Thông tin ebook<br />
Tên sách: Vũ Trung Tùy Bút<br />
Tác giả: Phạm Đình Hổ <br />
Bản dịch: Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến<br />
Thể loại: Culture<br />
NXB:nhà xuất bản văn nghệ &hội nghiên cứu và giảng dạy văn học tp. hồ chí minh<br />
Nguồn: tducchau (e-thuvien.com)<br />
Tạo và hiệu chỉnh ebook: Hoàng Nghĩa Hạnh<br />
Thư viện Tinh Tế<br />
Dự án ebook định dạng epub chuẩn cho mọi thiết bị di động<br />
http://dl.dropbox.com/u/46534480/library/_catalog/index.html<br />
OPDS catalog:<br />
http://dl.dropbox.com/u/46534480/library/_catalog/index.xml<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Nước ta hiện nay đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở cửa<br />
tiếp xúc rộng rãi với thế giới. Phải có bản lĩnh tiếp thu tinh hoa văn hóa của thế<br />
giới để làm phong phú cho nền văn hóa của dân tộc mình. Nhưng muốn thế nhất<br />
thiết phải củng cố cái gốc của văn hóa dân tộc, bồi dưỡng tinh hoa văn hóa dân tộc<br />
cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ để cho họ ý thức được những giá trị tinh thần đẹp<br />
đẽ của dân tộc mình, như vậy khi tiếp xúc với nền văn hóa các nước, họ biết chủ<br />
động tiếp thu những cái hay, cái đẹp của người, và dị ứng lại với những cái xấu,<br />
cái độc hại. Xuất phát từ nhận thức này, Hội nghiên cứu và Giảng dạy Văn học<br />
Thành phố Hồ Chí Minh quyết định tổ chức biên soạn tử sách VĂN HỌC VIỆT<br />
NAM, NHỮNG TÁC PHẨM TIÊU BIỂU.<br />
Tủ sách sẽ cung cấp cho đông đảo bạn đọc, trước hết là bạn đọc trẻ, cho thanh<br />
niên, học sinh, sinh viên ở các trường phổ thông và đại học những tác phẩm ưu tú<br />
của văn học dân tộc, từ văn học dân gian đến văn học viết, từ văn học cổ đến văn<br />
học cận, hiện đại... Thông qua tủ sách này bạn đọc sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của<br />
tâm hồn con người Việt Nam, sức sống và cá tính của dân tộc Việt Nam, cùng với<br />
cái hay, cái đẹp của tiếng Việt và văn chương Việt Nam.<br />
Để phản ánh cho đúng những thành tựu của văn học dân tộc, trong tủ sách có tập là<br />
một tác phẩm được in trọn vẹn, có tập là tuyển của một tác giả, hoặc một phong<br />
trào, một thể loại...<br />
Chúng tôi cố gắng cung cấp cho bạn đọc những văn bản được in lần đầu tiên đối<br />
với bộ phận văn học quốc ngữ, còn những văn bản thuộc phạm vi văn học Hán<br />
Nôm thì ngoài việc in bản dịch, hoặc bản phiên âm chúng tôi cho in kèm theo văn<br />
bản chữ Hán hoặc chữ Nôm để cho các bạn có thể đối chiếu khi cần thiết.<br />
Xin trân trọng giới thiệu tủ sách với đông đảo bạn đọc.<br />
GS. Hoàng Như Mai<br />
Chủ tịch Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học<br />
Thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
LỜI GIỚI THIỆU<br />
Một trong những tác giả nổi tiếng về thể loại truyện ký ở nước ta nửa cuối thế kỷ<br />
18 đầu thế kỷ 19 là Phạm Đình Hổ. Ông trước tác khá nhiều, trong đó, Vũ trung tùy<br />
bút là bức tranh toàn cảnh sinh động về xã hội đời Lê-Trịnh, là tài liệu tốt cho<br />
những ai muốn nghiên cứu, tìm hiểu phong tục, tập quán, sinh hoạt của con người<br />
thời này.<br />
Phạm Đình Hổ sinh năm 1768, tự Tùng Niên và Bỉnh Trực, hiệu là Đông Dã Tiều,<br />
còn có biệt hiệu là Hy Kiều Phủ, người đời thường gọi là Cụ Tế Đan Loan (1).<br />
Ông quê ở xã Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, nay<br />
là thôn Đan Loan, xã Nhân Quyền, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương (2). Nhà ở<br />
phường Hà Khẩu (3), huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, thuộc thành Thăng Long<br />
(nay thuộc khu vực phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).<br />
Ông xuất thân từ gia đình khoa bảng. Cha đậu cử nhân làm chức Hiến sát dưới triều<br />
Lê Cảnh Hưng (1740), nhưng mất sớm lúc ông mới 10 tuổi, gia đình trở nên túng<br />
bấn. Anh trưởng, anh thứ của ông đều yểu mệnh. Vợ ông chết sớm liền sau cái chết<br />
của con trai lớn, để lại đứa con sau ốm yếu. Mặc dù chịu nhiều đau thương, bản<br />
thân lắm bệnh tật, ông cũng cố gắng đeo đuổi nghiệp khoa cử. Cuối đời Lê Cảnh<br />
Hưng, ông từng theo học ở trường Quốc Tử Giám. Năm Bính Ngọ (1786) ông chưa<br />
kịp đi thi thì nhà Lê mất (1789). Mãi đến khi Gia Long lên ngôi, mở các khoa thi,<br />
ông đi thi nhiều lần nhưng chỉ đậu đến tú tài. Sau bị bệnh, không thể tiếp tục nghiệp<br />
khoa cử được, ông dành thì giờ viết sách. Ông am tường và nghiên cứu rất nhiều<br />
lĩnh vực. Vừa chuyên chí học hành, vừa trước tác, ông có nhiều công trình sưu tầm,<br />
nghiên cứu có giá trị. Nhờ vậy, năm Minh Mệnh thứ nhất (1820), ông được vua vời<br />
vào triều cho nhậm chức Hành tẩu bộ Hộ, rồi được bổ vào chức hàn lâm viện hành<br />
tẩu. Chẳng bao lâu, ông xin từ chức về nhà. Năm Minh Mệnh thứ bảy (1826), ông<br />
lại được triệu về triều làm chức Hàn lâm viện thừa chỉ kiêm Quốc tử giám tế tửu.<br />
Được vài năm ông cáo bệnh về quê, lại được vua triệu và ban chức Thị giảng học<br />
sĩ. Năm 1839, ông mất, thọ 71 tuổi. Trong suốt quãng đời mình, ông sống cuộc<br />
sống nhà nghiên cứu, nhà văn nhiều hơn làm quan. Ông để lại nhiều tác phẩm với<br />
khá nhiều thể loại.<br />
Về sưu tầm, nghiên cứu, ông có: Lê triều hội điển, Bang giao điển lệ, Cảnh Hưng<br />
tân ty sách phong sứ quán thư giản chư tập, An Nam chí, Ô châu lục, Ai Lao sứ<br />
trình, Đại Man quốc địa đồ, Càn khôn nhất lãm, Hi kinh trắc lãi, Khánh An Đan<br />
Loan Phạm gia thế phổ, Đan Loan Phạm thị chi hệ thế phổ...<br />
<br />
Về sáng tác, ông có: Vũ trung tùy bút, Nhật dụng thường đàm, Đông Dã học ngôn<br />
thi tập, Bạn tiếp tồn phụng, Tang thương ngẫu lục (viết chung với Nguyễn Án)...<br />
Một trong những đặc điểm của nền văn học chữ Hán nước ta từ thế kỷ 18 – đầu thế<br />
kỳ 19 là sự phát triển của thể ký. Ở thể loại này, người viết ghi lại những điều tai<br />
nghe, mắt thấy bằng nghệ thuật mô tả sinh động… Ngoài những nguyên nhân khách<br />
quan của văn học, yêu cầu phát triển thể loại ký (chủ yếu là tạp ký và ký sự), hoàn<br />
cảnh xã hội lúc bấy giờ cũng là động cơ quan trọng thôi thúc những người có lòng<br />
yêu nước, thương dân sáng tác. Phạm Đình Hổ là một điển hình. Dù phải sống<br />
trong gia cảnh nghèo túng, đau thương, nhưng từ nhỏ ông đã xác định mục đích của<br />
kẻ làm trai là: “Lập thân hành đạo”. Hơn nữa, trong thời đại ông sống, luân thường<br />
đạo lý bị coi thường, trật tự xã hội bị đảo lộn, biết bao cảnh ngang trái xảy ra từ<br />
vua chúa đến quan lại… Bị áp lực của kẻ cầm quyền, những quan hệ trong xã hội<br />
đều nghiệt ngã…<br />
Vũ trung tùy bút (Tùy bút viết trong những ngày mưa) của Phạm Đình Hổ ra đời<br />
trong hoàn cảnh ấy. Tập trung trong 91 đề mục, tác giả ghi lại những điều tai nghe,<br />
mắt thấy trong thực tế hàng ngày, không theo một trật tự nào. Bằng thủ pháp mô tả<br />
rất sinh động, tỉ mỉ, chân thành, bằng tấm lòng của một người ưu thời mẫn thế,<br />
Phạm Đình Hổ đã vẽ lại thật sống động lối sống sa đọa của bọn vua chúa, nạn hà<br />
hiếp dân lành của bọn quan lại, cảnh khốn cùng của dân chúng, cảnh gian lận hay<br />
thành kiến nặng nề trong thi cử đến những tục lệ của người dân… Mặc dù còn hạn<br />
chế ở một số điểm, nhưng Vũ trung tùy bút mang một giá trị nhất định về mặt sử<br />
học, văn hóa và xã hội học, là tài liệu đáng giá cho những ai muốn nghiên cứu xã<br />
hội nước ta cuối đời Lê.<br />
Thực vậy, dưới ngòi bút của ông, việc phản ánh trung thành bộ mặt xã hội đương<br />
thời, nhất là thói ăn chơi xa hoa, trụy lạc của bọn vua chúa được nói đến trước<br />
tiên. Sinh ra trong gia đình nhà nho, bản thân từng làm quan phục vụ triều đình,<br />
nhưng Phạm Đình Hổ không khỏi bất mãn trước lối sống trái đạo của bọn thống trị,<br />
trước thái độ coi dân như cỏ rác. Ông kể việc “Trịnh Sâm thích chơi đèn đuốc,<br />
thường ngự ở các ly cung bên Tây hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy. Việc xây dựng<br />
đình đài cứ liên miên. Mỗi tháng ba bốn lần, Vương ra cung Thụy Liên trên bờ Tây<br />
hồ, binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ, các nội thần thì đều bịt khăn, mặc áo<br />
đàn bà, bày bách hóa chung quanh bờ hồ để bán (…). Buổi ấy, bao nhiêu loài trân<br />
cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, chúa đều sức<br />
thu lấy, không thiếu một thứ gì (…). Bọn hoạn quan cung cấm lại thường nhờ gió bẻ<br />
măng, ra ngoài dọ dẫm. Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt, khướu<br />
hay, thì biên ngay chữ “phụng thủ”. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra,<br />
<br />