intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1285 - 4

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

124
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1285 4 Trận Đà Mạc Đà Mạc hay cũng gọi Thiên Mạc, mà sau này có tên bãi Mạn Trù là một bãi đất nằm ven sông Hồng thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay, như Khâm định Việt sử thông giám cương mục 6 tờ 42a3-4 viết: “Sông Thiên Mạc tức hạ lưu sông Phú Lương ở tại bãi Mạn Trù của huyện Đông Yên vùng tỉnh Hưng Yên”. Ở đây, quân ta có một cứ điểm do tướng Trần Bình Trọng chỉ huy. Theo An Nam chí lược 4...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1285 - 4

  1. VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1285 4 Trận Đà Mạc Đà Mạc hay cũng gọi Thiên Mạc, mà sau này có tên bãi Mạn Trù là một bãi đất nằm ven sông Hồng thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay, như Khâm định Việt sử thông giám cương mục 6 tờ 42a3-4 viết: “Sông Thiên Mạc tức hạ lưu sông Phú Lương ở tại bãi Mạn Trù của huyện Đông Yên vùng tỉnh Hưng Yên”. Ở đây, quân ta có một cứ điểm do tướng Trần Bình Trọng chỉ huy. Theo An Nam chí lược 4 tờ 54 thì “ngày 21 Nhâm Thìn đánh vỡ ải Thiên Hán, chém được tướng Bảo Nghĩa Hầu”. Ngày Nhâm Thìn tháng giêng năm Ất Dậu ấy phải là ngày 19, chứ không phải 21. Chắc chắn 21 viết sai của 19, vì đây là những chữ số rất dễ viết lộn. Còn Thiên Hán thì rõ ràng chữ Hán viết sai của chữ Mạc vì dạng chữ chúng giống nhau. An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 7b10 không ghi rõ ngày tháng, nhưng có chép trận Thiên Mạc và việc quân Nguyên bắt được Kiến Đức Hầu Trần Trọng. Kinh thế đại điển tự lục trong Nguy ên văn loại 41 tờ 27a6-7 cũng chép việc bắt
  2. được Kiến đức Hầu Trần Trọng, nhưng ghi việc này sau trận A Lỗ và Thiên Trường và trước khi vua Trần Nhân Tông rút ra cửa Giao thủy. Trong số những thông tin này, thông tin của An Nam chí lược tương đối chính xác, vì Lê Thực đã ghi lại những điều ít nhiều mình có biết tới và có tham gia. Trần Trọng đây chắc chắn là vị anh hùng Trần Bình Trọng của ĐVSKTT. Chỉ có điểm khác là, thay vì Bảo Nghĩa Hầu, phía Trung Quốc lại có Kiến Đức Hầu. Tước Kiến Đức Hầu có thể là tước được phong khi Trần Bình Trọng còn sống. Còn tước Bảo Nghĩa Hầu là tước được phong khi Trần Bình Trọng đã mất, để nêu cao khí phách oanh liệt của vị dũng tướng lúc đối diện với những cám dỗ của kẻ thù, mà tình tiết sẽ được ghi rõ trong ĐVSKTT dưới đây. Việc An Nam chí lược 4 tờ 54 ghi khác với Nguyên sử, bởi vì Lê Thực đang còn ở tại Việt Nam và làm việc với Chương Hiến Hầu Trần Kiện, lúc vị anh hùng hy sinh và triều đình phong tước, nên biết rõ sự thay đổi tước hầu của chính Trần Bình Trọng. Phía Trung Quốc không ghi rõ ai trực tiếp chỉ huy trận đánh này. Nhưng phía Việt Nam, qua trận đánh này lại thêm một vị anh hùng. Đó là Trần Bình Trọng. ĐVSKTT viết: “Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng (vương là dòng dõi Lê Đại Hành, chồng sau của công chúa Thụy Bảo, ông cha làm quan đời Thái Tông, được
  3. ban quốc tính họ Trần) đánh nhau với giặc ở bãi Đà Mạc (tức Thiên Mạc, nay là bãi Mạn Trù) bị chết. Khi bị bắt, không chịu ăn. Giặc hỏi việc nước, không trả lời. Hỏi: ‘Có muốn làm vương đất Bắc không ?’. Vương thét lớn: ‘Thà làm quỷ nước Nam, chứ không làm vương đất Bắc’. Rồi bị giết”. Điểm khác biệt cơ bản là ĐVSKTT đã ghi trận Đà Mạc và cái chết oanh liệt của Trần Bình Trọng vào tháng 2 năm At Dậu, sau sự kiện đầu hàng của Chương Hiến Hầu Trần Kiện và bọn thuộc hạ Lê Thực. Trong khi đó chính bản thân Lê Thực lại được ghi vào ngày Nhâm Thìn tháng giêng năm Ất Dậu. Trong trường hợp này, Lê Thực tỏ ra đúng hơn, khi ta căn cứ trên diễn tiến của tình hình chiến sự thời bấy giờ. Hơn nữa, Thực lại là người sống đồng thời với Trần Bình Trọng và trực tiếp tham gia nghe ngóng một số những tình hình đó. Và thứ ba nữa, Thực không có lý do gì cần phải thay đổi ngày tháng của cuộc tấn công vào cứ điểm Đà Mạc của quân Nguyên. Cuối cùng, như đã thấy, Bảo Nghĩa Hầu Trần Bình Trọng hy sinh chỉ cách việc đầu hàng của chính Thực trong một khoảng thời gian rất ngắn, trên dưới một tháng, nên chắc chắn có tác dụng to lớn đối với bản thân Thực. Thực tế, Khâm định Việt sử thông giám cương mục 7 tờ 36b2 đã chép là vua Trần Nhân Tông, khi
  4. nghe báo tin Trần Bình Trọng hy sinh, đã vật vã kêu khóc, chứng tỏ sự hy sinh ấy đã có một tác động to lớn trong giới lãnh đạo đất nước thời bấy giờ. Tước Bảo Nghĩa Hầu có lẽ được vua Trần Nhân Tông đổi phong cho Trần Bình Trọng nhằm nhấn mạnh nghĩa khí không đầu hàng giặc của vị anh hùng vào một thời điểm, mà chắc chắn nhà vua thấy xung quanh mình đã xuất hiện những kẻ không còn giữ được nghĩa vua tôi, tinh thần trung quân ái quốc và muốn đi đầu hàng giặc. Thêm vào đó, ĐVSKTT chủ yếu chép lại Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên. Mà Phan Phu Tiên khi viết bộ sử của chính mình, lại không có được những thuận lợi của những nhà viết sử khác. Đất nước ta đã bị quân Minh xâm lược gần 20 năm và trải qua những cuộc chiến tranh giải phóng dữ dội do những người yêu nước như Trần Trùng Quang, Nguyễn Biểu, Phạm Ngọc, Lê Lợi lãnh đạo. Do thế, những sử liệu chắc chắn bị quân thù tịch thu, phá hủy. Đặc biệt, các sử liệu do quốc sử quán nhà Trần ghi chép, ta hiện không biết chúng có đ ược Hồ Quý Ly có kế hoạch đem cất giấu hay không. Chỉ một sự kiện hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại năm 1285 và1288 đã được ĐVSKTT chép rất sơ sài, thậm chí có những điểm hoàn toàn sai lạc, là một thí dụ điển hình. Cho nên, người ta không ngạc nhiên trước những sai khác vừa nêu trên.
  5. Nói tóm lại, trận Đà Mạc không phải một trận lớn. Nhưng qua trận Đà Mạc, ta không chỉ thấy khí phách anh hùng, liều mình vì nước, không chịu đầu hàng giặc của người tướng chỉ huy là Trần Bình Trọng, mà còn thấy được ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù của quân dân Đại Việt trong những thời điểm khó khăn nhất của tổ quốc. Chính những con người như thế đã làm nên những chiến thắng vang dội về sau như trận chiến Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết v. v. Trận A Lỗ Sau trận Đà Mạc bắt được Kiến Đức Hầu Trần Trọng, An Nam chí lược 4 tờ 54 đã viết tiếp: “Thế tử lui giữ ải Hải Thị, đóng cọc đắp bờ ngăn sông phía tây để đánh. Quan quân trên dưới bắn chéo. Bọn chúng vỡ lớn”. Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại 41 tờ 27a6 viết: “Đại quân đuổi Nhật Huyên ở sông A Lỗ và sông Đức Cương”. Căn cứ vào hai báo cáo này, rõ ràng Hải Thị và sông A Lỗ chỉ cùng một nơi. Đặc biệt, An Nam Chí Nguyên 1 tờ 47 có chép: “Sông Hải Triều ở tại Khoái Châu phân lưu từ sông Hà Lỗ, trên thông với sông Ngọc Châu”. Hà Lỗ đây chắc chắn là sông A Lỗ, mà Kinh thế đại điển tự lục vừa nói tới. Còn Khoái Châu thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên bây giờ. Mà Đà Mạc, tức Thiên Mạc theo Khâm định Việt sử
  6. thông giám cương mục 6 tờ 42a3-4 lại ghi ở vào địa phận tỉnh Hưng Yên, và nằm trên hạ lưu sông Hồng. Vậy hai căn cứ Đà Mạc và A Lỗ nằm rất gần nhau. Đây có lẽ là cụm cứ điểm nhằm phòng vệ cho Thiên Trường. Với chi tiết “trên dưới bắn chéo”, ta thấy đây rõ ràng là hai cánh quân thủy bộ địch do Khoan Triệt và Lý Hằng chỉ huy, đã đuổi theo đại quân của vua Trần Nhân Tông và tiến đánh căn cứ A Lỗ, sau khi đã chiếm được căn cứ Đà Mạc. Đây một lần nữa là một trận đánh tiêu hao lớn, chủ động nhử quân địch theo h ướng quân ta muốn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1