92 Xã hội học thế giới Xã hội học số 4 (56), 1996<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Xã hội học và Xã hội học châu Á thế kỷ 21<br />
<br />
<br />
<br />
LỤC HỌC NGHỆ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sự gặp gỡ có ý nghĩa thế kỷ của việc khai mạc Hội nghị Xã hội học châu Á lân thứ 6 khiến chúng ta nhớ lại<br />
lịch sử và so sánh sự đổi thay của xã hội châu Á thế kỷ 20, triển vọng tương lai của xã hội và nền Xã hội học<br />
châu Á thế kỷ 21. Đương nhiên hội nghị đã trở thành một môi trường tư tưởng chung trong việc thảo luận các<br />
chuyên đề của hội nghị lần này. Nhưng, sự đổi thay cũ, mới của thế kỷ vốn là việc bình thường. Cái gọi là "Suy<br />
nghĩ trong việc bước. vào thế kỷ”, không phải mỗi lần đều có chủ đề quan trạng đáng được mọi người quan tâm<br />
chung như thế. Vậy trước mắt chúng ta thì xã hội châu Á phải chăng đã có sự biến đổi mang ý nghĩa lịch sử thế<br />
giới, đáng để người đời nhìn vào. Điều đó chẳng phải đã trở thành đề tài chủ yếu của các nhà Xã hội học châu Á<br />
thảo luận mà không thể lẩn tránh được đó sao?<br />
<br />
Mọi người đều biết, từ 1500 năm nay “Hệ thống thế giới” trên ý nghĩa toàn cầu đã bắt đầu hình thành Tây<br />
Âu và Bắc Mỹ liên tục trở thành trung tâm của hệ thống này. Hơn 400 năm trước thế kỷ 20, mọi sự kiện đều xảy<br />
ra trên bờ biển Đại Tây Dương, những sự kiện đó đều có ảnh hưởng đối với tiến trình thế giới. Như cuộc cách<br />
mạng công nghiệp nước Anh, cuộc đại công nghiệp của nước Pháp; việc hình thành và thống nhất các quốc gia<br />
dân tộc ở Đức, việc xác lập địa vị một nước lớn như nước Mỹ, cuộc cách mạng tháng 10 Nga và rất nhiều nước<br />
khác ở châu Á, trong thời gian dài đã bị bài xích ra khỏi biên giới"của hệ thống này, bị sa sút và ngưng trệ. Vậy<br />
mà, nửa sau thế kỷ 20 có ngày càng nhiều các nước ở châu Á liên tục bước vào "con đường tốc hành”, mở đầu<br />
cho sự hưng thịnh cua phương Đông. Gần 30 năm nay, các nước Mỹ Âu đột nhiên bị các kỳ tích ở châu Á làm<br />
kinh hoàng.<br />
<br />
Sự vùng lên của châu Á, trước tiên là kỳ tích về kinh tế. Song lại không chỉ là kỳ tích về kinh tế. Nhìn trên<br />
tổng thể về sản lượng kinh tế ta thấy, căn cứ vào dự báo của tổ chức thế giới, năm 1990 sản phẩm ở vùng châu<br />
Á chiếm 1/4 tổng sản lượng thế giới. Đến năm 2000 sẽ chiếm 1/3 tổng sản lượng thế giới. Tới năm 2040 sẽ<br />
chiếm 1/2 tổng sản lượng thế giới. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế, căn cứ vào sự phán đoán cho thấy, năm 1992<br />
châu Á mở ngân hàng. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của trung Quốc phát triển ở châu Á vào năm 1992 là 6,5%, năm<br />
1993 là 6,7%. Cùng thời điểm đó, tỷ lệ tăng trưởng trung bình trên thế giới khác nhau là 1,8% và 3,3%. Trung<br />
tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản cho rằng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình trên châu Á vẫn dừng ở mức 4%<br />
trở lên sau khi bước vào thế kỷ 21. Từ tình hình hợp tác kinh tế cho thấy trước mắt tiến trình hợp tác và nhất thể<br />
hoá nền kinh tế khu vực châu Á đang tăng nhanh. Mức trao đổi buôn bán trong nội bộ khu vực châu Á đã chiếm<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Lục Học Nghệ 93<br />
<br />
<br />
65% tổng mức trao đổi buôn bán, đã vượt mức trao đổi buôn bán trong nội bộ cộng đồng các quốc gia châu Á<br />
(62%). Đồng thời, cũng vượt qua mức buôn bán của khu vực châu Á Thái Bình Dương và nước Mỹ. Nền kinh tế<br />
Âu Mỹ cho thấy bị ngưng trệ rõ rệt khi đối chiếu với thành tựu kinh tế của châu Á. Giải thích vấn đề đó ra sao?<br />
Nhận thức về vấn đề kinh tế châu Á đó chỉ là "sự vươn dài"của của nền kinh tế phương Tây và quan điểm<br />
"dựa vào sự phát triển” đã không thành công mà tự thất bại. Mọi người bắt đầu quan tâm tới tổ chức xí nghiệp<br />
theo kiểu phương Đông, chú ý tới môi trường nhân văn và chế độ quản lý. Điều đó thể hiện nền kinh tế thế giới<br />
thế kỷ 21 sẽ có thể chuyển từ mô hình tăng trưởng kinh tế mới sang trung tâm tăng trưởng mới.<br />
<br />
Sự vùng lên của châu Á có ý nghĩa chính trị. Điều đó không chỉ cho thấy cục diện đối lập về mặt chính trị<br />
hai giai cấp trên thế giới đang bị thay thế bởi sự đa cực hóa cục diện. Nó không chỉ cho thấy nhân dân châu Á<br />
chiếm 60% tổng số nhân khẩu thế giới, mà hàm ý chỉ khái niệm chính trị là chuyển từ nền chính trị bạ đạo sang<br />
nền chính trị vương đạo. Điều đó cho thấy, không phải nước Anh thống trị tất cả, mà là nước Anh chi phối tất<br />
cả. Chẳng phải là nước lớn phương Tây nào thống trị tất cả, họ lấy xâm lược và khuyếch trương; chinh phục và<br />
cướp đoạt làm lô-gic cường quyền đặc trưng điều đó sẽ bị loại bỏ. Châu Á vùng lên sẽ đem lại một kiểu lô-gic<br />
mới đối với thế giới, không phải là lấy lớn ức hiếp bé, lấy mạnh lấn yếu, mà là nền chính trị "Lấy đức làm gốc<br />
của con người" cùng tạo điều kiện cho nhau có lợi, cùng phát triển chung.<br />
<br />
Sự vùng lên của châu Á là hiện tượng văn hoá rất sâu sắc, nó cho thấy quan hệ giữa văn hoá truyền thống<br />
với văn hoá hiện đại. Nền văn minh tồn tại tới ngày nay, cho dù là 6 kiểu mà A. Toynbee đã nói hay 8 kiểu mà<br />
SP.Huatington đã nêu lên, phần lớn đều là những sáng tạo của người châu Á. Mấy tôn giáo lớn mang tính chất<br />
thế giới cũng hầu như đều bắt nguồn từ châu Á. Những, nền văn minh phương Đông cuối cùng là yếu tố thúc<br />
đẩy của việc hiện đại hóa hay là cái gốc căn bản trong sự lạc hậu của phương Đông? Cần phải nghiên cứu lại,<br />
không thể đơn giản được. Cách kiến giải về mối quan hệ của luân lý tôn giáo mới của M. Weber với chủ nghĩa<br />
tư bản sẽ có thể giải thích nền văn minh công nghiệp phương Tây ở một mức độ nhất định. Song, đặc biệt đối<br />
với châu Á lại là nguyên nhân văn hoá trong việc vùng lên của châu Á, xem ra cần phải có sự giải thích khác.<br />
Trường đại học Hoa Thịnh Đốn ở Mỹ đã nêu lên gốc rễ chính của xung đột thế giới thế kỷ 21 lại không phải là<br />
hình thái ý thức, và cũng không phải là kinh tế mà văn hóa - cái gọi là “Xung đột của nền văn minh”. Điều đó<br />
làm cho một số cái bị lệch về một phía, chưa có thể gọi là cùng chung một tiếng nói được. Nhưng cách nói của<br />
họ về việc kết hợp nền văn minh nho giáo với nền văn minh hồi giáo sẽ tạo thành "Sự uy hiếp". tức là giải thích<br />
sai về nền văn minh phương Đông. Khuynh hướng phát triển chính của nền văn minh phương Đông không phải<br />
là suy tôn đối kháng, mà là trung hoà việc suy tôn, không phải mở mang ra ngoài mà là điều tiết bên trong. Châu<br />
Á có thể đạt được sự tăng trưởng về kinh tế với tốc độ nhanh chóng, đồng thời có thể giữ được sự ổn định rất cơ<br />
bản của xã hội. Điều đó đã minh chứng cho đặc điểm của nền văn hoá phương Đông. Mô hình phát triển châu Á<br />
do sự kết hợp trong sự tích luỹ của nền văn hóa lâu đời với nền văn minh hiện đại, mô hình phát triển giữa sự<br />
tăng trưởng kinh tế với sự ổn định xã hội, giữa sự biến đổi xã hội với sự hài hoà trong mối quan hệ con người<br />
chính là sự cống hiến chủ yếu trong thế kỷ 21 đã cho thấy các ưu thế của nó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
94 Xã hội và Xã hội học châu Á<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sự vùng lên của châu Á là sự biến đổi xã hội toàn diện và sâu sắc liên quan tới nền kinh tế, chính trị và văn<br />
hoá. Thảo luận về ý nghĩa Xã hội học trong sự vùng lên ở châu Á và sứ mệnh lịch sử của các nhà Xã hội học<br />
châu Á là chủ đề của hội nghị lần này.<br />
<br />
Trở thành một bộ phận hữu cơ trong tiến trinh vùng lên ở châu Á, Từ năm 1978, Trung Quốc bắt đầu thực<br />
hiện chính sách cải cách mở cửa mà Đặng Tiểu Bình nêu ra cho tới nay, trên các mặt phát triển kinh tế và xã hội<br />
đã có sự tiến bộ đáng mừng và có lợi không chỉ đối với nước đó mà còn đối với cả châu Á và thế giới. Quãng<br />
thời gian 16 năm từ năm 1978 - 1994, tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm về giá trị tổng sản lượng quốc dân<br />
là 9,4%. Trong mấy năm sắp tới cuối thế kỷ này, có thể giữ ở mức trên 7% trở lên. Trên cơ sở đó, xã hội Trung<br />
Quốc đã nhanh chóng chuyển đổi một cách toàn diện từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ xã hội<br />
nông thôn sang xã hội đô thị, từ xã hội phong kiến và nửa phong kiến sang xã hội mở cửa, từ nền kinh tế có kế<br />
hoạch sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Tiến trình này cùng với sự chuyển đổi trong việc điều chỉnh<br />
về cơ cấu lợi ích, cùng với sự biến đổi quan niệm về văn hoá và phương thức hành vi, về quy mô và mức độ sâu<br />
sắc của nó mà nói là tiến trình lịch sử hiện đại hoá xã hội phương Tây, hiện nay khó có thể so sánh được. Trong<br />
sự phát triển của Trung Quốc, có hai kinh nghiệm cơ bản :<br />
<br />
- Một là, kiên trì mô hình xuất phát từ thực tế của nước đó, đi theo con đường của mình, không làm theo mô<br />
hình phương Tây.<br />
<br />
- Hai là, nền kinh tế và xã hội cần phát triển nhịp nhàng.<br />
<br />
Kinh nghiệm thứ nhất quyết định phương hướng phát triển của Xã hội học. Kinh nghiệm thứ hai quyết định<br />
vị trí chủ yếu của Xã hội học. Sự biến đổi to lớn của Trung Quốc và cả xã hội châu Á đã đem lại cơ hội tốt đẹp<br />
cho sự phát triển của Xã hội học khó có thể có được. Cùng với sự vùng lên mạnh mẽ của thế giới phương Tây,<br />
ngành khoa học Xã hội học này đã ra đời. Bởi vậy, sự vùng lên của châu Á không phải dễ dàng đánh giá thấp ý<br />
nghĩa của nó đối với Xã hội học được.<br />
<br />
Sự vùng lên của châu Á không phải là hiện tượng mang tính khu vực, mà nó còn mang tính toàn cục đối với<br />
tiến trình của thế giới. Sự nghi ngờ trong việc vùng lên ở châu Á mà Xã hội học phương Tây nêu lên cũng<br />
không mang tính cục bộ mà lại mang tính toàn cục. Nó không thể hiện bề ngoài mà lại mang tính thực chất.<br />
Nhiệm vụ nêu lên đối với những nhà Xã hội học châu Á không chỉ là những hiện tượng xã hội, mà vấn đề của<br />
Xã hội học là cần phải miêu tả và giải thích cụ thể. Từ những vấn đề cơ bản nói trên cho thấy, phải xuất phát từ<br />
thực tế của xã hội châu Á để tổng kết và khái quát quy luật nội tại của sự phát triển và biến đổi của xã hội châu<br />
Á để tìm tòi và sáng tạo ra mô hình mới của nền Xã hội học châu Á thế kỷ 21 .<br />
<br />
Sự thay đổi lớn lao của xã hội châu Á và những kinh nghiệm về sự phát triển của các nước trên thế giới đã<br />
mang lại cơ sở phong phú cho sự phát triển của Xã hội học châu Á. Đồng thời còn đưa ra một số khái niệm cơ<br />
bản lô-gic đối với Xã hội học phương Tây. Thí dụ như: cá nhân và xã hội là một đôi phạm trù cơ bản, Xã hội<br />
học phương Tây hoặc giữ bản vị cá nhân hoặc giữ bản vị xã hội hoặc nhấn mạnh tính cơ bản của hoạt động cá<br />
nhân đối với sự giải thích xã hội, hoặc nhấn mạnh tính có trước của cơ cấu xã hội đối với cá nhân . Tóm lại, với<br />
những hình thức khác nhau đã dự báo được sự<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Lục Học Nghệ 95<br />
<br />
<br />
phân chia và đối lập giữa cá nhân và xã hội. Đã trở thành một suy luận lô-gic của khái niệm này, xã hội châu Á<br />
có thể bị phê phán là kìm hãm tính tích cực của cá nhân, cũng có thể bị cho rằng do hiệu quả thấp của cơ cấu và<br />
chế độ. Quả thật như vậy thì những kỳ tích về kinh tế ở châu Á là từ đâu mà có? Trên thực tế, trong quá trình<br />
phát triển của châu Á, sự tồn tại của quần thể và tập thể thường biểu hiện ở hoàn cảnh và điều kiện được sự giúp<br />
đỡ tích cực của cá nhân. Sự tương phản giữa việc mở rộng và sự hạ thấp vị trí gia đình ở xã hội phương Tây<br />
trong mối quan hệ gia đình. Ở châu Á, gia đình và gia tộc hạ thấp việc trao đổi, đồng thời do cạnh tranh kéo dài<br />
đã nhanh chóng điều chỉnh sự mâu thuẫn của xã hội. Đương nhiên, trong thực tế cũng làm tăng thêm khoảng<br />
cách xã hội. Nhiều mối liên hệ mà gốc rễ là ở huyết thống, ở mối quan hệ giao tiếp của con người hoặc nguồn<br />
gốc xã hội trên cơ sở vững chắc của lịch sử và văn hoá, có thể có tác dụng tích cực đối với sự phát triển xã hội,<br />
còn có thể có ảnh hưởng của một khía cạnh khác. Tính không xác định và tính phức tạp của nó đã làm rõ xã hội<br />
phương Tây, hơn nữa việc giải thích các giả thuyết cơ bản một cách giản đơn rõ ràng không còn tính thuyết<br />
phục.<br />
<br />
Không chỉ trên quan hệ giữa cá nhân và xã hội mà còn trên quan hệ vê các khái niệm: giữa nhà nước và xã<br />
hội, giữa kinh tế và xã hội, giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa đô thị và nông thôn, giữa con người và<br />
tự nhiên. Về mặt phương pháp luận là giữa chủ quan và khách quan giữa vi mô và vĩ mô, giữa xung đột và bình<br />
đẳng, giữa kinh nghiệm và lý luận, giữa lý tình và phi lý tính cũng đều có tình hình như vậy. Tình hình thực tế<br />
xã hội châu Á và mối quan hệ giữa lô-gic hành vi của khái niệm với tôn chỉ của khái niệm. Lô-gic khái niệm<br />
vẫn có sự không xác đáng, không tự nhiên, không nhịp nhàng ở bất cứ mức độ nào. Nếu tình hình này chỉ là<br />
phát sinh trên một số quan niệm cụ thể thì vẫn không thể coi là đáng trách được. Song trong mối quan hệ của<br />
những khái niệm nói trên, trên các khía cạnh khác nhau liên quan tới cách giải thích của Xã hội học phương Tây<br />
thì chúng ta đưa ra sự tìm tòi và xây dựng ra mô hình của Xã hội học xuất phát từ thực tế xã hội châu Á là lẽ<br />
đương nhiên.<br />
<br />
Các nhà Xã hội học châu Á lại càng không coi Xã hội học phương Tây là chuẩn mực. Không thể có tư tưởng<br />
trói buộc mình và chờ đợi các nhà Xã hội học phương Tây trả lời vấn đề phát triển của nền Xã hội học châu Á.<br />
Chúng ta đưa ra mô hình mới để hình thành và phát triển nền Xã hội học châu Á là hợp lý, hợp tình.<br />
<br />
Châu Á vùng lên, cần phải có sự vùng lên của Xã hội học. Dừng lại ở hiện thực châu Á gốc rễ của nền văn<br />
hóa châu Á, có thể giải thích về sự thần bí trong việc châu Á vùng lên. Còn có thể có nền Xã hội học mang ý<br />
nghĩa chung trên thế giới. Nó là của châu Á đồng thời cũng là của thế giới thế kỷ 21.<br />
<br />
Động viên các nhà Xã hội học châu Á dấn thân vào việc nghiên cứu và tổng kết sự biến đổi và phát triển của<br />
nền Xã hội học châu Á thế kỷ 21, dấn thân vào sự tìm tòi và sáng tạo mô hình mới của nền Xã hội học châu Á<br />
thế kỷ 21 . Thống nhất nhận thức, động viên khí thế, xác định rõ mục tiêu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
96 Xã hội và Xã hội học châu Á<br />
<br />
<br />
tăng cường hợp tác, đó là nhiệm vụ của hội nghị Xã hội học châu Á lần thứ 6. Để thực hiện mục tiêu này cần<br />
thực hiện các nhiệm vụ :<br />
<br />
* Thứ nhất, phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của của những nhà Xã hội học châu Á thế kỷ 20<br />
đã đi vào thực tế, điều tra nghiên cứu. Phải tìm hiểu kỹ xã hội châu Á, đồng thời phải tích cực mở rộng việc<br />
nghiên cứu so sánh với xã hội phương Tây với các loại hình xã hội. Nắm vững đặc trưng, tính chất xã hội châu<br />
Á một cách chính xác và sâu sắc.<br />
<br />
* Thứ hai, tăng cường nghiên cứu tư tưởng xã hội phương Đông. Từ trước tới nay, truyền thống tư tưởng<br />
phương Đông coi trọng xã hội và nhân sinh hơn truyền thống tư tưởng phương Tây. Về di sản tư tưởng xã hội<br />
lại càng phong phú hơn phương Tây. Vậy mà lại nói là Xã hội học phương Tây cung cấp lô-gic khái niệm. Thế<br />
thì, tư tưởng xã hội phương Đông chính là thể hiện một cách sinh động "lô-gic cuộc sống" trong hành vi của<br />
người phương Đông.<br />
<br />
Đó là cái gốc của nền Xã hội học châu Á. Dùng cái gốc này để rút ra những kinh nghiệm sống tốt của người<br />
phương Đông, hấp thu những cái hay của nền Xã hội học phương Tây, mới có thể có những cây đại thụ xum<br />
xuê, tươi tốt của nền Xã hội học châu Á thế kỷ 21 .<br />
<br />
* Thứ ba, cần lý giải một cách toàn diện và nghiên cứu một cách hệ thống nền Xã hội học phương Tây.<br />
Đồng thời còn phải tìm hiểu sự tiến triển mới nhất hiện nay của nó, cần phải coi trọng việc nghiên cứu xã hội<br />
phương Tây. Chúng ta còn cần phải quan tâm tới các thành quả nghiên cứu của họ đối với xã hội phương Đông.<br />
Đương nhiên, sự vùng lên của xã hội châu Á là kết quả tất yếu trong sự phát triển của toàn xã hội trên thế giới<br />
về mặt kinh tế. Nó là một bộ phận hợp thành trong dòng sông dài của sự phát triển lịch sử thế giới. Bởi vậy<br />
chúng ta phải phá bung sự trói buộc của chủ nghĩa trung tâm ở phương Tây. Hơn nữa, cần đề phòng chủ nghĩa<br />
phong kiến phương Đông. Sự vùng lên của châu Á là một vấn đề lớn mà các học giả phương Đông và phương<br />
Tây cùng phải quan tâm. Sự vùng lên của nền Xã hội học châu Á không thể tách rời được sự liên kết, giao lưu<br />
và hợp tác của các nhà Xã hội học phương Đông và phương Tây.<br />
<br />
* Thứ tư, việc ra sức đẩy mạnh sự giao lưu và hợp tác mang tính thường xuyên của các nhà Xã hội học các<br />
nước châu Á lại càng là vấn đề cấp bách trong nhiệm vụ hiện nay. Xu thế và sự phát triển dưới ánh mắt của các<br />
nhà Xã hội học châu Á thế kỷ 21 được chuyển sự tập trung chú ý tương đối nhiều từ phương Tây sang nền Xã<br />
hội học trong khu vực bản địa. Do nguyên nhân lịch sử và văn hoá, vấn đề trước mắt của các nhà Xã hội học<br />
châu Á càng trở nên gần gũi, càng dễ học tập lẫn nhau, gợi ý cho nhau. Vì thế, sự giao lưu lẫn nhau sẽ càng<br />
ngày càng được chú trọng hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn : Tạp chí Nghiên cứu Xã hội học. Số 1 - 1996 . Tiếng Trung<br />
Người dịch : NGUYỄN AN TÂM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />