Xác định một số nhân tố bên ngoài tác động tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
lượt xem 0
download
Bài viết "Xác định một số nhân tố bên ngoài tác động tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam" đề xuất các khuyến nghị góp phần tăng tính minh bạch của thông tin, giúp tăng hình ảnh của doanh nghiệp trong cộng đồng kinh doanh, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và giúp doanh nghiệp gia tăng điều kiện mở mang hoạt động kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xác định một số nhân tố bên ngoài tác động tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 XÁC ĐỊNH MỘT SỐ NHÂN TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG TỚI CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM EXTERNAL FACTORS AFFECTING ON THE FINANCIAL REPORTING QUALITY IN VIETNAM’S SMALL AND MEDIUM ENTERPRISE ThS.NCS. Tô Thị Thu Trang Trường Đại học Lao động - Xã hội Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Bằng phương pháp tổng thuật tài liệu, nhóm tác giả tổng hợp các vấn đề liên quan tới định nghĩa, đặc điểm, chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Dựa trên cơ sở lý thuyết luận giải, nhóm tác giả gợi ý một số các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm: Khung pháp lý về kế toán; Quy mô doanh nghiệp; Tính phức tạp trong hoạt động của doanh nghiệp; Cơ hội tăng trưởng; Vai trò của kiểm toán/áp lực thuế. Kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng để xây dựng mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, đồng thời là cơ sở để đề xuất các khuyến nghị góp phần tăng tính minh bạch của thông tin, giúp tăng hình ảnh của doanh nghiệp trong cộng đồng kinh doanh, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và giúp doanh nghiệp gia tăng điều kiện mở mang hoạt động kinh doanh. Từ khóa: Chất lượng thông tin báo cáo tài chính, doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhân tố bên ngoài ABSTRACT Through a review of the literature, the authors synthesized to the definition, characteristics, the financial reporting quality for small and medium enterprises (SMEs) in Vietnam. Based on the theoretical basis, the authors suggest a number of extenal factors affecting the financial reporting quality in SMEs, including: Legal framework on accounting; Enterprise size; Complexity in the operation of enterprises; Growth opportunities; The role of audit/tax pressure. The results of this study can be used to build a research model on factors affecting the financial reporting quality SMEs in Vietnam, in addition, this study will propose recommendations to futher contribute transparency of information, increase the corporate image in the business community, the corporate responsibility towards society and helps enterprises increase conditions for business expansion. Keywords: financial reporting quality, SMEs, extenal factors 1. Đặt vấn đề Chất lượng thông tin báo cáo tài chính (CLTT BCTC) là vấn đề rất được quan tâm từ các nhà nghiên cứu, soạn thảo văn bản cho đến chủ doanh nghiệp (DN), người làm công tác kế toán 1725
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 và các đối tượng sử dụng thông tin khác. Tuy nhiên ở Việt Nam, CLTT BCTC của các DNNVV vẫn còn nhiều hạn chế về mặt chất lượng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng thông tin để thực hiện việc đánh giá, kiểm soát và ra quyết định của các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế (Võ Văn Nhị và Trần Thị Thanh Hải, 2013). Có những bằng chứng thực nghiệm cho thấy các nhân tố tác động tới CLTT BCTC bao gồm cả những nhân tố bên trong lẫn bên ngoài DN. Do đó, bài viết này tập trung xác định các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới CLTT BCTC trong các DNNVV tại Việt Nam nhằm tìm hiểu cách thức các nhân tố tác động tới CLTT BCTC của các DNNVV. 2. Định nghĩa, đặc điểm của DNNVV và chất lượng thông tin BCTC Định nghĩa về DNNVV Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng các DNNVV không phải là phiên bản thu nhỏ của các DN lớn (Burns, 2008), tuy nhiên rất khó để đưa ra sự đồng nhất về quan điểm, định nghĩa chung được chấp nhận rộng rãi về định nghĩa DNNVV. Những tiêu chí nào nên được sử dụng để phân biệt các DNNVV với các DN lớn là vấn đề vẫn còn tiếp tục được tranh luận (Johnson, 2007). Thông thường, các phương pháp định tính và định lượng được sử dụng trong việc xác định DNNVV. Mỗi cách tiếp cận đều có điểm mạnh và điểm yếu, vì vậy đôi khi để đáp ứng các mục tiêu cụ thể, có thể áp dụng đồng thời cả hai cách (Greene và Mole, 2006). Theo Sian và Roberts (2006), tiêu chí định tính mô tả toàn diện nhất đặc điểm của DNNVV được sử dụng để khái niệm DNNVV đưa ra đầu tiên trong báo cáo Bolton năm 1971. Theo báo cáo, DNNVV là doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý, có thị trường cổ phiếu hạn chế và điều hành bởi một cá nhân hay một nhóm chủ sở hữu. DN chỉ nắm giữ một phần nhỏ cổ phiếu trên thị trường, được quản lý bởi chính chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu. Theo đó, một DN được gọi là DNNVV nếu có 3 đặc điểm sau: (1) được quản lý một cách độc lập, thường không có mối quan hệ ủy nhiệm, chủ sở hữu cũng là người điều hành, (2) một cá nhân hoặc một nhóm các nhà đầu tư có thể đầu tư vào DN và kiểm soát DN, (3) hoạt động trong phạm vi của quốc gia nhưng thị trường có thể không chỉ giới hạn trong phạm vi của quốc gia. Định nghĩa về DNNVV dựa trên các đặc tính định tính có thể tốt hơn trong việc giải thích bản chất đặc biệt của các DNNVV tuy nhiên rất khó để thực hiện (Brooksbank,1991). Đối với phương pháp định lượng, các ngưỡng khác nhau về số lượng việc làm, doanh thu và tổng tài sản thường được sử dụng để phân loại các DNNVV. So với định nghĩa dựa trên định tính, các định nghĩa định lượng của các DNNVV đơn giản và khách quan không chỉ để đo lường mà còn hữu ích trong các phân tích thống kê (Curran và Blackburn, 2001). Tính thực tiễn này dẫn đến việc sử dụng các định nghĩa định lượng về DNNVV thường được sử dụng cho cả mục đích thống kê và hoạch định chính sách của các quốc gia. Về phương diện quốc gia, mỗi quốc gia thường xác định tiêu chí phân loại DNNVV dựa trên đặc điểm kinh tế và các giai đoạn phát triển kỹ thuật công nghệ, để có các chính sách hỗ trợ cho mục tiêu phát triển của DN trong từng quốc gia (Mai Thi Thanh Thai, 2008). Đặc điểm kinh tế, xã hội của từng quốc gia khác nhau, vì thế các tiêu chí định lượng phân biệt DNNVV do từng quốc gia xây dựng cũng khác nhau. Tại Việt Nam, Luật Hỗ trợ DNNVV (2017) xác định tiêu chí của DNNVV tại Việt Nam bao gồm doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, theo số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm dưới 200 người, đáp ứng tiêu chí: Tổng nguồn vốn không quá 300 tỷ đồng hoặc Tổng doanh thu năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. DNNVV tại Việt Nam được chia theo lĩnh vực gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ (Nghị định 39/2018/NĐ-CP, 2018). 1726
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Để đánh giá được sự đóng góp của DNNVV cần có các dữ liệu thống kê chính xác, tuy nhiên hầu hết các nhà nghiên cứu đều gặp phải sự hạn chế trong quá trình tiếp cận dữ liệu về DNNVV. Thông thường, dữ liệu thống kê của các DNNVV ở cấp quốc gia và quốc tế là không đầy đủ và không có sẵn. Thêm vào đó, sự thiếu đồng thuận về định nghĩa DNNVV và số lượng DNNVV chưa đăng ký cũng là nguyên nhân gây ra sự thiếu đầy đủ về dữ liệu. Những khó khăn như vậy dẫn đến những hạn chế trong việc sử dụng và giải thích dữ liệu của các DNNVV cũng như những lưu ý khi so sánh dữ liệu và kết quả nghiên cứu từ các quốc gia khác nhau. Tại khu vực ASEAN, DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa đại diện cho khoảng 97-99% tổng số DN ở hầu hết các nước trong khối ASEAN. Số lượng DN siêu nhỏ thường chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng số các DNNVV và thường chiếm khoảng 85-99%. Các DNNVV chiếm khoảng 66,3% việc làm (dựa trên mức trung bình) và đóng góp khoảng 42,2% tổng giá trị gia tăng cho nền kinh tế (OECD, 2018). Tại Việt Nam, tỷ trọng các DNNVV chiếm 97,2% tổng số doanh DN nghiệp và thủy sản, dịch vụ (Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam, 2020). Mặc dù đóng góp của DNNVV vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đối ít hơn so với các DN lớn hơn, khu vực DNNVV được coi là một nguồn chính thức tạo ra việc làm và phân phối lao động. Các DNNVV tại Việt Nam tạo ra 64% việc làm và 45% GDP, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 14,1% (OEDC, 2018). Đặc điểm của DNNVV Xét một cách tổng thể, các DNNVV tại Việt Nam có một số đặc điểm chung nổi bật có ảnh hưởng tới CLTT BCTC như sau: - Hầu hết các DNNVV Việt Nam đi lên từ mô hình sản xuất gia đình, cá thể nhỏ lẻ. Số lượng các DN siêu nhỏ chiếm 77%, 69% DN nhỏ và 55% DN vừa đi lên từ hộ kinh doanh. Các DNNVV tại Việt Nam thường không phải là các DN đại chúng. Các công cụ tài chính do các DN này phát hành thường không được trao đổi rộng rãi trên thị trường. Đối tượng sử dụng thông tin BCTC của DN chủ yếu là chủ sở hữu, chủ nợ hiện tại, các cơ quan chính phủ (thuế, thống kê). Điều này lý giải vì sao BCTC của DNNVV tại Việt Nam đơn giản hơn DN lớn. Do đặc thù về mô hình kinh doanh và quy mô DN do đó nhận thức về tính tuân thủ và áp dụng khung pháp lý trong lập, trình bày và công bố thông tin BCTC của DNNVV gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong tời gian vừa qua thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển nhất định, DNNVV chiếm khoảng 15% DN niêm yết (cophieu68), chính vì vậy nhà đầu tư cũng đang trở thành đối tượng quan trọng sử dụng BCTC của DNNVV khi các DN này muốn mở rộng quy mô kinh doanh, huy động vốn từ thị trường tài chính, do đó, nhiều DNNVV đã tự nguyện lựa chọn các quy định pháp lý áp dụng cho DN đại chúng với mục đích minh bạch hóa thông tin BCTC. - Thị trường chính của các DNNVV Việt Nam là thị trường nội địa, thể hiện con số khiêm tốn của kết quả khảo sát là chỉ có 3% DN siêu nhỏ, 4% DN nhỏ và gần 9% DN vừa có khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp từ nước ngoài. Ngoài ra ngay chính trong mảng thị trường nội địa thì khả năng phục vụ cho nhóm khách hàng lớn FDI thông qua việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cũng tương đối hạn chế, con số này chỉ ở mức 3-4% DN siêu nhỏ, nhỏ và 7% đối với DN vừa có liên kết bán hàng và cung cấp dịch vụ cho các DN FDI tại Việt Nam (Trần Ngọc Hùng, 2016). Điều này hàm ý rằng, đối tượng sử dụng thông tin tài chính của DNNVV hạn chế, cơ hội tăng trưởng, cách thức quảng bá và thu hút nguồn lực để mở mang cơ hội kinh doanh chưa được DN quan tâm đúng mức. - Các DNNVV thường khó tiếp cận với các trợ giúp về tài chính và tiếp cận thị trường do các nguyên nhân sau: quy mô nhỏ dẫn đến uy tín, thị phần trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chưa 1727
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 được công nhận; hoạt động về quản trị thiếu bài bản dẫn đến việc thường không tiếp cận tốt với các trợ giúp cũng như thường gặp khó khăn trong việc thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị kinh tế bên ngoài hay thiết lập vị trí vững chắc trên thị trường, đặc biệt với thị trường quốc tế (Trần Ngọc Hùng, 2016). Điều tra PCI 2020 cho thấy có 41% DN gặp khó khăn về tiếp cận vốn tín dụng, tăng 35% so với năm 2019. Các DN mới đi vào hoạt động có tỷ lệ gặp khó khăn về tiếp cận vốn tín dụng cao hơn các nhóm còn lại, đặc biệt là DN siêu nhỏ và DN nhỏ xét về mặt quy mô vốn và lao động có tỷ lệ gặp khó khăn về tiếp cận vốn tín dụng cao hơn so với các DN quy mô vừa và lớn. Cụ thể, 42% DN có số vốn dưới 1 tỷ gặp khó khăn về tiếp cận vốn tín dụng, với các DN có quy mô từ 200 tỷ trở lên, tỷ lệ gặp khó khăn là 33%. Tương tự, trong khi 42% DN dưới 10 lao động khó tiếp cận vốn tín dụng, chỉ có 23% DN từ 500 lao động trở lên gặp phải khó khăn này. Nhiều nghiên cứu cho rằng các DNNVV rất khó tiếp cận với nguồn tín dụng có nguyên nhân có từ thông tin BCTC không minh bạch (Sách trắng DN Việt Nam,2020). Chất lượng thông tin BCTC của DNNVV CLTT thường được hiểu là thước đo về giá trị thông tin cung cấp cho người sử dụng. CLTT đảm bảo các đặc trưng của chất lượng là: Phù hợp với các nhu cầu khác nhau và được tiêu chuẩn hóa. Các tiêu chuẩn hóa CLTT thường giúp đáp ứng các nhu cầu khác nhau như độ tin cậy, tính khách quan, tính kịp thời, sự phù hợp, tính dễ hiểu, tính có thể so sánh của thông tin. Trong đó độ tin cậy được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất của CLTT. Thông tin kế toán bản chất là thông tin, do đó khái niệm CLTT kế toán được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của CLTT. Hiện nay quan điểm về CLTT kế toán của các tổ chức nghề nghiệp như FASB, IASB đạt được tính hội tụ và được nhiều nhà nghiên cứu tham chiếu sử dụng để so sánh, phân tích và lựa chọn tiêu chuẩn CLTT kế toán phù hợp nhất. Dựa trên các nghiên cứu về CLTT, các yêu cầu về CLTT BCTC bao gồm: - Phù hợp: Thông tin được coi là phù hợp khi nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyết định của người sử dụng. - Đáng tin cậy: Thông tin công bố được coi là đáng tin cậy nếu được trình bày dựa trên các cơ sở trình bày trung thực, tôn trọng nội dung hơn hình thức, khách quan, thận trọng và đầy đủ. - Trung thực và khách quan: Thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng thực tế về hiện trạng, bản chất, nội dung và giá trị nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không bị xuyên tạc hay bóp méo. - Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới kỳ kế toán được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót - Kịp thời: Thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời. - Dễ hiểu: Thông tin và số liệu kế toán trình bày trong BCTC phải rõ ràng, dễ hiểu với người sử dụng. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình ở phần thuyết minh. Tuy nhiên, khi lập BCTC cần bao hàm đầy đủ các thông tin, kể cả thông tin phức tạp nếu nó thích hợp và đáp ứng nhu cầu ra quyết định của người sử dụng thông tin. - Có thể so sánh được: Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một công ty và giữa các công ty chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. Nếu không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh BCTC nhằm hỗ trợ người sử dụng thông tin có thể so sánh được thông tin giữa các kỳ. - Tính xác nhận: Các thông tin và số liệu kế toán khi công bố đều cần một sự đảm bảo hợp lý về thông tin kế toán. Các thông tin kế toán được công bố thông thường sẽ được xác nhận từ kiểm toán độc lập. 1728
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 3. Cơ sở lý thuyết Nghiên cứu về CLTT BCTC được tiến hành dựa trên nền tảng các lý thuyết kinh tế xã hội. Phần nghiên cứu cơ sở lý thuyết sẽ giúp hình thành nên nhiều ý niệm về các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp tác động đến CLTT BCTC. Để luận giải chúng ta có thể sử dụng các lý thuyết sau: Lý thuyết bất định (Contingency theory of Organizations) Lý thuyết bất định (hay lý thuyết ngẫu nhiên) được phát triển lần đầu từ những năm 1960s và được nghiên cứu kế toán vận dụng và phát triển vào giữa những năm 1970. Nhiều nhà nghiên cứu về thuyết bất định tuyên bố rằng không có giải pháp thống nhất nào có thể giải quyết được mọi vấn đề của DN, đặc điểm của DN cũng như môi trường xung quanh sẽ quyết định mức độ hiệu quả của giải pháp. Lý thuyết bất định đưa ra giả thuyết là một quy trình và cấu trúc hiệu quả của DN là bất định trong bối cảnh của DN. Mullin (2013) trong nghiên cứu của mình dựa trên nền tảng của lý thuyết bất định cho rằng, hoạt động hiệu quả của DN phụ thuộc vào mức độ phù hợp của cấu trúc DN với các sự kiện ngẫu nhiên xảy ra trước đó. Lý thuyết bất định được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán sử dụng để biện giải mối quan hệ giữa môi trường hoạt động của DN với hiệu quả của công tác kế toán trong doanh nghiệp (Phạm Quốc Thuần, 2016). Các nghiên cứu được công bố đã vận dụng lý thuyết để chỉ ra nhóm nhân tố tác động gồm hai loại: yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp và nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (Tính phức tạp trong hoạt động của DN; Cơ hội tăng trưởng; Quy mô) tác động đến việc đạt được mục tiêu của DN, từ đó quyết định đến mục đích của việc lập BCTC và CLTT BCTC của DN cung cấp cho các đối tượng sử dụng. Lý thuyết thể chế xã hội học hiện đại (New institutional sociology theory) Theo nội dung căn bản của lý thuyết này là: Trong dài hạn các tổ chức sẽ trở nên đồng nhất do sự tác động của các yếu tố thể chế môi trường bên trong và môi trường bên ngoài tác động làm mất đi sự đa dạng giữa chúng. Lý thuyết này dùng để giải thích sự đồng nhất về cấu trúc, sự tăng cường quan hệ nơi tổ chức (như kế toán) hoạt động và quá trình duy trì hình ảnh hợp pháp của tổ chức (DiMaggio và Powell, 1991; Deegan và Unerman, 2006 trích theo Nguyễn Thị Ánh Linh, 2019). Đồng nhất được chia thành các loại: (1) Áp lực cưỡng chế - hàm ý cách thức mà tổ chức phải chịu áp lực trực tiếp/gián tiếp về việc tuân thủ quy chế từ các tổ chức mà nó phụ thuộc hoặc sự mong đợi của xã hội (như chính sách của Nhà nước) ; (2) Áp lực bắt chước: Hình thành khi các tổ chức kế thừa hoặc cải thiện các quy chế của các tổ chức khác cùng ngành với mục đích tăng khả năng cạnh tranh của tổ chức; (3) Áp lực quy phạm: Dựa trên sự chuyên nghiệp hóa, phát sinh khi các tổ chức áp dụng các phương thức và quy chế do các tổ chức tư vấn nghề nghiệp đưa ra. Theo lý thuyết thể chế xã hội học hiện đại và các nghiên cứu thực nghiệm, các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài tổ chức như các chính sách của nhà nước, đặc điểm môi trường hoạt động, đặc điểm của DNNVV…đã ảnh hưởng tới tính hữu ích của thông tin kế toán và tương ứng ảnh hưởng tới CLTT BCTC của DNNVV. Kết quả của nhiều áp lực: cưỡng chế, bắt chước và quy phạm sẽ dẫn tới nhu cầu cải thiện thông tin BCTC do tác động lên nhận thức của chủ sở hữu doanh nghiệp về việc bắt buộc phải tuân thủ theo các quy định được thừa nhận rộng rãi để công ty đáp ứng được mong đợi của xã hội nhiều hơn Công ty kiểm toán đóng vai trò quan trọng nhất của áp lực quy phạm, vai trò của tổ chức kiểm toán trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC sẽ tác động mạnh tới DN nói chung và DNNVV nói riêng trong quá trình lựa chọn áp dụng các chính sách kế toán bởi kinh nghiệm và sự cập nhật nhanh chóng những thay đổi liên quan tới chế độ và 1729
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chuẩn mực (Hồ Xuân Thủy, 2016). Lý thuyết thể chế xã hội học hiện đại, có thể giải thích mối quan hệ của các nhóm nhân tố bên ngoài tác động tới CLTT BCTC của DNNVV như: Khung pháp lý về kế toán; Vai trò của kiểm toán/áp lực thuế. 4. Một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới CLTT BCTC trong các DNNVV Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến CLTT đã được tiến hành từ những năm 70 và đa phần có nguồn gốc từ lĩnh vực thông tin quản lý (Honjiang Xu et al, 2003). Nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố tác động tới CLTT trong lĩnh vực kế toán là một đề tài thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên, nghiên cứu độc lập của riêng lĩnh vực CLTT BCTC thường các nhà nghiên cứu tham khảo các cơ sở lý thuyết, kết hợp với nghiên cứu định tính đưa ra các nhân tố tác động, mô hình này sau đó sẽ được kiểm định bằng nghiên cứu định lượng. Một số mô hình được xem là những khám phá riêng biệt của nghiên cứu thuộc lĩnh vực CLTT BCTC (Phạm Quốc Thuần, 2016). Chất lượng thông tin BCTC là một trong các chủ đề trọng tâm của kế toán, tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu về thực trạng CLTT kế toán và các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới CLTT BCTC của DNNVV tại Việt Nam còn hạn chế, chưa có nghiên cứu nào tiếp cận sâu rộng và đầy đủ lý thuyết định tính và định lượng về CLTT BCTC đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu và tìm hiểu thêm về vấn đề này để góp phần xây dựng mô hình đánh giá tác động của các nhân tố tới CLTT BCTC. Các nhân tố dự tính bao gồm: Khung pháp lý về kế toán; Quy mô DN; Tính phức tạp trong hoạt động của DN; Cơ hội tăng trưởng; Vai trò của kiểm toán/áp lực thuế. Khung pháp lý về kế toán: Khung pháp lý đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành các thông lệ về kế toán và BCTC. Tính hữu ích của BCTC tại DNNVV phụ thuộc vào chất lượng của BCTC và chất lượng BCTC được quyết định bởi việc tuân thủ các quy định về soạn thảo và công bố thông tin BCTC dựa trên các tiêu chuẩn được thừa nhận rộng rãi. Trong nhiều trường hợp, Chính phủ kiểm soát các giao dịch kinh tế bằng một chế độ báo cáo quy định phức tạp. Rassoul (1995) lập luận rằng các cơ quan quản lý của chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành BCTC của các DNNVV.Việc lập và công bố BCTC của các đơn vị kinh doanh không chỉ bị điều chỉnh bởi Luật Kế toán và các quy định có liên quan. Chuẩn mực kế toán (CMKT) cũng là một bộ phận của khuôn khổ về lập và trình bày BCTC của các đơn vị kinh doanh. Ở một số quốc gia, ví dụ: Hoa Kỳ, các CMTK chỉ bắt buộc đối với các công ty niêm yết công khai, trong khi ở nhiều quốc gia yêu cầu này được mở rộng cho các DN không niêm yết, kể cả các DN nhỏ (Pacter, 2004). Đối với loại thứ hai, các chuẩn mực BCTC đơn giản hơn có thể được áp dụng cho DNNVV. Do đặc điểm lịch sử nên hệ thống kế toán Việt Nam chịu ảnh hưởng của trường phái Châu Âu lục địa nói chung và kế toán Pháp nói riêng. Ở Việt Nam, cơ quan Nhà nước, cụ thể là Bộ Tài chính là tổ chức lập quy, chịu trách nhiệm ban hành các văn bản pháp lý về kế toán. Khung pháp lý điều tiết hoạt động kế toán DNNVV hiện nay bao gồm: Luật Kế toán và Nghị định hướng dẫn thi hành luật; Hệ thống CMKT và các thông tư hướng dẫn chuẩn mực; cùng với Chế độ kế toán hướng dẫn thực hành công tác kế toán. Khung pháp lý điều tiết hoạt động kế toán cho DNNVV được thiết kế theo hướng dựa trên khung pháp lý về kế toán cho doanh nghiệp nói chung, có giảm bớt các nguyên tắc cần tuân thủ, giảm bớt yêu cầu trình bày thông tin, cắt bỏ những quy định về những vấn đề không liên quan hoặc hiếm khi xảy ra ở DNNVV. Theo đó, có thể dễ dàng nhận thấy hiện nay, khung pháp lý về kế toán cho DNNVV còn nhiều hạn chế. Các quy định trong các văn bản pháp lý hiện hành chưa lưu ý đến đặc điểm riêng của loại hình DN này. Về CMKT, việc 1730
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 giảm bớt yêu cầu áp dụng bộ CMKT nói chung chưa dựa trên cơ sở khoa học. Chế độ kế toán đã được ban hành riêng cho DNNVV tuy nhiên việc áp dụng vào thực tế còn nhiều hạn chế (Võ Văn Nhị và Trần Thị Thanh Hải, 2013). Sự cộng hưởng từ các yếu tố này dẫn tới việc CLTT BCTC của DNNVV chưa thỏa mãn nhu cầu người sử dụng. Quy mô DN: Quy mô DN thường được tính bằng số lượng nhân viên, doanh thu và tổng tài sản. Cách sử dụng các tiêu chí định lượng này tạo ra các tiêu chí rõ ràng cho tất cả các bên liên quan khi xác định quy mô công ty (Collis và Jarvis, 2003). Mặt khác, quy mô DN không nhất thiết liên quan đến trách nhiệm giải trình. Quy mô luôn là nhân tố được đề cập trong nhiều mô hình kinh tế vì ở đó nó thể hiện mức độ phức tạp của các giao dịch kinh tế và năng lực của chính DN. Quy mô DN càng lớn thường thu hút số đông các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin và các cơ quan có thẩm quyền (Watts và Zimmerman, 1986). Eierle và Haller (2009) đã tìm thấy có sự khác biệt đáng kể giữa DN có quy mô nhỏ và lớn liên quan đến cấu trúc vốn và hoạt động kinh doanh quốc tế của DN, nghiên cứu kết luận quy mô của DN có ảnh hưởng đến nhu cầu cần cung cấp thông tin BCTC có khả năng so sánh toàn cầu. Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh biện liên quan tới quan điểm về quy mô công ty ảnh hưởng đến tỷ lệ chi phí - lợi ích trong sự thay đổi liên quan đến CLTT BCTC (Collis và Jarvis, 2003). Mazars (2008) chỉ ra rằng, nhu cầu ứng dụng chuẩn mực BCTC cho các DNNVV theo đó làm gia tăng CLTT BCTC không phân biệt DN có quy mô lớn hay quy mô nhỏ. Mối quan hệ giữa CLTT BCTC và quy mô DN thường dựa trên giả định rằng mức độ CLTT tăng lên khi quy mô DN lớn hơn và chịu nhiều trách nhiệm đại chúng. Khả năng cải thiện CLTT BCTC cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn lực sẵn có. Trong khi các DN lớn trình bày nhiều thông tin hơn vì họ có nhiều nguồn lực hơn thì các DNNVV ngược lại. Những giới hạn về nguồn lực có ảnh hưởng đáng kể tới CLTT BCTC của DNNVV. Trong khi các DN lớn bị ràng buộc bởi rất nhiều quy định, nguyên tắc, yêu cầu kế toán để từ đó mang lại các thông tin BCTC đáng tin cậy, thì các DNNVV do khá đơn giản trong hoạt động và rủi ro thấp hơn từ các nguy cơ bên trong cũng như bên ngoài DN nên hệ quả là các DN này được đối xử khác biệt dẫn đến bất cân xứng thông tin giữa chủ sở hữu/nhà quản lý và các bên liên quan (chủ nợ, chính phủ) dẫn tới CLTT BCTC không được quan tâm đúng mức và số lượng thông tin trên BCTC chưa đầy đủ (Nguyễn Bích Ngọc, 2018). Tính phức tạp trong hoạt động của DN: Trần Đình Khôi Nguyên (2014) cho rằng, tính phức tạp hoạt động của DN thường thể hiện qua đặc thù các nghiệp vụ kinh tế trong từng lĩnh vực sản xuất, thương mại hoặc dịch vụ và đến lượt nó ảnh hưởng đến các chính sách và ước tính kế toán của DN. Thông thường mức độ phức tạp của DN càng cao thì càng phát sinh nhiều giao dịch để hình thành nên các ước tính và chính sách kế toán. Sự phức tạp trong hoạt động của DN cũng có mối quan hệ với quy mô của công ty, mức độ công bố thông tin BCTC có sự khác nhau ở các lĩnh vực hoạt động. IASB (2010) cũng chỉ ra tính phức tạp trong hoạt động kinh doanh liên quan tới quốc tế của DNNVV sẽ dẫn tới nhu cầu cần CMBCTC cho DNNVV nhằm gia tăng CLTT BCTC và mang tới lợi ích cho đối tượng sử dụng thông tin BCTC. Cơ hội tăng trưởng: DNNVV thường được biết đến là các DN với nguồn lực hạn chế và khả năng tiếp cận tài chính từ bên ngoài của DNNVV rất khó khăn. Những hạn chế về CLTT BCTC là một trong những rào cản DNNVV tiếp cận các nguồn lực tài chính cho sự tăng trưởng của DN và ngược lại việc hạn chế tiếp cận các nguồn lực tài chính cũng là nguyên nhân làm giảm sự tăng trưởng của DNNVV (Binks và Ennew, 1997). Việc cải thiện luồng thông tin giữa ngân 1731
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 hàng và DN rất quan trọng để các DNNVV tiếp cận các khoản vay ngân hàng, giảm áp lực đối với yêu cầu về tài sản thế chấp. Freedman (1993) cũng chỉ ra rằng, cơ hội tăng trưởng của DNNVV thường liên quan đến các hạn chế về CLTT BCTC và việc trao đổi thông tin không hiệu quả giữa các nhà cung ứng tài chính với DNNVV, và bản thân các DNNVV cũng nhận thức được những bất lợi về việc chất lượng thông tin BCTC hạn chế này (Tagoe et al, 2005). DNNVV với đặc thù là tỷ lệ thành lập mới và rút khỏi thị trường cao, mức độ cung cấp thông tin BCTC của các DN tương quan với triển vọng hoạt động kinh doanh của DN. Storey (1994) đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn tới các thất bại trong kinh doanh của DNNVV và kết luận rằng tỷ lệ thất bại của DNNVV có liên quan ngược chiều với quy mô. Việc hạn chế CLTT BCTC đã được coi là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và thất bại của DNNVV (Berryman, 1983). Nguyên nhân thất bại trong kinh doanh của DNNVV được xác định là do quản lý tài chính và khả năng tiếp cận tài chính kém điều này cũng là một trong các nhân tố góp phần vào hệ thống thông tin kế toán kém (Atrill, 2001). Cassar và Holmes (2003) cho rằng các công ty có mức tăng trưởng cao có xu hướng tìm kiếm tài trợ từ bên ngoài để tài trợ cho sự tăng trưởng và các DN này coi công khai tài chính là quan trọng.Việc cải thiện CLTT BCTC không chỉ là cách để thể hiện trách nhiệm của mỗi DN với bên ngoài (thuế, ngân hàng, nhà đầu tư…) mà còn là cách thức để gia tăng niềm tin, quảng bá và thu hút vốn đầu tư, dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn để mở mang kinh doanh.Vì vậy, các DN có cơ hội tăng trưởng càng lớn thường có dự định và có trách nhiệm hơn trong cải thiện CLTT BCTC. McMahon (2001) lập luận rằng, việc cải thiện soạn thảo BCTC của các DNNVV sẽ tăng cường quản lý tài chính do đó cải thiện triển vọng kinh doanh của họ. Vai trò của kiểm toán/áp lực thuế: Những nghiên cứu nguyên thủy về vấn đề này thường liên quan đến mối quan hệ giữa công bố thông tin minh bạch, có chất lượng, theo tiêu chuẩn quốc tế với với các tổ chức kiểm toán (DeAngelo, 1981). Do vậy, các nhà quản lý thường chọn các công ty kiểm toán lớn để khẳng định tính minh bạch và chính xác của thông tin công bố. Việc không bắt buộc kiểm toán của các DNNVV xuất phát từ cơ cấu sở hữu của các DNNVV, tuy nhiên với lợi ích của kiểm toán đối với người sử dụng BCTC của DNNVV để ra quyết định như cơ quan thuế hay ngân hàng - đối tượng cung cấp vốn cho các DNNVV thì việc BCTC phải được kiểm toán là một điều kiện để cung cấp các khoản vay. Việc không bắt buộc kiểm toán đối với BCTC của DNNVV cho rằng, việc này sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn là giảm CLTT tài chính do DN cung cấp và giảm sự tin tưởng của người sử dụng BCTC. Thêm vào đó, các DNNVV sẽ có nguy cơ phải đáp ứng các yêu cầu cung cấp thông tin khác theo yêu cầu của thuế và các nhà cung cấp tài chính nếu các đối tượng sử dụng thông tin BCTC này không thấy rằng thông tin do DN cung cấp đáng tin cậy (ACCA, 2010b). Ploybut (2012) cho rằng, việc BCTC không được kiểm toán sẽ dẫn đến khó khăn hơn trong việc tiếp cận tài chính của các DNNVV.Theo Tabone và Baldacchino (2003), BCTC của DNNVV được kiểm toán sẽ tăng tính hữu ích của BCTC, cải thiện độ tin cậy đối với đối tượng sử dụng là các nhà cung cấp tín dụng và các cơ quan chính phủ. Việc BCTC của DNNVV được kiểm toán sẽ có ảnh hưởng tích cực đến nhà quản lý, nhân viên kế toán và chủ sở hữu vì khi BCTC đáp ứng được các yêu cầu của kiểm toán sẽ áp đặt kỷ luật tài chính đối với chủ sở hữu/người quản lý, ngăn chặn các sai sót và gian lận trong các công ty và bổ sung thêm kiến thức chuyên môn tài chính cho các DN, giúp nhà quản lý tăng sự tự tin trong kiểm soát của DNNVV (POBA, 2006).Tại Việt Nam, BCTC của DNNVV chưa yêu cầu phải kiểm toán nên điều này ảnh hưởng đến CLTT BCTC của các DN này. Người dùng chính BCTC của DNNVV được nhiều nghiên cứu đồng thuận là cơ quan thuế 1732
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 (Đặng Đức Sơn, 2007; Nguyễn Bích Ngọc, 2018). Các DNNVV do không bắt buộc kiểm toán do đó xác minh của cơ quan thuế được coi là chứng chỉ thay thế cho độ tin cậy của thông tin BCTC. Người sử dụng BCTC sẽ yêu cầu các BCTC đã được gửi cho cơ quan thuế và các nghĩa vụ thuế đã được hoàn thành. Alexandra Bagaeva (2008) cho rằng, tại các quốc gia mà cơ quan thuế là đối tượng sử dụng chính thì việc thông tin BCTC đảm bảo chất lượng sẽ không được đặt nặng. Mặc dù có sự khác biệt giữa các quy định về thuế và kế toán, tuy nhiên các DN đều thừa nhận rằng ưu tiên áp dụng các quy định về thuế trong kế toán sẽ giúp khai báo, quyết toán thuế được thuận lợi. Ngoài ra, khi ban hành các hướng dẫn về nghiệp vụ liên quan tới thuế, các quy định của kế toán thường tham chiếu những văn bản của thuế hiện có, trong khi đó các quy định của thuế thường xuyên thay đổi làm cho các hướng dẫn của kế toán nhanh chóng không còn phù hợp với thực tế, gây tranh cãi và khó khăn khi áp dụng các quy định của kế toán vào trong thực tế, điều này đã gây áp lực rất lớn đến việc tuân thủ chuẩn mực và các quy định kế toán, làm giảm chất lượng thông tin BCTC của DN (Phạm Quốc Thuần, 2016). Thực tế tại Việt Nam cho thấy, cơ quan thuế vẫn được xem là đối tượng chính yếu sử dụng BCTC. Luật quản lý thuế và Thông tư 06/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế trao quyền cho cơ quan thuế kiểm tra và phán xét cả việc tuân thủ những quy định về kế toán, về sự chính xác, trung thực của số liệu kế toán, điều này đặt ra vấn đề liên quan tới sự hợp lý trong việc lập và trình bày BCTC của DN do nhân viên quyết toán thuế không phải ai cũng am hiểu CMKT, nguyên tắc kế toán và do đó họ thường yêu cầu lập và trình bày thông tin BCTC trên cơ sở các quy định của thuế. Những lập luận trên cho thấy, việc giảm áp lực thuế sẽ góp phần làm gia tăng CLTT BCTC của DNNVV. 5. Kết luận Gia tăng CLTT BCTC của DNNVV là nhu cầu cấp thiết để nâng cao vị trí cũng như tăng cường trách nhiệm xã hội của các DNNVV trong nền kinh tế hội nhập và phát triển. Từ một số gợi ý về các nhân tố dự tính dựa trên cơ sở lý thuyết và kế thừa các nghiên cứu đã công bố trên đây cần tiến hành đo lường, điều tra thực nghiệm để xem xét tác động của các nhân tố tới CLTT BCTC trong các DNNVV tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu cần xem xét thêm các nhân tố tác động khác cả bên trong doanh nghiệp với đối tượng nghiên cứu là người soạn thảo (lập và trình bày) thông tin BCTC cũng như nhu cầu thông tin của đối tượng sử dụng làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu toàn diện các nhân tố tác động tới CLTT BCTC trong các DNNVV tại Việt Nam. Nếu những nhân tố này thực sự có ý nghĩa trong mô hình sẽ là nền tảng để phát triển kế toán trong DNNVV trên nhiều khía cạnh cả ở góc độ vĩ mô trong việc chấn chỉnh, kiểm soát công tác lập và trình bày thông tin BCTC tại DNNVV. BCTC là kênh cung cấp thông tin kế toán quan trọng cho các quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin, nhưng CLTT BCTC do các DNNVV cung cấp còn nhiều hạn chế. Điều này là rào cản lớn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV khi chưa tạo lập được niềm tin cho đối tác đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước. Việc cải thiện CLTT BCTC của DNNVV có ý nghĩa thực sự đối với DNNVV trong cộng đồng kinh doanh, góp phần tăng tính minh bạch của thông tin tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính, giảm chi phí vốn, đồng thời giúp doanh nghiệp gia tăng điều kiện mở mang hoạt động kinh doanh nâng tầm vị thế của DNNVV góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của nền kinh tế nước nhà. 1733
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Alexandra Bagaeva (2008). An examination of the effect of international investors on accounting information quality. Advances in Accounting, Incorporating Advances in International Accouting. [2] ACCA, 2010b. Value regained: restoring the role of audit in society: A Round-Table Discussion in Brussels 29 April 2010. [3] Atrill, P.,2001. "Working capital and financing problems of the small business", Association of Chartered Certified Accountants. [4] Binks, M., and Ennew, C., 1997. "The relationship between UK banks and their small business customers", Small Business Economics. [5] Berryman, J. ,1983. "Small business failure and bankruptcy: a survey of the literature", European Small Business Journal. [6] Bruns, V., & Fletcher, M.,2008. Banks' risk assessment of Swedish SMEs. Venture Capital. [7] Brooksbank, R. ,1991. Defining the small business: a new classification of company size. Entrepreneurship & Regional Development: An International Journal. [8] Cassar, G., and Holmes, S., 2003. "Capital structure and financing of SMEs: Australian evidence", Accounting and Finance. [9] Collis, J., and Jarvis, R. ,2003. "Financial information and the management of small private companies", Journal of Small Business and Enterprise Development. [10] https://www.cophieu68.vn [11] Curran, J., & Blackburn, R. A., 2001. Researching the Small Enterprise. [12] Dang Duc Son, 2007. Developing a flexible financial reporting model for small and medium companies in Vietnam. PhD thesis. [13] DeAngelo L E, 1981. ‘Auditor size and audit quality’, Journal of Accounting and Economics. [14] Eierle.B & Haller.A., 2009. Does sized influence the suitability of the ifrs for small and medium- sized entities? - Empirical evidence from Germany. [15] Freedman, J., and Goodwin, M.,1993. "The statutory audit and the micro company-an empirical investigation". In Mcrkin, R. M. (Ed.), The Journal of Business Law Sweet & Maxwell, Lond [16] Greene, F., và Mole, K. (2006). Defining and measuring the small business. In S. Carter & D. Jones-Evans (Eds.), Enterprise and Small Business: Principles, Practice and Policy (2nd ed.). London: Prentice Hall. [17] Hongjiangxu; Jeretta Horn Nord; Nord, G Daryl; Lin, Binshan, 2003. Key issues of accounting information quality management: Australian case studies. [18] Hồ Xuân Thủy, 2016. Sự thích hợp của CMBCTCQT cho DNNVV áp dụng tại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ [19] IASB, 2010. Conteptual Framework for Financial Reporting 2010. IFRS Foundation. [20] Johnson, P., 2007. The Economics of Small Firms: An introduction. Abingdon: Routledge. [21] Luật số 04/2017/QH14 hỗ trợ DNNVV 1734
- Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [22] Mai Thi Thanh Thai, 2008. Internationalization process of Vietnamese small and medium- sized enterprises, Thesis [23] Mazars, 2008. The IFRS for SMEs accounting standard: perceptions and expectationsacross Europe. [24] McMahon, R.G.P, 2001. Financial Reporting to Financiers AustralianManufacturing SMEs. International Small Business Journal [25] Mullins, L.J. (2013), Management and organisational behaviour, 10th ed, Harlow: Pearson. [26] Nguyễn Bích Ngọc, 2018. BCTC của DNNVV đối tượng sử dụng và chất lượng thông tin trên BCTC, Tạp chí Quản trị ngân hàng và doanh nghiệp. [27] Nguyễn Thị Ánh Linh, 2019. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng CMBCTCquốc tế cho các DNNVV tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ. [28] Nghị định 39/2018/NĐ-CP (2018) quy định chi tiết một số điều hỗ trợ DNNVV. [29] OECD. (2018). Structural and Demographic Business Statistics [30] Pacter, P., 2004. Will the GAAP widen for SMEs. Institute of Chartered Accountants in England & Wale, Accountancy [31] Phạm Quốc Thuần, 2016. Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin BCTC trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ. [32] Ploybut ,2012. Financial reporting by Small and Medium Enterprise in Thailand, Thesis [33] POBA, 2006. Review of How Accountants Support the Needs of Small and Mediumsized Companies and Their Stakeholders. [34] Rassoul, J. ,1995. Small Company Financial Reporting (SCFR): an Update Based on Recent Developments and Selected Group Perceptions, PhD thesis, City university [35] Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam, 2020. [36] Sian, S., & Roberts, C, 2006. Micro-Entity Financial Reporting: Perspectives of Preparers and Users. New York: International Federation of Accountants. [37] Storey, D. J., 1994. Understanding Small Business Sector, Routledge, London [38] Tabone, N., & Baldacchino, P. J., 2003. The statutory audit of owner-managed companies in Malta. Managerial Auditing Journal. [39] Tagoe, N., Nyarko, E., and Anuwa-Amarh, 2005. "Financial challenges facing urban SMEs under financial sector liberalisation in Ghana", Journal of Small Business Management. [40] Thông tư 06/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế. [41] Trần Ngọc Hùng, 2016. Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DNNVV tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ. [42] Trần Đình Khôi Nguyên, 2014. Phác họa mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin kế toán trong các DNNVV ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế phát triển. [43] Võ Văn Nhị & Trần Thị Thanh Hải, 2013. Một số ý kiến về chất lượng BCTC của DNNVV tại Việt Nam, Tạp chí kinh tế kỹ thuật. [44] Watts, R.L and Zimmerman, J.L,1986. Positive Accounting theory, New Jersey 1735
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Một số vấn đề cơ bản của kiểm toán
34 p | 579 | 167
-
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh năm 2011
6 p | 157 | 12
-
Mức độ bền vững về tài chính của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam: thực trạng và một số khuyến nghị
0 p | 152 | 9
-
Một số tổ chức tín dụng ghi nhận nợ xấu thấp hơn thực tế
4 p | 93 | 7
-
Các yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng dịch vụ bảo hiểm số: Nghiên cứu điển hình một số đơn vị bảo hiểm nhân thọ tại thị trường Việt Nam
11 p | 15 | 7
-
Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
9 p | 66 | 6
-
Ảnh hưởng của các nhân tố trên báo cáo tài chính đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
9 p | 82 | 6
-
Một số nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính – Nghiên cứu doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX)
12 p | 54 | 6
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán tiền điện thông qua ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Nha Trang
11 p | 8 | 5
-
Các yếu tố nhận diện công ty Zombie: Bằng chứng từ các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
14 p | 23 | 5
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết tài chính của người trẻ tại Việt Nam
23 p | 31 | 5
-
Nghiên cứu mối quan hệ hai chiều giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh tại một số công ty cổ phần niêm yết của Việt Nam
8 p | 73 | 4
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 13 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành Kế toán, Trường Đại học Vinh
11 p | 12 | 2
-
Tiền di động tại Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp
5 p | 6 | 2
-
Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
10 p | 6 | 2
-
Tác động của các nhân tố vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2013-2022
11 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn