YOMEDIA
ADSENSE
X-quang phổi thường qui trong chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp
68
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết nghiên cứu mô tả một số bất thường thường gặp trên X quang phổi thường qui của bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp. Bên cạnh đó, bài viết còn phân tích giá trị của X quang phổi trong chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: X-quang phổi thường qui trong chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
X QUANG PHỔI THƯỜNG QUI<br />
TRONG CHẨN ĐOÁN TẮC ĐỘNG MẠCH PHỔI CẤP<br />
Hoàng Bùi Hải, Nguyễn Đạt Anh<br />
Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả một số bất thường thường gặp trên phim Xquang phổi và phân<br />
tích vai trò hình ảnh Xquang phổi thường qui trong chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp. Nghiên cứu mô tả<br />
hồi cứu, thực hiện từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 3 năm 2012, trên 141 bệnh nhân vào cấp cứu với các<br />
dấu hiệu nghi ngờ tắc động mạch phổi cấp. Kết quả cho thấy tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên<br />
cứu là 59,6<br />
18,17. Trong các bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp, Xquang phổi bình thường: 17/57<br />
(29,8%); tràn dịch màng phổi: 14/57 (24,6%), xẹp phổi: 10/57 (17,5%), vòm hoành nâng cao: 4/57 (7%), giãn<br />
cung động mạch phổi: 6/57 (10,5%), thâm nhiễm nhu mô phổi: 6/57 (10,5%), dấu hiệu Westermark: 2/57<br />
(3,5%) và dấu hiệu Hampton’s hump: 2/57 (3,5%). Độ nhạy: 70,2%; độ đặc hiệu: 32,1%; giá trị chẩn đoán<br />
dương tính: 41,2%; giá trị chẩn đoán âm tính: 61,4%. Nghiên cứu cho thấy những dấu hiệu thay đổi trên<br />
Xquang phổi thường quy ở bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp thường gặp là: tràn dịch màng phổi, xẹp phổi,<br />
vòm hoành nâng cao. Tuy nhiên Xquang phổi thường qui có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp trong chẩn đoán<br />
tắc động mạch phổi cấp.<br />
Từ khoá: X-quang phổi, Tắc động mạch phổi cấp<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
sàng, việc phát hiện nhiều khi là tình cờ. Để<br />
<br />
thường gặp và có nguy cơ gây tử vong cao<br />
<br />
có được quyết định cho bệnh nhân được khảo<br />
sát tắc động mạch phổi đôi khi chỉ là những<br />
<br />
cho bệnh nhân. Tại Hoa Kỳ và châu Âu, tỷ lệ<br />
tắc động mạch phổi cấp mới mắc là 1,8/1000.<br />
<br />
triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng thường<br />
qui có thay đổi. Nếu như mười năm về trước<br />
<br />
Mỗi năm ở Hoa Kỳ có khoảng 200.000 người<br />
tử vong vì căn bệnh này. Tổng hợp hầu hết<br />
<br />
chụp mạch phổi còn là một phương tiện chẩn<br />
đoán không thể thay thế, thì dần dần kỹ thuật<br />
<br />
các nghiên cứu giải phẫu bệnh học đã cho<br />
thấy chỉ có 30% tắc động mạch phổi cấp được<br />
<br />
này không còn được sử dụng rộng rãi trong<br />
<br />
Tắc động mạch phổi cấp là một bệnh<br />
<br />
chẩn đoán trước tử vong. Nhờ vào những tiến<br />
<br />
thực hành lâm sàng cũng như trong y văn<br />
nữa. Thực tế, các thăm dò ít xâm nhập hoặc<br />
<br />
bộ trong chẩn đoán và điều trị mà từ năm<br />
1990, tỷ lệ tử vong liên quan đến tắc động<br />
<br />
không xâm nhập đóng vai trò chủ đạo trong<br />
các phác đồ chẩn đoán hiện nay, nhiều nghiên<br />
<br />
mạch phổi cấp ở Hoa Kỳ đã giảm đáng kể so<br />
với những năm trước đó [1; 2].<br />
<br />
cứu sử dụng cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò hơn<br />
là chụp động mạch phổi [3; 4]. Tuy nhiên, ở<br />
<br />
Chẩn đoán xác định tắc động mạch phổi<br />
<br />
Việt Nam những kỹ thuật này mới bước đầu<br />
<br />
cấp là một thách thức đối với các bác sỹ lâm<br />
<br />
được cập nhật, và chỉ có ở một số cơ sở y tế<br />
chuyên sâu như ở bệnh viện Chợ Rẫy, năm<br />
<br />
Địa chỉ liên hệ: Hoàng Bùi Hải, Bộ môn Hồi sức cấp cứu,<br />
Trường Đại học Y Hà Nội.<br />
Email: hoangbuihai@gmail.com<br />
Ngày nhận: 15/08/2015<br />
Ngày được chấp thuận: 25/12/2015<br />
<br />
TCNCYH 98 (6) - 2015<br />
<br />
2006 báo cáo 22 trường hợp [5], bệnh viện<br />
Nhân dân Gia Định, năm 2009 báo cáo 7<br />
trường hợp được chẩn đoán tắc động mạch<br />
phổi cấp bằng máy cắt lớp vi tính đa dãy đầu<br />
dò [6].<br />
<br />
1<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Hiện nay, ở nước ta việc chẩn đoán và<br />
<br />
trên phim cắt lớp vi tính không có huyết khối<br />
<br />
điều trị tắc động mạch phổi cấp vẫn còn chưa<br />
thành hệ thống, việc nghiên cứu các kỹ thuật<br />
<br />
trong động mạch phổi. Cả 2 nhóm bệnh nhân<br />
được đưa vào nghiên cứu phân tích số liệu để<br />
<br />
mới trong chẩn đoán và điều trị tắc động mạch<br />
phổi cấp chỉ dừng lại ở một số bệnh viện có<br />
<br />
đánh giá giá trị của X quang phổi trong chẩn<br />
đoán tắc động mạch phổi cấp.<br />
<br />
trang thiết bị hiện đại. Vai trò của lâm sàng,<br />
của cận lâm sàng cơ bản như thế nào vẫn còn<br />
<br />
Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng lần đầu<br />
trong vòng 14 ngày.<br />
<br />
là câu hỏi lớn chưa được trả lời, bên cạnh vai<br />
trò của các thang điểm lâm sàng, vai trò của<br />
điện tim đã được quan tâm [7; 8] thì chưa có<br />
nghiên cứu nào về vai trò của X.quang phổi<br />
thường qui trong chẩn đoán tắc động mạch<br />
phổi cấp. Kết quả nghiên cứu ở bệnh viện<br />
được trang bị có thể giúp cho các bác sĩ lâm<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
- Xquang phổi không đủ tiêu chuẩn.<br />
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên<br />
cứu.<br />
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên<br />
cứu.<br />
<br />
sàng ở tuyến cơ sở chưa được trang bị kỹ<br />
<br />
2. Phương pháp<br />
<br />
thuật cao có thể định hướng sớm tới chẩn<br />
đoán tắc động mạch phổi cấp. Vì thế, nghiên<br />
<br />
2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả hồi cứu.<br />
<br />
cứu này được tiến hành nhằm mục tiêu:<br />
1. Mô tả một số bất thường thường gặp<br />
trên X quang phổi thường qui của bệnh nhân<br />
tắc động mạch phổi cấp.<br />
2. Phân tích giá trị của X quang phổi trong<br />
chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
<br />
- Tiêu chuẩn chẩn đoán tắc động mạch<br />
phổi cấp.<br />
Tắc động mạch phổi cấp: bệnh nhân trong<br />
đối tượng nghiên cứu, cắt lớp vi tính đa dãy<br />
đầu dò động mạch phổi xác định có huyết khối<br />
mới trong động mạch phổi ở bất cứ vị trí nào.<br />
Không tắc động mạch phổi cấp: bệnh nhân<br />
<br />
1. Đối tượng<br />
<br />
trong đối tượng nghiên cứu, cắt lớp vi tính đa<br />
dãy đầu dò động mạch phổi không tìm thấy<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân<br />
<br />
huyết khối trong bất cứ vị trí nào của động<br />
<br />
Tất cả các bệnh nhân trên 18 tuổi, nhập<br />
<br />
mạch phổi.<br />
Phim được chụp bởi máy cắt lớp vi tính 64<br />
<br />
viện khoa cấp cứu có các triệu chứng như<br />
khó thở, đau ngực, ngất, ho ra máu, tụt huyết<br />
áp, sốc không rõ nguyên nhân được chụp<br />
X quang phổi thường qui và đều được chụp<br />
cắt lớp vi tính đa dãy đầu dò động mạch phổi<br />
có thuốc cản quang. Sau khi có kết quả chụp<br />
cắt lớp vi tính 64 dãy động mạch phổi, bệnh<br />
nhân được phân thành hai nhóm:<br />
1. Nhóm tắc động mạch phổi khi trên phim<br />
cắt lớp vi tính 64 dãy có huyết khối động mạch<br />
phổi, hoặc 1 nhánh động mạch phổi;<br />
2. Nhóm không tắc động mạch phổi khi<br />
<br />
2<br />
<br />
2.2. Nội dung nghiên cứu<br />
<br />
dãy hiệu Siemens, của khoa Chẩn đoán hình<br />
ảnh bệnh viện Bạch Mai và được đọc bởi hai<br />
bác sỹ có kinh nghiệm về cắt lớp vi tính đa<br />
dãy đầu dò động mạch phổi. Kết quả được<br />
đọc trên máy tính, đọc theo protocol của khoa<br />
Chẩn đoán hình ảnh. Kết quả được mô tả qua<br />
phiếu trả kết quả có ký xác nhận của người<br />
đọc, sau đó được gửi trở lại khoa Cấp cứu<br />
kèm theo phim in và một đĩa in có thể đọc lại<br />
trên máy tính.<br />
- Phim X quang phổi thường qui được chụp<br />
<br />
TCNCYH 98 (6) - 2015<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
chụp tại giường hoặc chụp tại khoa Chẩn đoán hình ảnh. Phim được in ra và được đọc bởi 01<br />
bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ cấp cứu.<br />
- Qui trình nghiên cứu<br />
Lâm sàng nghi ngờ<br />
<br />
X quang phổi<br />
<br />
Nghi ngờ<br />
tắc động mạch phổi cấp<br />
<br />
Chụp cắt lớp vi tính đa dãy<br />
đầu dò động mạch phổi<br />
<br />
Loại trừ theo tiêu chuẩn<br />
loại trừ bệnh nhân<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Hình 1. Sơ đồ qui trình nghiên cứu<br />
3. Xử lý số liệu<br />
<br />
lựa chọn vào nghiên cứu, bệnh nhân và gia<br />
<br />
Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống<br />
<br />
đình được giải thích kỹ việc cần thiết phải làm<br />
chẩn đoán, cũng như nguy cơ có thể gặp phải<br />
<br />
kê y học. Mô tả dưới dạng tỷ lệ phần trăm với<br />
các biến định tính, dạng trung bình, trung vị<br />
với các biến định lượng. Để tìm giá trị thay đổi<br />
trên phim xquang ngực thẳng với chẩn đoán<br />
tắc động mạch phổi cấp chúng tôi sử dụng<br />
test χ2 nếu giá trị mong đợi trong các ô ≥ 5;<br />
fisher’s exact test nếu giá trị mong đợi trong<br />
các ô < 5. Để tìm hiểu giá trị của chẩn đoán,<br />
chúng tôi tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị<br />
chẩn đoán dương tính, âm tính qua bảng 2,<br />
xác định OR bằng test Mantel Haezentel. Biểu<br />
hiện kết quả với khoảng tin cậy 95%.<br />
<br />
khi làm một số thăm dò như chụp cắt lớp vi<br />
tính đa dãy đầu dò động mạch phổi: nguy cơ<br />
nhiễm tia, dị ứng thuốc cản quang, suy thận…<br />
sau đó gia đình bệnh nhân ký vào bản đồng ý<br />
tham gia nghiên cứu. Kết quả chẩn đoán chỉ<br />
nhằm mục đích để nghiên cứu và điều trị cho<br />
bệnh nhân, mọi thông tin được giữ bí mật<br />
tuyệt đối.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
1. Đặc điểm chung và lâm sàng<br />
Nghiên cứu thu thập được 141 bệnh nhân<br />
<br />
4. Đạo đức nghiên cứu<br />
<br />
có đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu, trong đó có<br />
<br />
Bệnh nhân được khám và điều trị cấp cứu<br />
<br />
57/141 (40,4%) bệnh nhân có tắc động mạch<br />
phổi cấp.<br />
<br />
như phác đồ của khoa phòng. Trước khi được<br />
TCNCYH 98 (6) - 2015<br />
<br />
3<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên<br />
cứu là 59,6<br />
<br />
18,17, trong đó có bệnh nhân<br />
<br />
cao tuổi nhất 92 tuổi và cũng là bệnh nhân có<br />
tắc động mạch phổi cấp; so sánh tuổi trung<br />
bình của hai nhóm cho thấy nhóm bệnh nhân<br />
tắc động mạch phổi cấp có tuổi trung bình là<br />
54,2<br />
<br />
17,24 so với 63,2<br />
<br />
17,99 ở nhóm bệnh<br />
<br />
nhân không tắc động mạch phổi cấp. Tỷ lệ nữ<br />
ở nhóm tắc động mạch phổi cấp (54,4%) cao<br />
hơn ở nhóm không tắc động mạch phổi cấp<br />
(40,5%).<br />
2. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân<br />
tắc động mạch phổi cấp<br />
<br />
Bảng 1. Triệu chứng lâm sàng bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp<br />
Tắc động mạch<br />
phổi cấp<br />
<br />
Không tắc động<br />
mạch phổi cấp<br />
<br />
n = 57, (%)<br />
<br />
n = 84, (%)<br />
<br />
Khó thở<br />
<br />
47 (82,5)<br />
<br />
71 (84,5)<br />
<br />
> 0,05*<br />
<br />
Đau ngực kiểu màng phổi<br />
<br />
25 (43,9)<br />
<br />
24 (28,6)<br />
<br />
> 0,05*<br />
<br />
Ho ra máu<br />
<br />
10 (17,5)<br />
<br />
3 (3,6)<br />
<br />
< 0,01*<br />
<br />
49 (86)<br />
<br />
74 (88,1)<br />
<br />
> 0,05*<br />
<br />
89,4 ± 8,33<br />
<br />
90,2 ± 9,47<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
42 (73,7)<br />
<br />
58 (69)<br />
<br />
> 0,05*<br />
<br />
4 (7)<br />
<br />
2 (2,4)<br />
<br />
> 0,05**<br />
<br />
Tụt huyết áp (huyết áp tối đa < 90<br />
<br />
11 (19,3)<br />
<br />
6 (7,1)<br />
<br />
> 0,05*<br />
<br />
Đau bắp chân hoặc đùi 1 bên<br />
<br />
29 (50,9)<br />
<br />
26 (47,3)<br />
<br />
< 0,05*<br />
<br />
Sưng bắp chân hoặc đùi 1 bên<br />
<br />
27 (47,4)<br />
<br />
21 (43,8)<br />
<br />
< 0,01*<br />
<br />
Triệu chứng<br />
<br />
Thở nhanh (thở > 20 lần/phút)<br />
SpO2<br />
Nhịp tim nhanh (> 100 ck/ph)<br />
Ngất<br />
<br />
(*): test<br />
<br />
p<br />
<br />
2<br />
<br />
, (**): Fisher’s exact test.<br />
<br />
Có 82,5% trường hợp tắc động mạch phổi cấp có khó thở; 73,7% nhịp tim nhanh; 43,9% đau<br />
ngực kiểu màng phổi, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm không tắc động mạch<br />
phổi cấp chỉ có dấu hiệu ho ra máu và sưng chân hoặc đùi 1 bên là gặp tỷ lệ có ý nghĩa thống kê<br />
(p < 0,01; test χ2).<br />
2. Vai trò của X quang phổi thường qui trong chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp<br />
Có 70,2% bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp và 67,9% các trường hợp không tắc động<br />
mạch phổi cấp có X quang phổi bất thường. X quang phổi chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp<br />
có độ nhạy: 70,2% (95% CI: 57,3 - 80,5); độ đặc hiệu: 32,1% (95% CI: 23,1 - 42,7); giá trị chẩn<br />
đoán dương tính: 41,2 (95% CI: 32-51,2); giá trị chẩn đoán âm tính: 61,4% (95% CI: 46,6 - 74,3);<br />
OR: 1,1 (95% CI: 0,7 - 1,6); test χ2 (bảng 2).<br />
<br />
4<br />
<br />
TCNCYH 98 (6) - 2015<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Bảng 2. Vai trò của X quang phổi thường qui trong chẩn đoán tắc động mạch phổi cấp<br />
Tắc động mạch<br />
phổi cấp (%)<br />
<br />
Không tắc động mạch<br />
phổi cấp (%)<br />
<br />
Tổng (%)<br />
<br />
Bất thường<br />
<br />
40 (70,2)<br />
<br />
57 (67,9)<br />
<br />
97 (68,8)<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
17 (29,8)<br />
<br />
27 (32,1)<br />
<br />
44 (31,2)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
57 (100)<br />
<br />
84 (100)<br />
<br />
141 (100)<br />
<br />
X quang phổi<br />
<br />
3. Một số bất thường trên phim X quang của bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp<br />
Dấu hiệu Westermark<br />
Dấu hiệu Hampton’s Hump<br />
Vòm hoành cao<br />
Thâm nhiễm nhu mô phổi<br />
Dãn động mạch phổi<br />
Xẹp phổi<br />
Tràn dịch màng phổi<br />
Bình thường<br />
<br />
Biểu đồ 1. Một số bất thường về X quang phổi thẳng ở bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp<br />
(n = 57)<br />
Trong các bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp thì X quang phổi bình thường gặp ở 17/57<br />
(29,8%); tràn dịch màng phổi: 14/57 (24,6%), xẹp phổi: 10/57 (17,5%), vòm hoành nâng cao: 4/57<br />
(7%), giãn cung động mạch phổi: 6/57 (10,5%), thâm nhiễm nhu mô phổi: 6/57 (10,5%), dấu hiệu<br />
vùng phổi quá sáng (dấu hiệu Westermark): 2/57 (3,5%) và dấu hiệu nhồi máu phổi (dấu hiệu<br />
Hampton’s hump): 2/57 (3,5%) trường hợp.<br />
<br />
Hình 1. Hình ảnh vòm hoành nâng cao ở trên phim X quang phổi<br />
TCNCYH 98 (6) - 2015<br />
<br />
5<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn