Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009<br />
<br />
Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản<br />
<br />
XÁC ĐỊNH ẢNH HƢỞNG CỦA TỈ LỆ PHỐI TRỘN KHÁC NHAU GIỮA ĐẬU<br />
TƢƠNG VÀ ĐẬU NHO NHE TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ<br />
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA GÀ BROILER KABIR<br />
Trần Tố (Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên)<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Đậu tương (Glycine max) là loại cây có thân, lá và hạt giàu dinh dưỡng nhất trong tập<br />
đoàn cây họ đậu làm thức ăn chăn nuôi [5]. Bùi Đức Chính và cộng sự (2001) cho biết: trong hạt<br />
đậu tương, protein thường chiếm 410 - 430 g/kg vật chất khô (VCK), lipit chiếm 160 - 180 g/kg<br />
VCK và năng lượng trao đổi (NLTĐ) là 3600 - 3800 Kcal/kg VCK. Theo hàm lượng, lysine<br />
trong protein đậu tương (ĐT) là 5,8% tương tự như trong protein trứng gà [2].<br />
Đậu nho nhe (Phaseolus calcaratus Roxb) được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía<br />
Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên… có năng suất xanh đạt 25 - 30 tấn/ha,<br />
năng suất hạt 1200 - 1800 kg/ha có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi [3]. Tài liệu của Bùi Đức<br />
Chính và cộng sự (2001) cho biết: hạt đậu nho nhe (ĐNN) chứa 21,0% protein thô; 1,3% lipit;<br />
55,2% gluxit; 4,3% xơ thô; 3,5% khoáng và NLTĐ là 2.829 Kcal/kg VCK. Theo Whyte (1955),<br />
trong hạt ĐNN chứa 18,9% protein thô; 0,5% lipit; 53,3% gluxit và 4,9% xơ thô.<br />
Bổ sung hạt đậu vào thức ăn nuôi gà broiler để giảm protein động vật, giảm giá thành<br />
thức ăn là một trong những vấn đề cần thiết nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng<br />
đồng thời khai thác tiềm năng nguyên liệu thức ăn sẵn có của địa phương.<br />
Tuy nhiên, việc phối trộn hai loại đậu này với tỉ lệ như thế nào là có hiệu quả trong chăn<br />
nuôi gà broiler thì chưa có tài liệu nào đề cập tới. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề<br />
tài: “Xác định ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn khác nhau giữa ĐT và ĐNN trong khẩu phần đến<br />
sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà broiler Kabir”.<br />
Đề tài thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn ĐT và ĐNN khác nhau<br />
trong khẩu phần đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà broiler, trên cơ sở đó lựa<br />
chọn tỉ lệ phối trộn thích hợp của hai loại đậu này. Kết quả đề tài sẽ góp phần vào việc nghiên<br />
cứu, khai thác, sử dụng nguồn đậu đỗ làm thức ăn cho gia cầm, nhằm tăng năng suất và hiệu quả<br />
kinh tế trong chăn nuôi gà broiler ở vùng trung du miền núi phía Bắc.<br />
2. Đối tƣợng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu<br />
- Đối tượng: Gà broiler Kabir 01 ngày tuổi của Xí nghiệp gà giống Châu Thành được<br />
nuôi đến 70 ngày tuổi.<br />
- Vật liệu nghiên cứu: Nguyên liệu thức ăn cho gà thí nghiệm phổ biến ở Thái Nguyên<br />
như: ĐT, ĐNN, ngô, gạo bóc vỏ trấu, bột cá nhạt 60%, premix khoáng - vitamin, DL.methionine,<br />
L.lysine, bột cacbonat canxi, bột dicanxi photphat,...<br />
- Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành tại một số hộ chăn nuôi<br />
thuộc tỉnh Thái Nguyên từ tháng 1 đến 7/2005.<br />
3. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm<br />
Thí nghiệm được bố trí thành 5 lô gà (lô 1, lô 2, lô 3, lô 4 và lô 5), lặp lại 2 lần, mỗi lần<br />
bố trí 80 con/lô. Yếu tố thí nghiệm là tỉ lệ phối trộn khác nhau giữa ĐT rang và ĐNN rang trong<br />
khẩu phần. Thứ tự lần lượt từ lô 1, lô 2, lô 3, lô 4 và lô 5, hỗn hợp hai loại đậu trong khẩu phần<br />
1<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009<br />
<br />
Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản<br />
<br />
được phối trộn như sau: 100% ĐT rang; tỉ lệ ĐT/ĐNN là 70/30 (70ĐT/30ĐNN), 60/40<br />
(60ĐT/40ĐNN), 50/50 (50ĐT/50ĐNN) và 100% ĐNN rang, tỉ lệ bột cá nhạt không thay đổi.<br />
Thức ăn hỗn hợp (TĂHH) thí nghiệm được sử dụng theo 3 giai đoạn tuổi của gà: 1 - 21, 22<br />
- 49 và 50 - 70 ngày, có tỉ lệ protein thô (CP) tương ứng thứ tự là 21%, 19% và 17%. TĂHH có giá<br />
trị NLTĐ (ME) là 3.000 - 3.100 Kcal/kg; tỉ lệ NLTĐ và protein thô (ME/CP) từ 142 - 180;<br />
canxi/photpho tổng số từ 1,5 - 2,0; xơ không cao quá 5% và lipit không quá 10% (bảng 1).<br />
Bảng 1. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp có tỉ lệ đậu tương<br />
và đậu nho nhe khác nhau dùng cho gà broiler Kabir<br />
Diễn giải<br />
<br />
ĐV tính<br />
<br />
Yếu tố thí nghiệm<br />
1 - 21 ngày<br />
- Năng lượng (ME)<br />
- Protein thô (CP)<br />
- ME/CP<br />
- Lysine<br />
- Methionine<br />
- Canci<br />
- Photpho hấp thu<br />
22 - 49 ngày<br />
- Năng lượng (ME)<br />
- Protein thô (CP)<br />
- ME/CP<br />
- Lysine<br />
- Methionine<br />
- Canci<br />
- Photpho hấp thu<br />
50 - 70 ngày<br />
- Năng lượng (ME)<br />
- Protein thô (CP)<br />
- ME/CP<br />
- Lysine<br />
- Methionine<br />
- Canci<br />
- Photpho hấp thu<br />
<br />
Lô 1<br />
ĐT rang<br />
<br />
Lô 2<br />
ĐT/ĐNN<br />
= 70/30<br />
<br />
Lô 3<br />
ĐT/ĐNN<br />
= 60/40<br />
<br />
Lô 4<br />
ĐT/ĐNN<br />
= 50/50<br />
<br />
Lô 5<br />
ĐNN rang<br />
<br />
Kcal/ kg<br />
%<br />
%<br />
%<br />
%<br />
%<br />
<br />
3.009<br />
21,0<br />
143,3<br />
1,24<br />
0,51<br />
1,2<br />
0,43<br />
<br />
3.000<br />
21,0<br />
142,9<br />
1,25<br />
0,51<br />
1,2<br />
0,43<br />
<br />
3.000<br />
21,0<br />
142,9<br />
1,24<br />
0,52<br />
1,2<br />
0,43<br />
<br />
3.001<br />
21,0<br />
142,9<br />
1,28<br />
0,51<br />
1,2<br />
0,43<br />
<br />
3.000<br />
21,0<br />
142,8<br />
1,61<br />
0,52<br />
1,2<br />
0,43<br />
<br />
Kcal/ kg<br />
%<br />
%<br />
%<br />
%<br />
%<br />
<br />
3.023<br />
19,0<br />
159,1<br />
1,09<br />
0,45<br />
1,1<br />
0,4<br />
<br />
3.006<br />
19,0<br />
158,2<br />
1,09<br />
0,45<br />
1,1<br />
0,4<br />
<br />
3.001<br />
19,0<br />
157,9<br />
1,09<br />
0,45<br />
1,1<br />
0,4<br />
<br />
3.000<br />
19,0<br />
157,9<br />
1,12<br />
0,45<br />
1,1<br />
0,4<br />
<br />
3.001<br />
19,0<br />
157,9<br />
1,41<br />
0,45<br />
1,1<br />
0,4<br />
<br />
Kcal/ kg<br />
%<br />
%<br />
%<br />
%<br />
%<br />
<br />
3.017<br />
17,0<br />
177,5<br />
0,94<br />
0,39<br />
1,02<br />
0,37<br />
<br />
3.000<br />
17,0<br />
176,5<br />
0,95<br />
0,40<br />
1,02<br />
0,37<br />
<br />
3.000<br />
17,0<br />
176,5<br />
0,95<br />
0,40<br />
1,02<br />
0,37<br />
<br />
3.000<br />
17,0<br />
176,5<br />
0,95<br />
0,39<br />
1,02<br />
0,37<br />
<br />
3.000<br />
17,0<br />
176,5<br />
1,23<br />
0,40<br />
1,02<br />
0,37<br />
<br />
4. Các chỉ tiêu theo dõi<br />
Các chỉ tiêu theo dõi gồm có: Tỉ lệ nuôi sống; sinh trưởng tích lũy; sinh trưởng tuyệt đối;<br />
sinh trưởng tương đối; lượng thức ăn tiêu thụ cho 1 gà trong 1 ngày; tiêu tốn thức ăn cho 1kg<br />
tăng khối lượng (KL); tiêu tốn NLTĐ (ME); tiêu tốn protein thô (CP) (g) cho 1kg tăng khối<br />
lượng của gà; hiệu quả sử dụng protein P.E.R (Protein Efficiency Ratio); chỉ số sản xuất<br />
(Production Number - PN); chi phí thức ăn để sản xuất 1kg tăng KL của gà.<br />
5. Kết quả thí nghiệm<br />
5.1. Sinh trưởng của đàn gà thí nghiệm<br />
2<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009<br />
<br />
Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn khác nhau giữa ĐT và ĐNN trong TĂHH<br />
đến sinh trưởng của gà broiler Kabir được trình bày ở bảng 2.<br />
Bảng 2. Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn khác nhau giữa ĐT và ĐNN<br />
trong thức ăn hỗn hợp đến sinh trưởng của gà broiler Kabir<br />
ĐVT<br />
<br />
Lô 1<br />
(ĐT rang)<br />
<br />
Lô 2<br />
(70ĐT/30ĐNN)<br />
<br />
Tỉ lệ nuôi sống<br />
<br />
%<br />
<br />
96,25<br />
<br />
96,25<br />
<br />
96,25<br />
<br />
96,25<br />
<br />
96,25<br />
<br />
Hệ số biến dị (Cv)<br />
<br />
%<br />
<br />
11,77<br />
<br />
11,49<br />
<br />
12,00<br />
<br />
12,31<br />
<br />
13,27<br />
<br />
g/con<br />
<br />
1214,55 10,4<br />
<br />
1239,35 10,5<br />
<br />
1200,91 10,6<br />
<br />
1183,51 10,9<br />
<br />
1161,69 11,9<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
KL gà 7 tuần tuổi<br />
KL gà 10 tuần tuổi<br />
So sánh<br />
Tăng KL tích lũy<br />
So sánh<br />
<br />
g/con<br />
<br />
1834,16<br />
<br />
24,6<br />
<br />
a<br />
<br />
1882,60<br />
<br />
24,7<br />
<br />
bc<br />
<br />
1804,94<br />
<br />
24,7<br />
<br />
cd<br />
<br />
1759,35<br />
<br />
24,7<br />
<br />
Lô 5<br />
(ĐNN rang)<br />
<br />
1690,78de 25,6<br />
<br />
%<br />
<br />
97,43<br />
<br />
100<br />
<br />
95,87<br />
<br />
93,45<br />
<br />
89,81<br />
<br />
g/con<br />
<br />
1.797,00<br />
<br />
1.845,40<br />
<br />
1.767,80<br />
<br />
1.722,10<br />
<br />
1.653,60<br />
<br />
%<br />
<br />
97,38<br />
<br />
100<br />
<br />
95,79<br />
<br />
93,32<br />
<br />
89,61<br />
<br />
25,67<br />
<br />
26,36<br />
<br />
25,25<br />
<br />
24,60<br />
<br />
23,62<br />
<br />
97,38<br />
<br />
100<br />
<br />
95,79<br />
<br />
93,32<br />
<br />
89,61<br />
<br />
Tăng KL tuyệt đối g/con/ngày<br />
So sánh<br />
<br />
b<br />
<br />
Lô 3<br />
Lô 4<br />
(60ĐT/40ĐNN) (50ĐT/50ĐNN)<br />
<br />
%<br />
<br />
(Theo hàng ngang, các số liệu có các chữ a, b, c… khác nhau là biểu thị sự sai khác thống kê một cách<br />
rõ rệt với mức xác suất P < 0,05).<br />
<br />
Bảng 2 cho thấy:<br />
- Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm tăng lên theo tuần tuổi. Trong 5 lô, khối lượng gà<br />
bình quân lúc kết thúc thí nghiệm của lô 2 (70ĐT/30ĐNN) là cao nhất (đạt 1.882,60 g/con), sau<br />
đó giảm dần theo thứ tự lô 1, lô 3, lô 4 (1.834,16 g/con; 1.804,94 g/con; 1.759,35 g/con) và thấp<br />
nhất là lô 5 (ĐNN) (1.690,78 g/con). So sánh mức độ sai khác giữa các lô cho thấy: khối lượng<br />
trung bình của lô 2 (70ĐT/30ĐNN) sai khác thống kê rõ rệt với các lô còn lại ở mức xác suất P <<br />
0,05; còn khối lượng trung bình của gà giữa từng cặp lô: lô 1 và lô 3, lô 3 và lô 4, lô 4 và lô 5 sai<br />
khác thống kê không rõ rệt (P > 0,05).<br />
- Tăng khối lượng tuyệt đối của gà broiler Kabir có sai khác nhau giữa các lô. Mức tăng<br />
KL tuyệt đối bình quân trong kì giảm dần theo thứ tự lô 2, lô 1, lô 3, lô 4 và lô 5, tương ứng là<br />
26,36 – 25,67 – 25,25 – 24,60 và 23,62 g/con/ngày. Nếu lấy giá trị của lô 2 (70ĐT/30ĐNN) là<br />
100% để so sánh, thì chỉ tiêu này ở các lô khác đều thấp hơn, trong đó lô 5 (ĐNN rang) chênh<br />
lệch thấp nhất (10%) so với lô 2.<br />
5.2. Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 1kg tăng KL gà thí nghiệm<br />
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn khác nhau giữa ĐT và ĐNN trong<br />
TĂHH đến tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 1kg tăng KL của gà broiler Kabir được trình bày ở<br />
bảng 3.<br />
Số liệu bảng 3 cho thấy:<br />
- Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng KL gà broiler Kabir biến động từ 2,86 đến 3,24kg/kg.<br />
Trong số 5 lô thí nghiệm, chỉ tiêu này thấp nhất ở lô 2 (70ĐT/30ĐNN) (2,86kg/kg). Mức tiêu tốn<br />
thức ăn của các lô khác đều cao hơn lô 2, trong đó ở lô 5 (ĐNN rang), mức tiêu tốn thức ăn là cao<br />
nhất (3,24kg/kg) cao hơn 13,29% so với lô 2. Chỉ tiêu này ở gà broiler Kabir thường cao hơn so<br />
với gà siêu thịt nuôi nhốt, bởi vì gà broiler Kabir được nuôi dài ngày theo phương thức bán chăn<br />
3<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009<br />
<br />
Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản<br />
<br />
thả hoặc chăn thả, và sử dụng thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp hơn. Kết quả nghiên cứu của<br />
Nguyễn Khánh Quắc và cộng sự (2000) cho thấy tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng KL của gà broiler<br />
Kabir biến động trong khoảng 2,58 - 2,63kg/kg, cao hơn gà siêu thịt trên 10%.<br />
Bảng 3. Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn khác nhau giữa ĐT và ĐNN trong khẩu phần<br />
đến tiêu tốn và chi phí thức ăn cho 1kg tăng KHgà broiler Kabir<br />
Chỉ tiêu<br />
Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL<br />
So sánh<br />
Tiêu tốn protein/kg tăng KL<br />
So sánh<br />
Tiêu tốn ME/kg tăng KL<br />
So sánh<br />
Chỉ số sản xuất PN<br />
So sánh<br />
Hiệu quả sử dụng<br />
protein (P.E.R)<br />
Chi phí TĂ/kg tăng KL<br />
So sánh<br />
<br />
Đơn vị<br />
Lô 1<br />
Lô 2<br />
Lô 3<br />
Lô 4<br />
Lô 5<br />
tính<br />
(ĐT rang) (70ĐT/ 30ĐNN) (60ĐT/ 40ĐNN) (50ĐT/ 50ĐNN) (ĐNN rang)<br />
kg/ kg<br />
2,94<br />
2,86<br />
3,00<br />
3,08<br />
3,24<br />
%<br />
102,66<br />
100<br />
104,90<br />
107,89<br />
113,29<br />
g/kg<br />
538<br />
524<br />
549<br />
564<br />
593<br />
%<br />
102,67<br />
100<br />
104,77<br />
107,63<br />
113,17<br />
Kcal/ kg<br />
8.863<br />
8.588<br />
9.000<br />
9.240<br />
9.720<br />
%<br />
103,20<br />
100<br />
104,80<br />
107,59<br />
113,18<br />
85,90<br />
90,51<br />
82,73<br />
78,54<br />
71,75<br />
%<br />
94,91<br />
100<br />
91,40<br />
86,77<br />
79,27<br />
g/g<br />
<br />
1,86<br />
<br />
1,91<br />
<br />
1,82<br />
<br />
1,77<br />
<br />
1,69<br />
<br />
đ/kg<br />
%<br />
<br />
9.269<br />
107,8<br />
<br />
8.656<br />
100<br />
<br />
8.953<br />
103,43<br />
<br />
9.075<br />
104,84<br />
<br />
8.884<br />
102,63<br />
<br />
- Mức tiêu tốn NLTĐ và protein thô cho 1kg tăng KL gà thấp nhất ở lô 2, sau đó tăng dần<br />
theo thứ tự lô 1, lô 3, lô 4 và lô 5 tương tự như tiêu tốn KL thức ăn.<br />
- Chỉ số sản xuất (PN) dao động trong khoảng 71,75 - 90,51. Trong số 5 lô thí nghiệm, lô<br />
2 (70ĐT/30ĐNN) có chỉ số sản xuất cao hơn so với các lô còn lại từ 5,09 - 20,73%, chứng tỏ<br />
việc sử dụng khẩu phần có tỉ lệ (70ĐT/30ĐNN) có hiệu quả kinh tế cao hơn so với sử dụng khẩu<br />
phần có tỉ lệ khác trong thí nghiệm.<br />
- Hiệu quả sử dụng protein thức ăn của các lô gà thí nghiệm (P.E.R) giảm đi khi tiêu tốn<br />
thức ăn tăng, tương ứng với các lô theo thứ tự lô 2, lô 1, lô 3, lô 4 và lô 5. Ta thấy, hệ số P.E.R ở<br />
lô 2 (70ĐT/30ĐNN) cao nhất, chứng tỏ protein thức ăn được gà lô 2 sử dụng hiệu quả nhất trong<br />
5 lô gà thí nghiệm.<br />
6. Kết luận<br />
Từ những kết quả thí nghiệm đã thu được, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Gà<br />
broiler được nuôi bằng khẩu phần thức ăn chứa ĐT và ĐNN theo tỉ lệ 70/30 thì tốt hơn so với<br />
sử dụng khẩu phần chứa một loại ĐT hay khẩu phần chứa ĐT và ĐNN với các tỉ lệ khác trong<br />
thí nghiệm. Thức ăn hỗn hợp cho gà broiler có chứa ĐNN chế biến đã có ảnh hưởng tốt đến sinh<br />
trưởng cũng như khả năng cho thịt của gia cầm thí nghiệm và làm giảm giá thành sản xuất gà<br />
thịt. Do đó, ĐNN có thể được coi là nguồn thức ăn địa phương sẵn có, góp phần phát triển chăn<br />
nuôi bền vững ở trung du và miền núi phía Bắc nước ta <br />
Tóm tắt<br />
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn khác nhau giữa ĐT và ĐNN trong khẩu phần<br />
đến sinh trưởng và khả năng cho thịt của gà broiler Kabir cho thấy:<br />
4<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009<br />
<br />
Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản<br />
<br />
Với 400 gà broiler Kabir được chia làm 5 lô (mỗi lô 80 con) lặp lại hai lần, thời gian nuôi<br />
từ 1 đến 70 ngày tuổi. Các lô được bố trí tỉ lệ giữa ĐT và ĐNN khác nhau. Cụ thể: Lô 1 có 100%<br />
ĐT, lô 2 có 70% ĐT và 30% ĐNN, lô 3 có 60% ĐT và 40% ĐNN, lô 4 có 50% ĐT và 50%<br />
ĐNN, lô 5 có 100% ĐNN trong khẩu phần.<br />
Thí nghiệm đã rút ra kết luận: Gà broiler được nuôi bằng khẩu phần thức ăn chứa ĐT và<br />
ĐNN theo tỉ lệ 70/30 thì tốt hơn so với các khẩu phần khác trong thí nghiệm.<br />
Summary<br />
Evaluating the effects of different rations between<br />
Glycine max and Phaseolus calcaratus Roxb in compound feeds<br />
on the performance and production qualityin Kabir broiler chickens<br />
400 Kabir broiler chickens were divided into 5 groups (group 1, 2, 3, 4 and 5), repeated<br />
twice, from 1 to 70 days of age. In each group, the ratio of Glycine max and Phaseolus<br />
calcaratus Roxb is different; as follows: 100% Glycine max; 70/30, 60/40, 50/50 and 100%<br />
Phaseolus calcaratus Roxb.<br />
The result indicates that the performance and production quality in Kabir broiler chickens<br />
of group 2 (70 Glycine max/30 Phaseolus calcaratus Roxb) are better than the others.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1]. Bùi Văn Chính, Vũ Duy Giảng, Hoàng Văn Tiến, Đào Văn Huyên, Nguyễn Nghi và một số<br />
tác giả khác (2001), Thành phần thức ăn hỗn hợp và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc- gia cầm Việt<br />
Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
[2]. Vũ Duy Giảng (1983), Thức ăn bổ sung cho gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
[3]. Nguyễn Đăng Khôi (1979), Nghiên cứu về cây thức ăn gia súc Việt Nam, NXB Nông nghiệp,<br />
Hà Nội.<br />
[4]. Nguyễn Khánh Quắc, Trần Thanh Vân, Nguyễn Quang Tuyên, Ngô Nhật Thắng, Nguyễn<br />
Duy Hoan, Hoàng Toàn Thắng, Đào Văn Khanh, Nguyễn Thị Thuý Mỵ (2000), “Kết quả nuôi khảo nghiệm<br />
“gà chất lượng cao” tại Thái Nguyên”, Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, Trường ĐH<br />
Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên, NXB Nông nghiệp, tr. 236-239.<br />
[5]. Ngô Quang Thắng, Lê Khả Tường và Trần Văn Lài (1990), “Kết quả thử nghiệm một số<br />
giống đậu tương quốc tế vụ xuân 1988 và 1989”, Thông tin chuyên đề cây họ đậu 1/1990, tr. 18-20, Trung<br />
tâm thông tin - Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.<br />
[6]. Whyte R.O. (1955), Les Legumineuses en agriculture, FAO, Marzo.<br />
<br />
5<br />
<br />