intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1288 - 3

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

83
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1288 3 Thoát Hoan tiến quân Trong khi Ái Lỗ rầm rộ tiến quân xuống cửa ải Phú Lương ở phía Tây Bắc, thì cánh quân ở phía Đông Bắc do Thoát Hoan và Áo Lỗ Xích chỉ huy đã từ đại bản doanh của mình ở Ngạc Châu kéo nhau xuất phát vào ngày mồng 3 tháng 9 năm Đinh Hợi (1287). Đến ngày 28 Ất Dậu tháng 10 chúng tới huyện Lai Tân của Quảng Tây. Tại đây, Thoát Hoan cho tách quân thủy bộ. Thoát Hoan cùng Áo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1288 - 3

  1. VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1288 3 Thoát Hoan tiến quân Trong khi Ái Lỗ rầm rộ tiến quân xuống cửa ải Phú Lương ở phía Tây Bắc, thì cánh quân ở phía Đông Bắc do Thoát Hoan và Áo Lỗ Xích chỉ huy đã từ đại bản doanh của mình ở Ngạc Châu kéo nhau xuất phát vào ngày mồng 3 tháng 9 năm Đinh Hợi (1287). Đến ngày 28 Ất Dậu tháng 10 chúng tới huyện Lai Tân của Quảng Tây. Tại đây, Thoát Hoan cho tách quân thủy bộ. Thoát Hoan c ùng Áo Lỗ Xích và A Bát Xích đem quân bộ cùng bọn Việt gian Trần Ích Tắc nhắm hướng Tư Minh. Ngày Kỷ Hợi 13 tháng 11 Thoát Hoan và đồng bọn đến Tư Minh. Còn Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp sau khi tách khỏi Thoát Hoan ở Lai Tân đã tiếp tục đi về Khâm Châu. Tất cả những ghi nhận về ngày tháng vừa nêu chủ yếu lấy từ An Nam chí lược 4 tờ 55. Khi tham khảo thêm Lai A Bát Xích truyện và An Nam truyện của Nguyên sử 129 tờ 2a2-4 và 209 tờ 9a8, ta thấy hoàn toàn phù hợp. Phàn Tiếp truyện của Nguyên sử 166 tờ 10a10-11 cũng ghi tương tự: “Năm 24 (1287) lại đánh Giao Chỉ, tiến lên làm hành trung thư tỉnh tham tri chính sự. Bấy giờ ba đạo tiến quân. Hoàng tử Trấn Nam Vương cùng hữu thừa Trình Bằng Phi chia làm hai đạo. Một vào Vĩnh Bình, một vào ài Nữ Nhi. Tiếp cùng tham chính Ô Mã Nhi đem quân thủy vào biển”. Điều này chứng tỏ Lê Thực đã ghi nhật ký của cuộc tiến quân, mà bản thân hắn có tham gia. Và sau này khi bị thua trở về Trung Quốc, hắn đã dùng bản nhật ký ấy để một phần nào viết nên An Nam chí lược. Độ chính xác của tư liệu, do thế, tương đối cao trong liên hệ với các cuộc hành quân của giặc.
  2. Các trận thủy chiến với địch Thế là để xâm lược nước ta trong đợt này, tuy thiếu cánh quân phía Nam, Hốt Tất Liệt đã bổ sung bằng cách tăng cường cánh quân phía Tây Bắc do Ái Lỗ chỉ huy và tạo mới cánh quân thủy giao cho hai tên phó của Áo Lỗ Xích là Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp trực tiếp điều động. Theo An Nam chí lược 4 tờ 55 thì việc chia quân xảy ra ngày At Dậu 28 tháng 10 năm Đinh Hợi (1285), mà ngoài Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy 18 ngàn quân còn có Ô Vị, Trương Ngọc và Lưu Khuê chỉ huy thêm mấy vạn quân và 500 chiến thuyền cùng 70 chiếc thuyền vận tải. Ngày Mậu Tuất (đúng ra là ngày 12, LMT) 11 tháng 11, cánh quân thủy này đã tiến trước, vượt qua cửa biển Vạn Ninh, tức Móng Cái ngày nay và chúng bị tướng Nhân Đức Hầu Trần Lang phục kích ở Lãng Sơn, mà theo An Nam chí lược 4 tờ 55 của Lê Thực là có ý cắt đứt với hậu quân của địch. Địch biết, liền đêm đó cho vây núi, mờ sáng thì đánh nhau với ta. Theo chúng, số quân ta bị chết đuối lên đến vài trăm người va mất vài chục chiếc thuyền. Ô Mã Nhi thừa thắng tiến lên, không quan tâm đến thuyền chở lương đằng sau. Mất quân hộ tống, thuyền lương bị hãm. An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 9a11-12, kể lại trận đánh này như sau: “Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp đem quân đi bằng đường biển qua cửa đôi núi Ngọc (nguyên bản có vương chắc là sai, LMT) rồi đến cửa An Bang, gặp thuyền của Giao Chỉ hơn 400 chiếc, đánh chúng, chém đầu hơn 4.000 cái, bắt sống hơn trăm tên, cướp thuyền trăm chiếc, bèn đuổi dài Giao Chỉ”. Phàn Tiếp truyện của Nguyên sử 166 tờ 19a11-13 cũng viết tương tự: “Tiếp cùng tham chính Ô Mã Nhi đem quân thủy vào biển, gặp thuyền giặc ở cửa An Bang, Tiếp đánh, chém đầu hơn 4 ngàn cái, bắt sống hơn trăm người, cướp được hơn trăm chiếc thuyền và vô số khí giới”. Văn bia của Lý Thiên Hựu do Tô Thiên Tước viết trong Từ khê văn cảo 18 cũng ghi tương tự: “Đến An Bang, gặp người Giao chém đầu hơn 2 nghìn, bắt được thuyền hơn 60 chiếc”.Bản kỷ của Nguyên sử 14 tờ 11b1-2 chép trận này sớm lắm
  3. là vào ngày Tân Sửu của tháng 11 năm Đinh Hợi (1287), nghĩa là sau An Nam chí lược đến 4 ngày: “Ngày Tân Sửu Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp và bọn Trình Bằng Phi đến Giao Chỉ. Đến đâu cũng đều thắng cả”. ĐVSKTT 5 tờ 52b1-3 viết về trận này: “Ngày 28 phán thủ thượng vị Nhân Đức Hầu Toàn đem quân thủy đánh ở vũng Đa Mỗ. Giặc chết đuối rất nhiều, b ắt được 40 tên, thuyền, ngựa và khí giới đem dâng”. Thế rõ ràng trận thủy chiến Đa Mỗ do Nhân Đức Hầu Toàn chỉ huy cũng là trận Lãng Sơn của An Nam chí lược và trận cửa An Bang cũng chỉ là một mà thôi. Tuy nhiên thời điểm xảy ra đã được ghi khác nhau. An Nam chí lược ghi ngày 11, Nguyên sử ghi ngày 15, còn ĐVSKTT thì ghi ngày 28. Những khác nhau này là do truyền tải tư liệu có sai sót, hoặc thông tin không chính xác. Điểm đáng chú ý hơn nữa là bên nào cũng cho mình thắng trong trận này cả. Sau những trận đụng độ với cánh quân Tây Bắc do Ao Lỗ chỉ huy và cánh quân thủy do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp điều khiển, thì cánh quân Thoát Hoan t ừ Lai Tân đến Tư Minh. Thoát Hoan đã cử A Bát Xích nắm một nghìn quân đi tiên phong, như Lai A Bát Xích truyện của Nguyên sử 129 tờ 2a đã ghi nhận. Tại đây, vào ngày Kỷ Hợi 13 tháng 11 theo Bản kỷ của Nguyên sử 14 tờ 11a 12-13, Thoát Hoan đã chia đạo quân của mình thành 2 cánh. Một cánh do Trình Bằng Phi chỉ huy, và một do Ao Lỗ Xích điều khiển để tiến vào nước ta, và tăng cường đội quân của A Bát Xích lên một vạn người, giao A Bát Xích đi tiên phong. Sự kiện này An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 9a8-11 viết rõ hơn: “Tháng11, Trấn Nam Vương đến Tư Minh, để lại 2.500 quân, sai Vạn hộ Hạ Chỉ điều khiển để giữ xe lương, còn Trình Bằng Phi và Bột La Hợp Đáp Nhi (Bolqadar) đem khoảng một vạn quân Hán đi đường phía Tây qua ngã Vĩnh Bình, còn Áo Lỗ Xích thì đem một vạn quân theo Trấn Nam Vương do đường ải Nữ Nhi phía đông, để cùng tiến, và A Bát Xích đem một vạn quân đi làm tiên phong”. Ba ngày sau, tức ngày Tân Sửu, theo Bản kỷ của Nguyên sử 14 tờ 11b1, cánh quân Trình Bằng Phi
  4. đã có báo cáo chiến thắng, trong khi An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 9a12- 13 nói thêm: “Trình Bằng Phi và Bột La Hợp Đáp Nhi trải qua 3 cửa ải Lão Thử, Hãm Nê và Tư Trúc đánh nhau 17 trận, đều thắng” Thoát Hoan tiến vào Đại Việt Còn đại quân của Thoát Hoan, theo Bản kỷ của Nguyên sử 14 tờ 11b2-3, 5 ngày sau, vào ngày Bính Ngọ, tức ngày 20 tháng11, mới đến Giới Hà và bị quân ta chống cự. Đến ngày Canh Tuất 24 tháng 11, quân của Thoát Hoan đến Lộc Châu. Chính tại đây, theo An Nam chí lược 4 tờ 55, Thoát Hoan mới chia quân,“hữu thừa Trình Bằng (Phi), tham chính Bột La Đáp Nhi do ải Chi Lăng, còn đại quân thì do ải Khả Lỡ, hữu thừa A Bát Xích làm tiên phong cùng tiến”. ĐVSKTT 5 tờ 52a8-b1 có chép một trận đánh vào ngày 24 này: “Ngày 24, vua sai cấm quân giữ ải Lãnh Kinh. Hưng Đức Hầu Quán đem quân đón đánh, lấy tên độc bắn giặc, chết và bị thương rất nhiều. Giặc lui về đóng ở ải Vũ Cao”. Vậy là khi tiến vào nước ta, Thoát Hoan đã chia quân theo đường tiến cũ của cuộc xâm lược trước, tức con đường phía Đông và con đường phía Tây. Cánh quân phía Tây qua các ải Lão Thử (Chi Lăng), Hãm Nê và Tư Trúc, tức đi trên con đường quốc lộ 1 ngày nay, để nhắm hướng Thăng Long. Còn cánh quân phía Đông từ Lộc Châu, tức Ô Bình ngày nay, qua các ải Khả Lỡ và Nữ Nhi để nhắm hướng Vạn Kiếp mà tiến xuống. Đây là con đường vòng qua huyện Sơn Động ngày nay. Và trận đầu tiên, mà chúng gặp là trận Lãnh Kinh do Hưng Đức Hầu Quán chỉ huy. Đây là trận mà Bản kỷ của Nguyên sử gọi là “Giao Chỉ đưa quân chống giữ “. Trận Vạn Kiếp Sau trận Lãnh Kinh, về phía sử ta cũng nh ư Trung Quốc không thấy có ghi một trận nào đáng kể nữa. Ngay cả cánh quân phía tây có nói đến 17 trận đánh, nhưng
  5. cũng không thấy đâu ghi lại. Còn cánh quân phía Đông do Thoát Hoan và Áo Lỗ Xích chỉ huy thì cứ lặng lẽ mà tiến, dám chừng không gặp một trận đánh nhỏ nào cả. Chỉ thấy đến khi tới Vạn Kiếp, mà theo Bản kỷ của Nguyên sử 14 tờ 11b8 là vào ngày Giáp Dần của tháng 11 thì mới có một trận đánh xảy ra, và cũng là lúc quân Ô Mã Nhi đã tới gặp được quân của Thoát Hoan. Lưu Uyên truyện của Nguyên sử 152 tờ 4b10-11 đã ghi thế này: “Năm (Chí Nguyên) 24, Uyên theo đi đánh Giao Chỉ. Trấn Nam Vương Thoát Hoan sai đem 2 vạn quân thủy bộ, đánh sông Vạn Kiếp, bắt được 16 người.Rồi tiếp đánh thành Linh Sơn, bọn giặc đón cự, thua lớn”. Còn Tích Đô Nhi truyện của Nguyên sử 133 tờ 9b6 chép việc Tích Đô Nhi được lệnh của A Bát Xích đánh chiếm thành Nhất Tự và bắt được 7 chiến thuyền. Qua tháng 12, cụ thể là ngày mồng 3 Kỷ Mùi, theo An Nam chí lược 4 tờ 55 thì Thoát Hoan đã đến Tứ Thập Nguyên. Tại đây Thoát Hoan được tin thuyền lương của Trương Văn Hổ đã bị đánh chìm, “bèn sai Ô Mã Nhi đốc quân đi cướp lương hướng của An Nam, tả thừa A Lý, Lưu Giang dựng thành gỗ ở hai núi Phổ Lại và Chí Linh để chứa lương nuôi quân “. Nhưng sự việc này theo Bản kỷ và An Nam truyện của Nguyên sử 14 tờ 12a1-2 và 209 tờ 9a13-b1 thì chép vào ngày Quý Dậu, tức ngày 15 tháng 12. Một mặt, nó viết: “Ngày Quý Dậu, Trấn Nam Vương đóng ở cảng Mao La, đánh trại Phù Sơn, phá được”. Mặt khác, An Nam truyện lại co: ữ “Tháng 12, Trấn Nam Vương đóng ở cảng Mao La. Hưng Đạo Vương của Giao Chỉ trốn đi, nhân đó, bèn đánh trại Phù Sơn, phá được, lại sai Trình Bằng Phi và A Lý đem 2 vạn quân giữ Vạn Kiếp, vừa sửa sang rào gỗ ở núi Phổ Lại và Chí Linh” Thế rõ ràng đại quân của Thoát Hoan đến Vạn Kiếp một cách khá dễ d àng. Chủ trương chiến lược của ta lần này là càng nhữ địch vào sâu nội địa, càng dễ dàng phản công và tiêu diệt chúng. Cho nên, ngay tại Vạn Kiếp, với một trận càn có
  6. quân số lên tới 2 vạn mà chỉ bắt được quân ta 16 người. Tuy nhiên, cũng rõ ràng không kém là khi tới Vạn Kiếp và có quân Trịnh Bằng Phi và Ô Mã Nhi cùng hội về, Thoát Hoan đã biết thuyền lương của Trương Văn Hổ không tới. Cũng trong thời gian này, ngày 16 tháng 12, vua Trần Nhân Tông đã sai minh tự Nguyễn Thức đem quân Thánh dực dũng nghĩa đến chỗ Hưng Đạo Vương để giữ cửa sông Đại Than, như ĐVSKTT 5 tờ 52b3-4 đã ghi.. Địch chiếm Thăng Long Đến ngày Kỷ Mão 23 tháng 12, theo An Nam chí lược 4 tờ 55, Thoát Hoan cho quân tiến về Thăng Long vớữi Ô Mã Nhi chỉ huy quân thủy và A Bát Xích điều khiển quân bộ. Khi Phàn Tiếp đem quân thủy đến Bắc Giang thì bị quân ta chặn lại. ĐVSKTT 5 tờ 52b3-4 chép việc tướng Nguyễn Thức ở Đại Than đã đánh với giặc thắng lớn: “Tháng 12 ngày 16 vua xuống chiếu minh tự Nguyễn Thức đem quân Thánh dực dũng nghĩa đến Hưng Đạo Vương giữ cửa Đại Than. Ngày 26 gặp giặc, đánh bại chúng”. Dù có thắng, quân ta vẫn chấp hành chủ trương rút lui. Thế là ngày At Dậu tức ngày 29 tết tháng chạp năm Đinh Hợi, theo Bản kỷ của Nguyên sử 14 tờ 12 a4, “Trấn Nam V ương đem các quân vượt sông Phú Lương, đóng dưới thành Giao Chỉ, đánh bại lính giữ thành. Nhật Huyên và con bỏ thành chạy xuống đồn Cảm Nam “. Khi quân Thoát Hoan đã tiến đến được Thăng Long, bọn Việt gian như Lê Thực, Nguyễn Lĩnh, Lê Án.v.vỢ, mà Thoát Hoan đã để lại ở Tư Minh, tưởng có thể về Thăng long một cách an toàn cùng đoàn quân hộ vệ chúng gồm 5 ngàn tên do các tên Tỉnh đô sứ hầu Sư Đạt, Vạn hộ hầu không rõ tên và Thiên hộ Tiêu chỉ huy. Không ngờ vào ngày Giáp Thân 28 tết, khi mới vào cửa ải Nội Bàng, chúng đã bị quân ta đánh tan tác. Năm ngàn quân chỉ còn 60 tên cưỡi ngựa chạy thoát. Sau này
  7. khi viết An Nam chí lược 19 tờ 181 Lê Thực đã diễn tả lại tâm trạng mình lúc ấy như sau: “Chật vật hiểm nghèo, muôn phần chắc chết, ngày chạy mấy trăm dặm, từ nửa đêm tới tảng sáng thì đến châu, vọng bái cửa khuyết, mừng tết năm Mậu Tý”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2