JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 23-29<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0155<br />
<br />
XÁC ĐỊNH CÁC NĂNG LỰC ĐƯỢC PHÁT TRIỂN<br />
TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP - MỘT TRONG CÁC CƠ SỞ<br />
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
Phạm Xuân Quế<br />
Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Ở bài báo này, tác giả phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan đến việc học tập<br />
và giảng dạy chương trình tích hợp các môn học, trên cơ sở đó tập trung vào việc xác định<br />
năng lực, các kĩ năng đặc thù có thể được phát triển ở học sinh trong dạy học chương trình<br />
tích hợp (đối với môn Khoa học tự nhiên) và bước đầu đưa ra một số chú ý về việc xây<br />
dựng chương trình tích hợp trong điều kiện ở Việt Nam.<br />
Từ khóa: Chương trình tích hợp, dạy học tích hợp, năng lực đặc thù, kĩ năng đặc thù.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Dạy học tích hợp là dạy học theo định hướng phát triển (ở người học) khả năng huy động<br />
tổng hợp kiến thức, kĩ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn<br />
đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn<br />
luyện kĩ năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề [1].<br />
Dạy học tích hợp là một trong các con đường, giải pháp thích hợp cho sự phát triển một số<br />
năng lực ở học sinh. Bên cạnh việc xác định các năng lực chung - cốt lõi, năng lực đặc thù từng<br />
môn học (thuộc môn học tích hợp) thì việc xác định năng lực, các kĩ năng đặc thù có thể được<br />
phát triển ở học sinh trong dạy học chương trình tích hợp là việc làm hết sức cần thiết khi nghiên<br />
cứu việc xây dựng chương trình tích hợp các môn tích hợp nói chung, môn Khoa học Tự nhiên<br />
nói riêng.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Nhu cầu xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo quan điểm<br />
tích hợp<br />
<br />
Nhiều quá trình, hiện tượng tồn tại trong tự nhiên, trong thực tiễn cuộc sống có thể được<br />
hiểu hay được giải quyết với những năng lực và phẩm chất được hình thành trong lĩnh vực của một<br />
môn, nhưng nhiều khi của một số môn học. Ví dụ như: khi xem xét và giải quyết những vấn đề liên<br />
quan đến Nguyên tử, cần tiếp cận theo quan điểm của cả chuyên môn Vật lí lẫn Hóa học,... cần<br />
Ngày nhận bài: 7/8/2016. Ngày nhận đăng: 12/9/2016.<br />
Tác giả liên lạc: Phạm Xuân Quế, địa chỉ e-mail: quepx@hnue.edu.vn<br />
<br />
23<br />
<br />
Phạm Xuân Quế<br />
<br />
những kiến thức, phương pháp, kĩ năng của các chuyên môn này; khi xem xét và giải quyết những<br />
vấn đề liên quan đến Huyết áp của vật sống, cần tiếp cận theo quan điểm của cả chuyên môn Vật<br />
lí lẫn Sinh học,... cần những kiến thức, phương pháp, kĩ năng của các chuyên môn này.<br />
Trong thị trường lao động ở thế kỉ 21, khi các ngành nghiên cứu và sản xuất liên quan đến<br />
nhiều lĩnh vực hình thành và phát triển thì ngày càng nhiều vấn đề cần được giải quyết trong lao<br />
động chuyên nghiệp đòi hỏi những năng lực và phẩm chất được hình thành trong học tập, làm việc<br />
trong nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Ví dụ như Lí sinh (Biophysics), Y sinh (Biomedical)<br />
là những lĩnh vực đa ngành trong đó có sự tích hợp và tương tác giữa các ngành chuyên môn khác<br />
nhau. Thực tế đó yêu cầu người lao động phải có năng lực (dựa trên kiến thức, kĩ năng, phẩm chất,<br />
giá trị) ứng với nhiều lĩnh vực hay họ phải có khả năng hợp tác làm việc với những người trong<br />
các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Từ giữa thế kỉ 20 người ta càng nhận thấy vấn đề cấp bách<br />
là “những năng lực cần thiết cho thị trường lao động hiện nay cần được phát triển trong học tập<br />
theo chương trình tích hợp và hợp tác trong giảng dạy” [2]. Để đáp ứng việc cung cấp nguồn nhân<br />
lực cho thị trường lao động, các nền giáo dục ở các nước tùy theo điều kiện của mình đã xây dựng<br />
chương trình đào tạo các bậc học khác nhau (phổ thông, cao đẳng, đại học hay sau đại học) ở các<br />
mức độ tích hợp khác nhau. Như đánh giá của UNESCO, các chương trình đào tạo như vậy thích<br />
hợp cho một nền giáo dục vì sự phát triển bền vững.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Các chương trình tích hợp<br />
<br />
Chương trình tích hợp là chương trình bao gồm các modun được thiết kế dựa trên hai hay<br />
nhiều môn học và được thực hiện thông qua hoạt động tích cực, phối hợp giữa các học sinh và các<br />
giáo viên với mục tiêu quan trọng là nhận thức được hiện tượng hay giải quyết được vấn đề dựa<br />
trên sự tích hợp và tổng hợp các kiến thức từ các môn khác nhau [2].<br />
Tùy theo mức độ tích hợp khác nhau trong chương trình được xây dựng mà người ta phân<br />
ra các loại chương trình tích hợp sau:<br />
- Tích hợp đa môn (Multidisciplinary Intergration): Đối với chương trình tích hợp đa môn,<br />
việc “dạy học một chủ đề được tiếp cận theo từng môn học khác nhau và tiến hành song song với<br />
nhau” [16] nhằm đạt chuẩn của từng môn.<br />
- Tích hợp/Tiếp cận liên môn (Interdisciplinary Intergration/Approach): Ở tiếp cận liên<br />
môn, giáo viên tổ chức chương trình học thông qua các môn học [3]. Để giải quyết một nội dung<br />
trong chương trình cần kiến thức, kĩ năng của hơn một môn học.<br />
- Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration): Chương trình tích hợp xuyên môn đề<br />
cập đến các vấn đề, nội dung được hiểu và giải quyết vượt qua kiến thức và kĩ năng từng môn học,<br />
xem xét các vấn đề một cách toàn diện với những khái niệm, phương pháp đặc thù của cách tiếp<br />
cận xuyên môn, khi đó cấu trúc logic nội dung từng môn học bị phá vỡ.<br />
- Tích hợp/Tiếp cận nội môn (Intradisciplinary Intergration/Approach): Ngoài ba cách tiếp<br />
cận trên, người ta còn nói đến “Tiếp cận nội môn”, cách tiếp cận trong đó có những nội dung được<br />
thiết kế dựa trên hai hay nhiều phần của môn học với mục tiêu là nhận thức được hiện tượng hay<br />
giải quyết được vấn đề dựa trên sự tích hợp và tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ các phần khác<br />
nhau của môn học. Đây là cách tiếp cận quen thuộc hơn trong tổ chức dạy học của nhiều giáo viên<br />
có năng lực khi họ đưa ra các vấn đề, nội dung trong môn học (ví dụ như môn Vật lí) mà để hiểu<br />
và giải quyết thì cần đến kiến thức, kĩ năng của hơn một phần chuyên môn (ví dụ như: phần Cơ<br />
học, phần Nhiệt học, phần Quang học) trong môn học đó.<br />
24<br />
<br />
Xác định các năng lực được phát triển trong dạy học tích hợp - Một trong các cơ sở xây dựng...<br />
<br />
Được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu cũng như trong nhiều chương trình phổ thông của<br />
các nước là chương trình tích hợp liên môn.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Những vấn đề liên quan đến học tập và giảng dạy chủ đề tích hợp trong<br />
chương trình tích hợp<br />
<br />
Nhiều nhà nghiên cứu nhìn thấy những ưu điểm, hạn chế hay những vấn đề liên quan khi<br />
dạy học các chủ đề tích hợp của chương trình tích hợp [16].<br />
* Những ưu điểm và hạn chế, khó khăn đối với viêc học tập các chủ đề tích hợp của<br />
chương trình tích hợp<br />
- Về kiến thức:<br />
+ Ở chương trình tích hợp, kiến thức được đề cập, sử dụng làm cơ sở trong chương trình/chủ<br />
đề tích hợp phụ thuộc kiến thức đơn môn nhưng kiến thức cuối cùng đạt được vượt ra ngoài kiến<br />
thức từng môn riêng lẻ [4-7].<br />
+ Kiến thức trong chủ đề tích hợp có chiều sâu và chiều rộng hơn kiến thức trong chủ đề<br />
đơn môn [8, 9]. Chiều sâu kiến thức có được từ kiến thức của đơn môn và kiến thức tích hợp và<br />
các thông tin liên quan cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra. Chiều rộng của kiến thức thể hiện ở<br />
việc xem xét các hiện tượng riêng biệt từ các quan điểm khác nhau. Sự tổng hợp của chiều sâu và<br />
rộng của kiến thức như vậy đảm bảo cho việc hiểu/hình thành kiến thức một cách toàn diện, khoa<br />
học [10]. Trong học tập chủ đề tích hợp của chương trình tích hợp, học sinh có kiến thức đủ sâu để<br />
có thể phát hiện ra sự liên kết/quan hệ giữa các kiến thức từ các môn khác nhau [8] để tổng hợp các<br />
kiến thức đơn môn, tạo ra kiến thức mới bằng con đường tổng hợp [11]. Ví dụ được dẫn ra ở đây<br />
là việc nhà hóa lí Willard Libby, người phát hiện ra sự phân rã phóng xạ của cacbon (radiocarbon<br />
dating) đã áp dụng các kết quả thu được thuộc lĩnh vực hóa lí vào lĩnh vực khảo cổ học và ông đã<br />
được trao giải Nô-ben vào năm 1960 [17].<br />
- Về kĩ năng: Phát triển kĩ năng cả đơn môn và liên môn (tích hợp) [3], trong đó gồm các kĩ<br />
năng tích hợp như sau:<br />
+ Kĩ năng tổng hợp kiến thức từ kiến thức các môn học độc lập [2, 12];<br />
+ Kĩ năng tư duy phân tích, có phương pháp [12], kĩ năng tư duy phê phán mạnh hơn so với<br />
tư duy này ở chương trình đơn môn (chủ yếu với tư duy logic và hình thức) [13] do phải phân tích<br />
đánh giá các quan điểm khác nhau từ các cách tiếp cận khác nhau của các đơn môn;<br />
+ Kĩ năng tiếp cận các vấn đề theo các quan điểm khác nhau của các lĩnh vực khoa học<br />
khác nhau.<br />
Trong dạy học tích hợp, học sinh nhận thấy sự hạn chế của các cách tiếp cận từ những môn<br />
học độc lập. Qua đó tạo ta sự gắn kết giữa các lí thuyết, quan điểm, phương pháp, khái niệm. . . để<br />
có thể hiểu thực sự nội dung khoa học vấn đề đang nghiên cứu [14]. Do đó phát triển kĩ năng ra<br />
quyết định, đánh giá và khai thác, sử dụng các thông tin trong việc giải quyết những vấn đề tích<br />
hợp liên môn.<br />
+ Kĩ năng giao tiếp (trong nghiên cứu ở lĩnh vực đa ngành) giữa các nhà nghiên cứu, giảng<br />
dạy các chuyên môn khoa học khác nhau, trong việc lắng nghe những quan điểm khác nhau, giải<br />
quyết những xung đột trong công việc, hợp tác cùng nhau đạt mục tiêu.<br />
- Về phẩm chất:<br />
+ Học sinh có động lực và hứng thú cao độ khi đối mặt với các chủ đề hấp dẫn do nội dung<br />
các chủ đề bắt nguồn từ cuộc sống thực tiễn, mục đích học tập gắn liền với việc giải quyết vấn đề<br />
25<br />
<br />
Phạm Xuân Quế<br />
<br />
trong đời sống thực. Ngay ở ghế nhà trường, việc học đã có ý nghĩa thực tiễn, học kiến thức một<br />
cách sâu sắc được trải nghiệm giải quyết vấn đề do đó kiến thức và trải nghiệm giữ được lâu bền<br />
trong cuộc đời.<br />
+ Kiến thức tích hợp và ứng dụng các kiến thức môn học khác nhau trong việc xem xét, giải<br />
quyết vấn đề thường dẫn đến những hoạt động sáng tạo.<br />
Bên cạnh những ưu điểm của chương trình và dạy học tích hợp, người ta cũng nêu ra những<br />
lo ngại chương trình và cách dạy học này có thể dẫn đến những hạn chế sau. Ví dụ như: “nếu quá<br />
chú ý đến nội dung và các mục tiêu tích hợp thì việc xây dựng và thực hiện chương trình tích hợp<br />
làm giảm giá trị của kiến thức môn học cụ thể vốn rất sâu sắc, cần thiết đảm bảo về mặt chuyên<br />
môn trong các lĩnh vực như y học, pháp luật, và kĩ thuật [18].<br />
* Những cơ hội và thách thức đối với viêc giảng dạy các chủ đề tích hợp của chương<br />
trình tích hợp<br />
Để giảng dạy tốt chương trình tích hợp, vấn đề quan trọng là có được nhóm giáo viên giảng<br />
dạy tốt, có khả năng hợp tác trong giảng dạy. Việc giảng dạy chương trình tích hợp bao gồm các<br />
hoạt động: lập kế hoạch giảng dạy, tổ chức giảng dạy và chuẩn bị, tiến hành kiểm tra đánh giá.<br />
Nhóm giáo viên này sẽ cùng xây dựng kế hoạch giảng dạy [15] cũng như chuẩn bị và tiến hành<br />
kiểm tra đánh giá. Việc giảng dạy có thể do một hoặc cả hai giáo viên cùng tham gia tùy mức độ<br />
chuyên sâu của nội dung dạy học liên quan đến các môn, chuyên ngành. Trong dạy học tích hợp,<br />
các giáo viên có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác nhóm. Thông qua hợp tác giảng dạy,<br />
các giáo viên cùng chia sẻ trách nhiệm một cách hợp lí, xác định đúng vai trò và các hoạt động cần<br />
thiết của mình trong nhóm, vượt qua các rào cản về những cách làm việc và phương pháp làm việc,<br />
cá tính của từng giáo viên, cùng giải quyết các khó khăn để đạt được mục tiêu chung. Để đảm bảo<br />
việc dạy học tích hợp thành công, cần nhiều thời gian cho làm việc nhóm để xây dựng kế hoạch<br />
giảng dạy, thống nhất phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và nội dung kiểm tra, đánh giá theo<br />
chuẩn. Các giáo viên cũng rất cần tham gia các khóa bồi dưỡng về dạy học tích hợp.<br />
Khi thực hiện chương trình tích hợp, cần tránh trường hợp, “các giảng viên quá tập trung<br />
vào giảng dạy nội dung tích hợp, có thể tự tách biệt, xa rời với lĩnh vực chuyên ngành chính của<br />
mình” và “việc nghiên cứu nội dung mang tính tích hợp sẽ dễ tập trung vào rìa của lĩnh vực chuyên<br />
ngành, làm thấp vai trò của chuyên ngành” [19]. Việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy, tiến hành giảng<br />
dạy và kiểm tra đánh giá trong những năm đầu chuyển đổi chương trình cũng đòi hỏi nhiều thời<br />
gian và công sức cũng như khó khăn trong việc từ bỏ những “thói quen” cũ đã được hình thành và<br />
củng cố trong bao nhiêu năm công tác trong một lĩnh vực.<br />
<br />
2.4.<br />
<br />
Phát triển năng lực của học sinh trong dạy học chương trình tích hợp<br />
<br />
* Phát triển các năng lực đặc thù ở học sinh trong học tập chương trình tích hợp<br />
- Năng lực đặc thù được phát triển trong học tập chương trình tích hợp: Từ những ưu điểm<br />
của học tập theo chương trình tích hợp được trình bày ở trên cho thấy bên cạnh việc hiểu kiến thức<br />
một cách sâu, rộng và toàn diện, học sinh còn phát triển năng lực đặc thù mà năng lực này được<br />
phát triển trong học tập chương trình tích hợp. Thuộc năng lực đặc thù này có thể đưa ra các kĩ<br />
năng sau:<br />
+ Kĩ năng tiếp cận các vấn đề theo các quan điểm khác nhau của các lĩnh vực khoa học<br />
khác nhau;<br />
+ Kĩ năng xác định vấn đề cần giải quyết thuộc phạm vi liên môn (thuộc phạm vi các<br />
26<br />
<br />
Xác định các năng lực được phát triển trong dạy học tích hợp - Một trong các cơ sở xây dựng...<br />
<br />
môn nào) hay nội môn (thuộc phạm vi các phần nào trong môn học) thông qua việc phát hiện, xác<br />
định sự ảnh hưởng của nhiều quy luật liên môn hay nội môn tới một quá trình đang nghiên cứu.<br />
+ Kĩ năng phân tách được quá trình ảnh hưởng của nhiều quy luật thuộc các môn khác nhau<br />
thành các quá trình có ảnh hưởng của các quy luật thuộc nội mỗi môn (nếu có) và sự liên quan,<br />
tương tác giữa các quy luật trong liên môn cũng như trong mỗi nội môn.<br />
+ Kĩ năng tổng hợp sự ảnh hưởng của các quy luật trong các môn học khác nhau, trong mỗi<br />
nội môn để đưa ra (xây dựng) một quy luật chung, mới đặc thù cho liên môn. Trong quá trình này<br />
có những khái niệm, quy luật mới được xây dựng đặc thù cho nội dung tích hợp, liên môn.<br />
+ Kĩ năng tư duy phân tích, tư duy phê phán dựa trên đánh giá các quan điểm khác nhau<br />
được đưa ra từ các cách tiếp cận khác nhau của các môn học, lĩnh vực.<br />
- Điều kiện phát triển năng lực đặc thù môn tích hợp: Sự phát triển năng lực đặc thù môn<br />
tích hợp cần dựa trên năng lực đặc thù từng môn học, mà thành phần của nó gồm kiến thức, kĩ<br />
năng và phẩm chất, giá trị đã có của người học được hình thành ở từng môn học. Trong các thành<br />
phần này thì kiến thức đặc thù của từng môn học đóng vai trò hết sức quan trọng. Còn kĩ năng và<br />
và phẩm chất, giá trị của học sinh đối với từng môn học có rất ít sự khác biệt với các môn học khác<br />
tham gia trong môn tích hợp.<br />
- Tổ chức dạy học nhằm phát triển và đánh giá năng lực đặc thù được phát triển trong học<br />
tập chương trình tích hợp: Việc tổ chức dạy học nhằm phát triển và đánh giá sự phát triển các năng<br />
lực đặc thù của môn tích hợp ở các mức độ khác nhau cần dựa trên lí luận về phát triển và đánh giá<br />
sự phát triển năng lực học sinh. Năng lực đặc thù của môn tích hợp cần được xác định nội hàm,<br />
định nghĩa, xác định cấu trúc, các biện pháp, hình thức tổ chức và phương tiện được sử dụng để<br />
phát triển ứng với từng trình độ cũng như các công cụ đánh giá năng lực này.<br />
Các nghiên cứu về phát triển năng lực trong dạy học tích hợp cho thấy một trong các hình<br />
thức tổ chức dạy học thích hợp mang đến hiệu quả cao là dạy học dự án.<br />
* Phát triển các năng lực khác ở học sinh trong học tập chương trình tích hợp<br />
Ngoài năng lực đặc thù có thể được phát triển trong học tập chương trình tích hợp, các năng<br />
lực chung - cốt lõi cũng như các năng lực đặc thù của từng môn học tham gia trong môn tích hợp<br />
cũng được phát triển. Các năng lực chung - cốt lõi đã được nêu ra trong bản dự thảo “Chương trình<br />
giáo dục phổ thông tổng thể” (trong chương trình giáo dục phổ thông mới) [1], đó là các năng lực<br />
sau: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực thẩm mĩ; Năng lực thể<br />
chất; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tính toán; Năng lực công nghệ thông tin và<br />
truyền thông (ICT).<br />
Ngoài ra, các năng lực đặc thù của từng môn trong môn tích hợp cũng được phát triển. Ví<br />
dụ như trong dạy học Vật lí năng lực đặc thù gồm các nhóm năng lực thành phần sau [20]:<br />
- Nhóm năng lực thành phần liên quan đến kiến thức vật lí (sự hiểu biết về chuyên môn vật<br />
lí): ví dụ như trình bày được các khái niệm về hiện tượng, quá trình, khái niệm về đại lượng vật lí,<br />
quy luật vật lí và sắp xếp, hệ thống hóa các khái niệm vật lí cơ bản.<br />
- Nhóm năng lực thành phần liên quan đến phương pháp nhận thức vật lí: ví dụ như phương<br />
pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình và các phương pháp nhận thức vật lí khác.<br />
- Nhóm năng lực thành phần liên quan đến giao tiếp trong vật lí, ví dụ như phát triển và trao<br />
đổi thông tin liên quan đến chuyên môn vật lí.<br />
- Nhóm năng lực thành phần liên quan đến đánh giá ví dụ như: nhận biết/ phát hiện và đánh<br />
giá đúng các vấn đề liên quan đến chuyên môn vật lí trong các bối cảnh/ tình huống khác nhau.<br />
27<br />
<br />