intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1288 - 2

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

99
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1288 2 Về phía những kẻ có tội đầu hàng giặc thì chắc chắn họ đã bị kết tội cũng với đầy đủ chứng cớ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đối với những kẻ có tội này, chỉ gần một tháng sau, vào tháng 9, khi đổi niên hiệu thành Trùng Hưng, vua Trần Nhân Tông đã ra lệnh đại xá cho cả thiên hạ. Đợt đại xá này, dù không tha hết những kẻ vừa kết tội trong tháng 8, song có phần chắc là một số lớn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1288 - 2

  1. VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1288 2 Về phía những kẻ có tội đầu hàng giặc thì chắc chắn họ đã bị kết tội cũng với đầy đủ chứng cớ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đối với những kẻ có tội này, chỉ gần một tháng sau, vào tháng 9, khi đổi niên hiệu thành Trùng Hưng, vua Trần Nhân Tông đã ra lệnh đại xá cho cả thiên hạ. Đợt đại xá này, dù không tha hết những kẻ vừa kết tội trong tháng 8, song có phần chắc là một số lớn họ đã hưởng được ân xá. Đây là hai bước đi nhằm ổn định lòng dân, làm phấn khởi những người đã hy sinh trong cuộc chiến vừa qua cho tổ quốc, đồng thời cũng xóa đi những mặc cảm tội lỗi của những kẻ phản bội đầu hàng. Ranh giới phân cách trong dân tộc và sự chia rẽ tâm lý giữa những người cùng chung huyết thống được xoá nhòa. Thứ ba, vua cho tiến hành một cuộc điều tra, để nắm được tiềm lực của dân tộc, nhằm đối phó với nguy cơ chiến tranh mà kẻ thù đang cố tình thực hiện. ĐVSKTT 5 tờ 48b cho biết: “Mùa đông tháng 10 xuống chiếu bình hộ khẩu trong nước. Triều thần can là dân đang lao khổ, việc sửa định hộ khẩu không phải là việc cần làm ngay. Vua nói: ‘Chỉ có lúc này mới nên sửa định hộ khẩu. Đừng để cho kẻ địch dòm thấy dân ta điêu hao’. Bầy tôi đều khen phục”. Như vậy, cuộc điều tra khi mới đ ược vua Trần Nhân Tông đề ra đã gặp sự không đồng tình của triều thần. Nhưng sau đó, do được giải thích về ý đồ và ý nghĩa cũng như mục đích cuộc điều tra, họ đã tán đồng và tiến hành nhanh chóng. Mục đích và ý nghĩa cuộc điều tra rõ ràng là nhằm nắm vững tiềm lực như đã nói. Yêu cầu là
  2. phải nhanh chóng thực hiện trong một thời gian nhất định, để đáp ứng đòi hỏi chuẩn bị chiến tranh. Thế là 6 tháng sau khi quét sạch quân thù ra khỏi đất nước, vua Trần Nhân Tông đã thực hiện một số biện pháp nội trị và ngoại giao nhằm ổn định và nâng cao tiề m lực chiến đấu của dân tộc. Bước qua năm sau, trong khi quân dân Đại Việt tưng bừng tổ chức lễ tết năm Bính Tuất, mà tết năm Ất Dậu họ đã không có dịp ăn mừng vì phải dồn sức chiến đấu với đội quân xâm lược Thoát Hoan, thì việc đầu tiên vua Trần Nhân Tông làm mà ĐVSKTT 5 tờ 50b9 đã ghi lại là “Mùa xuân tháng giêng, thả quân Nguyên về nước”. Số quân Nguyên này là do quân ta bắt được trong các chiến dịch khác nhau, đặc biệt là chiến dịch Tây Kết do chính vua Trần Nhân Tông chỉ huy và bắt được trên 5 vạn quân giặc. Đây rõ ràng thể hiện chính sách nhân đạo và tấm lòng hiếu sinh từ bi của một chính quyền từ vua cho tới quan và các tướng lĩnh cao cấp nhất đều là những Phật tử. Song mặt khác, hành động ấy cũng biểu lộ một chính sách ngoại giao mềm dẻo, cố gắng tránh mọi nguy cơ đưa đến chiến tranh và phát huy hết sức mọi vận hội cho việc củng cố một nền hòa bình lâu dài. Trước mắt, việc thả những tù binh này đã tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ ngoại giao của nước ta và nhà Nguyên. Sự thật, sau khi thả tù binh Nguyên về vào tháng giêng, theo ĐVSKTT, 5 tờ 51a1, thì “tháng 2 nhà Nguyên sai Hợp Tản Nhi Hải Nha đến nước ta”. Dù nội dung của sứ bộ Hợp Tản Nhi Hải Nha (Qasar Qaya) là đến thăm dò tình hình đất nước ta, và được cử đi từ tháng 10 năm trước, nhưng khi đến nước ta chắc chắn chúng có nêu lên vấn đề trả lại tù binh Nguyên cho chúng, ngay cả khi chúng ta đã thả đám tù này từ tháng giêng. Dẫu trước hay sau, việc thả tù binh Nguyên nhất định có một tác động chính trị trong một chừng mực nào đó. Tuy vậy, do việc nhà Nguyên ráo riết tiến hành tổ chức chiến tranh, thì tin tức về các hoạt động này thế nào cũng đến tai người lãnh đạo Đại Việt, nên tháng 3 năm Bính Tuất đã được ĐVSKTT 5 tờ 51a1-5 ghi lại như sau: “Tháng 3 vua Nguyên
  3. sắc cho thượng thư sảnh Áo Lỗ Xích, bình chương sự Ô Mã Nhi, đại tướng Trương Văn Hổ điều động 50 vạn quân, sai Hồ Quảng làm 300 chiếc thuyền đi biển, hẹn đến tháng 8, họp cả ở châu Khâm và châu Liêm, sai đem quân ba hành tỉnh Giang Chiết, Hồ Quảng và Giang Tây xâm lấn phương Nam, mượn cớ đưa kẻ đầu hàng Trần Ích Tắc về nước. lập làm An Nam quốc vương”. Thông tin về các hoạt động tổ chức chiến tranh của Hốt Tất Liệt, như vậy, đã được vua Trần Nhân Tông và triều đình Đại Việt nắm vững. Đứng trước những nguy cơ chiến tranh tới gần, tất nhiên Đại Việt không thể ngồi yên hay đứng nhìn. Việc đầu tiên vua Trần Nhân Tông làm là “vào tháng 6 sai các vương hầu tôn thất mộ binh và nắm vững quân thuộc hạ của mình”, như ĐVSKTT 5 tờ 51a5-6 đã ghi. Tiếp đến, cũng theo ĐVSKTT 5 tờ 51a6-b2, trong một cuộc hội nghị cao cấp nhất, vua đã hỏi Trần Hưng Đạo: “Thế giặc năm nay thế nào?”. Trần Hưng Đạo trả lời: “Nước ta thái bình lâu ngày, dân không biết việc binh, nên năm trước quân Nguyên xâm lấn, hoặc có người đầu hàng trốn tránh. Nhờ uy binh của tổ tông và thần vũ của bệ hạ, mà đã quét sạch được rợ Hồ. Nay nếu nó lại sang thì quân ta đã quen việc đánh dẹp, mà quân nó thì ngại việc đi xa. Vả lại, nó đ ã cạch về sự thất bại của Hằng và Quán, nên quân Nguyên không có lòng chiến đấu nữa. Cứ ý thần xem, thì tất đánh tan được chúng”. Qua phân tích của chính Hưng Đạo Vương về sự tất thắng của quân đội ta trong cuộc chiến tranh sắp tới, ta thấy toát lên một niềm tin mạnh mẽ vào khả năng chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của quân dân Đại Việt và sự lãnh đạo sáng suốt của các vị vua Trần trong đó có vua Trần Nhân Tông. Một lần nữa, vua Trần Nhân Tông “sai Hưng Đạo Vương tổng đốc các vương hầu quân tôn thất điều động quân đội và chế tạo khí giới thuyền bè. Đến tháng 10 cho kiểm điểm và luyện tập các quân đã điều động”, như ĐVSKTT 5 tờ 51b1-3 đã ghi lại. Thế là về phía Đại Việt, ta cũng đã ráo riết chuẩn bị phương tiện, nhân lực và khí tài để đối phó với bóng
  4. ma chiến tranh đang đe dọa phủ lấy đất nước mình với niềm tự tin mạnh mẽ vào chiến thắng cuối cùng. Bước qua năm Đinh Hợi (1287) niền tin ấy càng được cũng cố bền vững hơn. Theo ĐVSKTT 5 tờ 52a2-3, “tháng 2,(..) có quan chấp chính xin tuyển người mạnh khỏe làm lính để tăng số quân. Hưng Đạo Vương đã bác đi, nói: ‘Quân cần tinh, không cần nhiều. Dù nhiều đến như Bồ Kiên có 100 vạn quân, có làm gì được đâu?’”. Song song với việc không đôn quân bắt lính ấy, vua Trần Nhân Tông còn “đại xá cho thiên hạ”, thể hiện chính sách ổn định l òng dân. Đợt đại xá này chỉ cách đợt trước chưa đầy nửa năm, chắc chắn được khẩn trương thực hiện, nhằm biểu thị không chỉ tính nhân đạo của chế độ mình, mà còn ít nhiều bộc lộ cảm thức trách nhiệm của người lãnh đạo đối với muôn dân. Nếu người dân phạm tội thì không chỉ người dân chịu trách nhiệm trước tội lỗi của mình, mà chính quyền, cụ thể là người lãnh đạo tối cao, cũng phải có trách nhiệm trước những vi phạm và tội lỗi ấy của người dân. Người dân Đại Việt vào thời Trần Nhân Tông, trước khi xảy ra cuộc chiến tranh 1285, đã được răn dạy: “Phàm các quận huyện trong n ước, nếu như có giặc ngoài đến, thì phải tử chiến. Hoặc nếu sức địch không lại thì cho phép trốn vào trong núi đầm. Không được đầu hàng”. An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 7b 1-2 đã ghi lại như thế. Vậy mà cũng có người đầu hàng. Trách nhiệm đầu hàng trước nhất vẫn thuộc về kẻ đầu hàng. Tuy nhiên, giống như cách xử sự của ông nội mình là Trần Thái Tông đối với Hoàng Cự Đà trong cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1258, vua Trần Nhân Tông vẫn cảm thấy trách nhiệm của mình đối với sự đầu hàng của một số tôn thất và dân chúng, khi quân Nguyên xâm lược nước ta vào năm 1285. Chắc chắn vì cảm thức này, mà vua đã cho tiến hành 2 cuộc đại xá chỉ cách nhau có mấy tháng.
  5. Đến tháng 4, vua Trần Nhân Tông đã cho em mình là Tá Thiên Đại Vương Đức Việp giữ quyền tướng quốc và duyệt binh một lần chót. Đồng thời vua cho giải quyết những vụ kiện tụng chưa xử lý xong và quy định các sắc dịch. Đây là những việc làm chạy đua với thời gian trong một đất nước đang có những giây phút hòa bình cuối cùng của mình, để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh đang từng bước từ bên kia biên giới tiến vào quê hương Đại Việt. Cuộc chiến tranh bắt đầu: Trận Mộc Hoàn Theo ĐVSKTT 5 tờ 52a6-8: “Ngày 14 (tháng 11 năm Đinh Hợi, 1287) Trịnh Xiển tâu về việc thái tử nhà Nguyên là A Thai đánh vào cửa Phú Lương”. Thực tế thì đây là trận đánh vào cửa Mộc Hoàn do Ái Lỗ chỉ huy, mà Bản kỷ của Nguyên sử 14 tờ 11a3-5 đã mô tả: “Tháng 11 ngày Nhâm Thìn (...) hữu thừa của Vân Nam tỉnh là Ái Lỗ đem quân đóng ở cửa Mộc Ngột của Giao Chỉ. Tướng Giao Chỉ là Chiêu Văn Vương đem 4 vạn quân trấn giữ. Ái Lỗ đánh phá, bắt được tướng nó là Lê Thạch và Hà Anh”. Đây là trận mở đầu và do cánh quân Tây Bắc từ Vân Nam xuống của Ái Lỗ tiến hành. Ái Lỗ (Aruq) là một danh tướng của nhà Nguyên. Ái Lỗ truyện của Nguyên sử 122 tờ 8b3-5ữ chép: “(Năm Chí Nguyên thứ 24) Trấn Nam Vương đánh Giao Chỉ, ra lệnh cho Ái Lỗ đem 6 nghìn quân đi theo, từ La La đến đất Giao Chỉ. Tướng Giao Chỉ là Chiêu Văn Vương đem quân bốn vạn giữ cửa Mộc Ngột. Ái Lỗ đánh phá được, bắt tướng nó Lê Thạch và Hà Anh. Trải ba tháng, đánh nhau mười tám trận lớn nhỏ, bèn đến thành vua nó, cùng hội với các quân, lại đánh hơn hai mươi hiệp, công là nhiều”. Năm sau, vào ngày Quý Mùi tháng 4 năm Chí Nguyên 25 (1288) khi báo cáo trận đánh này lại cho Hốt Tất Liệt ở Bản kỷ của Nguyên sử 15 tờ 3a5, Ái Lỗ còn viết: “Hữu thừa tỉnh An Nam là Ái Lỗ dâng lời nói rằng từ lúc xuất phát ở Trung
  6. Khánh qua La La, Bạch Y vào Giao Chỉ, đi về đánh 38 trận, chém đầu không thể kể xiết, tướng sĩ từ Đô nguyên soái trở xuống, những kẻ có công là 474 người”. Vậy trận mở đầu này là một trận đánh lớn, dù quân số ít, chỉ 6 nghìn người, nhưng chắc chắn có sự tham gia của nhiều viên chỉ huy giỏi, mà một trong số đó là Mang Cổ Đái. Viên tướng này có một bề dày chiến trận với nhiều thành tích, và Nguyên sử đã dành hẳn một truyện để viết về y ở Nguyên sử 149 tờ 13a6-7. Truyện này không chỉ chép công trạng của Mang Cổ Đái, mà cònử ghi lại tên một số viên tướng khác như thái tử A Đài, mà ĐVSKTT đã nhắc tới ở trên. Truyện chép Mang Cổ Đái (Mangqudai) “theo chư vương A Đài (Atai) đánh Giao Chỉ, đến sông Bạch Hạc, đánh nhau với ngụy Chiêu Văn Vương của Giao Chỉ, cướp được 87 chiến thuyền”. An Nam chí lược 4 tờ 54 cũng ghi lại trận này: “Hữu thừa Ái Lỗ cũng từ Vân Nam tiến quân đến Tam Đại Giang, đánh nhau với em vua là Trần Duật, bắt được tướng Hà Anh, Lê Thạch”. Tam Đại Giang nghĩa đen là ba sông lớn. Thế rõ ràng nó chỉ vùng ba sông Đà, Lô và Hồng gặp nhau ở tại Việt Trì. Chính tại Việt Trì này mà hơn 100 năm sau ĐVSKTT 8 tờ 53b2 -7 đã ghi việc “quân Minh chiếm bờ sông Mộc Hoàn ở Việt Trì” và “tập kích quân Hồ ở châu Moc Hoàn”, trước khi tiến đánh thành Đa Bang. Vậy cứ điểm Mộc Ngột mà các sử liệu Trung Quốc nói tới, chắc chắn là cứ điểm Mộc Hoàn của ĐVSKTT. Tên Mộc Hoàn này đến cuối thế kỷ thứ 19 vẫn tồn tại, như Đồng Khánh địa dư chí đã ghi. Vậy Mộc Ngột cũng chính là Mộc Hoàn, vì chữ hoàn có dạng như chữ ngột. Trận Mộc Hoàn đây cho thấy, trong đợt xâm lược lần này, Hốt Tất Liệt đã quan tâm đến cánh quân Vân Nam, tăng c ường quân số cho nó lên tới 6 nghìn người, bố trí thêm một số tướng giỏi, và chắc chắn phải giao cho chúng một số nhiệm vụ. Sự quan tâm này phản ảnh nỗi lo lắng của Hốt Tất Liệt về việc thiếu vắng cánh quân
  7. phía Nam. Để bù đắp cho sự thiếu vắng này, cánh quân Vân Nam đã được tăng cường tiềm lực chiến đấu. Và tên tướng đầu sỏ Ái Lỗ đã hăng hái gánh vác nhiệm vụ của cánh quân phía Nam mà ngày trước Toa Đô đã cố sống cố chết thực hiện. Việc tiến đánh cứ điểm Mộc Hoàn trong cụm phòng ngự Phú Lương, mà ĐVSKTT nói đến, đã thể hiện một phần nào chủ trương chiến tranh của Hốt Tất Liệt. Đối với cuộc chiến tranh đang nổ ra, chủ trương chiến lược của quân dân nhà Trần lần này khác với lần trước. Ngay từ những trận đánh đầu tiên này, khi vua Trtần Nhân Tông hỏi Trần Hưng Đạo, thì được trả lời “năm nay giặc dễ”, nh ư ĐVSKTT 5 tờ 52a6-8 đã ghi. Quân đội nhà Trần ở các mặt trận khác nhau thực hiện các trận đánh rút lui vừa để tiêu hao sinh lực địch vừa để bảo toàn lực lượng ta, vừa chủ động nhữ địch đến những nơi ta muốn, để cuối cùng phản công và tiêu diệt chúng. Cho nên, trận Phú Lương, tuy ta có bị tiêu hao với việc hai tướng Lê Thạch và Hà Anh bị bắt cùng một số chiến thuyền bị cướp, nhưng danh tướng Trần Nhật Duật đã hoàn thành xuất sắc và trung thành chủ trương và nhiệm vụ được giao, rút về và bảo toàn lực lượng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1