intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định các mục tiêu lâu dài khi nuôi dạy trẻ

Chia sẻ: Nguyễn Văn E E | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

108
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nuôi dạy trẻ từ khi lọt lòng đến khi trẻ trưởng thành là một trong những việc quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta. Thế nhưng rất nhiều trong chúng ta đã bắt đầu cuộc hành trình này mà chưa bao giờ nghĩ tới mục tiêu của việc nuôi dạy con cái là gì. Mục tiêu lâu dài là những mục tiêu cha mẹ muốn con cái đạt được khi trưởng thành. Những mục tiêu đó sẽ là cơ sở, là kim chỉ nam để cho chúng ta xây dựng cho mình các kỹ năng liên quan tới kỷ luật...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định các mục tiêu lâu dài khi nuôi dạy trẻ

  1. Xác định các mục tiêu lâu dài khi nuôi dạy trẻ
  2. Nuôi dạy trẻ từ khi lọt lòng đến khi trẻ trưởng thành là một trong những việc quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta. Thế nhưng rất nhiều trong chúng ta đã bắt đầu cuộc hành trình này mà chưa bao giờ nghĩ tới mục tiêu của việc nuôi dạy con cái là gì. Mục tiêu lâu dài là những mục tiêu cha mẹ muốn con cái đạt được khi trưởng thành. Những mục tiêu đó sẽ là cơ sở, là kim chỉ nam để cho chúng ta xây dựng cho mình các kỹ năng liên quan tới kỷ luật tích cực. Hãy tưởng tượng: Một buổi sáng bình thường ở gia đình bạn.  Bạn đang chuẩn bị cho con mình đến trường mà cả hai đã sắp muôn  đến nơi.
  3. Bạn muốn con bạn làm gì vào lúc ấy ?  Nói cách khác, trong buổi sáng hôm đó, mục đích làm cha mẹ của bạn  là gì? Bạn đã liệt kê các mục tiêu sau chưa? Mặc quần áo nhanh  Ăn nhanh  Vâng lời bạn  Làm những gì bạn yêu cầu ngay lập tức  Đây là những mục tiêu ngắn hạn Những mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu cha mẹ muốn con cái thực hiện được ngay lập tức. Ví dụ: bạn muốn con bạn
  4. Đi giầy ngay lập tức  Ra khỏi nhà ngay  Đi vào nhà ngay  Không được đánh em!  Quãng thời gian làm cha mẹ của chúng ta luôn phải bận bịu bởi những cố gắng, nỗ lực nhằm giải quyết các mục tiêu trước mắt. Đó là một thực tế của làm cha mẹ. Trên thực tế, chúng ta thường quên mất những gì chúng ta thực sự muốn đạt được Hãy hình dung: Con bạn đã trưởng thành. Bạn đang chuẩn bị cho sinh nhật lần thứ 20  của con. Hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng những điều bạn muốn con bạn đạt  được ở độ tuổi đó. Mẫu người mà bạn muốn con bạn trở thành khi tới tuổi đó? 
  5. Mối quan hệ nào giữa bạn và con mà bạn muốn duy trì khi con bạn  đạt đến tuổi đó? Bạn đã kể ra các mục tiêu sau chưa? Biết giải quyết vấn đề  Giao tiếp tốt  Yêu thương, tôn trọng cha mẹ  Quan tâm chăm sóc bạn khi bạn về già  Thấu hiểu và tôn trọng người khác  Biết phân biệt đúng sai  Có trách nhiệm  Trung thực và chính trực  Chân thành với gia đình, bạn bè  Chung thuỷ  Tự tin  Có ý chí vượt qua các khó khăn thử thách 
  6. Có khả năng suy nghĩ độc lập?  Mục tiêu lâu dài là những mục tiêu cha mẹ muốn con cái đạt được khi con trưởng thành. Ví dụ, bạn muốn con mình là một người: Tốt bụng và có ích  Chu đáo và nhã nhặn  Biết ra quyết định  Trung thực và đáng tin cậy  Hòa nhã  Quan tâm tới bạn  Một người cha người mẹ đáng yêu, có trách nhiệm  Mục tiêu lâu dài cần có thời gian để đạt được, thông thường là nhiều năm. Tuy nhiên đó là điều quan trọng nhất của việc làm cha mẹ.
  7. Một trong những điều khó khăn nhất của làm cha mẹ đó là thực hiện được các mục tiêu lâu dài trong khi vẫn đạt được các mục tiêu ngắn hạn. Nguyên nhân là do hai mục tiêu này thường xung đột lẫn nhau. Hãy quay trở lại ví dụ khi con bạn chuẩn bị tới trường. Đã muộn. Con bạn cần phải ăn sáng, mặc quần áo, đánh răng và đi học đúng giờ. Tất cả những gì bạn muốn lúc này đó là cho con đến trường đúng giờ. Bạn cảm thấy căng thẳng, tất bật trong khi con bạn thì chậm chạp và lại đang phân tán bởi một điều khác. Bạn đang thực sự bực mình. Bạn có thể quát hay thậm chí đánh trẻ để khiến trẻ khẩn trương hơn. Vào thời điểm đó, tâm trí bạn đang tập trung vào những mục tiêu ngắn hạn. Đó là làm sao để cho con đi tới trường ngay lập tức. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra với mục tiêu lâu dài của bạn? Khi bạn quát trẻ, bạn đang dạy trẻ về sự nhã nhặn?  Khi bạn đánh trẻ, bạn đang dạy trẻ cách giải quyết vấn đề? 
  8. Cách chúng ta xử lý các tình huống nhất thời chính là một hình mẫu cho trẻ học tập. Trẻ học được cách đối diện với áp lực thông qua việc chứng kiến cách chúng ta thực hiện. Nếu quát hay đánh trẻ là cách chúng ta làm khi bị căng thẳng, trẻ sẽ học và làm giống chúng ta. Cha mẹ thường phản ứng với những nóng giận nhất thời theo cách khiến mục đích lâu dài bị cản trở. Đánh mắng trẻ sẽ dạy cho trẻ những điều ngược lại với những gì chúng ta mong muốn trẻ đạt được về sau này. Mỗi khi phản ứng theo cách đó, bạn đã bỏ lỡ một cơ hội dạy cho trẻ những cách tốt hơn. Làm thế nào để bạn có thể đạt được cả mục tiêu nhất thời và mục tiêu lâu dài? Chìa khoá cho kỷ luật hiệu quả chính là nhìn nhận những khó khăn thử thách trước mắt như những cơ hội để đạt được và hướng tới mục tiêu lâu dài. Khi bạn cảm thấy cơn tức giận đang dâng lên, đó là một tín hiệu tốt để bạn có cơ hội dạy con mình một bài học rất quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn việc bắt trẻ phải đi giầy ngay lập tức. Bạn có cơ hội dạy con bạn cách: Thể hiện sự tôn trọng người khác thông qua giao tiếp 
  9. Giải quyết xung đột mà không cần đánh đập  Quan tâm tới cảm giác của người khác  Đạt được mục tiêu mà không gây tổn thương cho người khác về mặt  thể chất và tinh thần Kiểm soát căng thẳng Mỗi khi cơn tức giận dâng lên, đó chính là một cơ hội để bạn dạy con mình một bài học về cách giải quyết vấn đề. Bằng cách xử ly khéo léo, bạn đã chỉ cho trẻ thấy cách bạn xử lý cơn tức giận của mình như thế nào. Vậy làm sao để thực hiện được điều này? Điều này có thể thông qua việc thực hiện các biện pháp giáo dục tích cực.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
27=>0