Tống Văn Sơ: 1. Tống Văn Sơ chính là Lý Thuỵ, Nguyễn Ái Quốc, một người cộng sản, tay sai của Liên Xô, phái viên của quốc tế cộng sản, sang hoạt động tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản, làm nguy hại cho nền an ninh Hương Cảng. 2. Nguyễn Ái Quốc bị nhà cầm quyền ở Đông Dương kết án tử hình vắng mặt năm 1929 hiện đang bị chính quyền Đông Dương truy nã, chính quyền Đông Dương nhờ chính quyền Hương Cảng bắt hộ để đưa về Đông Dương. Luật sư biện hộ rằng: Phải khẳng định rằng không có một t ài liệu, cơ sở vững chắc nào để kết luận Tống Văn Sơ là Nguyễn Ái Quốc, một người cộng sản. Cũng không có bằng chứng nào chứng minh Tống Văn Sơ là tay sai của Liên Xô cũng như phái viên của quốc tế cộng sản. Thời gian cư ngụ tại Hương Cảng, Tống Văn Sơ không hề vi phạm bất kỳ điều gì đối với quy định của pháp luật Anh quốc. Ngay khi khám xét, lục soát tại số nhà 186 đường Tam Lung nơi Tống Văn Sơ bị bắt giữ, cảnh sát cũng không hề thu được bất kỳ một tài liệu có liên quan đến cộng sản hay phản loạn gây nguy hại cho anh ninh Hương Cảng.
- Về lý do thứ hai, sau khi nêu lên tất cả những đạo luật của Anh quốc về quyền trục xuất ban hành từ thế kỷ XIX cho tới thời gian đó, luật sư khẳng định rằng Tống Văn Sơ không thuộc bất kỳ đối tượng nào thuộc diện phải bị trục xuất. Để minh chứng, luật sư phân tích tiếp: Trên thực tế, cho tới đầu thế kỷ XX này, không hề có một vụ trục xuất nào cả, kể cả vụ án lớn xảy ra năm 1858 khi vua nước Pháp sang thăm nước Anh bị mưu sát. Chính quyền Pháp lúc đó cũng đã yêu cầu chính quyền Anh trao cho họ một trong những can phạm vào vụ mưu sát này. Song, Ngoại trưởng Anh lúc bấy giờ là Cla - ran - đơn (Clarandon) đã từ chối và nói rằng “hoàn toàn không có một lý do nào buộc Nghị viện Anh thông qua Luật trao trả phạm nhân cho nước ngoài về một vụ án chính trị”. Đến năm 1905, Nghị viện Anh đặt lại vấn đề trục xuất ngoại kiều, nhưng cấm không được trục xuất ngoại kiều nào về tội chính trị. Đầu năm 1914, ngay hôm sau khi tuyên bố tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất, Nghị viện Anh đã thông qua đạo luật cho phép chính quyền có thể giao chính trị phạm đang lánh nạn ở nước Anh hay thuộc địa cho nước khác. Nhưng đạo luật này chỉ có giá trị thi hành trong thời gian nước Anh có chiến tranh. Khi hết chiến tranh, đương nhiên đạo luật ấy tự nó không còn hiệu lực. Kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ I, nước Anh lại vẫn thi hành những đạo luật như trước cho đến bây giờ. Chính bởi thế, không tồn tại bất cứ lý do nào để trục xuất Tống Văn Sơ. Những viện dẫn và lập luận của luật sư là hết sức chặt chẽ, đúng luật pháp Anh quốc, tuy nhiên, tại phiên tòa cuối cùng, phiên thứ 9 họp vào ngày 12/9/1931, vị chánh án đã tuyên bố thừa nhận 4 điểm: 1. Việc bắt là trái phép 2. Việc giam là trái phép. 3. Việc hỏi cung không đúng thủ tục. 4. Chính quyền đã làm giả mạo tờ cung. Song điều quan trọng nhất là việc trục xuất thì vị chánh tòa tuyên bố: Việc chính quyền Hương Cảng trục xuất Tống Văn Sơ là hợp pháp! Đây rõ ràng là kiểu “cả vú lấp miệng em”! Sinh mạng của Tống Văn Sơ còn đang treo lơ lửng, chưa biết sẽ ra sao. Kỳ 5: Những đoá sen nơi viễn xứ
- Nhà luật sư Lô - dơ - by, nơi Tống Văn Sơ ấn náu 1933. Ảnh tư liệu Bảo tàng HCM. Còn nhớ, khi đồng ý nhận lời bào chữa cho Tống Văn Sơ, luật sư Lô-dơ-bi đã phải quá tam ba bận tới nhà tù thì nhà chức trách mới cho ông gặp mặt khách hàng của mình. Chỉ sau lần gặp mặt và trò chuyện ấy, luật sư hết sức cảm phục tinh thần, tài năng, đạo đức và sự lịch duyệt của Tống Văn Sơ. Về mặt tuổi tác, luật sư Lô-dơ-bi hơn Tống Văn Sơ chừng gần chục tuổi. Tuy nhiên, tất cả những gì toát ra từ Tống Văn Sơ khiến cho luật sư vừa quý trọng, vừa gần gũi, thân thiết rất đáng tin cậy. Sau buổi tiếp xúc ấy, về tới nhà, luật sư vẫn còn bâng khuâng ngẫm nghĩ về nhà cách mạng Tống Văn Sơ tới mức ông quên cả việc chào vợ như mọi khi, miệng cứ lẩm bẩm thán phục ông Tống. Thấy lạ, bà vợ sinh nghi liền thắc mắc thì ông thuật lại việc ông vừa vào trại giam gặp mặt một khách hàng mới. Ông không ngớt lời ngợi ca Tống Văn Sơ. Thấy vậy, bà vợ ngỏ ý cũng rất muốn được tiếp xúc, làm quen với nhân vật đã chiếm được cảm t ình đặc biệt của ông chồng luật sư danh tiếng. Lần gặp tiếp sau, ông luật sư đưa vợ đi theo và để cho bà chuyện trò cùng ông Tống chừng gần hai chục phút. Chỉ với ngần ấy thời gian, bà vợ còn cảm thấy quý trọng và cảm phục ông Tống hơn cả chồng mình. Về tới nhà, bà thúc giục chồng biện hộ thế nào để chính quyền phải phóng thích ông Tống sớm chừng nào hay chừng ấy. Cho tới phiên toà thứ 9 (12/9/1931) ông Tống bị ốm nặng. Vợ chồng luật sư Lô-dơ-bi đã tìm mọi cách để ông Tống được vào điều trị trong bệnh viện. Từ khi ông Tống nằm viện, vợ chồng luật sư Lô-dơ-bi càng tận tình chăm sóc ân cần, chu đáo hơn đối với ông Tống như người thân ruột thịt của mình. Đặc biệt, bà vợ vì có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn chồng, nên đã thường xuyên vào thăm, chăm lo và chuyện trò cùng ông Tống. Mỗi lần vào thăm, bà thường mua hoa quả, bánh kẹo, sách báo, và điều làm cho ông Tống vô cùng cảm động là bao giờ bà vợ luật sư cũng
- không quên mang đến mấy bông sen-loại hoa mà ông Tống rất ưa thích. Hương Cảng là một đảo thiếu vắng đầm, hồ, ao cho nên không thể có hoa sen. Tuy nhiên, người ta vẫn có thể đưa hoa sen từ nội địa Quảng Đông tới, bởi vậy, trên đất Hương Cảng, hoa sen rất khan hiếm và đắt đỏ… Trở lại việc Tống Văn Sơ bị cảnh sát Hương Cảng thông đồng với cảnh sát Tân-gia-ba bắt đưa về nhà tù cũ. Trên đường vào nhà tù, Tống Văn Sơ đã suy nghĩ rất nhiều. Ông hiểu được rằng, tụi mật thám Hương Cảng cố giữ kín chuyện bắt lại này chỉ chờ dịp có tàu là áp giải mình lên tàu về Đông Dương giao cho Pháp. Chính bởi thế, phải bằng mọi cách liên lạc được với luật sư Lô-dơ-bi càng sớm càng tốt. Trong số lính gác tại nhà tù hầu như ai cũng có cảm t ình với ông Tống, nhưng có một người đã được ông Tống cảm hoá, rất đáng tin cậy. Ông Tống liền viết mấy dòng ngắn ngủi và nhờ người lính gác này trao tận tay cho luật sư Lô-dơ-bi. Người lính gác đó ngay tức khắc chuyển thư tới địa chỉ cần tìm. Vừa nhận được tin ông Tống bị bắt lại, luật sư Lô-dơ-bi rất bàng hoàng vừa giận, vừa lo: giận vì chính quyền Hương Cảng không giữ đúng lời hứa để ông Tống tự do muốn đi đâu thì đi; lo vì tính mạng ông Tống lần này khó mà bảo toàn. Phải bằng mọi cách cứu ông Tống ra khỏi nhà tù rồi sẽ liệu tính sau. Trong vai trò luật sư, ông Lô-dơ-bi đã chính thức gặp nhà chức trách, phê phán họ kịch liệt khi chống lại lệnh tuyên án của Cơ mật viện, để cho cảnh sát bắt lại Tống Văn Sơ một cách trái phép. Chính quyền Hương Cảng lúc đó biết không thể giam giữ Tống Văn Sơ, nên đã phải can thiệp để Sở cảnh sát Hương Cảng thả Tống Văn Sơ sau mấy ngày giam giữ. Việc đòi tự do cho ông Tống đã thành công, song tính mạng của ông thì vẫn chưa có cách gì đảm bảo, bởi bọn mật thám ở vùng này đa số đã biết mặt Tống Văn Sơ, chúng đều đã được phát ảnh ông Tống để theo dõi, nay nếu để ông Tống đi lại ngo ài phố, chắc chắn, bọn mật thám sẽ không tha và khi cần, bọn chúng sẵn sàng thủ tiêu ông Tống để lĩnh món phần thưởng 15 ngàn đô-la mà Toàn quyền Đông Dương đã treo thưởng. Sau một thời gian bàn tính, ông bà Lô-dơ-bi quyết định giấu ông Tống vào ký túc xá Thanh niên Thiên chúa giáo Trung Hoa (Chinese Young Men Christian Association, viết tắt là CYMCA) tại Hương Cảng. Ký túc xá này dành riêng cho những người Trung Quốc theo đạo Thiên chúa giáo, là giáo sư, sinh viên, công chức. Khu vực này là của Nhà Chung, cảnh sát Hương Cảng không được quyền vào. Nhờ mối quan hệ của mình, ông bà Lô-dơ-bi đã thu xếp cho ông Tống được ở riêng một phòng kín đáo; hàng ngày không được ra ngoài để tránh con mắt rình mò của mật thám. Việc cơm nước, sinh hoạt hoàn toàn do bà Lô-dơ-bi lo chu tất. Được một thời gian, tuy chưa bị lộ, nhưng ông bà Lô-dơ-bi vẫn chưa yên tâm vì linh tính mách bảo nếu để ông Tống ở trong ký túc xá kia lâu, chắc chắn không chóng thì chầy, bọn mật thám sẽ đánh hơi thấy.
- Bởi vậy, cả hai ông bà cùng suy tính rất nhiều phương án, và cuối cùng đã chọn phương án bất ngờ nhất: “Nơi chân đèn là nơi tối nhất”. Theo hướng dẫn của bà Lô-dơ-bi, ông Tống tự lấy dây đo kích thước chiều cao, vòng bụng vòng ngực. Sau đó, giao cho ông Long, một người Trung Quốc rất đáng tin cậy, đang làm chủ sự (chánh văn phòng) văn phòng của luật sư Lô-dơ-bi, đi chọn mua một bộ quần áo gồm một áo dài, tay rộng, cổ đứng, cài nách và một chiếc quần. Bà Lô-dơ-bi gói vuông vắn phẳng phiu vào một tờ báo rồi trao cho một em bé bán báo bí mật đưa vào cho ông Tống, kèm theo là mẩu giấy viết mấy dòng dặn đến 5 giờ rưỡi chiều hôm đó, mặc bộ quần áo này ra cổng đi đến chỗ bãi đất có một chiếc ô tô đợi sẵn, lên xe. Đúng giờ hẹn, ông Tống trịnh trọng trong y phục “giáo sư” với bộ ria mới để làm tăng vẻ đạo mạo của nhà trí thức. Trên sân lúc này các giáo sư, sinh viên đang đứng chơi đông đảo. Ông Tống điềm tĩnh, lịch sự chào hỏi các giáo sư cũ. Các vị này tưởng là “giáo sư mới” nên cũng chào lại ông Tống một cách lễ độ. Các sinh viên thấy vậy cũng cung kính chào “giáo sư” Tống. Ông Tống khoan thai bước ra cổng và đi tới đúng điểm hẹn thì quả nhiên đã có một chiếc xe ô tô sang trọng đỗ ở đó. Bên cạnh xe ô tô có một người châu Âu, đứng tuổi, đang cầm một quyển sổ và cây bút tính toán gì đó. Khi thấy ông Tống lại gần, người đó bèn gọi to: - Này ông thầu khoán, ông lại đây tôi bàn việc xây ngôi nhà trên mảnh đất này. Ông Tống nhập vai rất nhanh, lại gần và sánh vai cùng ông kiến trúc sư vừa đi vừa bàn bạc công việc xây dựng. Sau khi quan sát không có dấu hiệu g ì khả nghi, “kiến trúc sư” mới ra hiệu cho ông “thầu khoán” lên xe. Chiếc xe chạy vòng vèo hết phố nọ sang phố kia, khi đ ã chắc chắn không có “cái đuôi” nào, “kiến trúc sư” liền cho xe chạy thẳng về nhà mình. Vị kiến trúc sư đó chính là luật sư Lô-dơ-bi. Bọn mật thám đã không thể ngờ được rằng, người mà chúng ngày đêm theo dõi, đang hiện diện giữa trung tâm Hương Cảng, sờ sờ ngay trước mắt mà chúng không mảy may hay biết. Ông bà Lô-dơ-bi cho gọi bồi bếp và những người giúp việc trong gia đình lên và dặn dò kỹ lưỡng là gia đình mời một quý khách là người Trung Quốc tới chơi và ở lại nhà một thời gian, ai nấy đều phải phục vụ chu tất, tuyệt đối không được để lộ cho người ngoài hay. Mọi người đều răm rắp tuân theo. Từ đó, ông Tống ở hẳn tại nhà ông bà Lô-dơ-bi. Hàng ngày, ông dậy sớm tập thể thao, đọc sách báo, dạy học cho con gái ông bà Lô-dơ-bi tên là Pa-tơ-ri-xi-a, lúc đó khoảng 5-6 tuổi. Dạy học xong, ông Tống thường kể chuyện cổ tích cho Pa-tơ-ri-xi-a nghe. Cô bé đặc biệt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thu hoạch chính trị đầu năm: Nghị quyết đại hội X trong nửa đầu nhiệm kỳ (2006 - 2008)
12 p | 1929 | 206
-
Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của Ðảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới
14 p | 206 | 40
-
Chăm sóc người cao tuổi trong tiến trình già hóa dân số tại thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 105 | 9
-
Quản lý công tác giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh tại các trường trung học phổ thông huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
11 p | 71 | 6
-
Quản lý và phát triển dịch vụ xã hội ở Nhật Bản – bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
16 p | 77 | 5
-
Sinh kế của người nông dân sau thu hồi đất tại phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế
6 p | 68 | 4
-
Ebook Lịch sử Trường Trung học Phổ thông Chu Văn An (1972-2012): Phần 1
96 p | 9 | 2
-
Nghiên cứu nguồn nhân lực công tác xã hội tại Việt Nam giai đoạn 2010-2020
8 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn