intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vun đắp tình cảm gia đình

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

106
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đã có một thời người ta sống chung với nhau thành những đại gia đình trong cùng một nhà, một làng. Nhưng nhà bạn thì họ hàng phân tán, ai cũng bận bịu nên khó mà gặp được ông bà, các cô, dì, chú, thím và anh chị em họ... Một mối quan hệ đặc biệt Tổ chức họp mặt gia đình (trong dịp Tết chẳng hạn) là một điều rất có ý nghĩa. Con bạn có dịp gặp mặt và học hỏi được nhiều từ những anh chị em họ của nó. Con bạn được nghe vài điều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vun đắp tình cảm gia đình

  1. Vun đắp tình cảm gia đình Đã có một thời người ta sống chung với nhau thành những đại gia đình trong cùng một nhà, một làng. Nhưng nhà bạn thì họ hàng phân tán, ai cũng bận bịu nên khó mà gặp được ông bà, các cô, dì, chú, thím và anh chị em họ... Một mối quan hệ đặc biệt Tổ chức họp mặt gia đình (trong dịp Tết chẳng hạn) là một điều rất có ý nghĩa. Con bạn có dịp gặp mặt và học hỏi được nhiều từ những anh chị em họ của nó. Con bạn được nghe vài điều thú vị về tuổi thơ của bố mẹ nó và một phần lịch sử gia đình của chính nó. Quan hệ họ hàng cho trẻ một thứ đáng quý mà ngay cả một người bạn thân nhất cũng không thể cho được: đó là tình yêu vô điều kiện đối với đứa trẻ đó, đơn giản chỉ vì nó là một thành viên trong gia đình. Cũng vậy, con bạn sẽ thấy anh chị em, họ hàng của nó cũng đặt biệt chỉ vì họ là những người bà con – và họ cũng cảm thấy như vậy về nó. Lên kế hoạch để họp mặt gia đình Thật may mắn nếu gia đình, bà con bạn ở quây quần bên nhau hoặc chỉ cần chạy xe vài chục phút là tới. Nhưng càng ngày bà con họ hàng càng khó gặp nhau. Bạn cứ so thời đại mình với thời đại bố mẹ mình thì rõ.
  2. Và trong trường hợp bạn rơi vào hoàn cảnh khó giữ mối quan hệ gần gũi với những thành viên trong đại gia đình, hãy chủ động tổ chức một buổi họp mặt gia đình. Hoặc cương quyết dứt bỏ công việc để về họp mặt ở quê, ở nhà bố mẹ... vào ngày đã định sẵn. Những hình ảnh gợi nhớ lại Lưu một danh sách ngày sinh nhật của các thành viên trong gia đình và nhắc nhở con bạn làm thiệp cho mỗi người. Bạn nên gửi hình và tin tức cập nhật cho những người họ hàng không thường gặp. Trong nhà, nên treo một khung hình có hình những thành viên trong gia đình để con bạn không quên những đặc điểm của những người thân mà chúng không ở cạnh. Khi có ai điện thoại, bạn chỉ lên tấm hình để nhắc nhở cho con bạn biết ai là người vừa gọi điện. Lâu lâu hãy kể chuyện cho nó nghe về những kỷ niệm ngày xưa của bạn với những thành viên khác trong gia đình. Cuối cùng, khuyến khích trẻ gửi thư và những hình vẽ cho những người thân để thắt chặt những mối tương quan trong gia đình, xây dựng cho con bạn tình gia đình, một giá trị rất đáng quý của người Việt Nam.
  3. Vượt qua nỗi sợ hãi tai nạn Sau một cơn bão lớn, một vụ động đất hay một tai nạn máy bay chẳng hạn, việc mà người ta tập trung đầu tiên là cứu hộ, rồi khắc phục, sửa chữa cơ sở hạ tầng. Có vẻ như tất cả mọi người đều quên có một thứ cũng cần phải “sửa chữa”– sự sợ hãi của trẻ. Quả thật với nhiều người thì chuyện một đứa trẻ trở nên ủ rũ, im ắng sau một cơn bão chẳng có gì đáng ngại lắm. Người lớn không có thì giờ để ý tới những việc cỏn con đó, cái ăn cái mặc trước mắt là những mối đe dọa trực tiếp hơn. Điều này đặc biệt đúng ở các nước nghèo và các nước đang phát triển - nơi mà thiên tai xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, mọi chuyện lại không đơn giản như vậy. Những ấn tượng khủng khiếp về một vụ thiên tai có thể hủy hoại một đứa trẻ không kém những gì chúng gây ra bên ngoài. Nhìn chung, bọn trẻ thường bị sốc, rối loạn tâm tính. Chúng thích lủi thủi chơi một mình, tránh xa trường học, bố mẹ, thầy cô, bạn bè. Một số có dấu hiệu nổi loạn, dễ tức giận, cáu bẳn. Những tổn thương như vậy nếu không được quan tâm đúng mức sẽ để lại những di chứng nặng nề. Trẻ có thể mắc bệnh tự kỷ, trầm cảm, rối loạn hành vi, giảm khả năng chịu đựng, thậm chí trở thành tội phạm khi lớn. Bốn nỗi sợ chính của trẻ là: sự chết chóc, bóng đêm, thú vật và việc bị bỏ rơi. Một đứa trẻ thường phải chịu ít nhất 3 trong 4 nỗi sợ hãi trẻ trong suốt một thảm
  4. họa nào đó. Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự sợ hãi của trẻ con thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ trưởng thành và những kinh nghiệm tích lũy trước đó. Một yếu tố quan trọng khác của sự sợ hãi này là chúng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu người lớn từ chối thảo luận chủ đề thiên tai với lũ trẻ. Nhiều gia đình ngăn cấm nói về đề tài đau thương này trong gia đình. Cách làm này lại càng làm tăng sự tuyệt vọng và các phản ứng tiêu cực ở trẻ. Trong tình hình đó, vai trò của các thầy cô giáo ở độ tuổi mầm non càng khó khăn hơn vì các bé ở tuổi này chưa biết diễn đạt cảm xúc của mình bằng lời nói. Và rõ ràng chúng quá nhỏ bé, bị lọt thỏm giữa muôn vàn khó khăn của các bậc phụ huynh. Cô giáo lúc này trở thành người gần gũi, hay ít ra là người có nhiều thời gian ở bên cạnh bọn trẻ nhất. Để giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi, hòa nhập lại với môi trường đòi hỏi sự hiểu biết và nhẫn nại từ cả hai phía: phụ huynh và giáo viên. Trước hết là nắm bắt được những thay đổi trong tâm lý của trẻ, tỏ ý quan tâm và nói chuyện với trẻ về vấn đề này. Những dấu hiệu thường thấy ở trẻ bị rối loạn sau thảm họa là: 1. Hoảng loạn, trẻ nhỏ luôn hốt hoảng, sợ hãi khi nghe các tiếng động lớn, tiếng mưa… 2. Luôn lo sợ cơn bão sẽ trở lại, trẻ có thể hỏi liên tục: “Nó sẽ trở lại phải không?” 3. Buồn bã, ủ rũ hay khóc nhai nhải vì bị mất một con thú cưng, một vật quen thuộc…
  5. 4. Hung hăng, hiếu động hơn. Chúng có thể đấm đá, quăng ném tứ tung để biểu lộ sự giận dữ. 5. Cảm thấy sợ khi phải ở một mình hay ngủ một mình. Nhiều trẻ trở nên thích ngủ chung với bố mẹ hay ai đó. Và chúng thường hay gặp ác mộng. 6. Xử sự giống như khi còn bé. Chúng có thể mút tay trở lại, đái dầm, đòi ngậm bình sữa khi ngủ và luôn muốn được ôm ấp. 7. Có các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, đau đầu, không muốn ăn, bị sốt. 8. Trở nên im lặng và thu mình, không muốn nói về những kỷ niệm đó. 9. Cảm thấy có tội. Bọn trẻ cho rằng tai họa xảy ra là do những cư xử không phải trước đó của chúng. 10. Cảm thấy bị bỏ bê vì cha mẹ chỉ lo dọn dẹp, sửa lại nhà cửa và tổ chức lại cuộc sống. 11. Không chịu đến trường. Bọn trẻ có xu hướng muốn ở ngoài tầm nhìn của bố mẹ. 12. Không tỏ dấu hiệu rối loạn nào. Một vài đứa trẻ không bao giờ biểu lộ sự đau buồn nào vì chúng không cảm thấy rối loạn. Một số không tỏ dấu hiệu hoảng loạn nào mãi vài tuần hay vài tháng sau đó.
  6. CÁCH GIẢI QUYẾT Đây thực sự là một giai đoạn khó khăn đối với cô, bọn trẻ thường không muốn xa cha mẹ vào lúc này, không muốn trở lại trường học, nhưng cũng không muốn cha mẹ hay ai đó giám sát chặt chẽ chúng. Không đơn giản chút nào để thuyết phục đứa bé tỏ lộ chính xác cảm giác của chúng lúc đó. Giáo viên nên khuyến khích bọn trẻ nói về cảm xúc của chúng, hoặc bày tỏ nỗi sợ thông qua việc chơi, vẽ một hình thù gì đó hay nặn đồ bằng đất sét. Cứ để mặc trẻ vẽ hay nặn thứ gì chúng muốn. Giáo viên hãy quan sát và cố gắng hiểu điều trẻ muốn diễn đạt. Một số cách để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ - Nói chuyện với chúng, trả lời các câu hỏi về thiên tai vừa xảy ra bằng những thông tin đơn giản, chính xác. - Nói cho chúng biết cảm giác của chính bạn lúc này, khi bạn còn bé sau khi trải qua một cơn bão. - Lắng nghe bọn trẻ nói cái gì và cách chúng nói về nó. Ở đó là nỗi sợ hãi, sự băn khoăn, hay cảm giác không an toàn? Lặp lại một số câu trả lời của trẻ, như:”Con sợ à?!” hay “Con cho là bão sẽ tới vào đêm nay ư?”. Việc này sẽ giúp bạn và học sinh hiểu rõ cảm xúc của nhau.
  7. - Cam đoan với lũ trẻ rằng “chúng ta luôn ở cùng nhau. Bố mẹ và cô luôn quan tâm đến các con, luôn chăm sóc các con”… Có thể bạn cần lặp đi lặp lại điều này nhiều lần với trẻ. - Hãy ôm ấp, an ủi, dỗ dành chúng. Bọn trẻ cần được vuốt ve, ôm ấp trong suốt giai đoạn này. Việc tiếp xúc gần gũi sẽ đảm bảo với bọn trẻ rằng bạn ở đây là vì chúng và chúng không bao giờ bị bở rơi. - Quan sát bọn trẻ chơi, nghe chúng nói gì và chúng chơi như thế nào. Thường thì trẻ em sẽ diễn tả sự sợ hãi hay tức giận trong khi chơi với búp bê, xe đồ chơi hay với bạn bè. - Bày cho bé các trò giúp giảm căng thẳng như nặn đất sét, vẽ, nghịch nước… Nếu bọn trẻ biểu lộ chúng muốn đấm đá cái gì đó, hãy đưa cho chúng một vật an toàn như gối, bong bóng, banh. Để an toàn hơn, hãy mở rộng không gian cho chúng chơi nếu thấy cần thiết. - Nếu trẻ bị mất một đồ vật nào đó có ý nghĩa với chúng, hãy để cho cháu được than khóc, đau buồn về việc đó. Quan trọng hơn cả là hãy chia sẻ những hiểu biết của giáo viên với phụ huynh. Cảnh báo cho bố mẹ của bé nếu những dấu hiệu rối loạn kéo dài, nếu cần hãy yêu cầu người lớn đưa trẻ đến chuyên gia để điều trị. Giáo viên chỉ nắm vai trò phát hiện, giúp đỡ cho bé ở giai đoạn đầu, vì dù thế nào đi nữa thì chính sự thương yêu, chăm sóc của cha mẹ mới là cách tốt nhất giúp trẻ vượt qua nỗi sợ này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2